2. Về hình thứ c:
2.2.2 Phương pháp chọn mẫ u
2.2.2.1 Xác định đối tượng phỏng vấn
41 2.2.2.2 Xác định cỡ mẫu
Khảo sát được thực hiện với 100 quan sát. 2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin
Để phục vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp người dân (60 quan sát) và người bán hàng (40 quan sát) ở quận Ninh Kiều, dựa vào phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập thông qua sách báo, luận văn, tạp chí, website,...
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
* Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, trung bình) để mô tả các hoạt động mua sắm liên quan đến túi nilon, hay phản ánh thực trạng sử dụng túi nilon của người dân.
Bước đầu tiên là thống kê dữ liệu để lập bảng phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp thành từng tổ khác nhau, dựa vào bảng này ta sẽ xác định được tần số của mỗi tổ và phân tích dựa vào các tần số này.
Để lập một bảng phân phối tần số trước hết ta phải sắp xếp dữ liệu theo một trật tự nào đó - tăng dần hoặc giảm dần.
• Trong bài này sử dụng các đại lượng sau: tần số và cơ cấu phần trăm. * Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, trung bình) kết hợp với phân tích Crosstab, để phân tích các yếu tốảnh hưởng tới nhận thức về tác hại túi nilon của người dân trên địa bàn khảo sát.
• Cross - Tabulation: là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt.
Mô tả dữ liệu bằng Cross - tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì: (1) phân tích Cross - tabulation và kết quả của nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê, (2) sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp một sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý, (3) chuỗi phân tích Cross - tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp, (4) phân tích Cross - tabulation tiến hành đơn giản.
Phân tích Cross - tabulation hai biến: bảng phân tích Cross - tabulation hai biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến. Việc phân tích các biến theo cột hoặc theo hàng là tùy thuộc vào việc biến đó được xem xét như là biến độc lập hay biến phụ thuộc.
42
Thông thường, khi xử lý biến xếp theo cột là biến độc lập và biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
• Tiến trình phân tích trong SPSS: nhập dữ liệu - Chọn menu Analyze - Chọn Descriptive Statistics - Chọn Crosstabs đưa hai biến vào - Chọn các chi tiết trong hộp thoại Crosstabs như Statistics, Cells, Format, nhấp OK.
Nếu p – value (sig.) < α (mức ý nghĩa), ta bác bỏ Ho, nghĩa là có mối quan hệ giữa các biến cần kiểm định.
* Từ các phương pháp trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp giúp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
43
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1.1 Điều kiện về xã hội 3.1.1 Điều kiện về xã hội
a/ Dân số và diện tích
- Tổng diện tích của thành phố Cần Thơ là 1.389,60 km², dân số là 1.187.089 người (01/04/2009) với mật độ dân số 854,266 người/km², trong đó có dân tộc kinh chiếm 95,08%, dân tộc Hoa chiếm 3,27%, Khmer chiếm 0,82%, Chăm chiếm 0,095%.
- Hiện nay, thành phố Cần Thơ được chia làm 10 đơn vị hành chính gồm 6 quận và 4 huyện:
• Quận: Ninh Kiều (là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ), Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt, Hưng Phú (được thành lập trên cơ sở điều chỉnh quận Cái Răng và huyện Phong Điền). Trong đó, các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn là 4 quận lớn của thành phố.
• Huyện: Phong điền, Thới Lai, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh.
- Tổng số thị trấn, xă, phường: 68, trong đó có 4 thị trấn, 30 phường và 34 xã.(Tính tới trước thời điểm ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP).
b/ Y tế và giáo dục
Hiện nay dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân thành phố có chuyển biến theo chiều hướng tốt. Cần Thơ có nhiều bệnh viện lớn: Các bệnh viện tư nhân có: Bệnh viện Đa khoa Tây đô, bệnh viện Hoàn Mỹ; Các bệnh viện của nhà nước và thành phố Cần Thơ thành lập: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (quy mô 700 giường), bệnh viện Thành phố Cần Thơ 30 - 4,…Ngoài ra, thành phố Cần Thơ còn có 84 cơ sở y tế cấp phường, xã.
Về giáo dục, trong những năm qua Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã đầu tư cao vào sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo thêm nguồn nhân lực trình độ cao cho toàn tỉnh với các trường:
- Các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ).
- Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ, trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ. Ngoài ra, còn có các trường trung
44
3.1.2 Điều kiện về kinh tế
a/ Phát triển GDP và bình quân GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ÐBSCL. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Trong bối cảnh thắt chặt tín dụng, cắt giảm đầu tư công nhưng tổng vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng, năm 2012 đạt 34.498 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD (tương đương 53,7 triệu đồng) tăng 174 USD so với năm 2011.[20]
b/ Tình hình phát triển các khu công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 đạt 23.600 tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm 2011, đóng góp hơn 15% tổng giá trị công nghiệp toàn vùng. Ðể ngày càng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thành phố đã triển khai kế hoạch đầu tư mở rộng các khu công nghiệp tập trung: Hưng Phú 1, 2; Trà Nóc 1, 2; khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Cái Sơn, Hàng Bàng, Cái Răng, Ô Môn, Bình Thủy, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh. Ðến cuối năm 2012, các khu công nghiệp thu hút thêm 15 dự án mới, nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp lên 206 dự án, với tổng vốn đăng ký 1,846 tỷ USD, thu hút 34.214 lao động, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đạt 2.870 triệu USD.[ 20]
c/ Tình hình phát triển nông nghiệp
Năm 2012 sản xuất nông nghiệp Cần Thơ được mùa, sản lượng và năng
suất cây trồng vật nuôi đều tăng, tạo niềm phấn khởi cho bà con nông dân, góp phần quan trọng vào việc ổn định kinh tế - xã hội. Diện tích gieo trồng lúa cả năm thực hiện được 228.184 ha, sản lượng lúa đạt 1.318.241 tấn, giá trị sản xuất bình quân đạt 150 triệu đồng/ha canh tác, cao nhất từ trước đến nay. Lợi thế của Cần Thơ là nơi tập trung các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nên đã hỗ trợ thành phố nghiên cứu và thực hiện thành công dịch vụ chuyển giao ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp cho bà con nông dân. Sản xuất nông nghiệp bước đầu chuyển dần sang hình thái nông nghiệp đô thị, chất lượng cao. Ðến nay, ngành nông nghiệp thành phố đã lập quy hoạch xây dựng 3 khu nông nghiệp công nghệ cao ở xã
45
Thới Thạnh (Thới Lai); xã Thới Hưng, Thạnh Phú (Cờ Ðỏ). Ðồng thời xây dựng các dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất các loại rau an toàn; dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất giống cây con nông nghiệp; dự án tăng cường cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch, tăng trưởng xanh, từng bước thực hiện CNH - HÐH nông nghiệp và nông thôn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển cho cả vùng ÐBSCL.[20]
d/ Tình hình phát triển của thương nghiệp
Cần Thơ luôn quan tâm đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại - dịch vụ, thu hút đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đến làm ăn, đáp ứng nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu của người dân trong vùng. Các chợ đầu mối được hình thành trên địa bàn đã tập trung năng lực thu mua, chế biến; phục vụ nhu cầu xuất khẩu gạo, thủy sản, nông sản ở Cần Thơ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cho bà con nông dân các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Ðồng Tháp, Hậu Giang. Cùng với nhiều cơ chế thông thoáng, thành phố còn khuyến khích các doanh nghiệp, siêu thị tổ chức bán hàng lưu động ở những vùng nông thôn, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất phát triển. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2012 thực hiện được 101.122 tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn vùng. Nhờ cách làm sáng tạo, năng động, tình hình xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực; dịch vụ vận tải chất lượng cao phát triển, mạng lưới bưu chính - viễn thông hiện đại được mở rộng. Chất lượng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, du lịch... ngày càng được nâng cao, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội. Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng với 228 địa điểm giao dịch đã đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Ðến cuối năm 2012, tổng vốn huy động trên địa bàn đạt 32.100 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 42.000 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực.[17]
3.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUẬN NINH KIỀU 3.2.1 Lịch sử hình thành 3.2.1 Lịch sử hình thành
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ- CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận
46
có Bến Ninh Kiều, là một địa danh du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Nơi đây đặt trụ sở của nhiều ban ngành của thành phố, điển hình là ủy ban nhân dân thành phố tại số 2 đường Hòa Bình, phường Tân An.[16]
Đổi xã An Bình thành phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.
Theo đó, thành lập phường An Khánh thuộc quận Ninh Kiều trên cơ sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân khẩu của phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 13 đơn vị hành chánh trực thuộc như trên.
3.2.2 Hành chính
- Hiện nay quận Ninh Kiều có 13 phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An nghiệp, An cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Khánh và An Bình.[16]
- Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long Tây giáp huyện Phong Điền
Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng Bắc giáp quận Bình Thủy
3.2.3 Kinh tế
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc tiếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được xem là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.
Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có khoảng 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, thích hợp với nuôi thủy sản nước ngọt, tập trung đầu tư khai thác nuôi thủy sản nước ngọt đã trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001- 2005, đã đầu tư khai thác 40.000 ha mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản của toàn tỉnh.
47
Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000KW), Kỹ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản,…là thế mạnh của thành phố.
Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghiệp sau thu hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.
Thành phố Cần Thơ còn là nơi tập trung nhiều cơ sớ đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và được xem là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
3.3 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
• Ngày 5 - 6 - 2013, tại khu dân cư Long Thịnh, quận Cái Răng, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới” năm 2013. Đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ và các Sở, ban ngành, các quận, huyện cùng đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, quần chúng nhân dân tham dự buổi mít tinh.
Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet) .
Chủ đề “Ngày môi trường thế giới” năm 2013 là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”, khuyến khích mọi người nên có ý thức hơn từ việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm để không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ và cải thiện môi
48
trường sống, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường, sử dụng và tiêu thụ nguồn thực phẩm hợp lý, tránh lãng phí gây tác hại đến môi trường...
Sau lễ mít tinh, các tình nguyện viên và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành, xe loa tuyên truyền trên các tuyến đường để cổ động nhân dân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; tổ chức dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác tại