Giới thiệu tổng quan về quận Ninh Kiề u

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 45)

2. Về hình thứ c:

3.2 Giới thiệu tổng quan về quận Ninh Kiề u

3.2.1 Lịch sử hình thành

Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ- CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và xã An Bình (thuộc thành phố Cần Thơ cũ). Quận

46

có Bến Ninh Kiều, là một địa danh du lịch nổi tiếng của Cần Thơ. Nơi đây đặt trụ sở của nhiều ban ngành của thành phố, điển hình là ủy ban nhân dân thành phố tại số 2 đường Hòa Bình, phường Tân An.[16]

Đổi xã An Bình thành phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 2.922,04 ha diện tích tự nhiên và 206.213 nhân khẩu; có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các phường: Cái Khế, An Hoà, Thới Bình, An Nghiệp, An Cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi và An Bình.

Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ.

Theo đó, thành lập phường An Khánh thuộc quận Ninh Kiều trên cơ sở điều chỉnh 441 ha diện tích tự nhiên và 7.731 nhân khẩu của phường An Bình. Quận Ninh Kiều có 13 đơn vị hành chánh trực thuộc như trên.

3.2.2 Hành chính

- Hiện nay quận Ninh Kiều có 13 phường: Cái Khế, An Hòa, Thới Bình, An nghiệp, An cư, An Hội, Tân An, An Lạc, An Phú, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Khánh và An Bình.[16]

- Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long Tây giáp huyện Phong Điền

Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng Bắc giáp quận Bình Thủy

3.2.3 Kinh tế

Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn phục vụ cho việc tiếp nhận hàng hóa dễ dàng. Từ xa xưa Cần Thơ đã được xem là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay là một trong những nơi sản xuất và xuất khẩu gạo chính của cả nước.

Với đất đai phì nhiêu, bên cạnh thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, Cần Thơ còn có khoảng 1.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, thích hợp với nuôi thủy sản nước ngọt, tập trung đầu tư khai thác nuôi thủy sản nước ngọt đã trở thành lĩnh vực có lợi thế trong ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời kỳ 2001- 2005, đã đầu tư khai thác 40.000 ha mặt nước nuôi thủy sản, sản lượng nuôi trên 60.000 tấn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và khai thác tối đa năng lực chế biến, nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản của toàn tỉnh.

47

Các ngành công nghiệp hiện có chủ yếu là điện năng (nhà máy điện Trà Nóc, 33.000KW), Kỹ thuật điện, điện tử, hóa chất, may, da và chế biến nông sản, thủy sản,…là thế mạnh của thành phố.

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển dựa trên nguồn lao động và nguyên liệu tại chỗ. Cần Thơ đầu tư tập trung công nghiệp chế biến, ứng dụng công nghiệp hiện đại để chế biến nông sản phẩm, trong đó chú trọng công nghiệp sau thu hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất để thu hút đầu tư.

Thành phố Cần Thơ còn là nơi tập trung nhiều cơ sớ đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và được xem là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

3.3 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

• Ngày 5 - 6 - 2013, tại khu dân cư Long Thịnh, quận Cái Răng, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ phối hợp với Uỷ ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng “Ngày Môi trường thế giới” năm 2013. Đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ và các Sở, ban ngành, các quận, huyện cùng đông đảo đoàn viên thanh niên, học sinh, quần chúng nhân dân tham dự buổi mít tinh.

nh sưu tầm (Nguồn: Internet) .

Chủ đề “Ngày môi trường thế giới” năm 2013 là “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”, khuyến khích mọi người nên có ý thức hơn từ việc lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tránh lãng phí thực phẩm để không ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ và cải thiện môi

48

trường sống, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng nếp sống văn minh, thân thiện với môi trường, sử dụng và tiêu thụ nguồn thực phẩm hợp lý, tránh lãng phí gây tác hại đến môi trường...

Sau lễ mít tinh, các tình nguyện viên và người dân địa phương cùng tham gia diễu hành, xe loa tuyên truyền trên các tuyến đường để cổ động nhân dân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; tổ chức dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác tại khu vực chợ nổi Cái Răng...

Trong những ngày đầu tháng 6 này, 9/9 quận, huyện trên địa bàn thành phố cũng tổ chức tuyên truyền về Ngày Môi trường thế giới và ra quân tổng vệ sinh ở các khu dân cư, khai thông cống rãnh, trồng cây xanh...

Cần Thơ phát triển đô thị xanh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Thành phố Cần Thơ đã triển khai nhiều dự án góp phần hạn chế tác hại và thích ứng với biến đổi khí hậu như: Dự án tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Cần Thơ; Dự án ứng phó biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng; dự án nâng cao khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ ứng phó với xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu gây ra... Ngoài ra, để tạo không gian xanh, thành phố Cần Thơ đã phối hợp Bộ Xây dựng triển khai Dự án Quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh thành phố Cần Thơ đến năm 2030 nhằm hình hành hệ thống cây xanh đặc trưng, góp phần tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho các công trình kiến trúc công cộng, đường giao thông… trên địa bàn Thành phố.

•Đồng loạt khởi động Tháng Thanh niên 2013

Tại Cần Thơ sẽ diễn ra ký kết giao ước thi đua giữa 22 đơn vị trực thuộc Thành Đoàn và Lễ đi bộ phát động vì thành phố xanh. Quận Đoàn Ninh Kiều tổ chức ra quân tuyên truyền an toàn giao thông. Quận Đoàn Cái Răng ra mắt công trình thanh niên gắn 75 biển tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường chính và ra quân thiết lập lại trật tự khu vực chợ Cái Răng. Quận Đoàn Bình Thủy tổ chức làm vệ sinh môi trường….

• Vietravel tổ chức chương trình “Vì một môi trường du lịch sạch”

Sau 3 đợt ra quân tại thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Lào Cai, Nha Trang, An Giang, Đà Nẵng và Vũng Tàu mang lại nhiều thành công, thu hút hàng ngàn lượt Đoàn viên, thanh niên, tình nguyện viên và cán bộ - nhân viên Vietravel, trong hai ngày 23 và 24/3/2013, tại 4 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Qui Nhơn (Bình Định), Cần Thơ và Phú Quốc (Kiên Giang) đồng loạt ra

49

quân đợt 4 chương trình "Vì một môi trường du lịch sạch" nhằm bảo vệ môi trường du lịch sạch, không có rác và sử dụng túi sinh học tự hủy.

Theo đó, tại Cần Thơ đã tập trung ra quân vào lúc 7:00 sáng ngày 23 tháng 3 tập trung tại địa điểm Trung tâm Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần Thơ với lực lượng trên 800 tình nguyện viên. Tham gia lễ ra quân tại Cần Thơ còn có sự tham gia của lãnh đạo thành phố Cần Thơ, lãnh đạo Thành Đoàn thành

phố Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long,…

Tuyên truyền và phát túi giấy tự hủy cho người dân (Nguồn: Internet).

3.4 THỰC TRẠNG RÁC THẢI NILON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHỐ CẦN THƠ

• Túi nilon là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Do vậy, cần chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ để người dân "nói không với túi nilon", hướng đến cuộc sống xanh…

Thực tế hiện nay, khi đi chợ và siêu thị, rất ít người còn giữ thói quen mang theo giỏ để đựng hàng, bởi người mua đã được người bán hàng tặng miễn phí túi nilon, thậm chí tặng tới 2- 3 túi nilon dù khách chỉ mua một món hàng (nhất là cá, thịt, trứng…). Sau đó, những chiếc túi nilon cùng với rác bị vứt bừa ra đường. Thói quen xấu này đã gây nhiều tác hại đến môi trường sống, sức khỏe của con người. Xử lý túi nilon bằng cách đốt chúng thì tạo ra khí thải có chất độc gây bệnh, còn chôn lấp sẽảnh hưởng cho môi trường đất, nước. Các nhà khoa học đã chứng minh, sử dụng túi nilon đựng thực phẩm cũng rất nguy hiểm, có thể làm thực phẩm nhiễm các chất kim loại. Có nhiều

50

túi nilon được tái chế từ rác thải, đây là nguồn có thể gây lây nhiễm các bệnh nguy hiểm cho người…

Thành phố Cần Thơ hiện có 107 chợ các loại, trong đó có 5 chợ loại 1 với quy mô trên 400 điểm kinh doanh, 14 chợ loại 2 với quy mô trên 200 tiểu thương kinh doanh, 53 chợ loại 3 với quy mô dưới 200 tiểu thương và 33 chợ tạm chưa xếp loại… Nhiều tiểu thương buôn bán cá thịt và rau củ tại các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ cho rằng, họ rất muốn hạn chế sử dụng túi nilon khi bán hàng nhưng rất khó thực hiện do sử dụng túi nilon đựng thức ăn đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều khách hàng. Muốn hạn chế sử dụng túi nilon, ngành chức năng cần tổ chức chiến dịch tuyên truyền với sự hưởng ứng của tất cả các ban quản lý chợ, tiểu thương.

Vì được phát miễn phí túi nilon mà nhiều người dân đi chợ đã từ bỏ thói quen đem theo giỏ để đựng hàng. Ảnh chụp tại chợ An Bình, quận Ninh

Kiều, TP Cần Thơ. (Nguồn: Internet).

Bà Huỳnh Thị Mỹ, tiểu thương ở chợ Cái Răng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, 25 năm gắn bó với nghề bán cá cho biết, trước đây người bán thường lấy lá môn, lá chuối gói cá cho khách hoặc dùng dây lác, dây chuối để xỏ mang cá. Khoảng 15 năm trở lại đây, các tiểu thương ở chợ không còn sử dụng các vật liệu truyền thống, thay vào đó là túi nilon để gói hàng. Bà Mỹ nói: "Trung bình mỗi tiểu thương bán cá thịt, rau củ tại chợ sử dụng khoảng 1 - 2kg túi nilon mỗi ngày để đựng hàng cho khách. Nếu số lượng túi nilon này không được thu gom và xử lý đúng cách thì sẽ gây hại cho môi trường. Dù rất muốn quay lại dùng các loại dây và lá chuối, lá môn như xưa để gói cá thịt nhưng ý muốn cá nhân rất khó thực hiện. Theo tôi, muốn hạn chế sử dụng túi

51

nilon ở chợ và tại các điểm kinh doanh, rất cần có sự vào cuộc của ngành chức năng, nhất là ban quản lý các chợ và ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng".

Thời gian qua, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã khuyến cáo người dân hạn chế dùng túi nilon, chuyển sang dùng thùng giấy, túi giấy, túi nhựa có thể tái sử dụng nhiều lần… Tuy nhiên, có lẽ do chưa được sự hỗ trợ đúng mức của ngành chức năng, nên vẫn chưa tạo thành một phong trào mạnh mẽ. Rất ít người tiêu dùng sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường do các siêu thị cung cấp vì một số bất tiện và loại túi này không được siêu thị phát miễn phí. Hơn nữa, dù khuyến cáo người dân sử dụng túi thân thiện với môi trường, nhưng nhiều siêu thị vẫn tiếp tục phát miễn phí túi nilon cho khách tại các quầy tính tiền của siêu thị, ngoại trừ Metro Hưng Lợi - Cần Thơ.

Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân hủy, nếu vứt bỏ bừa bãi ra môi trường, sẽ gây ô nhiễm cho đất, nước, ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi, đe dọa sức khỏe con người. Với dân số nước ta hiện trên 88 triệu người, chỉ cần trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nilon/1 ngày thì 1 năm sẽ có trên 32 tỉ chiếc túi nilon được dùng, tương đương với trên 1 triệu tấn nhựa. Đây là nguồn chất thải nguy hiểm, làm xấu môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống xanh của thế hệ tương lai. Vì vậy, hạn chế sử dụng và xả thải bừa bãi túi nilon ra môi trường là vấn đề rất cấp thiết và là trách nhiệm của toàn xã hội. Các cơ quan chức năng nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường kiểm tra, xử phạt nhằm ngăn chặn việc xả túi nilon ra môi trường, cần phát động phong trào kêu gọi mọi người "nói không với túi nilon". [10]

Tình hình sử dụng túi nilon tại thành phố Cần Thơ năm 2010

Theo một số cuộc khảo sát thì mỗi hộ gia đình ở thành phố Cần Thơ trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 11 túi nilon. Như vậy chỉ với khoảng 800.000 hộ gia đình sinh sống trong các quận nội thành, sẽ thải ra 9 triệu túi nilon một ngày, tương đương 3.240 tỷ túi nilon một năm, chiếm khoảng 5% đến 7% trong tổng lượng rác thải sinh hoạt hằng ngày.[20 ]

52

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON

TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU

4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT

Đối tượng khảo sát là người bán hàng và khách hàng tiêu dùng túi nilon trên địa bàn quận Ninh Kiều được mô tả cụ thể qua Bảng 4.1 thông qua các đặc điểm về giới tính, tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập.

Bảng 4.1: Đặc điểm của mẫu được phỏng vấn

Đặc điểm Tần số Phần trăm 1. Giới tính Nam Nữ Tổng 24 76 100 24 76 100 2. Tuổi 18 đến 30 31 đến 40 41 đến 50 Trên 50 Tổng 49 23 18 10 100 49 23 18 10 100 3. Tình trạng hôn nhân Độc thân Kết hôn Tổng 44 56 100 44 56 100 4.Trình độ học vấn Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp Cao đẳng và Đại học Trên Đại học Tổng 9 18 26 6 39 2 100 9 18 26 6 39 2 100 5. Nghề nghiệp

Công nhân, viên chức Nội trợ

Thất nghiệp tạm thời Học sinh, sinh viên

Buôn bán Tổng 13 8 2 28 49 100 13 8 2 28 49 100 6. Thu nhập 1 đến 3 Triệu Trên 3 đến 5 Triệu Trên 5 Triệu Tổng 11 41 48 100 11 41 48 100 Nguồn: Số liệu khảo sát, 9/ 2013.

53

* Giới tính

Giới tính ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi sử dụng, do đó nó là một biến số rất cần thiết trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của người dân quận Ninh Kiều.

Trong gia đình, để phục vụ cho công việc nội trợ, những người phụ nữ thường là những người tiếp xúc thường xuyên và sử dụng nhiều túi nilon hơn so với các thành viên khác. Đặc biệt, nếu họ không ý thức được về vấn đề môi trường, thì chính đây là nhân tố quan trọng góp phần gây ô nhiễm về rác thải nilon. Vì thế, cuộc khảo sát này, đối tượng phỏng vấn chủ yếu là nữ. Dựa vào Bảng 4.1 ta thấy có sự chênh lệch lớn giữa số lượng nam và nữ trong lần khảo sát, cụ thể có 76 phiếu khảo sát là nữ trong tổng số 100 quan sát, chiếm 76% so với nam giới, nam giới chỉ chiếm 24%, tương đương với 24 quan sát.

Hình 4.1: Biểu đồcơ cấu giới tính

Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

* Độ tuổi

Độ tuổi cũng là một biến quan trọng khi nghiên cứu thực trạng tiêu dùng túi nilon. Bởi vì ở những độ tuổi khác nhau thì có thể nhu cầu và mức độ sử

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)