2. Về hình thứ c:
5.2.3 Người tiêu dùng
*Tuyên truyền về tác hại của túi nilon
Thực tế cho thấy, mỗi khi có thông tin mới phát hiện về các chất độc hại như “hóa chất nhuộm cốm”, “thuốc nhuộm hạt dưa, tương ớt, gà làm sẵn…”, hoặc, mới đây nhất là thịt heo siêu nạc ...có khả năng gây ung thư, ngay lập tức, các loại sản phẩm này bị người tiêu dùng quay lưng, tẩy chay, không sử dụng.
Trong khi đó, vì sao người tiêu dùng vẫn thờ ơ với việc tuyên truyền về sự độc hại của túi nilon như nhiễm kim loại nặng gây ung thư, nhiễm khuẩn gây
78
bệnh… lý do chính là ít người biết được “nguồn gốc”, “xuất xứ” của lọai sản phẩm này.
Theo qui định, nguyên liệu để sản xuất túi nilon phải là nhựa PE (polyetylen) tinh khiết. Song, giá thành nhựa PE khá cao do phải nhập khẩu. Vì vậy, đa phần túi nilon có mặt trên thị trường là sản phẩm của các cơ sở tái chế thủ công. Nguyên liệu sản xuất túi nilon chủ yếu được thu mua từ các vựa ve chai. Tất cả các lọai rác thải, phế thải có dính dáng đến nhựa đều có thể trở thành “nguyên liệu”: Túi đựng thức ăn thừa, bịch nhựa, chai đựng dầu nhờn, lọ hóa chất, nắp hộp sơn, vỏ chai nước rửa chén, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh, bồn cầu ... Thậm chí, một số cơ sở sản xuất túi nilon chuyên thu mua rác thải y tế như bơm tiêm thuốc, dây truyền máu, bình nhựa truyền dịch ...
Trong quá trình sản xuất túi nilon, các loại tạp chất như đất cát, rác rưởi, dầu nhờn, dầu nhớt, sơn, chất tẩy rửa … không hề được xử lý. Ngòai ra, người sản xuất còn cho thêm các lọai phụ gia như phẩm màu, bột đá, hóa chất khử mùi …Các hóa chất độc hại này tồn lưu trong thành phẩm sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể người, gây bệnh ung thư.
Như vậy, để việc tuyên truyền có hiệu quả, hãy cho người dân “mục sở thị” qui trình sản xuất túi nilon qua các phóng sự điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, tivi… Chắc chắn khi đó, người tiêu dùng sẽ cân nhắc hơn khi muốn sử dụng túi nilon, đặc biệt là dùng với sản phẩm thực phẩm.
* Nữ trí thức, các bà nội trợ cùng tham gia hành động
- Mỗi người hãy là những tuyên truyền viên tích cực về sự độc hại của túi nlon - Dùng túi hay giỏ đi chợ thay cho túi nilon
- Các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ
- Trường hợp không thể không dùng túi nilon thì để chung các thực phẩm cùng loại trong một túi.
- Nếu sử dụng túi nilông thì nên sử dụng nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi.
- Khi không sử dụng túi nilon nữa thì gom lại, để riêng cho những người đổ rác hay người mua ve chai.
79
Đa số ý kiến đều thống nhất: Việc tuyên truyền để người dân bỏ dần thói quen hạn chế sử dụng túi nilon tiến đến bỏ hẳn là nhiệm vụ hàng ngày và lâu dài của các phương tiện truyền thông, của nhà trường và trong từng gia đình. Và việc tuyên truyền nên bắt đầu từ bà nội trợ. Cần nhấn mạnh tác hại của túi nilon với môi trường và sức khoẻ con người. Bà nội trợ chi phối mọi sinh hoạt của gia đình, trong “quy trình” từ đi chợ, chế biến món ăn, đồng thời cũng là người quan tâm và chăm lo cho sức khỏe các thành viên trong gia đình, nên phải là đối tượng “ưu tiên” trong công tác tuyên truyền.
Nhiều cán bộ Hội phụ nữ cũng cho biết, cần có thêm nhiều cẩm nang tuyên truyền Giảm sử dụng túi nilon (tác hại của túi nilon, hướng dẫn sử dụng hợp lý túi nilon, thay túi nilon bằng các loại túi thân thiện với môi trường) phù hợp với đối tượng người dân và học sinh. Ngoài tuyên truyền trực tiếp bằng cách phát tờ rơi, đến tận nơi hướng dẫn vận động từng hộ dân thực hiện, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, cần đưa nội dung tuyên truyền vào các hoạt động ngoại khóa ở các trường học; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, thi viết, sáng tác tiểu phẩm phù hợp với chủ đề giảm sử dụng túi nilon.
Nói không thì dễ nhưng làm thế nào để thực hiện hiệu quả, để chương trình "Nói không với túi nilon" không là khẩu hiệu suông, rất cần sự đồng lòng quyết tâm của chị em - các bà nội trợ thông minh