Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giớ i

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)

2. Về hình thứ c:

2.1.9 Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giớ i

•Hàng chục quốc gia đã làm gì để loại bỏ dần túi nilon

Hiện nay ước tính có khoảng 500 tỷ túi nilon sử dụng mỗi năm trên thế giới, tương đương hơn 1 triệu túi được sử dụng mỗi ngày.

Việt Nam đang đứng trước nguy cơ "ô nhiễm trắng" do túi nilon. Nếu như trung bình mỗi người dân Việt Nam dùng 1 túi nilon/ngày. Như vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 86 triệu chiếc túi được dùng, một năm tổng số túi nilon được dùng là 31,4 tỉ chiếc, có khối lượng tương đương với 1 triệu tấn nhựa không phân hủy sẽ là nguy cơ tiềm ẩn rất lớn đối với môi trường và sức khỏe. Nhận thức được nguy cơ lâu dài tiềm ẩn đó nước ta cũng đang nỗ lực giảm thiểu và tiến tới loại bỏ hoàn toàn túi nilon ra khỏi cuộc sống. Vậy trong cuộc chiến với nguy cơ "ô nhiễm trắng" toàn cầu này các quốc gia khác đã làm thế nào?

Thông tin được PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Phó viện trưởng, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường cung cấp tại hội thảo "Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân hủy" ngày 19/9 vừa qua.

Thủ đô Dhaka của Bangladesh là thành phố đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nilon từ năm 2002, sau khi khi thấy rằng túi nilon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998. Lệnh cấm này khiến ngành công nghiệp sản xuất túi đay phục hồi, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các loại túi phân hủy khác.

Kế tiếp là Ireland là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nilon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nilon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro- cent (khoảng 4.400đ). Quy định này khiến số lượng túi nilon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng. Trước đó, tại quốc gia này khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nilon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày.

Tháng 4.2003, vịnh Coles ở Tasmania đã trở thành "thành phố đầu tiên không sử dụng túi nilon của Australia". Sau đó 12 thành phố khác đã hành động tương tự. Tháng 1.2008, Bộ trưởng Bộ Môi trường Australia kêu gọi các siêu thị từng bước chấm dứt sử dụng túi nilon trên toàn quốc vào cuối năm 2008.

Ở Đài Loan, kể từ năm 2003, các cửa hàng bách hoá và siêu thị buộc phải giảm dần số lượng túi nilon phát miễn phí cho khách hàng. Hầu hết các cửa hàng đều bắt người mua hàng không mang theo túi riêng phải trả 1 đôla Đài Loan (0,03USD).

39

Năm 2005, các nhà lập pháp của Pháp đã bỏ phiếu thông qua việc cấm túi nilon khó phân huỷ sinh học vào năm 2010. Năm 1999, đảo Corsica (Pháp) là nơi đầu tiên ban bố lệnh cấm sử dụng loại túi này trong các cửa hàng lớn. Đã nhiều năm nay, phần lớn các siêu thị tại Hà Lan không phát túi nilon khi bán hàng. Khách hàng được khuyến khích mua các túi đựng hàng lớn bằng nilon tự huỷ, giấy... (giá chỉ 0,1 - 0,2 euro), có thể sử dụng nhiều lần và nhận được sựủng hộ, hưởng ứng của đông đảo người dân.

Bang miền tây Maharashtra (Ấn Độ) đã cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng túi nilon từ tháng 8 năm 2005. Tháng 5 năm 2007, làng Modbury ở miền nam Devon (Anh) trở thành thị trấn đầu tiên của Châu Âu không có sự hiện diện của túi nilon, đang bán túi tái sử dụng và túi dễ phân thuỷ sinh học để thay thế. 33 hạt ở London (Anh) lập kế hoạch cấm túi siêu mỏng và đánh thuế các loại túi khác.

Năm 2007, Butan, quốc gia duy nhất nằm trên dãy Hymalya này đã cấm sử dụng túi nilon khi đi mua hàng, quảng cáo trên phố và thuốc lá là một nội dung của chính sách thúc đẩy "sự thịnh vượng của quốc gia". Ở Mỹ, San Francisco trở thành thành phố đầu tiên áp dụng lệnh cấm túi nilon sử dụng một lần.

Từ ngày 1.7.2008, Trung Quốc chính thức cấm sản xuất túi nilon loại 0.025mm (loại mỏng nhất) và cấm các cửa hàng bán lẻ miễn phí túi nilon cho khách hàng. Các cửa hàng bán lẻ có thể bị phạt đến 10 nghìn tệ (1.460 USD) nếu phạm luật. Thay vào đó, người tiêu dùng được khuyến khích sử dụng các loại giỏ hoặc túi vải (làm bằng vật liệu có thể tái chế) khi đi mua sắm. Trước khi lệnh cấm được áp dụng năm 2008, nước này sử dụng khoảng 3 nghìn tỉ túi nilon mỗi ngày. Sau khi thực hiện lệnh cấm, số lượng túi nilon được sử dụng mỗi năm giảm đi 24 nghìn tỉ chiếc.

Theo chương trình hành động được Chính phủ Nhật Bản thông qua năm 2008, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phải giảm 20% lượng rác thải, tương đương 530 gram mỗi ngày vào năm 2015. Vì thế, người dân nước này buộc phải hạn chế sử dụng túi nilon khi mua sắm.

Ủy ban châu Âu đang tiến hành thăm dò ý kiến cộng đồng trong thời gian từ nay đến tháng 8/2011 nhằm tìm ra biện pháp tối ưu trong việc giảm sử dụng túi nilon, đồng thời thúc đẩy các loại bao bì sinh học có thể phân hủy.

Tại một vài nước châu Âu hiện nay, túi nilon bị cấm ở các cửa hàng hoặc khách hàng phải trả tiền, nhưng vẫn chưa có quy định chung cho toàn châu Âu.

San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm dụng túi nilon trong các cửa hàng lớn. Những cửa hàng này dùng túi phân hủy, thường được làm từ phụ phẩm của ngô.

40

Italia ban hành lệnh cấm triệt để sử dụng nilon từ năm 2010. Hiện Rwanda và Eritrea đã cấm triệt để túi nilon như Somaliland, vùng tự trị của Somalia. Nam Phi, Uganda và Kenya đã đưa ra các quy định về độ dày tối thiểu của túi; và Ethiopia, Ghana, Lesotho và Tanzania đang cân nhắc các giải pháp tương tự. Những chiến dịch "nói không với túi nilon" cũng diễn ra ở Rwanda, Đài Loan, Singapore, Israel, Tây Ấn Độ, Botswana, Kenya, Tanzania, và Nam Phi.

Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nilon siêu mỏng từ tháng 5/2003. Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand (($13.800) hoặc 10 năm tù giam. Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày – dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí. [11]

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)