Mối quan hệ giữa thu nhập và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi đ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 67)

2. Về hình thứ c:

4.5.2 Mối quan hệ giữa thu nhập và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi đ

nhau ở những độ tuổi từ 31 - 40 tuổi.

Cuộc khảo sát này cho ta thấy tỉ lệ độ tuổi dưới 30 họ đã nhận thức được sự hữu ích khi mang theo dụng cụ thay thế túi nilon khi đi mua sắm, đây là một kết quả đáng mừng.

Ngược lại, những người trên 50 tuổi lại cảm thấy bất tiện hơn khi họ phải mang theo giỏ xách hay túi đựng đa năng khi đi mua sắm.

Độ tuổi trung niên 31 đến 40 tuổi và 41 đến 50 tuổi họ cũng nhận thức được sự tiện lợi khi mang theo giỏ đựng thay thế túi nilon, phần lớn họ nghĩ rằng mang theo vì có thể đựng được nhiều đồ đạc và không phải xin túi nilon về vứt bỏ bừa bãi xung quanh nhà, vì thế ở độ tuổi này việc mang theo túi đựng thay thế cũng chiếm một tỷ lệ tương đối.

4.5.2 Mối quan hệ giữa thu nhập và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi đi mua sắm khi đi mua sắm

Ta dùng phân tích Crosstab hai biến để kiểm tra xem có mối quan hệ nào giữa thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm của người dân quận Ninh Kiều.

Ho: Không có mối quan hệ giữa mức thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm.

H1: Có mối quan hệ giữa mức thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm.

Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm

Thu nhập

1 – 3 triệu Trên 3 – 5 triệu Trên 5 triệu

Tổng cộ ng Tần số 4 18 17 39 Không mang dụng cụ % theo hàng 10,2 46,2 43,6 100,0 Tần số 3 12 6 21 Có mang dụng cụ % theo hàng 14,3 57,1 28,6 100,0 Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

68

Vì p - value = 0,004 < α = 0,05 (mức ý nghĩa), nên ta bác bỏ Ho; nghĩa là có mối quan hệ giữa mức thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm. (Phụ lục, Bảng 2)

Thông qua kết quả kiểm định, ta thấy thu nhập có ảnh hưởng đến hành vi mang theo dụng cụ khi đi mua sắm của người dân quận Ninh Kiều.

Dựa vào Bảng 4.9, ta thấy: những đáp viên có tổng thu nhập của hộ gia đình trên 5 triệu của địa bàn khảo sát có xu hướng mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi siêu thị hoặc đi chợ. Cụ thể, có 6 đáp viên trong tổng số 60 đáp viên, chiếm 28,6% trong tổng số những người có mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm.

Hầu hết những đáp viên có tổng thu nhập của hộ gia đình trên 3 đến 5 triệu đều có xu hướng mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm. Cụ thể, có 12 đáp viên có thu nhập dưới 5 triệu, chiếm 57,1% trong tổng số những người có mang theo dụng cụ chứa đựng.

Những đáp viên có thu nhập hộ thấp từ 1 đến 3 triệu chiếm tỉ lệ khá thấp trong tổng số những người có mang theo dụng cụ khi đi mua sắm là 14,3%, tỉ lệ này thấp hơn so với nhóm có thu nhập cao.

Thực tế cho thấy những người có thu nhập thấp khi đi chợ hay đi siêu thị thường không mang theo dụng cụ, với mục đích là có thể xin thêm người bán hàng vài cái túi nilon để có thể để dành tái sử dụng cho những mục đích khác của họ.

Vì vậy, khi áp dụng hình thức tuyên truyền người dân mang theo dụng cụ chứa đựng khi đi mua sắm cũng như hạn chế sử dụng túi nilon thì đối tượng được tuyên truyền đầu tiên và nhiều nhất là những người dân có thu nhập hộở mức thấp.

4.5.3 Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng

Phân tích Crosstab 2 biến để xem xét việc nhận biết được tác hại của túi nilon có quan hệ với hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu.

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu

Nhận biết tác hại Có nhận biết tác hại Không nhận biết tác hại Tổng cộng Tần số 17 29 46 Sẵn sàng mua

túi nilon % theo hàng 37,0 63,0 100,0

69 sàng mua túi nilon % theo hàng 35,7 64,3 100,0 Tổng cộng 22 38 60 Nguồn: số liệu khảo sát, 9/2013.

Ho: không có mối quan hệ giữa nhận biết tác hại của túi nilon và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu.

H1: Có mối quan hệ giữa hai biến trên.

Dựa vào Bảng 4.10, ta thấy trong số 22 đáp viên nhận biết được tác hại

túi nilon đến môi trường và sức khỏe con người thì có đến 17 đáp viên sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng.

Thực tế cho thấy, vẫn có một số đáp viên nhận biết được tác hại của túi nilon, họ muốn hạn chế sử dụng nó. Nhưng trên thị trường hiện nay vẫn chưa có một loại túi nào thực sự có thể thay thế túi nilon. Một số khác lại cho rằng túi nilon tiện dụng và họ không nghĩ sẽ thay thế một loại túi khác.

Kết quả của kiểm định Crosstab cũng cho thấy: không có mối quan hệ giữa việc nhận biết được tác hại của túi nilon và hành vi không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng. Vì p - value = 0,933 > α = 0,05 (mức ý nghĩa), nên ta chấp nhận Ho. (Phụ lục 2, Bảng 3)

Các đặc điểm như giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp khi khảo sát bằng Crosstab trong mối quan hệ với nhân tố mang theo vật dụng thay thế túi nilon khi đi mua sắm đều có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05, có nghĩa là không có mối quan hệ giữa các đặc điểm trên với nhân tố mang theo vật dụng khi mua sắm, nên không được trình bày cụ thể ở đây.

4.5.4 Lượng túi nilon được dự trữ trong sinh hoạt và mua bán Theo cuộc khảo sát gần đây ở các siêu thị, các sạp chợ của quận Ninh Theo cuộc khảo sát gần đây ở các siêu thị, các sạp chợ của quận Ninh Kiều cho thấy, tình hình dự trữ túi nilon với số lượng rất lớn để có thể cung cấp đầy đủ cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Mỗi ngày, bình quân một người bán hàng phải phát miễn phí từ 50 - 100 túi, còn ở các siêu thị như Big C và Co.opmart thì số lượng lên đến 100 – trên 500 túi/ ngày. Nếu tính trên toàn siêu thị thì con số này thực sự không nhỏ, chưa kể đến ở Ninh Kiều có rất nhiều siêu thị và rất nhiều sạp chợ lớn nhỏ. Được biết ở một số siêu thị có sử dụng túi thân thiện với môi trường để thay thế cho bao bì nilon như ở siêu thị Big C, những người bán hàng dùng biện pháp đựng hàng hóa vào trong thùng giấy, túi Lohas, túi phân hủy sinh học,…

Mặc dù vậy, việc sử dụng túi nilon vẫn không thuyên giảm, vì những chiếc túi thân thiện với môi trường chưa được “thân thiện” với mọi người. Thứ nhất là phải bỏ tiền ra mua với mức giá khá cao so với túi nilon, thứ hai khi sử

70

dụng xong phải giặt lại để sử dụng cho lần sau, thứ ba nó không đựng được những loại hàng hóa ướt (chất lỏng) cũng như khó phân loại hàng hóa khi mua sắm, từ những lý do đó thì liệu có bao nhiêu người chịu bỏ tiền ra mua những chiếc túi thân thiện này. Điều này phản ánh lên một thực trạng là thói quen đòi phát không túi đựng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người.

Túi xách Lohas được khuyến khích sử dụng ở hệ thống siêu thị Big C. (Nguồn: Internet).

71 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON 5.1 NHỮNG MẶT KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON 5.1.1 Tính tiện lợi của túi nilon

Túi nilon là sản phầm của ngành công nghiệp hiện đại, với nhiều mẫu mã và tiện ích. Túi nilon đã giúp cho con người thuận tiện hơn trong việc mua sắm, đi chợ hay trở thành những chiếc túi xinh xinh đựng quà tặng. Có thể thấy rằng túi nilon là một ví dụ điển hình cho sự thành công của ngành công nghiệp hóa dầu. Công nghệ phát triển, giá của những chiếc túi nilon rẻ hơn so với các loại bao bì khác, vì vậy mà người ta không ngần ngại cho không những chiếc túi nilon một cách vô tội vạ khi có một vị khách nào đến mua hàng. Dần dần nó đã ăn sâu vào lối sinh hoạt của người dân lúc nào không biết. Các loại vật liệu bao gói thời trước như các loại lá, giấy báo,… dần bị xếp xó, nhường chỗ cho muôn màu túi nilon ngự trị.

Từ khi được phát minh ra cho đến ngày nay, túi nilon vẫn luôn được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc chứa đựng hàng hóa, nhất là tính năng đựng đa dạng loại hàng hóa cả hàng khô lẫn hàng ướt. Túi nilon được làm từ loại vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường hợp hàng hóa là chất lỏng như nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác sinh hoạt,…và nhất là khi dùng không sợ bị thấm nước, ướt mưa.

Túi nilon với thiết kế gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách khi mua hàng hóa cũng như mang về nhà. Túi nilon là loại túi đựng hàng hóa dễ mua nhất, và dễ có nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến mức mua bất kỳ loại hàng hóa nào, bạn cũng dễ dàng nhận được túi nilon từ người bán để đựng hàng hóa. Từ bó rau, miếng thịt cho đến bánh kẹo, trái cây, tất cả đều được người bán cung cấp túi nilon một cách miễn phí.

Túi nilon là loại túi có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Người tiêu dùng có thể dùng đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau trừ xăng dầu, hóa chất độc hại và acid.

5.1.2 Nhận thức của người dân

Một cách tổng quát, người dân ở quận Ninh Kiều đã nhận thức được chất lượng môi trường nơi đây đang ngày một xấu đi, họ có hình dung được việc vứt rác bừa bãi hay sử dụng quá mức túi nilon sẽ có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhận thức được và nắm bắt thông tin về môi trường của họ còn rất kém, cộng với ý thức bảo vệ môi trường

72

không có hoặc rất thấp, họ chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn trước mắt, những tác hại nhìn thấy được,… Một số người còn không có thái độ hợp tác để góp phần trong các dự án, chương trình bảo vệ môi trường, họ luôn có thái độ thờ ơ và không muốn biết, hoặc tìm hiểu để có thêm kiến thức và ý thức trong công tác bảo vệ môi trường. Một số khác có tỏ sự quan tâm tuy nhiên bản thân họ cảm thấy bất lực, vì cho rằng chính quyền địa phương nơi đây không có sự quan tâm (bàng quan) về vấn đề này, nên việc sử dụng túi nilon vẫn trong sự không kiểm soát.

Số đông không quan tâm vì họ nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề quá xa vời và không thiết thực, với họ vấn đề về kinh tế mới là quan trọng, từ đó phản ánh một thực trạng muốn cải thiện chất lượng môi trường, giảm sử dụng bao bì nilon thì trước hết phải đưa ra giải pháp thực sự thiết thực và gần gũi để nâng cao nhận thức cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

5.1.3 Chính sách giảm sử dụng túi nilon bằng thuế tỏ ra không hiệu quả

* Việc đánh thuế túi nilon không hiệu quả

- Tại Điều 1 Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định đối tượng chịu thuế như sau:

"3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thểđựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylen resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:

a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;

b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;

73

c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói".

- Tại Điều 3 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định về túi ni lon đa lớp như sau:

"1.4. Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy... thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.” [19]

Sau khi áp dụng biểu thuế 100% lên các loại túi nilon để hạn chế việc sử dụng loại túi khó phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến môi trường này, nhưng tác động của luật thuế mới dường như không hiệu quả, mà thậm chí còn khiến tình hình sản xuất mặt hàng bao bì nilon này thêm phức tạp.

Với thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các mặt hàng túi nilon, đối tượng chịu thuế này phải chịu mức thu từ 30.000 – 50.000 đồng/kg. Mục đích của việc đánh thuế nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng túi nilon, thế nhưng, do sự tiện dụng, rẻ tiền của những chiếc túi có giá thành trung bình chỉ khoảng 200 đồng, khiến cho đại đa số cả người bán lẫn người mua hàng vẫn không hề giảm bớt việc sử dụng.

+ Mức tiêu thụ không giảm:

Theo báo chí và các phóng sự trong nước cho thấy, mức tiêu thụ túi nilon trong việc mua bán tại các chợ và hàng quán vẫn không thay đổi. Mặc dù, đó chỉ là những gì diễn ra với các tiểu thương nhỏ lẻ, tuy nhiên, xét về mặt toàn xã hội, từ ngành công nghiệp sản xuất nhựa, cho tới các nhà phân phối sử dụng túi nilon để bảo quản hàng hóa thì câu chuyện về chiếc túi nilon không còn là chuyện nhỏ.

Theo thông tin ghi nhận từ cơ quan môi trường, mỗi người Việt Nam trung bình 1 năm sử dụng ít nhất 35 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa và mỗi ngày Việt Nam xả vào môi trường rác nhựa lên tới 2,500 tấn. Túi nilon

74

được làm từ những chất khó phân hủy, có nguồn gốc từ xăng dầu, khi thải vào môi trường, phải mất hàng chục đến hàng trăm năm mới phân hủy được hoàn toàn. Vì vậy, đánh thuế nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon là cần thiết.

+ Rắc rối

Thế nhưng, những văn bản pháp lý áp thuế lại đang gây ra nhiều bất cập

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 67)