Lượng túi nilon được dự trữ trong sinh hoạt và mua bán

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 69)

2. Về hình thứ c:

4.5.4 Lượng túi nilon được dự trữ trong sinh hoạt và mua bán

Kiều cho thấy, tình hình dự trữ túi nilon với số lượng rất lớn để có thể cung cấp đầy đủ cho khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Mỗi ngày, bình quân một người bán hàng phải phát miễn phí từ 50 - 100 túi, còn ở các siêu thị như Big C và Co.opmart thì số lượng lên đến 100 – trên 500 túi/ ngày. Nếu tính trên toàn siêu thị thì con số này thực sự không nhỏ, chưa kể đến ở Ninh Kiều có rất nhiều siêu thị và rất nhiều sạp chợ lớn nhỏ. Được biết ở một số siêu thị có sử dụng túi thân thiện với môi trường để thay thế cho bao bì nilon như ở siêu thị Big C, những người bán hàng dùng biện pháp đựng hàng hóa vào trong thùng giấy, túi Lohas, túi phân hủy sinh học,…

Mặc dù vậy, việc sử dụng túi nilon vẫn không thuyên giảm, vì những chiếc túi thân thiện với môi trường chưa được “thân thiện” với mọi người. Thứ nhất là phải bỏ tiền ra mua với mức giá khá cao so với túi nilon, thứ hai khi sử

70

dụng xong phải giặt lại để sử dụng cho lần sau, thứ ba nó không đựng được những loại hàng hóa ướt (chất lỏng) cũng như khó phân loại hàng hóa khi mua sắm, từ những lý do đó thì liệu có bao nhiêu người chịu bỏ tiền ra mua những chiếc túi thân thiện này. Điều này phản ánh lên một thực trạng là thói quen đòi phát không túi đựng đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi người.

Túi xách Lohas được khuyến khích sử dụng ở hệ thống siêu thị Big C. (Nguồn: Internet).

71 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON 5.1 NHỮNG MẶT KHÓ KHĂN TRONG VIỆC HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON 5.1.1 Tính tiện lợi của túi nilon

Túi nilon là sản phầm của ngành công nghiệp hiện đại, với nhiều mẫu mã và tiện ích. Túi nilon đã giúp cho con người thuận tiện hơn trong việc mua sắm, đi chợ hay trở thành những chiếc túi xinh xinh đựng quà tặng. Có thể thấy rằng túi nilon là một ví dụ điển hình cho sự thành công của ngành công nghiệp hóa dầu. Công nghệ phát triển, giá của những chiếc túi nilon rẻ hơn so với các loại bao bì khác, vì vậy mà người ta không ngần ngại cho không những chiếc túi nilon một cách vô tội vạ khi có một vị khách nào đến mua hàng. Dần dần nó đã ăn sâu vào lối sinh hoạt của người dân lúc nào không biết. Các loại vật liệu bao gói thời trước như các loại lá, giấy báo,… dần bị xếp xó, nhường chỗ cho muôn màu túi nilon ngự trị.

Từ khi được phát minh ra cho đến ngày nay, túi nilon vẫn luôn được xem là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc chứa đựng hàng hóa, nhất là tính năng đựng đa dạng loại hàng hóa cả hàng khô lẫn hàng ướt. Túi nilon được làm từ loại vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường hợp hàng hóa là chất lỏng như nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác sinh hoạt,…và nhất là khi dùng không sợ bị thấm nước, ướt mưa.

Túi nilon với thiết kế gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách khi mua hàng hóa cũng như mang về nhà. Túi nilon là loại túi đựng hàng hóa dễ mua nhất, và dễ có nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng rãi và phổ biến đến mức mua bất kỳ loại hàng hóa nào, bạn cũng dễ dàng nhận được túi nilon từ người bán để đựng hàng hóa. Từ bó rau, miếng thịt cho đến bánh kẹo, trái cây, tất cả đều được người bán cung cấp túi nilon một cách miễn phí.

Túi nilon là loại túi có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Người tiêu dùng có thể dùng đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau trừ xăng dầu, hóa chất độc hại và acid.

5.1.2 Nhận thức của người dân

Một cách tổng quát, người dân ở quận Ninh Kiều đã nhận thức được chất lượng môi trường nơi đây đang ngày một xấu đi, họ có hình dung được việc vứt rác bừa bãi hay sử dụng quá mức túi nilon sẽ có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhận thức được và nắm bắt thông tin về môi trường của họ còn rất kém, cộng với ý thức bảo vệ môi trường

72

không có hoặc rất thấp, họ chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn trước mắt, những tác hại nhìn thấy được,… Một số người còn không có thái độ hợp tác để góp phần trong các dự án, chương trình bảo vệ môi trường, họ luôn có thái độ thờ ơ và không muốn biết, hoặc tìm hiểu để có thêm kiến thức và ý thức trong công tác bảo vệ môi trường. Một số khác có tỏ sự quan tâm tuy nhiên bản thân họ cảm thấy bất lực, vì cho rằng chính quyền địa phương nơi đây không có sự quan tâm (bàng quan) về vấn đề này, nên việc sử dụng túi nilon vẫn trong sự không kiểm soát.

Số đông không quan tâm vì họ nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề quá xa vời và không thiết thực, với họ vấn đề về kinh tế mới là quan trọng, từ đó phản ánh một thực trạng muốn cải thiện chất lượng môi trường, giảm sử dụng bao bì nilon thì trước hết phải đưa ra giải pháp thực sự thiết thực và gần gũi để nâng cao nhận thức cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.

5.1.3 Chính sách giảm sử dụng túi nilon bằng thuế tỏ ra không hiệu quả

* Việc đánh thuế túi nilon không hiệu quả

- Tại Điều 1 Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định đối tượng chịu thuế như sau:

"3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thểđựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylen resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại Khoản này (kể cả có hình dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:

a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;

b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;

73

c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói".

- Tại Điều 3 Thông tư số 159/2012/TT-BTC ngày 28/9/2012 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 quy định về túi ni lon đa lớp như sau:

"1.4. Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm, giấy... thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.” [19]

Sau khi áp dụng biểu thuế 100% lên các loại túi nilon để hạn chế việc sử dụng loại túi khó phân hủy, ảnh hưởng không tốt đến môi trường này, nhưng tác động của luật thuế mới dường như không hiệu quả, mà thậm chí còn khiến tình hình sản xuất mặt hàng bao bì nilon này thêm phức tạp.

Với thuế bảo vệ môi trường áp dụng cho các mặt hàng túi nilon, đối tượng chịu thuế này phải chịu mức thu từ 30.000 – 50.000 đồng/kg. Mục đích của việc đánh thuế nhằm hạn chế sản xuất và sử dụng túi nilon, thế nhưng, do sự tiện dụng, rẻ tiền của những chiếc túi có giá thành trung bình chỉ khoảng 200 đồng, khiến cho đại đa số cả người bán lẫn người mua hàng vẫn không hề giảm bớt việc sử dụng.

+ Mức tiêu thụ không giảm:

Theo báo chí và các phóng sự trong nước cho thấy, mức tiêu thụ túi nilon trong việc mua bán tại các chợ và hàng quán vẫn không thay đổi. Mặc dù, đó chỉ là những gì diễn ra với các tiểu thương nhỏ lẻ, tuy nhiên, xét về mặt toàn xã hội, từ ngành công nghiệp sản xuất nhựa, cho tới các nhà phân phối sử dụng túi nilon để bảo quản hàng hóa thì câu chuyện về chiếc túi nilon không còn là chuyện nhỏ.

Theo thông tin ghi nhận từ cơ quan môi trường, mỗi người Việt Nam trung bình 1 năm sử dụng ít nhất 35 kg các sản phẩm có nguồn gốc từ nhựa và mỗi ngày Việt Nam xả vào môi trường rác nhựa lên tới 2,500 tấn. Túi nilon

74

được làm từ những chất khó phân hủy, có nguồn gốc từ xăng dầu, khi thải vào môi trường, phải mất hàng chục đến hàng trăm năm mới phân hủy được hoàn toàn. Vì vậy, đánh thuế nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi nilon là cần thiết.

+ Rắc rối

Thế nhưng, những văn bản pháp lý áp thuế lại đang gây ra nhiều bất cập đối với ngành nhựa Việt Nam - một ngành công nghiệp tạo ra việc làm cho hơn 200,000 lao động, và đóng góp gần 8 tỷ đô la vào GDP Việt Nam năm qua. Trao đổi với chúng tôi, đại diện của Hiệp hội Nhựa Việt Nam cho biết các doanh nghiệp sản xuất nhựa và bao bì nilon đang gặp nhiều rắc rối vì các thông tư hướng dẫn, vị này nói:

“Hơn một tháng qua, thị trường nhựa Việt Nam hết sức hỗn loạn, vì khi thuế

ban hành họ chỉ nói là đánh vào túi xốp thôi, PE là túi mình đi siêu thị. Tinh thần của luật là như vậy nhưng khi nghị định ban hành, thì người ta nêu ra là

cả túi màng mỏng, có nguồn gốc từ HDPE, LDPE là bị đánh thuế, trừ bao bì

đóng sẵn hàng hóa và túi thân thiện với môi trường.

Rồi sau đó là thông tư hướng dẫn cũng không rõ ràng và chi tiết, nên các doanh nghiệp rất hiểu lầm và cơ quan thuế cũng hiểu nhầm. Bây giờ không

chỉ các doanh nghiệp sản xuất các loại túi xốp cho các bà đi chợ bị đánh thuế,

mà hầu hết tất cả các mặt hàng có nguồn gốc từ PE là đều bị đánh thuế.”

Theo vị này giải thích, thì một hệ lụy lớn của thuế đánh vào túi nilon PE là nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ quay sang nhập khẩu bao bì nilon đóng gói từ các nước ASEAN để họ tránh phải trả thêm mức thuế mới này. Vì theo luật thuế áp dụng, chỉ các mặt hàng nilon sản xuất trong nước là chịu thuế, còn nilon nhập khẩu thì miễn thuế hoàn toàn. Do vậy, chính sự bất cập này sẽ khiến ngành nhựa Việt Nam gặp nhiều xáo trộn và thua thiệt, đại diện của Hiệp hội Nhựa cho biết tiếp:

“Hiện tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam, từ trước đến nay, người ta mua bao bì đó tại Việt Nam rồi đóng hàng xuất khẩu đi nước ngoài, hiện tại những doanh nghiệp này đều phải chịu thuế thêm 40,000 đồng/ký, trong khi người ta nhập khẩu những bao bì đó từ nước ngoài về Việt Nam, trong ASEAN thôi, thì người ta chịu thuế 0%.”

Ngoài ra, đại diện Hiệp Hội Nhựa còn cho biết thêm, với mặt hàng sử dụng đến nhiều túi nilon để bảo quản và phân phối là ngành thủy sản đông

75

lạnh, cần có đến 5 lớp nilon khác nhau, trong đó có nhóm nilon PE, thì biểu thuế mới áp dụng càng khiến phức tạp thêm chi phí bao bì cho mặt hàng này.

+ Đánh thuế người mua

Mặc dù khâu phân phối và bán hàng sử dụng túi nilon đang gặp khó khăn như vậy, nhưng xét ở chiều ngược lại, từ phía người tiêu dùng, thì xem ra thuế nilon lại không gây ảnh hưởng gì, vì toàn bộ chi phí này, phía người bán đã chịu. Mục đích chính là giảm việc tiêu thụ túi nilon xem chừng chưa có tác dụng. Ông Vũ Trung Kiên, giám đốc Trung Tâm Ứng dụng Biến Đổi Khí hậu nhận xét:

“Mức thuế còn rất nhỏ nên người bán sẵn sàng chấp nhận bao cho người mua luôn thuế đó, thành ra, người tiêu dùng không có cảm nhận vì không bị động chạm gì, nên ý thức của người ta không hề nâng lên. Cho nên tôi cho rằng việc đánh thuế từ 1/1 vừa rồi chưa có tác động mong muốn.”

Theo quan điểm của ông Kiên, thì để biện pháp thuế hiệu quả hạn chế người tiêu dùng sử dụng túi nilon là phải làm sao chuyển dần gánh nặng thuế đó sang phía người tiêu dùng. Đồng thời, ông Kiên cũng cho rằng quan điểm của phía bảo vệ môi trường là làm sao tác động được đến người tiêu dùng trước, vì chính những người tiêu dùng mới là những người quyết định trực tiếp đến khối lượng sử dụng bao túi nilon.

“Quan điểm của chúng tôi là tác động ở khâu tiêu dùng trước, khâu sản xuất

sau thì như thế mới có tác dụng bởi vì dưới sức ép của người tiêu dùng thì nhà sản xuất mới thay đổi. Nếu chúng ta tác động từ người sản xuất thì rất khó để người tiêu dùng thay đổi và hiệu quả rất thấp.”

Ở các nước phương Tây và Hoa Kỳ, khi muốn giảm thiểu việc sử dụng một mặt hàng nào đó thì người ta trực tiếp đánh thuế vào chính mặt hàng đó. Thí dụ, tại Hoa Kỳ cũng có thuế rác thải nilon, nhưng người ta đánh trực tiếp vào người mua, khi mua hàng phải trả thêm một khoản tiền nhất định, nếu muốn có túi đựng nilon. Trong khi tại Việt Nam, thì việc áp dụng thuế lại đánh theo chiều ngược lại, tức là đánh vào nhà sản xuất và người bán hàng, trong khi đối tượng chính là người tiêu dùng lại không hề bị đụng chạm.

76

+Ý thức người dân

Ở góc độ khác, vì sao cho đến giờ này, người tiêu dùng vẫn dửng dưng với hành vi sử dụng túi nilon. Câu trả lời có thể thấy ngay là Việt Nam chưa có một giải pháp thay thế hiệu quả và ít tốn kém cho mặt hàng này. Quay lại với ông Vũ Trung Kiên, ông cho biết, hiện nay, Trung tâm của ông đang khuyến khích người dân sử dụng túi sinh thái, là loại túi không thấm nước, có thể tái sử dụng được nhiều lần và tự hủy được trong một thời gian ngắn.

Có thể nhận thấy, việc đánh thuế đối với các sản phẩm túi nilon nhằm định hướng người tiêu dùng sang các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường là hợp lý. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải có tiêu chí và đối tượng chịu thuế rõ ràng để việc đánh thuế này không gây tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp nhựa đang hiệu quả. Đồng thời, Việt Nam cũng phải có các biện pháp tuyên truyền đi kèm để người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm thay thế và thân thiện với môi trường. Bởi nếu, dù có đánh thuế cao mà người dân không ý thức được vấn đề môi trường, thì những quy định mới vừa gây thiệt hại kinh tế lại vừa không mang lại hiệu quả như mong muốn.[18]

5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON NILON

5.2.1 Nhà sản xuất

Lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến lĩnh vực sản xuất sạch hơn để tạo ra những sản phẩm sinh thái. Nhiều lý do được đưa ra như:

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 69)