Xuất các loại túi thân thiện với môi trường (túi môi trường, túi vả

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 80)

2. Về hình thứ c:

5.2.5 xuất các loại túi thân thiện với môi trường (túi môi trường, túi vả

vải đay, túi phân hủy sinh học) có thể thay thế túi nilon

Như ta đã biết túi nilon rất tiện dụng và không thể thiếu trong sinh hoạt của mọi người, chính vì sự tiện dụng đó đã dẫn đến việc sử dụng quá mức, mà túi nilon thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và môi trường. Vì thế, muốn hạn chế việc sử dụng túi nilon, bảo vệ môi trường thì buộc phải có loại túi nào đó thay thế, sau đây là một số sản phẩm túi thân thiện với môi trường đặc trưng đã được áp dụng trên thị trường Việt Nam : túi môi trường, túi vải đay, túi phân hủy sinh học.

- Túi môi trường

Một giải pháp mới thay thế cho túi nilon là các loại túi đựng tiện dụng, thân thiện và bảo vệ môi trường hằng ngày, được sản xuất từ Vải không dệt 100% PP (Polypropylene Spunbonded fabric) với công nghệ hotseal (ép nóng, không dùng sợi Chỉ để may túi) có khả năng tự hủy 100% thay thế cho các loại bao bì nilon truyền thống (Rất ô nhiễm môi trường).

Là một trong những lọai sản phẩm thân thiện môi trường, không độc hại, kháng khuẩn, thông hơi tốt, độ co giãn cao; Là một trong những sản phẩm mới của ngành bao bì đã và đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bao bì Vải không dệt với hình thức đẹp, màu sắc nổi bật phù hợp cho việc quảng cáo thương hiệu, các đợt tung sản phẩm mới, quà tặng, sản phẩm khuyến mãi, các hội nghị, …

81

(Nguồn: Internet).

Với đặc tính kháng tĩnh điện, kháng tia cực tím, kháng cháy và kháng thấm; túi được sử dụng hiệu quả với những đặc tính vượt trội để thay thế bao bì giấy hoặc bao bì nhựa, dễ dàng phân hủy trong đất cũng như khi đốt cháy nên được xem là sản phẩm thân thiện môi trường; sản phẩm có trọng lượng rất nhẹ, có thể xếp nhỏ lại, có độ bền và dai như vải; với đặc tính có thể tái sử dụng nhiều lần với nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng; được sử dụng rất hiệu quả cho việc quảng cáo thương hiệu sản phẩm (in lên túi).

- Túi vải đay

Túi vải đay có kiểu dáng đẹp, độ bền cao, sử dụng tiện lợi, bảo vệ môi trường. Loại túi này có thể sử dụng khi đi du lịch, mua sắm, làm quà tặng trong các hội nghị, hội thảo, sự kiện, khuyến mãi. Bên cạnh đó, chất liệu vải đay có độ bền cao, rất nhẹ và không hề gây ô nhiễm môi trường như túi nilon. Nếu như túi giấy, túi ni lông rất dễ nhàu nát, rách, tính thẩm mỹ không cao thì túi vải có kiểu dáng thời trang với nhiều màu sắc, kích cỡ, phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng. Túi được thiết kế hai quai để bạn xách hoặc đeo trên vai cùng chất liệu vải đay rất nhẹ, giúp người dùng thấy dễ chịu, thoải mái khi mang túi. Bên cạnh đó, khi túi bị bẩn, bạn có thể giặt sạch, sử dụng nhiều lần.

82

(Nguồn : Internet).

+ Tiện lợi khi sử dụng

Đây cũng là một ưu điểm khác khiến túi vải đay luôn được ưa chuộng. Bạn có thể mang túi khi đi du lịch, mua sắm, đi chợ, đi học. Khi không sử dụng, túi có thể gấp lại một cách gọn gàng và để dành cho những lần dùng sau.

Với mẫu mã bắt mắt, loại túi này là lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp khi tổ chức chương trình khuyến mãi, sự kiện, hội nghị, hội thảo, quảng cáo sản phẩm mới. Khách hàng sẽ dùng những chiếc túi này để đựng các hàng hóa khác, giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.

Không chỉ vậy, các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, trường học, trung tâm tin học, ngoại ngữ, công ty hay xí nghiệp cũng có thể sử dụng túi vải đay. Bên cạnh đó, bà nội trợ có thể sử dụng túi khi đi chợ giúp đựng được nhiều đồ, tiện lợi và nhẹ nhàng.

+ Thân thiện với môi trường

Túi nilon chỉ sử dụng được vài lần, gây ô nhiễm môi trường vì rất khó phân hủy, độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Còn với túi vải đay, có thể sử dụng nhiều lần, chất liệu vải đay có khả năng tự phân hủy, tái chế. Vì thế, khi sử dụng loại túi này cũng là cách để bạn bảo vệ môi trường và bảo vệ cuộc sống của mình.

83

Sản xuất bao bì tự hủy theo cơ chế sinh học (biodegradable) là quá trình phân hủy triệt để bao bì nhựa (từ nguyên liệu nhựa có nguồn gốc thực vật) do tác động của vi sinh vật và độẩm thành phân hữu cơ (compost).

Túi tự hủy chỉ phân hủy khi đã qua sử dụng, còn trong điều kiện bảo quản khô ráo, chất lượng túi có thể kiểm soát được.

Bao bì nhựa tự hủy có tiến trình phân hủy qua hai giai đoạn: đầu tiên các phân tử của màng nhựa được dãn ra, trở nên cứng và phân rã thành các mảnh vụn siêu nhỏ do tác động của tự nhiên như ánh sáng mặt trời, oxy, nhiệt độ ... sau đó tiếp tục chuyển hóathành carbon dioxide, nước và khối sinh học do các vi sinh vậthấp thụ nên và tất cả các thành phần này sẽ hòa nhập vào môi trường theo qui trình sinh học tự nhiên.Thời gian tự hủy tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng , nhà sản xuất có thể cho ra đời sản phẩm nhựa phân hủy: sau 6 tháng ; sau1 năm, 2 năm và lâu hơn nữa.

Một số ưu điểm :

+ Phân hủy theo định kỳ tính toán trước tùy theo nhu cầu sử dụng . + Sau khi phân rã sẽ lẫn với rác, với đất ... không gây tác hại cho môi trường, thuận tiện cho việc xử lý rác .

+Thuận lợi cho việc sử dụng đựng rác gia đình, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, ðặc biệt là các màng phủ nông nghiệp .

+ Khi sử dụng loại bao bì tự hủy này sẽ không còn công đoạn nhặt bao rác, phân loại, giặt, tái sinh ... Việc này hạn chế rất nhiều các tác nhân gây ô nhiễm môi trường .

+ Loại bao bì này có thể sử dụng nguyên liệu hạt tái sinh lần một nhằm giảm giá thành sản xuất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng như bao bì sử dụng nguyên liệu chính phẩm.

84

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu phân tích thực trạng sử dụng túi nilon của người dân quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, ta thấy rằng thực trạng sử dụng túi nilon ở nơi đây còn một số bất cập. Hơn nữa, nhận thức của người dân (cả người bán hàng lẫn người mua) về tác hại của túi nilon vẫn còn nhiều hạn chế. Phần lớn (chiếm 80%) người dân trên địa bàn quận Ninh Kiều có nhận thức về tác hại của túi nilon ảnh hưởng đến sức khỏe (gây mùi hôi, dịch bệnh) và môi trường (ô nhiễm môi trường,lâu phân hủy). Chỉ một bộ phận nhỏ (20%) cho rằng túi nilon không có hại hoặc không biết tác hại của nó là gì. Chính quyền địa phương thì không thường xuyên tuyên truyền về môi trường cũng như những tác hại của túi nilon, có khoảng 75% đáp viên trong tổng số 100 đáp viên đều cho rằng chính quyền địa phương nơi họ sống không có sự quan tâm gì về vấn đề túi nilon. Chủ yếu người dân ở đây chỉ tiếp cận được thông tin từ thời sự trên tivi hay từ báo chí.

Qua khảo sát thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy túi nilon tự hủy vẫn còn khá xa lạ với mọi người. Với những vấn đề về giá và một số quy định về chất lượng chưa được thống nhất thì túi tự hủy đang gặp một số khó khăn nhất định để đến gần hơn với người tiêu dùng. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn người dân cho rằng việc giảm thiểu túi nilon là điều nên làm và cấp bách hiện nay. Họ tỏ ra đồng tình khi cho rằng chính phủ nên can thiệp, có những chính sách phổ biến trong việc làm giảm lượng túi nilon trên thị trường. Một bộ phận còn cho rằng nên cấm sản xuất túi nilon và chỉ sản xuất những loại túi thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy người dân vẫn ủng hộ việc loại bỏ túi nilon và thay thế bằng những loại túi thân thiện khác, tuy nhiên chỉ bản thân họ muốn thì không được hay dù biết tác hại của túi nilon nhưng họ vẫn phải sử dụng vì đơn giản mọi người cho rằng chưa có loại túi nào thay thế thì buộc lòng họ phải sử dụng túi nilon.

Đáng lưu tâm là đối tượng những người bán hàng, vì đây vừa là đối tượng tiêu thụ lại vừa là đối tượng cung cấp một lượng túi nilon rất lớn cho khách hàng. Với sự thân thiện và thái độ phục vụ ân cần, những người bán hàng luôn muốn phục vụ tốt và hài lòng cho khách hàng, nên họ không tiếc khi mỗi lần bán hàng thì cứ vô tư cho túi nilon miễn phí. Từ những vấn đề trên cho thấy rằng vấn đề về túi nilon tuy đã lâu, được nhiều người đề cập và nghiên cứu nhưng nó vẫn luôn là vấn đề mới và nổi cộm, vì những giải pháp dành cho nó mà nhà nước áp dụng ( đánh thuế, sử dụng túi tự hủy,…) vẫn chưa có hiệu quả và phổ biến. Vì vậy, đây không phải là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề của

85

cả cộng đồng, cả đất nước và cả thế giới, trước khi chờ đợi những giải pháp thiết thực thì mọi người chúng ta nên ý thức hơn trong vấn đề sử dụng bọc nilon, tái sử dụng hay sử dụng những túi đựng thay thế, không nên sử dụng nó trong những trường hợp không cần thiết ; bên cạnh đó, trách nhiệm của những nhà sản xuất là phải không ngừng nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm túi tự hủy đúng chất lượng với mức giá có thể chấp nhận được để những người bán hàng có thể cân nhắc trong việc lực chọn bao bì và người tiêu dùng cũng an tâm hơn khi sử dụng.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nhà nước, các cấp chính quyền

Nhà nước cần ban hành ngay những chính sách cụ thể để quản lý việc sử dụng túi nilon một cách chặt chẽ hơn nữa: Chẳng hạn như thay vì đánh thuế túi nilon từ phía người sản xuất hay người bán hàng nếu giải pháp này không hiệu quả và gây nhiều rắc rối cho ngành công nghiệp nhựa Việt Nam thì Nhà Nước cần chuyển sang các giải pháp đánh thuế vào trực tiếp các mặt hàng bao bì nilon, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt chẳng hạn, thì người tiêu dùng khi đó họ sẽ phải trả ở mức giá cao cho loại túi này chứ không còn được phát miễn phí từ người bán hàng như trước nữa, từ đó có thể lượng túi nilon mà người dân sử dụng sẽ giảm đi đáng kể. Vì họ có chịu áp lực với mức thuế này.

Nhà nước phải có chính sách đầu tư thích đáng, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu làm ra những loại vật liệu thân thiện với môi trường.Vì muốn người dân giảm sử dụng bao bì nilon thì cần phải có những loại túi nào đó thay thế ngay vào, sao cho thực sự tiện lợi và họ có thể mua nó ở mức giá rẻ như túi nilon. Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sản xuất loại vật liệu mới và có thể trợ giá cho các sản phẩm này trong thời gian đầu để tạo thói quen tiêu dùng cho người dân.

Nhà nước nên thành lập cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng để có một tiêu chuẩn thống nhất công nhận túi tự hủy.

Do còn một bộ phận lớn người dân vẫn chưa nhận biết được tác hại của túi nilon nên trong thời gian tới các cơ quan, ban ngành, hay chính quyền địa phương có liên quan cần kết hợp với nhau để tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân bằng cách phát huy tối đa tính tiếp cận của các phương tiện truyền thông để cung cấp đầy đủ thông tin về những ảnh hưởng mà túi nilon gây ra cho tài nguyên, môi trường sống và sức khỏe con người.

Chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi họp tổ, họp khu vực tuyên truyền về tác hại của túi nilon, treo nhiều băng rôn, áp phích ở

86

cổng chợ, các siêu thị để nhắc nhở, kêu gọi người dân hạn chế sử dụng túi nilon.

Tổ chức thường xuyên hơn nữa ở các hoạt động như: “Ngày không túi nilon”, “Ngày chủ nhật không túi nilon”, “Nói không với túi nilon”, “Đổi túi nilon lấy túi sử dụng nhiều lần”,…nhằm khuyến khích người dân, kể cả học sinh- sinh viên hạn chế sử dụng túi nilon.

Thực hiện các buổi phóng sự với kịch bản nói về tác hại của túi nilon, kêu gọi người dân hạn chế sử dụng túi nilon, phát sóng cố định trên các kênh truyền thanh, truyền hình quốc gia cũng như các kênh địa phương.

Hỗ trợ kinh phí cho Đoàn Thanh Niên các phường tổ chức làm túi giấy đem giao cho các tiểu thương ở các chợ trong địa phương, vừa tạo thêm nguồn kinh phí cho các tổ chức Đoàn hoạt động. Đặt thêm nhiều thùng rác tại các khu vực công cộng hay khu vực tập trung đông dân cư để hạn chế việc xả rác bừa bãi của người dân.

6.2.2 Phía doanh nghiệp

Các công ty cần tập trung thiết kế mẫu mã thật đẹp và tiện dụng trên các túi thân thiện, dễ sử dụng, không gây bất tiện trong quá trình mua sắm, giá rẻ, thu hút khách hàng sử dụng.

Cần phân loại rác, xử lý, xây dựng nhà máy tái chế túi nilon theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh, an toàn khi sử dụng, nhằm giảm nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong khâu sản xuất.

Bồi dưỡng cán bộ, nhân viên thực hiện chế độ tạo điều kiện tốt cho họ học hỏi, giao lưu trong và ngoài nước, nâng cao trình độ hiểu biết về tác hại túi nilon gây ra cho môi trường và sức khỏe con người như thế nào. Tạo ra nhiều sản phẩm mới, thân thiện, tiện dụng. Trong trường hợp sản xuất túi thân thiện từ các nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên như tinh bột sắn, ngô,…thì phải xây dựng hệ thống cung cấp lâu dài và ổn định để sản xuất, nhằm tránh tình trạng biến động về giá cả, đảm bảo nguồn nguyên liệu quốc gia, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nhằm đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Đồng thời cập nhật tin tức, luật bảo vệ môi trường nhanh chóng và chính xác, tránh vi phạm về mặt pháp luật.

Doanh nghiệp sản xuất túi thân thiện với tiêu chí an toàn đi đầu, tránh tình trạng vì lợi nhuận mà sản xuất các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, làm mất uy tín, gây hại cho sức khỏe và môi trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có nhiều chính sách quảng cáo, tư vấn, tuyên truyền đánh vào tâm lý của người tiêu dùng về những tác hại từ túi nilon, nhằm nâng cao lượng tiêu thụ túi thân thiện.

87

Tổ chức nghiên cứu, sáng chế, có chính sách ưu đãi, khuyến khích, những nghiên cứu có giá trị về túi thân thiện môi trường - đảm bảo về cả chi phí và an toàn.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng, xử lý chất thải, thu gom rác thải đúng quy trình, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh, đảm bảo an toàn cao khi sản xuất, tiêu dùng và xử lý sau khi tiêu dùng.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ánh Tuyết(2013). Túi nilon phân hủy sinh học. http://phapluatxahoi.vn. [Ngày truy cập: 10 tháng 8 năm 2013].

2.Bảo Nhiên(2013). Bao bì tự hủy- Lợi hoàn toàn?.

http://www.daisuhangviet.vn. [Ngày truy cập: 10 tháng 8 năm 2013].

3. Đào Công Thiên, 2009. Phân tích những nhân tốảnh hưởng tới tình hình

nghèo đói của các hộ ngư dân ven đầm Nha Chu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh

Hòa. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.

4. Đặng Minh Tâm, 2012. Quận Ninh Kiều phát triển thành đô thị trung tâm hiện đại. Tạp chí đầu tư, số 73, trang 14- 18.

5. Đông Nguyên(2008).Túi nilon đã tới lúc giã biệt. http://www.khoahoc.com.vn. [Ngày truy cập: 22 tháng 9 năm 2013].

6. Hà Nhật Quang, 2010. Rác thải rắn và tình hình xử lý rác thải rắn ở Hà Nội. Tiểu luận. Đại học Thăng Long.

7.Hãy chung tay hành động “Một ngày không dùng bao bì ni

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 80)