1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty tnhh kim anh

94 371 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Công ty TNHH Kim Anh là một trong những công ty hàng đầu tại Sóc Trăng trong việc xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm đông lạnh nói riêng với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại được nhập k

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

-   -

LÂM HOÀNG HẢO

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM TẠI CÔNG TY TNHH KIM ANH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kinh Tế Ngoại Thương

Mã số ngành: 52310101

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Công ty TNHH Kim Anh Sau hơn 2 tháng thực tập tại Công ty, cùng với những kiến thức đã học em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài:

“Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm của Công ty TNHH Kim Anh” Để hoàn

thành đề tài, ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực tập Và nhất là sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của Thầy Nguyễn Ngọc Đức và các anh chị trong phòng Kinh doanh tại công ty TNHH Kim Anh trong suốt thời gian em thực hiện đề tài

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, cùng toàn thể quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong bốn năm học vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Ngọc Đức, người đã hướng dẫn, và đóng góp nhiều ý kiến giúp em hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Công ty, các anh chị trong phòng Kinh doanh – Công ty TNHH Kim Anh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập vàthu thập số liệu tại Công ty

Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công trong công tác giảng dạy Kính chúc các cô chú, anh chị tại Công ty TNHH Kim Anh lời chúc sức khỏe và luôn thành đạt

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Người thực hiện

Lâm Hoàng Hảo

Trang 5

HẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Sóc Trăng, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Ngọc Đức

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày 12 tháng 12 năm 2013

Giáo viên phản biện

(ký và ghi họ tên)

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Phạm vi không gian 4

1.3.2 Phạm vi về thời gian 4

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4 Lược khảo tài liệu 4

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.1 Phương pháp luận 9

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu 9

2.1.2 Các loại hình xuất khẩu 9

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu 12

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 15

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 15

Chương 3 : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH KIM ANH 17

3.1 Khái quát về công ty TNHH Kim Anh 17

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 18

3.2 Tình hình nhân sự 22

3.3 Giới thiệu sản phẩm quy trình công nghệ 24

Trang 9

3.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm

2013 27

3.5 Thuận lợi và khó khăn trong thời điểm hiện tại 31

3.6 Mục tiêu và định hướng công ty trong những năm tới 32

Chương 4: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH KIM ANH 34

4.1 Khái quát tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2010 và 6 tháng 2013 34

4.2 Hoạt động xuất khẩu tôm của công ty TNHH Kim Anh giai đoạn 2010 - 6 tháng 2013 36

4.2.1 Hoạt động thu mua 36

4.2.2 Hoạt động sản xuất phục vụ thị trường nội địa 38

4.3 Tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH Kim Anh giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 39

4.3.1 Sản lượng và giá trị xuất khẩu 39

4.3.2 Thị trường xuất khẩu 42

4.3.3 Hình thức xuất khẩu và giá xuất khẩu 50

4.3.4 Phương thức thanh toán 50

4.3.5 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 51

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH Kim Anh giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 57

4.4.1 Các yếu tố bên ngoài 57

4.4.2 Các yếu tố bên trong 70

4.4.2.1 Hoạt động marketing của công ty 70

Chương 5 :GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TNHH KIM ANH 73

5.1 Đánh giá quá trình xuất khẩu của Kim Anh 73

5.1.1 Mặt tích cực 73

5.1.2 Mặt hạn chế 74

5.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tôm tại công ty TNHH Kim Anh 76

Trang 10

Chương 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

6.1 Kết luận 82

6.2 Kiến nghị 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự công ty TNHH Kim Anh 23

Bảng 3.2 Trình độ lao động của công ty TNHH Kim Anh 6 tháng đầu năm

2013 24 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2013 30 Bảng 4.1 Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2010- 2012 34 Bảng 4.2 Sản lượng tôm nguyên liệu thu mua từ năm 2010 đến 6/2013 36 Bảng 4.3 Giá trị và sản lượng tôm của công ty TNHH Kim Anh giai đoạn

2010 và 2012 39 Bảng 4.4Giá trị và sản lượng tôm của công ty TNHH Kim Anh giai đoạn 6T2012 và 6T2013 39 Bảng 4.5 Sản lượng và giá trị xuất khẩu từng thị trường giai đoạn 2010 và

2012 43 Bảng 4.6 Sản lượng và giá trị xuất khẩu từng thị trường giai đoạn 6T2012 và 6T2013 44

Bảng 4.7 Cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Kim Anh giai đoạn 2010

và 6/2013 53

Bảng 4.8 Tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá hối đoái bình quân của Kim Anh giai đoạn

2010 và 6/2013 61 Bảng 4.9 Giá trị hàng bị trả lại tại Kim Anh giai đoạn 2010 và 6T2013 71 Bảng 5.1 Kết quả nhận định 76

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Trang Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kim Anh 19 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chế biến tôm của công ty TNHH Kim Anh 25 Hình 4.1 Cơ cấu giá trị tôm xuất khẩu và nội địa của Kim Anh năm 2012 38 Hình 4.2 Cơ cấu sản lượng từng thị trường của Kim Anh giai đoạn 2010-2012 43 Hình 4.3 Cơ cấu các phương thức thanh toán quốc tế tại công ty TNHH Kim Anh năm 2012 51 Hình 4.4 Cơ cấu lao động tại công ty Kim Anh 6 tháng đầu năm 2013 72

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam Trong đó xuất khẩu thủy sản đã trở thành ngành nổi bật mang nhiều rất nhiều ngoại tệ về cho nước ta Tính đến cuối năm 2012 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD tăng 0.3%

so với năm 2011 và đến tháng 7/2013 giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 3,41

tỷ USD tăng 0,7% so với cùng kỳ đây được xem là những tín hiệu đáng mừng cho ngành thủy sản nước nhà ( Vasep và Bộ NNP&TNN, 2012) Thêm vào đó, trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 6/2013 đạt 534 triệu USD qua

đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2013 lên 2,82

tỷ USD và tính đến hết tháng 6/2013, hàng thủy sản của Việt Nam đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trị giá 579 triệu USD, thị trường EU: 501 triệu USD, Nhật Bản 501 triệu USD, Hàn Quốc 189 triệu USD ( Tổng Cục hải, 2013) Đây được xem là các thị trường truyền thống của nước ta và cũng được đánh giá là các thị trường hết sức tiềm năng, chúng ta cần phải gìn giữ và khai thác nhiều hơn nữa ở các thị trường này Mặt hàng tôm tiếp tục chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất và mang về cho nước ta 173 triệu USD, xuất khẩu tôm có tốc độ tăng trưởng lớn hàng năm và được xem là mặt hàng chủ lực của nước ta trong giai đoạn hiện nay Theo Vasep, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 1,1 tỷ USD tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó đáng chú ý tính đến 6 tháng đầu năm

2013, sản lượng tôm Thái Lan, nước chi phối nguồn cung thế giới giảm mạnh

và giá tôm trên thị trường thế giới tăng nhanh là các yếu tố thuận lợi cho việc xuất khẩu tôm của Việt Nam tiếp tục phát triển, đây là điều kiện để các tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu tôm phát huy vai trò của mình hơn nữa nhằm góp phần thu ngoại tệ làm giàu cho nước nhà Trong đó, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với truyền thống lâu đời trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã giúp Sóc Trăng trở thành một trong những tỉnh có sản lượng tôm cung cấp cho xuất khẩu đứng đầu cả nước với sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng đạt trên

17000 tấn (theo báo cáo tháng 7/2013 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn) Với những ưu thế hiện có, tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm duy trì và tăng sản lượng xuất khẩu tôm hàng năm

Trang 14

Công ty TNHH Kim Anh là một trong những công ty hàng đầu tại Sóc Trăng trong việc xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm đông lạnh nói riêng với

cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu và Nhật cùng với đội ngũ công nhân viên lành nghề nên sản phẩm của công ty có chất lượng đảm bảo, ngoài ra công ty còn có nhà máy sản xuất thức ăn cho tôm cá và có vùng nuôi tôm cá hơn 150 ha Do đó, sản phẩm của công ty được sản xuất theo quy trình khép kính và nguyên liệu được truy xuất nguồn gốc rõ ràng Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tôm của công ty trong tỷ trọng giá trị xuất khẩu tôm của của cả nước còn thấp vì bên cạnh những điều kiện tự nhiên thuận lợi

và các chính sách ưu đãi mà tỉnh dành cho, thì công ty đang đối mặt với nhiều thách thức lớn khác như : sự khắc khe từ các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU… về quy trình an toàn kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm ngày càng lớn,

sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong và

ngoài nước Vì thế, “ Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty TNHH

Kim Anh” là một vấn đề hết sức cần thiết nhằm tiềm ra được những ưu điểm

và yếu điểm của công ty từ đó góp phần nâng cao giá trị xuất khẩu tôm của công ty đóng góp vào tổng giá trị xuất khẩu tôm của cả nước, nâng cao vị thế của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế Bên cạnh đó, việc phân tích thực trạng xuất khẩu tôm còn giúp cho công ty có một cái nhìn tổng quát hơn

về vị thế của mình trong ngành, từng bước hoàn thiện mình hơn, xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất dài hạn để từng bước khẳng định mình là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản nói chung và xuất khẩu tôm nói riêng tại tại Sóc Trăng

1.1.2 Căn cứ thực tiễn

Theo số liệu của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) năm 2012, thủy sản được xem là mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất với tổng giá trị được tiêu thụ là 102 tỷ USD năm 2008, từ năm 2012 đến năm 2015 tốc độ tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng 0.8%/năm, tổng nhu cầu thủy sản

và các sản phẩm từ thủy sản sẽ tăng 2.1%/năm Trong đó sản lượng thủy sản tăng gần 50 triệu tấn từ 133 triệu tấn năm 2000 lên 183 triệu tấn năm 2015, đến năm 2010 trung bình một người sẽ tiêu thụ 18.4 kg thủy sản mỗi năm và 19.1 kg vào năm 2015

Hơn thế nữa, cầu thủy sản vẫn tiếp tục tăng cao tính đến năm 2015 nhưng nguồn cung thủy sản gặp không ít khó khăn Trong năm 2011, nếu như nguồn cung thủy sản thế giới tiêu biểu là Nhật Bản gặp không ít khó khăn do gánh chịu hậu quả nặng nề từ sóng thần và động đất thì mãi đến năm 2013 ngành thủy sản của Nhật dường như vẫn chưa được phục hồi toàn vẹn Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Trang 15

Trương Đình Hòe cho biết hầu hết kho lạnh của Thái Lan cũng đang hứng chịu hậu quả nặng nề do lũ lụt để lại, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đến việc xuất khẩu thủy sản của Thái Lan trong giai đoạn 2013-2015

Đặc biệt đối với ngành tôm, nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang cố gắng xúc tiến xuất khẩu sang Mỹ, nhưng phía Mỹ lo ngại lũ lụt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng con tôm nên xiết chặt kiểm tra con tôm của Thái Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu và cũng là cơ hội trực tiếp cho công ty TNHH Kim Anh tận dụng cơ hội mở rông thị trường Một lần nữa, đây là cơ hội cho công ty TNHH Kim Anh tận dụng những ưu thế sẵn có của mình để mở rộng và phát triển thị

trường tiềm năng Tóm lại “Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty

TNHH Kim Anh” là hết sức cần thiết để giúp công ty có những bước chuẩn bị

cần thiết và hợp lý để tận dụng cơ hội mà thị trường mang lại cho mình, đồng thời cũng cố thương hiệu thủy sản nói chung và con tôm nói riêng trên thị

trường quốc tế Bên cạnh đó, việc “Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm tại

công ty TNHH Kim Anh” còn giúp cho quý công ty nhìn nhận và phát hiện

được những điểm mạnh, điểm yếu của mình Từ đó có những bước đi đúng đắn góp phần củng cố thị phần xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới, trở thành một doanh nghiệp xuất khẩu tôm mạnh của tỉnh Sóc Trăng và cả nước

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng xuất khẩu tôm của công ty TNHH KIM ANH tại Sóc Trăng nhằm đánh giá tình hình xuất khẩu tôm của công ty, thấy được những thành tựu đạt được cũng như khó khăn của công ty trong gia đoạn hiện nay, từ đó đề ra giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty trong tương lai

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty TNHH

KIM ANH trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

- Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

của công ty TNHH KIM ANH

- Mục tiêu 3: Đánh giá hoạt động xuất khẩu tôm của công ty TNHH

KIM ANH, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trang 16

1.3.1 Phạm vi không gian

-Đề tài được thực hiện tại: công ty TNHH KIM ANH

1.3.2 Phạm vi về thời gian

-Số liệu sử dụng trong phân tích được thu thập trong khoảng thời gian

từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

-Đề tài được tiến hành thực hiện từ ngày 19/8/2013 đến ngày 19/11/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

-Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH KIM ANH

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã có tham khảo qua một số luận văn như sau:

Đầu tiên là đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm của công ty cổ

phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX ” do tác giả Trần Thị Ngọc Hân

về phương thức thanh toán, hình thức xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, giá xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng – STAPIMEX, giúp cho người đọc và bản thân công ty có một cái nhìn khách quan hơn về vị thế của mình, từ đó đề ra nhiều giải pháp như cải tiến công nghệ để đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ chân khách hàng

cũ, tiềm kiếm khách hàng mới, xây dựng vùng nguyên liệu góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu tôm của công ty tiến lên một tầm cao mới

Kế đến là đề tài: “ Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản công ty cổ

phần thủy sản Hùng Anh” tác giả Dương Ngọc Huyền (2010), trường Đại

học Cần Thơ

Trang 17

Nội dung đề tài: Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công

ty thủy sản Hùng Anh trong giai đoạn từ năm 2008-2010 nhằm phát hiện được những thuận lợi như công ty như nằm trong vùng nguyện liệu dễ dàng cho việc thu mua và chế biến, mô hình liên kết giữa công ty Hùng Anh và công ty Hải Sản 404 tận dụng được thế mạnh của nhau và thị trường đầu ra ổn định cùng với đội ngũ công nhân viên cán bộ lành nghề là điểm mạnh dễ nhận thấy

ở công ty Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn như chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào chưa đảm bảo, vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh chủ yếu là vốn vay nên hiệu quả kém không những thế sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong và ngoài nước cũng là rào cản đối với công ty Đề tài còn nghiên cứu sâu về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty bao gồm nhân

tố sản lượng và giá cả, hoạt động chiêu thị và nhân tố nguồn nguyên liệu, đồng thời còn có các nhân tố bên ngoài như tỷ giá hối đoái, thị trường tiêu thụ, luật pháp và chuẩn mực vệ sinh thực phẩm cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tôm của công ty Đáng chú ý hơn nữa là đề tài còn phân tích ma trận SWOT đề ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty kết hợp với các giả pháp quản trị thích hợp từ đó giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu như chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược kết hợp về phía trước, chiến lược kết hợp về phía sau nhằm giúp công ty có nhiều giải pháp vận dụng thích hợp trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay Bài nghiên cứu còn phân tích sâu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như công ty cổ phần thủy sản Bình Anh, công ty Hải sản 404 nhằm giúp công ty có những bước chuẩn bị thích hợp cho chiến lược sản xuất và xuất khẩu trong tương lai

Thứ ba là đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty

Hải sản 404” tác giả Trần Thị Mai (2010), trường Đại học Cần Thơ

Nội dung đề tài: Bài nghiên cứu phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty Hải sản 404 trong giai đoạn 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010 Tác giả trình bài các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của công ty bao gồm các yếu tố nguồn lực như: nguồn nhân lực, vật lực, tài chính, cơ sở kỹ thuật và chiến lược marketing Hơn thế nữa tác giả cũng phân tích ma trận SWOT và từ đó đề ra các giải pháp để giúp công ty phát triển hơn nữa quá tình xuất khẩu thủy sản của mình bao gồm chú trọng phát triển thương mại điện tử, đầu tư cho chiến lược marketing quốc tế, tham gia thường xuyên các triển lãm thương mại ở nước ngoài để giới thiệu các sản phẩm của mình rộng rãi hơn nữa, thêm vào đó tác giả còn xây dựng các nhóm giải pháp riêng biệt cho từng thị trường riêng lẻ như: thị trường Hàn Quốc, Châu Mỹ La Tinh, các nước Hồi

Trang 18

giáo… Đề tài còn giúp người đọc hiểu rõ hơn về các đối thủ tiềm ẩn, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, áp lực từ nhà cung ứng, áp lực từ khách hàng thông qua phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter Từ đó, tác giả khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty thông qua các yếu tố như thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu Thông qua đó, tác giả có các kiến nghị gởi đến các cơ quan nhà nước như: cần hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho thủy sản, tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực để quản lý vùng nguyên liệu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp

gỡ với các đối tác nước ngoài Đây là một trong những điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của của công ty Hải sản 404 nói riêng và ngành thủy sản của cả nước nói chung trong tương lai

Thứ tư là đề tài: “Hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu sang

thị trường Mỹ tại công ty TNHH công nghiệp thủy sản Miền Nam” tác giả

Ong Tặc Hưng (2010), trường Đại học Cần Thơ

Nội dung đề tài: Đề tài cung cấp cho người đọc cái nhìn khái quát về khái niệm marketing quốc tế và chiến lược marketing quốc tế của công ty South Vina thông qua việc hoàn thiện chiến lược marketing quốc tế sang thị trường Mỹ Đó là quá trình tiềm hiểu về nhu cầu của thị trường quốc tế và thực hiện các hoạt động nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó Ngoài ra, đề tài còn phân tích các chiến lược toàn diện cho công ty trong quá trình phát triển thông qua sử dụng ma trận SWOT Thông qua đó bài nghiên cứu đề ra chiến lược là phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu hoạt động nghiên cứu marketing, đồng thời công ty còn phải đăng ký thương hiệu cho sản phẩm của mình để ngăn chặn việc làm giả sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh góp phần gìn giữ uy tín và thương hiệu cho công ty

Hơn thế nữa, đề tài còn có những nghiên cứu sâu về nét đặc trưng văn hóa và thị hiếu tiêu dùng của thị trường Mỹ, nơi mà công ty muốn mở rông thị trường Theo nghiên cứu của tác giả thì Mỹ là một thị trường cực kỳ tiềm năng người dân có mức sống cao và rất ý thức về sức khỏe của bản thân mình Thêm vào đó người Mỹ cũng có những nét văn hóa riêng như coi trọng tự do

cá nhân và tính tự lập từ lúc nhỏ, chú ý đến nghi lễ đi thẳng vào vấn đề và mong muốn có kết quả nhanh, thích nói thẳng, nói rõ ràng, người Mỹ coi trọng giờ giấc làm việc, mọi hoạt động dẫn đến trễ hẹn đều được xem là thiếu tôn trọng Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm giúp công ty mở rộng thị trường tại Mỹ như tập trung phát triển nâng cao chất lượng của dòng sản phẩm hiện có cá tra thịt hồng, nâng cao hiệu quả của chiến lược marketing quốc thực hiện chiến lược marketing mix bao gồm phát triển cả sản phẩm, bao

Trang 19

bì …thực hiện chiến lược dẫn dụ về giá đối với thị trường Mỹ, phát triển hoàn thiện hơn nữa hệ thống kênh phân phối vẫn duy trì hình thức phân phối gián tiếp thông qua doanh nghiệp Mỹ Tuy nhiên, trong tương lai không xa sẽ phát triển hệ thống kênh phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng Mỹ Tóm lại, công ty South Vina cần phải thực hiện về các chiến lược marketing mix một cách đồng bộ và hợp lý đề từng bước tạo dựng niềm tin từ người tiêu dùng

Mỹ, đó chính là yếu tố cần và đủ để công ty có thể tồn tại ở một thị trường nhiều cơ hội mà cũng không kém thách thức

Thứ năm là đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu cá tra của công ty

cổ phần xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre” tác giả Nguyễn Anh Khuyến

(2010) trường Đại học Cần Thơ

Nội dung đề tài: Đề tài nghiên cứu tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty FAQUIMEX giai đoạn từ năm 2007 đến 6/2010 nhằm cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm chỉ tiêu doanh thu, chí phí và lợi nhuận hơn thế nữa

đề tài còn sử dụng các tỷ số lợi nhuận như tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn nữa hiêụ quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty

Đề tài còn phân tích sâu hơn về cơ cấu tổ chức của công ty liêt kê đầy

đủ chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban từ đó đề ra mục tiêu và nhiệm

vụ cụ thể cho từng vị trí Bài nghiên cứu còn phân tích khá chi tiết xoay quanh sản lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu, giải thích đầy đủ và rõ ràng hơn cho người đọc biết tại sao lại có sự biến động ở các chỉ tiêu này Và cuối cùng đề tài cũng đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa giá trị xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới như đầu tư thêm các trang trại nuôi cá để có được nguồn nguyên liệu ổn định, tăng cường hợp tác xây dựng các mối quan

hệ đối với các đối tác cung cấp nguồn nguyên liệu, đầu tư đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu sâu về thị trường cũ cũng như các thị trường tiềm năng

để nâng cao hơn nữa sản lượng xuất khẩu sang các thị trường này, cắt giảm các khoản giảm trừ doanh thu như chi phí bán hàng, cước phí vận chuyển kho bãi, minh bạch hóa các hóa đơn chứng từ, thu hút vốn đầu tư bằng các chính sách hỗ trợ hợp lý.Mục tiêu cuối cùng là nâng cao giá trị xuất nhập khẩu, lợi nhuận cho công ty giúp công ty phát triển hơn nữa trong hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản

Trang 20

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu

Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia [1,trang 11]

2.1.2 Các loại hình xuất khẩu

2.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là loại hình xuất khẩu trong đó người bán người mua liên hệ trực tiếp với nhau để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác [3, trang 26]

Đây là hình thức phù hợp với các công ty lớn và công ty đa quốc gia đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính vững vàng và có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu giỏi đồng thời phải am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán thông thạo đồng thời phải có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực buôn bán xuất khẩu Đây cũng là điểm yếu chung của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với nền thị trường thế giới [2, trang 193]

Cách thức tiến hành xuất nhập khẩu trực tiếp:

-Nghiên cứu thị trường và thương nhân

- Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ suất huy động hàng hóa xuất khẩu và tỷ suất huy động hàng hóa nhập khẩu

- Tiến hành đàm phán trực tiếp hoặc qua thư thương mại để bàn bạc, thỏa thuận các vấn đề về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao nhận…

- Ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa

- Tổ chức hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa đã ký kết

2.1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu trong đó người mua và người bán giao dịch với nhau thông qua trung gian [3, trang 26]

Đây là hình thức được đa phần các công ty xuất khẩu của Việt Nam sử dụng vì phù hợp với trình độ tài chính của công ty mình, giảm thiểu ruổi ro trong quá trình buôn bán với đối tác nước ngoài Tuy nhiên, hình thức này

Trang 21

làm giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam vì phải tốn một khoản tiền (phí) nhất định giành cho trung gian, hơn thế nữa người bán không nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm điều này khiến người xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào uy tín kinh doanh của trung gian

Hình thức xuất nhập khẩu gián tiếp bao gồm những hình thức sau:

Đại lý mua bán hàng hóa

Đại lý mua bán hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý

và bên đại lý thỏa thuận về việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa cho bên giao đại lý để bán thù lao

Hàng hóa của đại lý mua bán phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh của các bên

- Các hình thức đại lý:

- Đại lý hoa hồng

- Đại lý độc quyền

- Tổng đại lý mua bán

Ủy thác mua bán hàng hóa

Ủy thác mua bán hàng hóa là hình thức mà theo đó bên được ủy thác thực hiện mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận phí ủy thác

Gia công thương mại

Gia công là hành vi thương mại, theo đó bên nhận gia công thực hiện việc gia công hàng hóa theo yêu cầu, bằng nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để hưởng tiền gia công; bên đặt gia công nhận hàng hóa đã gia công

để kinh doanh thương mại và phải trả tiền gia công cho bên nhận gia công

Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hóa để hưởng tiền gia công Bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại

Bao tiêu

Bao tiêu là một trong những phương thức quen dùng trong buôn bán quốc tế, là cách thức buôn bán trong đó thông qua thỏa thuận, người xuất khẩu đơn độc trao cho khách hàng hoặc công ty nào đó độc quyền kinh doanh một loại hàng hóa ở một khu vực và trong một thời gian nào đó

Trang 22

Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán

để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Gọi thầu- Đấu thầu

Gọi thầu- Đấu thầu là phương thức thường gặp trong buôn bán quốc tế, thường được sử dụng trong việc giao dịch mua bán máy móc thiết bị, công nghệ, các công trình xây dựng lớn

Gọi thầu (Invitation to Tender) là từ dùng để chỉ người gọi thầu (bên mua) đưa ra công bố gọi thầu hay phiếu gọi thầu trong thời gian và địa điểm quy định, đưa ra số lượng, điều kiện mua bán liên quan cho bên bán biết

Đấu thầu (Submission to Tender) là chỉ người đấu thầu (bên bán) đáp ứng lời mời của người gọi thầu, căn cứ vào quy định của người gọi thầu, gửi báo giá cho người gọi thầu trong thời gian đấu thầu quy định Đấu thầu là hai mặt của một phương thức mua bán

Đấu giá

Đấu giá trong buôn bán quốc tế là một phương thức trong đó ngành đấu giá kinh doanh nghiệp vụ đấu giá nhận ủy thác của chủ hàng, dùng phương pháp rao giá công khai để bán hàng cho người mua trả giá cao nhất theo thời gian và địa điểm quy định, theo chương trình và quy tắc nhất định

Đấu giá được tiến hành có tổ chức trong một cơ quan nhất định, thường được tiến hành tại trung tâm đấu giá, có luật lệ và điều lệ riêng của mình, là một loại hình mua công khai, sau khi thỏa thuận xong người mua có thể trả

tiền và nhận hàng

Hội chợ triễn lãm thương mại

Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng mua bán hàng

Triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở

Trang 23

rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa Việc tổ chức các hội chợ, triễn lãm thương mại phải được Bộ Thương mại cho phép

Chuyển khẩu

Chuyển khẩu là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thường được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế, đây là hình thức mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) và bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam

Tạm nhập tái xuất

Tạm nhập tái xuất là một trong những hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu thường được sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế, đây là việc mua hàng của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoai thương, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam rồi làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến

2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của xuất khẩu

- Xuất khẩu có vai trò đặc biệt trong việc phát triển tình hình kinh tế của đất nước cụ thể là ở các vai trò sau:

- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu

và tích lũy để phát triển sản xuất

- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem là yếu tố quan trọng để kích thích tình hình phát triển kinh tế Việc đẩy mạnh xuất khẩu góp phần mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gián tiếp giúp cho ngành kinh tế khác phát triển, làm tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả

- Xuất khẩu còn kích thích đổi mới trang thiết bị, công nghệ trình độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu Từ đó, nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như tay nghề của người lao động góp phần tạo ra nhiều của cải hơn đóng góp cho nền kinh tế quốc dân

- Đẩy mạnh xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tận dụng một cách hiệu quả lợi thế so sánh tương đối và tuyệt đối của một quốc gia so với các quốc gia khác trong nền kinh tế thế giới

- Đẩy mạnh xuất khẩu làm tăng sản lượng của một quốc gia thông qua việc mở rông thị trường quốc tế

- Xuất khẩu có tác động tích cực giúp giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao mức sống cho người dân

Trang 24

- Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta [6,trang 7]

Ý nghĩa của xuất khẩu

Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Mục tiêu của xuất khẩu

Mục tiêu quan trọng nhất của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân là đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của một nền kinh tế Còn đối với doanh nghiệp thì

đó không phải là nhu cầu nhập khẩu mà xuất phát từ nhu cầu được hưởng ngoại tệ và lợi nhuận từ quá trình buôn bán với các nước trên thế giới

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

Kết quả của thuế quan làm tăng chi phí của việc đưa hàng hóa đến một nước.[trang 21]

Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao động, về vệ sinh an toàn thực phẩm môi trường …

Trang 25

Vận dụng Hiệp định về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại và

“Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn

mà có thể, hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hàng hóa nhập khẩu, như quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường [trang 30]

Chính sách thương mại quốc tế

Chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực thương mại quốc tế của một nước trong thời kỳ nhất định

Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế của một nước, nó góp phần thúc đẩy mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kì Ngoài ra chính sách thương mại quốc tế mang tính lịch sử rõ rệt, không có chính sách áp dụng cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế.[trang 36]

Ngoài ra còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến xuất khẩu như:

- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

- Trợ cấp tín dụng xuất khẩu

- Sự mua sắm của quốc gia

- Tỷ giá hối đoái

- Nguyên tắc tối huệ quốc MFN (Most Favoured Nation)

- Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized System of Preference)

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ các bản báo cáo của công ty TNHH Kim Anh ( bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, các giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty…) Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được thu thập thông qua niên giám thống kê, sách, báo và internet…

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Đối với mục tiêu 1: đề tài sử dụng phương pháp so sánh số tương đối

và số tuyệt đối kết hợp với việc vẽ đồ thị và biểu bảng để làm rõ sự biến động

Trang 26

thay đổi cũng như chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đánh giá nhận xét đúng đắn về tình hình xuất khẩu tôm tại công ty TNHH Kim Anh

Đối với mục tiêu 2: đề tài sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá

các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty

Đối với mục tiêu 3: đề tài tổng hợp các thông tin đã phân tích được ở

mục tiêu 1 và mục tiêu 2 để có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tôm của công ty Kim Anh

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp đơn giản phù hợp với nhiều loại chỉ tiêu so sánh Tuy nhiên khi so sánh cần phải chú ý một số vấn đề sau:[6, trang 11]

Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh thường

được gọi là kỳ gốc Ở đây kỳ gốc có thể được hiểu là số liệu năm trước được dùng so sánh với những năm sau

Điều kiện so sánh: các số liệu được sử dụng để so sánh phải phù hợp về

các yếu tố thời gian, không gian như cùng đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô

Có 2 cách so sánh: so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối:

So sánh số tuyệt đối

Là phương pháp so sánh thể hiện quy mô, giá trị khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó Dựa vào chỉ tiêu này ta có thể thấy được sự chênh lệch, biến động của các chỉ tiêu kinh tế nhất định thông qua so sánh số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc

A= a1 – a0A: là trị số chênh lệch giữa 2 kỳ

A: là % gia tăng của các chỉ tiêu phân tích

Trang 27

a1: kỳ phân tích

a0: kỳ gốc

Trang 28

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH KIM ANH 3.1 Khái quát về công ty TNHH Kim Anh

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trước năm 1992, Sóc Trăng trực thuộc tỉnh Hậu Giang, là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển, có ưu thế của một tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long,

và là một vùng đất có truyền thông nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ lâu đời

Nhận thấy được những ưu điểm trên, năm 1992 công ty TNHH Kim Anh được thành lập với tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Kim Anh chuyên kinh doanh và chế biến thủy hải sản Đây là một trong những doanh nghiệp danh tiếng của tỉnh Sóc Trăng lúc bấy giờ và cũng là một điểm sáng trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của tỉnh nhà Công ty có vị trí thuận lợi

do nằm trong vùng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở khu vực sông Mê Kông,

vì vậy có được nguồn nguyên liệu dồi dào, với việc kiểm tra và quản lí sản xuất một cách nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên các chương

trình quản lí chất lượng như: GMP, SSOP, HACCP, BRC và ACC-BAP, sản

phẩm của Kim Anh đã đạt được sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước

Công ty TNHH Kim Anh hiện có bốn công ty & nhà máy chế biến

thủy hải sản gồm: Nhà máy Kim Anh, Xí nghiệp Thái Tân, công ty TNHH một thành viên Ngọc Thu và công ty TNHH một thành viên Ngọc Thái

Trong đó có 03 công ty chuyên kinh doanh và chế biến các sản phẩm từ tôm

với tổng công suất là 20.000 tấn thành phẩm/năm ( Kim Anh: 5.000 tấn/năm – Thái Tân: 10.000 tấn/năm – Ngọc Thu: 5.000 tấn/ năm)

Từ năm 1992, công ty chính thức hoạt động với tư cách là công ty TNHH Kim Anh với tên giao dịch trên thị trường là:

Tên công ty: công ty TNHH Kim Anh

Tên thương mai: KIM ANH CO ,LTD

Địa chỉ: 592 Quốc lộ 1, Phường 2, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Lĩnh vực hoạt động: Chế biến và xuất khẩu

Điện thoại công ty: (+84) 79 3820382

Fax: (+84) 79 3822762

Email: info@kimanhco.com/sales@kimanhco.com

Trang 29

Website: www.kimanhco.com

EU Code: DL 117, DL 159, DL 208, DL 44

HT QLCL: GMP, SSOP, HACCP, BRC và ACC-BAP

Sản phẩm: Tôm các loại tôm hấp, tôm cuộn khoai tây, chả giò tôm, tôm Sushi, tôm Nobashi và được đóng gói theo các qui cách như Block, Semi Block, IQF, Semi IQF, Vacuumed pack, Tray, IWP, interleave, Skin pack v.v

Công ty Kim Anh luôn chứng tỏ mình là doanh nghiệp đứng đầu của tỉnh trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu thủy sản Với phương châm “ Đảm bảo chất lượng” sản phẩm của công ty luôn giữ được uy tính trên thị trường quốc tế, công ty đã được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm như: GMP, SSOP, HACCP, BRC và ACC-BAP Hơn thế nữa, công ty luôn hoạt động sản xuất với mục tiêu “ Giá trị và sản lượng năm sau cao hơn năm trước” theo đó góp phần tạo việc làm cho người dân trong tỉnh và đóng góp không nhỏ vào tổng ngân sách của tỉnh nhà thông qua việc nộp đầy đủ các khoản thuế hằng năm

3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

*Chức năng của công ty

Công ty thực hiện chức năng chính yếu của đơn vị mình là thu mua các mặt hàng thủy sản đông lạnh từ các hộ chăn nuôi, chế biến đóng gói và xuất khẩu sang thị trường ngoài nước Song song với việc thực hiện các chức năng nêu trên công ty cũng đã hoàn thành chức năng không kém phần quan trọng của mình là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của nước nhà ngày càng phát triển

đa dạng về chủng loại và nâng cao chất lượng, cũng như sản lượng xuất khẩu đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khó tính của các thị trường quốc tế góp phần thu ngoại tệ về làm giàu cho nước ta

Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, công ty đã góp phần giải quyết vấn đề vệc làm cho người lao động Nâng cao đời sống vật chất của người lao động nói riêng cũng như tạo thu nhập ổn định cho người nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nói chung

Sản xuất ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường ngoài nước cũng đồng nghĩa với việc phải nâng cao năng suất hoạt động cải tiến quy trình và dây chuyền sản xuất, việc nhập khẩu các trang thiết

bị hiện đại từ nước ngoài là điều khó tránh khỏi Thông qua việc nhập khẩu các trang thiết bị hiện đại góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà

Trang 30

*Nhiệm vụ của công ty

Công ty tự xây dựng và tự chịu trách nhiệm về các phương hướng kinh

doanh và kế hoạch phát triển sản xuất, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của

mình đối với nhà nước thông qua việc nộp đầy đủ các khoản thuế và phí

Trong quá trình hoạt động sản xuất, công ty phải tích lũy nguồn vốn

kinh doanh, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, đảm bảo các khoản

đầu tư, mở rộng sản xuất, đảm bảo tuyệt đối tuân thủ các chính sách, quy định,

quy chế xuất nhập khẩu, giao dịch đối ngoại

Thực hiện các cam kết trong hoạt động nghiên cứu, đảm bảo các quy

định về an toàn vệ sinh chất lượng sản phẩm, khai thác tối đa lợi thế về nguồn

nguyên liệu tạo lợi thế về giá cả và sản lượng góp phần tạo thuận lợi cho việc

ký kết các hợp đồng xuất khẩu

*Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức của công ty

Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Kim Anh được tổ chức gọn nhẹ,

phù hợp với nhu cầu sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty, tiết kiệm

tối đa phí vận hành, đảm bảo bố trí đúng người đúng việc phù hợp với năng

lực, kinh nghiệm, chuyên môn của từng cán bộ chuyên trách

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Kim Anh

*Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc

Giám đốc là người đại diện của đơn vị và chịu trách nhiệm trước pháp

luật của Nhà nước và ngành nghề, quản lý điều hành các hoạt động của đơn vị

trong giới hạn quyền và nghĩa vụ của mình

GIÁM ĐỐC

Phòng

tổ chức

Phòng kinh doanh

Phòng

kế toán

Phòng QLCL

Phòng

vi sinh

Bộ phận

cơ điện

Bộ phận sản xuất

Trang 31

Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng thành viên và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

Giám đốc phải điều hành công ty theo đúng quy định của pháp luật, điều lệ công ty, hợp đồng lao động ký với công ty và quyết định của Hội đồng quản trị Nếu điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty

Phòng tổ chức

Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân Phối hợp với Ban chấp hành Công Đoàn, soạn thảo thỏa ước lao động tập thể hàng năm

Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động Theo dõi, giải quyết các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí, chế độ nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động, các chế độ chính sách khác có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ cho cán

bộ, công nhân

Nghiên cứu, đề xuất các phương án cải tiến tổ chức quản lý, sắp xếp cán bộ, công nhân cho phù hợp với tình hình phát triển sản xuất - kinh doanh

Phòng kinh doanh

Tham mưu cho Giám đốc quản lý các lĩnh vực sau: công tác xây dựng

kế hoạch, chiến lược, công tác thống kê tổng hợp sản xuất, công tác lập dự toán, quản lý hợp đồng kinh tế, các thanh toán hợp đồng kinh tế, và các nhiệm

vụ khác do Giám đốc giao

Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn, tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thực hiện lập các dự

án đầu tư, chủ trì lập kế hoạch SXKD của công ty trong từng tháng, quý, năm

và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo công ty

Xây dựng trình Giám đốc kế hoạch và chương trình làm việc của đơn vị mình, đảm bảo đúng quy định, chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu, bảo đảm tuân thủ theo quy định của công ty và pháp luật của Nhà nước trong

Trang 32

quá trình thực hiện công việc, thường xuyên báo cáo Giám đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được giao

Phòng kế toán

Lập kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của công ty tham mưu cho Giám đốc trình HĐTV phê duyệt để làm cơ sở thực hiện, chủ trì thực hiện nhiệm vụ thu và chi, kiểm tra việc chi tiêu các khoản tiền vốn, sử dụng vật tư, theo dõi đối chiếu công nợ, chủ trì tham mưu trong việc tạo nguồn vốn, quản

lý, phân bổ, điều chuyển vốn và hoàn trả vốn vay, lãi vay trong toàn công ty

Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế theo quy định chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước phản ánh trung thực kết quả hoạt động của công ty, phân tích tình hình tài chính, cân đối nguồn vốn, công nợ trong công ty và báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc, chủ trì xây dựng, soạn thảo các văn bản có liên quan đến công tác tài chính, kế toán, các quy định về quản

lý chi tiêu tài chính trình Giám đốc ban hành hoặc đề xuất với Lãnh đạo Công

ty trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tham gia việc bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên thuộc phòng và đề xuất với Giám đốc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với những nhân viên trực thuộc phòng không hoàn thành nhiệm vụ được giao

Phòng quản trị chất lượng sản phẩm

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên các phòng ban

về hệ thống quản lý chất lượng Tổ chức đánh giá nội bộ nhằm củng cố lại thiếu sót trong việc quản lý tại phòng ban

Tiếp nhận công nghệ sản phẩm mới thông qua quy trình đào tạo nghiệm ngặt ở nước ngoài cũng như trong nước, lên kế hoạch đánh giá cho sản phẩm mới Cùng các phòng ban giải quyết triệt để các vấn đề trong sản xuất thử nghiệp trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt

Kiểm tra lấy mẫu: kiểm tra hàng thành phẩm, công đoạn, dụng cụ, thao tác, tài liệu và hồ sơ trên dây chuyền sản xuất Kiểm tra trực tiếp 100% các sản phẩm trên dây chuyền trước khi đóng gói

Phòng vi sinh

Thực hiện kiểm tra các mẫu tôm về hàm lượng cũng như thành phần các loại vi sinh vật có trong tôm trước khi xuất bán nhằm tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Kết hợp với phòng quản trị chất lượng sản phẩm kiểm tra toàn diện thành phẩm để phát hiện các lô hàng không đạt chuẩn các hệ thống quản trị

Trang 33

chất lượng nhằm giữ vững thương hiệu cũng như uy tín cho công ty, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

Bô phận cơ điện

Tham gia vận hành bảo trì các hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất, phát hiện các lỗi kỹ thuật cũng như khắc phục các sự cố trong nhà máy nhằm đảm bảo quá trình sản xuất được vận hành một cách tốt nhất, giúp công

3.2 Tình hình nhân sự

Hiện nay tính đến tháng 6 năm 2013 tổng số lao động làm việc tại công

ty là hơn 800 lao động Trong đó bộ phận quản lý gồm có 40 người

Giám đốc: 1

Phòng tổ chức: 5 người ( 2 nữ và 3 nam)

Phòng kinh doanh: 13 người (6 nam và 7 nữ)

Phòng kế toán: 8 người (6 nam, 2 nữ)

Thủ quỹ: 2 người ( 2 nữ)

Đội xe: 2 người (2 nam)

Phòng vi sinh: 4 người (1 nữ, 3 nam)

Phòng quản lý chất lượng: 4 người (3 nữ, 1 nam )

Kho vật tư, bao bì: 3 người ( 3 nam )

Hằng năm công ty đã tạo ra việc làm cho khoảng 800 lao động tại địa phương Nhằm đảm bao nguồn lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuất công ty thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân, công ty luôn chú trọng tạo mọi điều kiện để công nhân yên tâm làm việc, ngoài ra công ty còn cải tiến các công tác lương, thưởng theo hướng làm việc năng động, sáng tạo nhằm tạo động lực giúp công nhân nỗ lực làm việc

Trang 34

tăng năng suất lao động Số lao động của công ty biến động qua các năm tùy vào tình hình sản xuất cụ thể của công ty

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự công ty TNHH Kim Anh

Đvt: người

Lao động thời vụ 650 530 450 Lao động dài hạn 1600 1090 780

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty TNHH Kim Anh

Qua bảng tổng hợp số lao động qua các năm ta có thể thấy rõ số lượng lao động của ty đang giảm dần qua các năm Đến tháng 6/2013 thì công ty chỉ còn khoảng 820 công nhân Nguyên nhân chính là do đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh thua lỗ, các xưởng chế biến giảm năng suất hoạt động Đến tháng đầu năm 2013 công ty phải dừng hoạt động hai nhà máy là Kim Anh và Ngọc Thu chỉ duy trì hoạt động của nhà máy Thái Tân với hơn 1/3 công suất thực, tức là hơn 3300 tấn/năm

Lực lượng lao động thời vụ là lực lượng công nhân công ty tuyển thêm vào các tháng cao điểm của sản xuất Mùa vụ sản xuất tấp nập nhất là vào khoảng tháng 8 trở đi đến hết tết âm lịch, trong khoảng thời gian này thị trường các nước Châu Âu thì chuẩn bị đón Noel nên lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh đột biến Ngược lại các nước Châu Á thì lại hân hoan đón tết nguyên đán nên nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng nhanh không kém Tình hình lao động tại công ty biến động liên tục qua từng tháng, vì công nhân thời vụ chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng và ăn theo sản phẩm, nên những tháng sang tết công nhân thời vụ thường xin nghỉ vì số lượng đơn đặt hàng thấp thu nhập không đủ sống nên họ thường có xu hướng nghỉ làm tại xưởng và chuyển sang làm nông tại các khu vực khác trong vùng

Bảng 3.2 Trình độ lao động của công ty TNHH Kim Anh

6 tháng đầu năm 2013 Trình độ lao động Số nhân viên Tỷ lệ (%)

Trang 35

Trung học 53 6,5

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự công ty TNHH Kim Anh

Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động của công ty (71.6%), đây là điều hoàn toàn có thể giải thích được vì lực lượng lao động phổ thông đa phần là công nhân lao động trực tiếp trong nhà máy sản xuất, đây là lực lượng chính tham gia quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm nên chiếm phần lớn Vì thế việc đào tạo nghiệp vụ nâng cao tay nghề cho lực lượng công nhân này là hết sức cần thiết để có thể giúp họ vận hành và sử dụng được thành thạo các trang thiết bị, máy móc hiện đại mà công ty nhập vào, góp phần tăng sản lượng sản xuất cho công ty Ngược lại, đa phần các nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học thường tham gia các công tác quản lý

và các công vệc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn nên chỉ chiếm phần nhỏ trong tỷ trọng lao động Tuy nhiên, vị trí vai trò của những nhân viên này là cực kỳ quan trọng trong quá trình định hướng và phát triển sản xuất của công

ty

3.3 Giới thiệu sản phẩm và quy trình công nghệ

*Sản phẩm: Tôm là mặt hàng chủ lực của công ty bao gồm các loại

như: tôm cuộn khoai tây, tôm cuộn khoai môn, tôm hấp, tôm xẻ cánh bướm, tôm Sushi, tôm Nobashi… Mặt hàng tôm đông lạnh có đặc điểm là không bảo quản được lâu và dễ bị giảm chất lượng sản phẩm, nên quá trình bảo quản cũng như thời gian giao hàng là cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng

lô hàng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng Tôm thường được bảo quản trong kho lạnh hoặc cấp đông dưới nhiệt độ là -180C được bảo quản tối đa trong khoảng thời gian là 6 tháng Vượt quá ngưỡng thời gian này, sản

phẩm sẽ không còn đảm bảo chất lượng

*Quy trình công nghệ: Sản phẩm của công ty TNHH Kim Anh được

sản xuất theo một quy trình khép kín từ khâu mua nguyên liệu đến thành phẩm

xuất xưởng Quy trình công nghệ được tóm tắt như sau:

Trang 36

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình chế biến tôm của công ty TNHH Kim

Anh

Tiếp nhận nguyên liệu

Tôm là mặt hàng có giá trị thương phẩm rất cao, nên quản đốc phân xưởng phải nắm được giá mua nguyên liệu phù hợp đối với từng loại tôm cũng như kích cở khác nhau, đảm bảo quá trình thu mua nguyên liệu diễn ra trơn tru

và thuận lợi

Tiếp nhận nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy cần phải được tiến hành tại khu vực rộng rãi thoáng mát, dễ dàng cho xe tải ra vào và vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy sản xuất

Tất cả nguyên liệu sau khi thu mua đều phải trải qua quy trình làm tiền chế biến bao gồm các công đoạn: rửa sạch, phân loại và cân

Rửa sau phân cỡ

Kiểm soát – cân

Bao bì – Đóng gói

Thành phẩm nhập kho

Xuất khẩu

Trang 37

Xử lý là bao gồm cắt, xén, sửa sang hình dạng nguyên liệu để có được sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng Xử lý tôm để có các hình dạng chủ yếu sau: tôm vỏ nguyên con, tôm vỏ bỏ đầu và tôm thịt

Khu vực xử lý phải sạch sẽ thoáng mát, mặt bằng đủ lớn để cho công nhân làm việc được thoài mái, diện tích khu xử lý phải cân đối với các khâu sau để quá trình sản xuất được diễn ra nhịp nhàng và đồng bộ

Rửa nguyên liệu

Tôm sau khi xử lý bóc noãn được tập trung rửa trong nước lạnh có pha nước lạnh 60

C có pha chlorine 15 ppm và pha thêm muối bột (1%) nếu là tôm càng cho sạch nhớt và sắc tố

Tôm được rửa trong hồ có dung tích khoảng 50 lít Rửa làm 2 lần rửa

do và rửa sạch trong 2 hồ luân phiên Rửa kỹ trong hồ thứ nhất sau rửa sơ trong hồ thứ hai, cứ khoảng 20kg rửa xong thì thay nước mới

Hạng tôm – Loại tôm

Phân tích chính xác hạng tôm, tức là xếp hạng chất lượng tôm là khâu cực kỳ quan trong, vì giữa các hạng tôm có sự chênh lệch giá đáng kể Các hạng chất lượng có thể xếp như sau: hạng 1, hạng 2, vụng, B, đông nội

Rửa sau phân cỡ

Đây là khâu quan trọng vì khâu này là khâu cuối cùng, đảm bảo sạch tạp chất, nước dịch tôm và tiệt trùng

Công nhân khi rửa phải dùng găng tay và đeo khẩu trang để ngăn ngừa tôm nhiễm vi sinh qua đường hô hấp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau khi rửa xong tôm được đặt trong các rổ tôm cho ráo nước và chuẩn tiếp tục công đoạn kế tiếp

Kiểm soát – cân

Trang 38

Các rổ tôm được chuyển đến để kiểm tra chất lượng, kích cỡ trước khi cân Người cân xem hạng tôm có đồng nhất hay không và thử cỡ tôm Nếu đúng cỡ hạng thì tiến hành cân, sai cỡ hạng thì báo cho khâu phân hạng biết để

xử lý

Cấp đông

Tôm sau khi rửa sạch phân hạng, kích cỡ và kiểm tra thì được đưa vào phòng cấp đông Tại đây tôm được cấp đông theo phương pháp làm lạnh nhanh để có thể bảo quản chất lượng con tôm, chuẩn bị đóng gói và xuất xưởng

Trang 39

FAO dự báo là tăng cao, các thị trường như Nhật tăng cường kiểm soát gắt gao tôm xuất khẩu từ công ty, trong khi đó các thị trường khác ở Châu Âu như

là EU đang đối mặt với các cuộc khủng hoảng nợ công lây lan từ Hi Lạp khiến cho đầu ra sản phẩm tôm của công ty gặp vô vàng khó khăn, điều này khiến cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm mạnh mà có thể nói

là mức giảm khủng khiếp nhất trong 3 năm được phân tích mà cụ thể là chỉ đạt 268.872 triệu thấp hơn 43,9% so với năm 2011 Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của công ty có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2012 với mức tăng 10,9% dự báo triển vọng kinh doanh khả quan trong thời điểm hiện tại

Chi phí

Nhìn chung tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của Kim Anh biến động qua từng năm, cụ thể nếu trong năm 2010 tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty là 569.684 triệu đồng, thì bước sang năm tiếp theo tổng chi phí này giảm nhẹ so với năm trước đó với mức giảm tương ứng là 7,5% so với năm 2010 Nguyên nhân là do giá vốn bán hàng giảm đáng kể với mức giảm là 10,3%, điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tối đa các biện pháp nhằm tiết kiệm tối đa trong quá trình chế biến, mặt khác là do sản lượng chế biến năm 2011 có sự suy giảm đáng kể nên kéo theo giá vốn bán hàng giảm, các khoản mục chi phí tài chính và chi phí bán hàng này đều gia tăng lần lượt là 10.088 triệu đồng và 4.527 triệu đồng, điều này dễ dàng lý giải được là do công ty tăng vay các khoản mới nhằm tập trung cho sản xuất, đồng thời tăng cường các hoạt động marketing và đặc biệt là trích huê hồng cho các đại lý và trung tâm mô giới sản phẩm nhằm tháo gỡ tình hình khó khăn hiện tại tiềm kiếm đầu ra cho các sản phẩm của công ty Bước sang năm 2012 chi phí cho các hoạt động kinh doanh của công ty giảm đáng kể so với năm trước, với mức giảm 40,5 % so với năm 2011, điều này là do quy mô sản xuất của công ty đã được làm nhỏ gọn cộng với việc cho dừng ngay các hoạt động marketing dường như không hiệu quả như mong đợi của công ty Đầu năm

2013 tổng chi phí của công ty lại tăng cao hơn so với cùng kỳ 7.666 triệu đồng, điều này là do giá vốn bán hàng tăng 6,9% xuất phát từ sản lượng chế biến của công ty tăng cao hơn nên cần thu mua nhiều nguyên liệu

Lợi nhuận

Nếu như năm 2010 công ty lỗ 16.430 triệu đồng thì bước vào năm 2011 khoản lỗ này tiếp tục tăng cao gấp gần 2,85 lần so với với năm 2010 Nguyên nhân chính của việc kinh doanh không hiệu quả là do các khoảng giảm trừ gia tăng đột biến Nếu như năm 2010 là 3.596 triệu đồng thì năm 2012 là 25.387 triệu đồng tăng gấp hơn 7 lần so với năm trước đó Đây là các sản phẩm bị trả

Trang 40

lại do chứa hàm lượng các chất vị sinh vượt ngưỡng cho phép, điều này có thể

lý giải được vì giai đoạn 2010-2011 là giai đoạn dịch bệnh diễn ra khá phức tạp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và các tỉnh lân cận nên người nông dân tăng cường sử dụng các loại kháng sinh để bảo vệ vùng nuôi tôm của mình Sang năm 2012 mức lỗ có giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng vẫn ở mức khá cao, đánh dấu một giai đoạn kinh doanh không thành công cho công ty, mức lỗ tương ứng năm 2012 là 44.590 triệu đồng, nguyên nhân là do doanh thu từ buôn bán hàng hóa dịch vụ giảm mạnh, cộng với các khoản giảm trừ vẫn ở mức cao tương ứng với mức 13.631 triệu đồng Bước sang năm 2013 công ty

có một ít khởi sắc hơn khi so với 6 tháng đầu năm 2012 thì khoản lỗ của công

ty giảm đáng kể, tương ứng với mức giảm là 80,3%, đây có thể được xem là những nỗ lực tích cực từ phía công ty nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn này

Ngày đăng: 15/09/2015, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w