phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta

93 1.6K 11
phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm sao ta

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 1 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hội nhập vào nền kinh tế mở toàn cầu hiện nay đang là mục tiêu chung cho nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang từng bước vươn lên, hòa mình vào dòng chảy đó và đã có những bước tiến rõ rệt, nhất là trong hoạt động giao thương với nước ngoài. Bằng chứng là qua khoảng 11 năm đàm phán với lòng quyết tâm thì đến năm 2007 Việt Nam đã chính thức được gia nhập vào WTO – một sân chơi lớn của thế giới về buôn bán và giao thương giữa các nuớc. Kể từ đó, nhiều cơ hội đã mở ra cho Việt Nam. Chính phủ cũng ngày càng quan tâm hơn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài và đặc biệt là các chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy, trong những năm qua, các mặt hàng chủ lực và tiềm năng như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, giày dép, dệt may, gỗ, các mặt hàng nông sản, thuỷ sản… đã được đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu; Trong đó, xuất khẩu tôm luôn có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển chung của đất nước và góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu. Với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên thích hợp đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng tôm. Bên cạnh đó, số lượng cũng như chất luợng tôm đã được quan tâm mở rộng và nâng cao. Các tiêu chuẩn trong việc nuôi trồng, chế biến tôm thương phẩm xuất khẩu đã được các nhà nuôi trồng cũng như nhà chế biến xuất khẩu quan tâm áp dụng trong suốt quá trình sản xuất. Tuy nhiên, những năm qua, các công ty xuất khẩu thuỷ sản (trong đó có công ty cổ phần thực phẩm SAO TA – Sóc Trăng) luôn gặp sự cạnh tranh gay gắt của các quốc gia. Việc xuất khẩu thuỷ sản cũng thường gặp phải các vụ kiện bán phá giá như các vụ kiện bán phá giá cá Tra, cá Ba Sa, tôm… của Việt Nam nói riêng và các quốc gia nói chung khi xuất khẩu qua các nước nhập khẩu. Cùng với đó là các rào cản thương mại, phi thương mại, hạn ngạch và các quy định khắt khe về vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, sử dụng lao động,…với mục đích là hạn chế lượng xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, cần có những nghiên cứu nhằm phân tích những vấn đề liên quan đến xuất khẩu tôm để từ đó có thể đẩy mạnh việc Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 2 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung xuất khẩu. Với những lý do trên, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA (FIMEX VN) – Sóc Trăng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA (FIMEX VN) – Sóc Trăng nhằm tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh huởng đến việc xuất khẩu tôm. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu tôm của Công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể  Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA (FIMEX VN) – Sóc Trăng từ năm 2008 – 2010 để có được cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động xuất khẩu tôm tại công ty.  Mục tiêu 2: Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm nhằm thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc xuất khẩu và những thuận lợi, khó khăn trong việc xuất khẩu tôm.  Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp giúp đẩy mạnh xuất khẩu tôm trong tương lai. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU  Thực trạng xuất khẩu tôm tại công ty từ năm 2008 – 2010 như thế nào?  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc xuất khẩu tôm?  Việc xuất khẩu tôm có những thuận lợi và khó khăn nào?  Để đẩy mạnh việc xuất khẩu tôm trong tuơng lai cần có những giải pháp nào? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA. Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 3 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung 1.4.2 Phạm vi thời gian Bài luận văn này được nghiên cứu và thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 11/2011 và sử dụng số liệu các năm hoạt động gần nhất của công ty để phân tích, cụ thể là từ năm 2008 – 2010. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Do công ty sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng và do kiến thức, thời gian có hạn nên đề tài này chỉ tập trung vào hoạt động xuất khẩu tôm của công ty. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU  “Phân tích kết quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm may mặc của công ty cổ phần May Tiền Tiến”. Trần Thị Hồng Lan (2010), trường Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần May Tiền Tiến trong ba năm 2008-2010 để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty trong thời gian tới. Các phương pháp đuợc sử dụng trong bài là: phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp phân tích ma trận SWOT.  “Phân tích kinh doanh xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang”. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Thuỷ Tiên (2003), truờng Đại học An Giang. Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu tình hình xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm An Giang, phân tích các nhân tố ảnh huởng đến hoạt động xuất khẩu. Từ đó đề ra được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Trong đề tài này đã sử dụng các phương pháp sau để thu thập và phân tích số liệu: phương pháp thống kê, so sánh, thay thế liên hoàn.  “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Rau Quả Tiền Giang”. Hà Thị Lan Hương (2005), trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu đề tài là phân tích tình hình xuất khẩu sản phẩm của công ty ở các thị trường, đánh giá chung hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra biện pháp về sản phẩm, hoạt động marketing để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đề tài đã sử dụng một số phuơng pháp sau: Phương pháp so sánh (so sánh số tuyệt đối và số tương đối), phương pháp tài chính thông qua các tỉ số tài chính. Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 4 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và chức năng của thị trường 2.1.1.1 Khái niệm về thị trường: Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường, sau đây là một số khái niệm cơ bản: Thứ nhất, Thị trường là một sự sắp xếp của xã hội, cho phép người mua và người bán tìm hiểu, khai thác thông tin và tiến hành những hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ một cách tự nguyện. Thị trường là một trong hai tổ chức cốt lõi tiến hành tổ chức hoạt động thương mại, cùng với quyền sở hữu tài sản. Với nghĩa thông thường, Thị trường là nơi gặp nhau giữa người bán và người mua, nơi hàng hoá được giao dịch, trao đổi. Thị trường còn được gọi là cái chợ hoặc phố chợ. Hay, Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Hoặc, Thị trường là một tập hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó. Với nghĩa này, có thị trường gạo, thị trường cà phê, thị trường chứng khoán, thị trường vốn, v.v Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà Nội, thị trường miền Trung… Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 5 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Còn trong kinh tế học, thị trường được hiểu rộng hơn, là nơi có các quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại:thị trường hàng hóa - dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Các doanh nghiệp thông qua thị trường mà tìm cách giải quyết các vấn đề:  Phải sản xuất loại hàng gì? Cho ai?  Số lượng bao nhiêu?  Mẫu mã, kiểu cách, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được:  Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình?  Nhu cầu được thoả mãn như thế nao?  Khả năng thanh toán ra sao? Tất cả những câu hỏi trên chỉ có thể được trả lời chính xác thông qua thị trường. Trong công tác quản lý kinh tế, xây dựng kế hoạch mà không dựa vào thị trường để tính toán và kiểm chứng số cung- cầu thì kế hoạch sẽ không có cơ sở khoa học và mất phương hướng, mất cân đối. Ngược lại việc tổ chức và mở rộng thị trường mà thoát ly khỏi sự điều tiết của công cụ kế hoạch hoá thì tất yếu sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong hoạt động kinh doanh. Từ đó ta thấy rằng: sự nhận thức phiến diện về thị trường cũng như sự điều tiêt thị trường theo ý muốn chủ quan, duy ý chí trong quản lý và chỉ đạo kinh tế đều đồng nghĩa với việc đi ngược lại với các hệ thống của quy luật kinh tế vốn đã có sẵn trong thị trường và hậu quả cuối cùng của nó là sẽ làm cho nền kinh tế rất khó phát triển. Trên thị trường các quyết định của người lao động, người tiêu dùng và của các doanh nghiệp đều tác động đến quan hệ cung cầu thông qua giá cả. Tuy nhiên, hiện nay ở tất cả các nước có nền kinh tế thị trường, tác động đến quan hệ cung cầu theo cơ chế gián tiếp còn có các quyết định của chính phủ từng nước. 2.1.1.2. Chức năng:  Ấn định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng của những người muốn bán. Không thể xem xét giá cả Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 6 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung và số lượng một cách tách biệt được. Việc xác định giá cả rất quan trọng trong việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ vì giá cả thị trường sẽ chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì?, mua như thế nào? và mua cho ai?  Thị trường còn có chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không và bán với giá thế nào.  Thị trường cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.  Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Nói tóm lại, Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Qua thị trường có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực sản xuất thông qua hệ thống giá cả. Trên thị trường giá cả hàng hoá về tư liệu sản xuất, các nguồn lực về tư liệu sản xuất, sức lao động, … luôn luôn biến động nhằm đảo bảo các nguồn lực giới hạn này được sử dụng để sản xuất đúng hàng hoá, dịch vụ mà xã hội có nhu cầu. Thị trường là khách quan do đó từng doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường. Nó phải dựa trên cơ sở nhận biết nhu cầu xã hội và thế mạnh kinh doanh của mình mà có phương án kinh doanh phù hợp với đòi hỏi của thị trường. 2.1.2 Tổng quan về xuất khẩu 2.1.2.1. Khái niệm về xuất khẩu Nói đến xuất khẩu nghĩa là bán hàng ra nước ngoài. Hầu như bất kỳ quốc gia nào cũng đều có tổ chức hoạt động xuất khẩu. Vì một đất nước muốn phát triển tất yếu phải có sự giao lưu và hợp tác quốc tế, điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các quốc gia nghèo và các quốc gia đang phát triển. Có như thế quốc gia đó mới đuổi kịp các nước trên thế giới về trình độ khoa học công nghệ, cũng như về văn minh văn hoá, và tiến bộ xã hội, … để phát triển đát nước. Một quốc gia được coi là phát triển trước hết phải là một quốc gia có nền kinh tế phát triển về mọi mặt và trên nhiều phương diện. Xuất khẩu là một trong những mặt có tầm quan trọng to lớn quyết định đến sự hưng thịnh của một nền kinh tế. Xuất Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 7 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung khẩu không chỉ đem lại nguồn lợi cho chính quốc gia xuất khẩu mà nó còn mang đến cho người dân các nước hưởng được những lợi ích mà đất nước họ không có. Như vậy có thể nói xuất khẩu là một công cụ hay nói khác hơn là một hình thức hoạt đọng giao lưu thương mại nhằm dung hoà lợi ích của mọi người trên thế giới. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu được hiểu trước hết đó là một hình thức trao đổi hàng hoá dịch vụ trên thị trường mà thị trường được nói ở đây là thị trường thế giới nhằm đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của một quốc gia không thể tự đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, xuất khẩu là một hình thức kinh doanh nhằm thu được doanh lợi từ việc bán hàng hoá dịch vụ ra thị trường nước ngoài. 2.1.2.2. Nhiệm vụ và vai trò của xuất khẩu : a) Nhiệm vụ:  Xuất khẩu để đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật.  Khai thác có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành nghề phát triển.  Xuất khẩu là để góp phần tăng tích lũy, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế.  Cải thiện từng bước đời sống của nhân dân thông qua việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.  Hoạt động xuất khẩu còn có nhiệm vụ phát triển quan hệ đối ngoại với tất cả các nước nhất là các nước trong khu vực, nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thực hiện tốt chính sách của Đảng và nhà nước: “Đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế tăng cường hợp tác khu vực”. b) Vai trò: Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế đất nước, nhất là trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, điều này được thể hiện thông qua các khía cạnh sau:  Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng trong giao thương quốc tế đáp ứng nhu cầu nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản xuất.  Xuất khẩu được xem là công cụ đòn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 8 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Bởi vì việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhiều ngành nghề, từ đó làm tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao mức sống cho người dân. Bên cạnh đó sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng thu nhập và nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người dân.  Xuất khẩu còn thúc đẩy việc phát minh, sáng tạo, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất.  Xuất khẩu tác động đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đói và tương đối của đất nước.  Xuất khẩu còn góp phần thúc đẩy tinh thần cầu tiến và ham học hỏi trong các doanh nghiệp, biết lựa chọn cái mới, cái hiệu quả vào sản xuất và đầu tư cho nghiên cứu phát triển.  Cuối cùng xuất khẩu góp phần thúc đẩy và tăng cướng hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. Tóm lại: Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là hướng phát triển tất yếu mang tính chiến lược để xây dựng một đất nước phát triển phồn thịnh. 2.1.2.3 Các hình thức xuất khẩu a) Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức khi nhà sản xuất hay nhà xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho người mua hay nhà nhập khẩu ở một khu vực thị trường nước ngoài. Vì thế lưu lượng giao dịch kinh doanh thực tế giữa các quốc gia sẽ được trực tiếp thực hiện bởi các nhà sản xuất hay bởi bộ phận Marketing đặt tại nước ngoài hoặc bởi khách hàng. Hàng hoá sản xuất trong nước Thị trường nước ngoài Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán sản phẩm của mình ra nước ngoài nên nó chỉ thích hợp với các doanh nghiệp có trình độ và quy mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp và có kinh nghiệm trên thương trường, nhãn hiệu hàng hoá truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao nếu các doanh nghiệp nắm chắc được nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng,…Nhưng ngược lại nếu các doanh nghiệp ít am hiểu và không nắm bắt kịp thời thông tin thị trường thế giới và đối thủ cạnh tranh thì rủi ro trong hình thức này không phải Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 9 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung là ít. b) Xuất khẩu gián tiếp Là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian. Xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Để bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài nhà sản xuất phải nhờ đến người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Do đó, hình thức này thường được sử dụng với các cơ sở có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.1.2.4 Các yếu tố liên quan trong hoạt động xuất khẩu Hoạt động kinh doanh xuất khẩu luôn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến nhất trong quá trình xuất khẩu:  Đặc điểm của thị trường: bao gồm những thông tin về nhân khấu, trình độ, phong tục tập quán, nét văn hoá và thị hiếu tiêu dùng của thị trường.  Quy chế chính sách của thị trường xuất khẩu: + Thuế quan: Thuế quan là một khoản tiền mà chủ hàng hoá xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan đại diện cho nước chủ nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí của việc đưa hàng hoá đến một nước. + Hạn ngạch: Hạn ngạch nhập khẩu nghĩa là số lượng hàng hoá hoặc giá trị hàng hoá mà chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. Nhà sản xuất EMC (Công ty quản lý xuất khẩu) Người mua nước ngoài Nhà mô giới Hãng buôn xuất khẩu Thị trường nước ngoài Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 10 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc giá trị hàng hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ chịu mức thuế quan cao. Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với tổng số lượng và thời gian nhất đã định. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restrains – VERs) là một biến thể của hạn ngạch nhập khẩu do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu. Ví dụ như việc Nhật Bản hạn chế xuất khẩu ô tô sang Mỹ kể từ năm 1981. VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nước xuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác. VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên trong những năm gần đây chúng trở thành những công cụ rất được ưa dùng trong chính sách ngoại thương. + Hàng rào kỹ thuật về tiêu chuẩn công nghệ, lao đông, về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, … Vận dụng thỏa thuận về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Technical Barries to Trade - TBT) và “Những ngoại lệ chung” trong WTO, các nước còn đưa ra những tiêu chuẩn mà có thể hàng hóa sản xuất nội địa dễ dàng đáp ứng hơn hàng hóa nhập khẩu, như các quy định về công nghệ, quy trình sản xuất, về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, … + Chính sách ngoại thương: Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế, hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực ngoại thương của một nước trong một thời kỳ nhất định. [...]... Thị Cẩm Lý - 14 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA (FIMEX VN) – SÓC TRĂNG 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAO TA 3.1.1 Những nét chính  Tên công ty (tiếng Việt): Công ty cổ phần thực phẩm SAO TA  Tên công ty (tiếng Anh): Sao Ta Foods Joint – Stock Company  Tên giao... 28 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SAO TA TỪ 2008 – 2010 4.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010 Fimex VN là một trong những nhà xuất khẩu tôm đi tiên phong trong chế biến các mặt hàng chế biến sẵn và sản phẩm tinh chế giá trị cao phục... 1: Logo công ty Sao Ta Hình 2: Hình ảnh công ty Sao Ta 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần thực phẩm SAO TA được thành lập vào ngày 03/02/1996 với hình thức là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Ban TCQT tỉnh uỷ Sóc GVHD: Ths Huỳnh Thị Cẩm Lý - 16 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA Trăng đầu tư, chuyên chế biến Tôm đông... về các sản phẩm của SAO TA: GVHD: Ths Huỳnh Thị Cẩm Lý - 31 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA PDTO Vanemei SUSHI EBI Cooked PD Black Tiger Raw PDTO Black Tiger Shrimp Nobashi PD Vanamei Breaded Shrimp Coconut Hình 5: Một số sản phẩm tôm của Sao Ta 4.2.1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng Sản phẩm của Công ty được chia theo nhiều... suất LN/DT (%) (Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm SAO TA) GVHD: Ths Huỳnh Thị Cẩm Lý - 24 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2008 – 2010 Từ bảng số liệu ta thấy, nhìn chung kết quả kinh doanh của Công ty qua 3 năm có sự biến động lớn Cụ thể như sau:  Năm 2008, doanh thu của Công ty đạt 1,017,312,286,059... cũng đã được phân tích trong phần trên Nhưng so với 2008 thì khối lượng xuất khẩu này vẫn còn thấp hơn cụ thể là -394,934.5kg Tuy nhiên giá trị xuất khẩu năm nay lại cao hơn so với 2008 cụ thể hơn 12,098,145.17 USD Vì sao lại như vậy? Điều này sẽ được phân tích trong phần sau của bài 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU TÔM CỦA CÔNG TY SAO TA NHỮNG NĂM QUA 4.2.1 Tình hình xuất khẩu tôm theo sản phẩm 4.2.1.1... tin trong đề tài đựơc thu thập thông qua việc tiếp cận và quan sát trực tiếp tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA Cùng với việc tiếp xúc GVHD: Ths Huỳnh Thị Cẩm Lý - 12 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA và tham khảo ý kiến với các cô chú và anh chị trong công ty Ngoài ra, thông tin còn được tìm hiểu và thu thập trên các báo, tạp chí, Internet... 49,884,141.74 71,533,945.76 (Nguồn: Công ty cổ phần thực phẩm SAO TA) Gía trị xuất khẩu tôm luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Công ty (trên 90% tổng giá trị xuất khẩu hàng năm) Năm 2008, khối lượng tôm xuất khẩu đạt 6,382,570.22 kg chiếm 98.93% tổng khối lượng xuất khẩu của Công ty Gía trị thu được là 59,435,800.59 USD (99.71%) Sang năm 2009 thì lượng tôm xuất khẩu giảm mạnh còn 5,416,116.21... Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA  Phòng Nội vụ: có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong Công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác hành chính quản trị, tiền lương thưởng cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty  Phòng Kinh doanh: có chức năng theo dõi việc thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa, làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng... Gía xuất khẩu đã bao gồm giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm 2 - Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit): Đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/ Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời GVHD: Ths Huỳnh Thị Cẩm Lý - 17 - SVTH: Chu Thị Tuyết Nhung Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA Từ . Phạm vi không gian Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA. Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý - 3 - SVTH:. tiếp cận và quan sát trực tiếp tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA. Cùng với việc tiếp xúc Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO TA GVHD: Ths. Huỳnh Thị Cẩm Lý. xuất EMC (Công ty quản lý xuất khẩu) Người mua nước ngoài Nhà mô giới Hãng buôn xuất khẩu Thị trường nước ngoài Phân tích tình hình xuất khẩu Tôm tại công ty cổ phần thực phẩm SAO

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1.1 Khái niệm về thị trường:

  • 2.1.1.2. Chức năng:

    • 3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SAO TA

      • 3.1.1 Những nét chính

      • 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

      • 3.1.3. Vị thế công ty

      • 3.1.4. Mục tiêu, chức năng và phạm vi hoạt động của công ty

      • 3.1.4.1. Mục tiêu

      • 3.1.4.2. Chức năng

      • 3.1.5. Cơ cấu tổ chức

      • 3.1.7. Tình hình nhân sự và năng lực chế biến

      • 3.1.7.1 Tình hình nhân sự

      • 3.1.8. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2008 – 2010

      • 3.1.9. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động của Công ty

      • 3.1.10. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan