TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN QUỐC GIA PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN QUỐC GIA
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN QUỐC GIA MSSV: 4104821
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tác giả xin gửi đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cùng tập thể các thầy cô đang giảng dạy tại trường lời chúc sức khỏe chân thành nhất Qua ba năm học tại mái trường Đại Học, được sự quan tâm, giúp đỡ và dạy dỗ của các thầy cô
đã giúp tác giả trang bị được một số kiến thức, đó là hành trang để tác giả bước vào đời, xây dựng cuộc sống và giúp ích cho xã hội Tác giả không biết nói gì hơn ngoài tấm lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh cùng các thầy cô giáo, tác giả xin kính chúc các thầy cô giáo luôn thành công trong cuộc sống
Tiếp theo tác giả xin chân thành cảm ơn Cô Dương Quế Nhu đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để tác giả không chỉ hoàn thành bài luận văn này mà đó còn là kiến thức và kinh nghiệm để tác giả có thể vững vàng trong công việc sau này Tác giả xin chúc Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex), tác giả xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty, các anh chị phòng Xuất khẩu đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể hoàn thành bài luận văn này Cuối cùng cho tác giả gửi đến Ban lãnh đạo của Công ty, các anh chị đang làm việc tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex) lời chúc sức khỏe và luôn đạt được những điều như mong muốn
Tác giả xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 30 tháng11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Quốc Gia
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi cam kết rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày 30 tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Quốc Gia
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, Ngày tháng năm
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(kí tên & đóng dấu)
Trang 6BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: Dương Quế Nhu
Học vị: Thạc sĩ
Chuyên ngành: Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh, Đại học Cần Thơ
Tên học viên: Nguyễn Quốc Gia
Mã số sinh viên: 4104821
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Tên đề tài: Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu Mỹ Latinh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex)
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
Trang 7
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, …)
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
NGƯỜI NHẬN XÉT
Dương Quế Nhu
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, Ngày tháng năm
GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 9MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 1
PHẦN GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2 5
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phương pháp luận 5
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu [4&16] 5
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu [4&16] 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu [4&16] 6
2.1.4 Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu: [6] 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích 9
CHƯƠNG 3 11
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ –CASEAMEX VÀ THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH 11
3.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ 11
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 11
Trang 103.1.2 Giới thiệu về Công ty 12
3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò và phạm vi hoạt động của công ty 13
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của công ty 14
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 14
3.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 17
3.4 Quy trình chế biến sản phẩm và quy trình xuất khẩu của công ty 19
3.4.1 Quy trình thu mua nguyên liệu 19
3.4.2 Quy trình chế biến sản phẩm 20
3.4.3 Quy trình xuất khẩu thủy sản của Công ty 24
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của công ty caseamex giai đoạn 2012-6/2013 30
3.6 Thị trường châu mỹ latinh 33
3.6.1 Đặc điểm về chính trị 33
3.6.2 Hoạt động kinh tế [17] 34
3.6.3 Văn hóa và thể chế 34
3.6.4 Nền dân chủ [17] 35
3.6.5 Xu hướng hội tụ [17] 36
3.6.6 Tập quán của người tiêu dùng [17] 36
CHƯƠNG 4 37
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CASEAMEX 37
4.1 Tình hình xuất khẩu thủy sản của việt nam giai đoạn 2010-6/2013 37
4.1.1 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 37
4.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 39
4.1.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 41
4.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty caseamex 44
4.2.1 Theo hình thức xuất khẩu của công ty 44
4.2.2 Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản sang Châu Mỹ Latinh 46
4.2.3 Sản lượng và KNXK thủy sản Châu Mỹ Latinh và các khu vực 48
4.2.4 Thực trạng xuất khẩu thủy sang Châu Mỹ Latinh chia theo quốc gia 51
Trang 114.2.5 Theo cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ Latinh 58
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty 62
4.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 62
4.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong 75
4.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản sang châu mỹ latinh của công ty 82
4.4.1 Các nhân tố tác động thuân lợi [5] 82
4.4.2 Các nhân tố tác động bất lợi [5] 83
Tóm tắt chương 86
CHƯƠNG 5 87
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY 87 5.1 Những hạn chế trong thực trạng xuất khẩu sang châu mỹ latinh 87
5.2 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của công ty sang châu mỹ latinh 87
5.2.1 Giải pháp tăng cường nghiên cứu thị trường Mỹ Latinh (khắc phục hạn chế 1) 87
5.2.2 Đề xuất giải pháp tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Mỹ Latinh (khắc phục hạn chế 2) 88
5.2.3 Giải pháp khắc phục khó khăn 89
5.3 Xây dựng các mục tiêu của công ty thủy sản caseamex 90
5.3.1 Tầm nhìn và sứ mạng 90
5.3.2 Định hướng phát triển của Công ty trong tương lai 91
CHƯƠNG 6 93
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 93
6.1 Kết luận 93
6.2 Kiến nghị 93
6.1 Đối với công ty 93
6.2 Đối với Nhà nước và Hiệp hội thủy sản 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 97
Trang 12DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Caseamex giai đoạn
2010-6/2013 30
Bảng 4.1 : Sl và knxk các mặt hàng thủy sản của VN 37
Bảng 4.2: Các hình thức xuất khẩu của Công ty Caseamex 2010-6/2013 45
Bảng 4.3: Các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribbean 47
Bảng 4.4: Sản lượng và doanh thu của các thị trường xuất khẩu thủy sản của Công ty Caseamex giai đoạn 2010-6/2013 49
Bảng 4.5 : Các nước Mỹ Latinh là thị trường xuất khẩu của công ty 51
Bảng 4.6: Giá trị xuất khẩu thủy sản của công ty sang các nước Mỹ Latinh giai đoạn 2010-6/2013 56
Bảng 4.7: Sản lượng và doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2010-6/2013 58
Bảng 4.8: Sản lượng và doanh thu của các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ Latinh của công ty giai đoạn 2010-6/2013 60
Bảng 4.9: Cơ cấu doanh thu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ Latinh của công ty giai đoạn 2010-6/2013 61
Bảng 4.10 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh 71
Bảng 4.11 : Ma trận các yếu tố bên ngoài 74
Bảng 4.13: Tình hình nhân sự của công ty năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 75
Bảng 4.14: Danh sách các nhà cung ứng nguyên vật liệu cho công ty trong năm 2012: 78
Bảng 4.15 : Ma trận các yếu tố bên trong 81
Trang 13DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Caseamex 15
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty Caseamex 18
Hình 3.3: Quy trình chế biến ca tra fillet đông lạnh 21
Hình 3.4: Quy trình xuất khẩu cá tra của công ty 24
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam năm 2012 và7 tháng đầu năm 2013 38
Hình 4.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản theo tháng từ năm 2010 đến hết tháng 8/2013 39
Hình 4.3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ năm 2010 đến hết tháng 6/2013 39
Hình 4.4: Thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2013 43
Hình 4.5: Xuất khẩu thủy sản việt nam sang Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, 2006-2/2012 47
Hình 4.6: Biểu đồ cơ cấu doanh thu xuất khẩu của công ty Caseamex tại các thị trường giai đoạn 2010-6/2013 50
Hình 4.7: Tăng trưởng gdp của một số nước Mỹ Latinh giai đoạn 2012-2013 52 Hình 4.8: Biểu đồ cơ cấu doanh thu xuất khẩu sang các nước Mỹ Latinh của công ty Caseamex giai đoạn 2010-6/2013 56
Hình 4.9: Biểu đồ cơ cấu doanh thu các mặt hàng xuất khẩu của công ty Caseamex giai đoạn 2010-6/2013 58
Trang 14ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm
XTTM : Xúc tiến thương mại
ĐNSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 15CHƯƠNG 1 PHẦN GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới và tự do hóa thương mại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, chính đặc điểm này của nền kinh tế thế giới đã và đang làm cho các nước đang phát triển gặp không ít khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nhất là về vốn, công nghệ
và kĩ thuật,…Và Việt Nam cũng nằm trong số các nước đang phát triển đó Mặt khác toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại cũng tạo ra rất nhiều những thuận lợi cho các nước đang phát triển nhất là về xuất nhập khẩu Do đó, để thực hiện mục tiêu của mình, trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong những năm tiếp theo của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “Chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này là hướng về xuất khẩu và thay thế dần nhập khẩu”
Mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với tất cả các nước Mỹ Latinh như hiệp định thương mại tự do FTA Việt Nam – Chile đã được Chính phủ phê duyệt và thực hiện trong năm 2013 là một trong những cơ hội giao thương và phát triển giữa doanh nghiệp và nhân dân hai nước Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 33 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Mỹ Latinh giá trị kim ngạch hai chiều đạt gần 5,5 tỷ USD Mục tiêu năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6 tỷ USD và từ 12 đến
15 tỷ USD vào năm 2020 (Trần Duy Đông, 2013) [21]
Vấn đề đặt ra hiện nay, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang Châu Mỹ Latinh, chiếm lĩnh nhiều hơn nữa thị trường này Chúng ta phải khai thác triệt
để về lợi thế tự nhiên sẵn có để phát triển ngành thủy sản theo hướng xuất khẩu là chủ yếu mà thị trường Châu Mỹ Latinh là thị trường mục tiêu
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Đề tài này được thực hiện dựa trên những kiến thức tổng hợp từ các môn học như quản trị marketing, quản trọ tài chính, quản trị chiến lược, phân tích hoạt động kinh doanh để hoàn thành luận văn
Xét về cơ hội thì Mỹ Latinh là một thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp hướng đến Bởi khu vực này có tới 600 triệu dân với nhu cầu hàng hóa
Trang 16cho sản xuất và tiêu dùng ở mức cao, dung lượng nhập khẩu lớn (Trần Duy Đông, 2013) [21] Thị hiếu của phần lớn người tiêu dùng vẫn sính ngoại, chuộng hàng nhập khẩu Một trong số các yếu tố khác là thị trường Châu Mỹ Latinh còn tương đối dễ tính, không có những quy định, rào cản quá khắt khe
về mặt chất lượng, giá cả Điều này càng trở nên quan trọng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải lao đao vì rào cản thương mại
từ các thị trường khó tính khác như Mỹ, Nhật Bản, EU,
Mặt dù có tiềm năng lớn nhưng châu Mỹ Latinh cũng là thị trường tiềm
ẩn nhiều khó khăn, trở ngại đối với doanh nghiệp Việt Nam Đó là thông tin về thị trường này đến với các doanh nghiệp còn tương đối hạn chế Châu Mỹ Latinh cũng lại khá xa xôi, với mức chi phí vận chuyển vô cùng đắt đỏ Thêm vào đó, hệ thống thương vụ của Bộ Công thương tại đây cũng còn khá mỏng Trong tổng số 33 quốc gia mà chỉ có 4-5 thương vụ (Trần Duy Đông, 2013) [21] Ngoài ra, ngôn ngữ giao tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha là chủ yếu ở đây nên cũng trở thành một rào cản khá lớn mà doanh nghiệp cần vượt qua Mặt khác, một số thị trường chính ở Châu Mỹ Latinh như Mexico, Brazil, Argentina xu thế bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp liên tục gia tăng Bằng chứng là gần đây nhất, tại thị trường Mexico đã ra quyết định cắm nhập khẩu toàn bộ tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ Việt Nam khiến không ít doanh nghiệp gặp khó khăn Khó khăn hơn cả khi xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ Latinh là phương thức thanh toán Tại thị trường này các đơn vị kinh doanh thường được Nhà nước đứng ra bảo lãnh để có thể trả chậm Điều này khiến cho các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang Châu Mỹ Latinh khá khó khăn trong quay vòng vốn
Để góp phần giúp ngành thủy sản ngày càng phát triển vươn xa ra các nước trên thế giới và tháo gỡ những khó khăn này Đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Mỹ Latinh của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex)”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu thủy sản và phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Mỹ Latinh của công ty giai đoạn 2010-6/2013 và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu thủy sản từ đó đề ra giải pháp và biện pháp nâng cao khả năng tiêu thụ, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Mỹ Latinh của công ty phát triển bền vững trong những năm tới
Trang 171.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xuất khẩu
- Phân tích thực trạng tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của công ty sang thị trường Châu Mỹ Latinh
- Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Châu Mỹ Latinh, định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu thủy sản để đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường này của công ty trong những năm tới
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường Châu Mỹ Latinh
- Địa điểm nghiên cứu: Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ, Lô 2.12, Khu công nghiệp Trà Nóc II, Q.Ô Môn Tp Cần Thơ, Việt Nam
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Số liệu thứ cấp được thu thập qua 3 năm 2010, năm 2011, năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
- Thời gian thực hiện đề tài là từ 8/2013 đến 12/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xuất khẩu các mặt hàng thủy sản của công ty vào thị trường châu Mỹ Latinh
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Huỳnh Công Vụ (2010), lớp Ngoại thương K33 trường Đại học Cần Thơ,
“Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu thủy sản Caseamex” [9] Đề tài tập trung phân tích tình hình XK thủy sản của
công ty giai đoạn 2007-6/2010 và phân tích các chiến lược công ty đang áp dụng, từ đó đề ra giải pháp nhằm mở rộng thị trường, gia tăng giá trị và hiệu quả XK thủy sản của công ty
Ngô Văn Quí (2009), lớp Ngoại thương K31 trường Đại học Cần Thơ,
“Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Caseamex” [13] Đề tài đã khái quát tình hình XK thủy
sản của công ty giai đoạn 2006-2008, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình XK của công ty và các chiến lược, từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh
XK thủy sản của công ty
Trang 18Lâm Thị Bạch Tuyết (2011), lớp Ngoại thường K31 trường Đại học Cần
Thơ “Phân tích hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ-Caseamex”[11] Đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, phương pháp so sánh đã khái quát tình hình xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2008-6/2011, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty từ đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty
Đề tài em khác với các đề tài trên về thời gian nghiên cứu, đồng thời
phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Châu Mỹ Latinh nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Châu Mỹ Latinh Từ đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường này phát triển bền vững trong những năm tới
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu [4&16]
Khái niệm về xuất khẩu
XK là việc bán hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm, dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền thanh toán quốc tế)
Vai trò của xuất khẩu
- XK tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu NK và tích lũy phát triển sản xuất, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
- Kích thích sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới
- Việc đẩy mạnh XK cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho XK gây phản ứng dây chuyền giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh
tế phát triển nhanh, hiệu quả
- Tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông qua mở rộng với thị trường quốc tế
- Đẩy mạnh phát triển XK có tác động tích cực và có hiệu quả đến nâng
cao mức sống của người dân
2.1.2 Các hình thức xuất khẩu [4&16]
Hoạt động XK được thực hiện dưới nhiều hình thức: XK trực tiếp, XK gián tiếp, XK tại chỗ, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, hội chợ triển lãm… Mỗi hình thức có những ưu điểm và khuyết điểm riêng biệt, tùy theo tình hình của từng đơn vị mà từng DN có sự lựa chọn phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình
Đối với công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ – Caseamex, do đã có uy tín trên thương trường và chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân TP.Cần Thơ nên công ty XK qua hai hình thức chủ yếu: XK trực tiếp và ủy thác XK
Trang 20 Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức XK do chính công ty thực hiện để bán
hàng hóa ra nước ngoài, không qua trung gian Công ty trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương bán hàng, cung cấp dịch vụ cho các công ty nước ngoài
Hình thức này thường đem lại lợi nhuận cao, giúp nâng cao thương hiệu, nếu các DN am hiểu thị trường, nắm bắt được thị hiếu khách hàng… Tuy nhiên, DN phải chịu rủi ro cao, chi phí marketing tương đối tốn kém và sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Hình thức này nên áp dụng với các DN có trình độ và quy mô sản xuất lớn, có kinh nghiệm trên thương trường
Hiện tại công ty Caseamex XK trực tiếp qua các thị trường chính như: Nhật Bản, EU, Úc, Đài Loan và một số thị trường khác, 100% sản phẩm thủy sản chế biến của xí nghiệp hiện nay là nhằm mục tiêu XK Công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc XK sản phẩm có uy tín, chất lượng lâu nay trên thị trường nên công ty chủ yếu XK trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường thế giới
Ủy thác xuất khẩu: là hình thức XK mà đơn vị tham gia hoạt động
kinh doanh XK không đứng ra trực tiếp đàm phán với công ty nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị XK có uy tín thực hiện hoạt động XK cho mình
Hình thức này đảm bảo an toàn hơn cho người XK, giảm chi phí marketing và sự cạnh tranh trực tiếp Tuy nhiên, phải chia sẻ lợi nhuận, khó nắm bắt nhu cầu thị trường và bị phụ thuộc vào đơn vị trung gian Hình thức này nên áp dụng với các DN sản xuất quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện XK trực tiếp, chưa quen biết thị trường và khách hàng, chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh XK
Ở các thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty Caseamex được XK theo hình thức XK ủy thác thông qua nhà NK trung gian Nhật bản, EU, Úc…
họ là những nhà phân phối đắc lực cho sản phẩm của công ty đến các nhà buôn, nhà hàng, siêu thị và từ đó phân phối sản phẩm của công ty đến tay người tiêu dùng
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu [4&16]
Môi trường bên ngoài
Môi trường kinh tế: có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các DN như lãi
suất ngân hàng, chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài khóa, tiền tệ… vì các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh của DN
Môi trường chính trị và pháp luật: ảnh hưởng ngày càng lớn đến
hoạt động của DN Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các
Trang 21hoạt động kinh doanh Sự can thiệp nhiều hay ít của Chính phủ vào nền kinh
tế cũng tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho từng DN Điều đó đòi hỏi các DN cần sớm phát hiện ra những cơ hội và thách thức mới trong kinh doanh để điều chỉnh thích ứng các hoạt động nhằm tránh những đảo lộn trong quá trình vận hành, duy trì và đạt được các mục tiêu
đã đặt ra
Môi trường văn hóa xã hội: có mối liên hệ chặt chẽ với DN Xã hội
cung cấp những nguồn lực mà DN cần để tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ do DN sản xuất ra Thị hiếu, tập quán, lối sống, tôn giáo của người tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, quyết định loại sản phẩm mà DN sẽ cung cấp
Môi trường tự nhiên: có ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu
vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh Ngày nay, các vấn đề ô nhiễm môi trường, sản phẩm kém chất lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn của các nguồn lực khan hiếm đã khiến cộng đồng cũng như các DN phải thay đổi quyết định và biện pháp hoạt động liên quan
Đối thủ cạnh tranh: DN cần dự đoán mục đích tương lai của các đối thủ
cạnh tranh, nhận định ưu và khuyết điểm của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, nhận biết tiềm năng cũng như chiến lược kinh doanh của các đối thủ để DN có quyết định và mức độ cạnh tranh thích hợp để giành lợi thế trong ngành
Nhà cung ứng: là các tổ chức cung cấp nguồn hàng khác nhau cho
DN như vật tư, thiết bị, lao động… Bất kỳ sự biến đổi từ phía người cung ứng trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới hoạt động của DN Vì thế DN phải
có thông tin chính xác về tình trạng, số lượng, chất lượng, giá cả… hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực cho sản xuất
Khách hàng: là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của DN
Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của DN Khách hàng có ưu thế có thể làm giảm lợi nhuận của DN bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ nhiều hơn
Sản phẩm thay thế: sức ép do có sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm
năng lợi nhuận của ngành, do mức giá cao nhất bị khống chế DN cần tìm hiểu
kỹ để nhận biết các mặt hàng thay thế tiềm ẩn
Môi trường bên trong
Nguồn nhân lực: trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, trình độ am
hiểu thị trường trong lẫn ngoài nước, khả năng tiếp thị, giao dịch, đàm phán, kinh nghiệm thực tiễn, thông thạo ngoại ngữ… có vai trò hết sức quan trọng đến sự thành công và thất bại của DN Con người cung cấp dữ liệu đầu vào để
Trang 22hoạch định mục tiêu, phân tích bối cảnh thị trường, lựa chọn, thực hiện và kiểm tra các chiến lược của DN Cho dù các quan điểm hệ thống kế hoạch hóa tổng quát có đúng đắn đến mức độ nào đi chăng nữa cũng không thể mang lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả
Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: quy mô kinh doanh phụ thuộc rất
lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị XNK: kho, mặt bằng kinh doanh, trang bị máy móc và kỹ thuật công nghệ, phương tiện vận chuyển, chuyên chở… có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thành công của DN Với cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, DN có thể tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao với giá thành tương đối thấp Hơn nữa, các lĩnh vực hoạt động khác cũng hoạt động
có hiệu quả và nhanh chóng hơn nếu được đảm bảo về yếu tố cơ sở vật chất
Nhân tố tài chính: bộ phận chức năng tài chính có ảnh hưởng sâu
rộng trong toàn DN Vấn đề tài chính và các mục tiêu, chiến lược tổng quát của DN gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của DN đều phải được tính toán cho phù hợp với nguồn tài chính đang có Điều này dẫn đến mối tương tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác của DN
Marketing quốc tế: nhằm giúp các DN đưa hàng hóa XK ra thị
trường nước ngoài, đòi hỏi DN phải nghiên cứu thị trường, kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa xã hội của từng thị trường XK để có kế hoạch marketing phù hợp
Nghiên cứu và phát triển: các nỗ lực nghiên cứu phát triển của DN
có thể giúp DN giữ vững vị trí đi đầu trong ngành hoặc ngược lại, làm cho DN tụt hậu so với các DN dẫn đầu ngành trong các lĩnh vực như phát triển sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, kiểm soát giá thành và công nghệ sản xuất
Chất lượng hàng hóa: đây là nhân tố rất quan trọng, các DN muốn
giữ vững uy tín của sản phẩm và muốn chiếm vị trí cao trong sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm nào đó, không còn con đường nào khác là phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho xã hội Muốn vậy, việc phân tích chất lượng sản phẩm phải được chú trọng và tiến hành thường xuyên Hàng hóa chất lượng kém, chẳng những khó bán và bán với giá thấp làm ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng mà còn ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của công ty Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn tồn tại và phát triển của DN
Các nhân tố khác: cơ chế quản lý kinh doanh XNK, chính sách hỗ trợ
phát triển XNK cũng như tùy vào từng khu vực, hiệp hội mà Việt Nam gia nhập có những chính sách ưu đãi thuế quan, cắt giảm thuế với từng danh mục
Trang 23mặt hàng Bên cạnh đó, phải thường xuyên cập nhật thông tin văn bản pháp luật, hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động XNK
2.1.4 Hệ thống hóa các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu: [6]
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: Nếu tổng kim ngạch xuất khẩu năm sau cao
hơn năm trước điều đó chứng tỏ xuất khẩu của ta đã tăng so với năm trước về
số lượng cũng có thể về chất lượng
- Tốc độ tăng trưởng lũy kế: Tốc độ tăng trưởng lũy kế diễn biến tăng dần, điều đó chứng tỏ xuất khẩu có xu hướng phát triển đều và đó là một dấu hiệu tốt cho xuất khẩu và ngược lại thì không tốt cho xuất khẩu
- Cơ cấu hàng xuất khẩu: Càng nhiều các mặt hàng có thế mạnh của ta tham gia xuất khẩu thì càng tốt, tập trung vào các ngành có thế mạnh về xuất khẩu
- Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu càng lớn thì càng thuận lợi cho ta xuất khẩu, trong việc lựa chọn thị trường xuất khẩu, khi đó chúng ta chủ động hơn về mọi mặt nhất là chúng ta không bị ép giá và không phải cạnh tranh quyết liệt
- So với các nước trong khu vực: Đánh giá hoạt động xuất khẩu so với các nước trong khu vực chúng ta có thể thấy được tình hình xuất khẩu của chúng ta như thế nào để từ đó có biện pháp để kích thích xuất khẩu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ – Caseamex tìm hiểu về hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường Châu Mỹ Latinh, trên cơ sở đó thu thập số liệu có liên quan đến đề tài trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 như số liệu
về kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty theo thị trường và theo mặt hàng… Bên cạnh đó, đề tài còn thu thập thông tin từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí và internet Các nguồn này sẽ được ghi cụ thể trong mục tài liệu tham khảo ở cuối luận văn
2.2.2 Phương pháp phân tích
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh, thống kê mô tả để phân tích
thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Châu Mỹ Latinh của công ty
* Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc
Trang 24+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối:
y y1y0
y
: Phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế
y1:chỉ tiêu năm sau
y0:chỉ tiêu năm trước
Phương pháp này phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sự biến động về
quy mô, khối lượng Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nay so với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có sự biến động nào không và tìm
ra những biến động của các chỉ tiêu kinh tế để từ đó đề ra các biện pháp khắc phục
+ Phương pháp so sánh số tương đối:
%1001
* Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường,
mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập
Mục tiêu 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
thủy sản sang thị trường Châu Mỹ Latinh của Công ty bằng các Ma trận Nội bộ(IFE), Ma trận hình ảnh cạnh trạnh và Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)
Mục tiêu 3: Từ các mô tả và đánh giá, đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu thủy sản của Công ty sang Mỹ Latinh
Trang 25ty đã được ĐHĐCĐ thông qua Theo chủ trương của Chính phủ về việc đổi mới DN Nhà nước, kể từ ngày 01/07/2006 Caseamex được tách ra từ Cataco
và chuyển đổi sang công ty CP với vốn điều lệ ban đầu là 28 tỷ đồng Từ đó, công ty ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên trị trường trong nước và quốc tế trong ngành hàng thủy sản đông lạnh
Cùng với sự phát triển sản phẩm cá tra, basa trên thị trường thế giới kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo, Caseamex không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng quản lý và quy mô XK của mình Mặt hàng chủ yếu của công ty hiện nay là chế biến cá tra (Pangasius Hypophthalmus), cá basa (Basa Bocourti) đông lạnh, tôm sú, tôm càng HOSO/HLSO, PD, CPTO và PUD, cùng một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác như đùi ếch, bạch tuột, mực, lươn
Vào tháng 3/2008, công ty thành lập Nhà máy chế biến Cafish tại Lô 4, khu Công nghiệp Trà Nóc 1 chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm từ tôm và các mặt hàng thủy hải sản khác Sau 4 năm hoạt động độc lập, công ty đã trở thành 1 trong 10 DN mạnh của Việt Nam về XK cá tra, cá basa trên thị trường
EU và Mỹ với chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định về ATVSTP của các nhà XK cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường quốc tế
Với sự đầu tư đồng bộ và liên tục trong lĩnh vực chế biến và quản lý chất lượng, Caseamex luôn chủ động tìm kiếm thị trường và đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới như EU, ASIA, khu vực Trung Đông, Bên cạnh đó, công ty còn XK vào các thị trường tiềm năng như Canada, Nga, Australia và một số thị trường khác
Trang 263.1.2 Giới thiệu về Công ty
- Tên công ty: Công ty CP XNK thủy sản Cần Thơ
- Tên giao dịch: CASEAMEX (CANTHO IMPORT – EXPORT SEAFOOD JOIN STOCK COMPANY)
- Trụ sở chính: Lô 2.12 KCN Trà Nóc 2, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ
- Công ty con: Lô 4 KCN Trà Nóc 1, Quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ
- Điện thoại: 07103841819 – Fax: 07103841116
- Văn phòng đại diện: 718A đường Hùng Vương, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh
- Website: http://www.caseamex.com.vn
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 1800632306 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp lần 1 vào ngày 23/06/2006 và thay đổi lần 3 ngày 06/08/2010
bộ công nhân viên và đối tác chiến lược
- Tổng số cổ phiếu đang lưu hành:
Sản xuất, kinh doanh giống và thức ăn chăn nuôi: thủy sản, gia súc, gia cầm Chế biến và kinh doanh phụ phế phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm kinh doanh thuốc thú y thủy sản, vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi
Nuôi trồng thủy sản nội địa, buôn bán thực phẩm
Trang 27 Buôn bán nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VAI TRÒ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Chức năng
- Nuôi trồng, thu mua các loại thủy sản
- Chế biến thực phẩm động lạnh XK
- Làm cầu nối giữa sản phẩm và tiêu dùng
- Thực hiện các dịch vụ gia công chế biến cho các đơn vị bạn
- Công ty dùng ngoại tệ thu được từ XK để nhập những mặt hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ cho việc chế biến thủy sản
Nhiệm vụ
- Kinh doanh, chế biến thực phẩm XK, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ, kể cả kế hoạch XNK trực tiếp và các kế hoạch khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty
- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ của công ty Quản
lý khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bị, cân đối giữa nguồn vốn của công ty với XK và
NK
- Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ đối với Nhà nước, các chính sách chế độ quản lý tài sản, lao động, tiền lương… đảm bảo công bằng
xã hội và đời sống các thành viên trong công ty
- Nghiên cứu các biện pháp để khuyến khích phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường trong và ngoài nước
- Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, bảo vệ tài sản xã hội, môi trường và môi sinh Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập ổn định cho nhân viên
Mục tiêu
- Tăng cường hoạt động chế biến XK thủy sản, đạt mức độ tăng trưởng 5%/năm, thu lợi nhuận tối đa, chia cổ tức cho cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, đảm bảo hài hòa cho Nhà nước, công ty và các cổ đông
- Tạo việc làm ổn định cho người lao động
Trang 28- Được quyền mở rộng và phát triển quy mô hoạt động XK hay thu hẹp
- Được quyền giới thiệu các mặt hàng và sản phẩm của mình trong và ngoài nước theo quy định
- Được vay vốn tại các ngân hàng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh
Vai trò
Do nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới ngày càng tăng nên công ty đã sản xuất ra một khối lượng hàng hóa tương đối lớn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường với sản lượng XK cơ bản năm 2009 là 13.946 tấn Vì vậy công ty đã góp phần thúc đẩy cho ngành chế biến, nuôi trồng, khai thác thủy sản, dịch vụ vận tải cũng phát triển theo, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho 1.623 cán bộ, công nhân viên trong công ty Qua những yếu tố trên có thể thấy vai trò, vị trí của công ty rất quan trọng đối với nền kinh tế của khu vực ĐBSCL nói riêng và nền kinh tế cả nước nói chung
Phạm vi hoạt động của công ty
Tổ chức mạng lưới kinh doanh và chế biến các mặt hàng thủy hải sản
XK Về ngành hàng kinh doanh, chủ yếu công ty kinh doanh XNK trực tiếp
- Xuất khẩu: chế biến nông, thủy hải sản XK
- Nhập khẩu: vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất Nhận ủy thác XK với lãi suất ưu đãi
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty đã thành lập hơn 4 năm, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý điều hành đều là những người có trình độ cao, có khả năng tiếp thu và thực hiện các công việc nhanh chóng, đảm bảo hoạt động của công ty luôn trôi trải trên tinh thần xây dựng bộ máy tổ chức gọn nhẹ theo sơ đồ trực tuyến sau:
Trang 29Hình 3.1: CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CASEAMEX
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex)
Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty
có các quyền hạn sau: bổ sung sửa đổi điều lệ, định hướng phát triển công ty,
thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, HĐQT
và kiểm toán viên; Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho
mỗi loại cổ phần Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên HĐQT và Ban
kiểm soát; bổ nhiệm Tổng giám đốc; Quyết định số lượng thành viên của
HĐQT và các quy định khác được quy định tại điều lệ của công ty
Hội đồng quản trị: là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các
quyền nhân danh công ty Trừ những thẩm quyền thuộc về ĐHĐCĐ không được
ủy quyền, HĐQT của công ty Caseamex gồm 5 thành viên
Chủ tịch Hội đồng quản trị: có các quyền và nhiệm vụ: lập kế hoạch
hoạt động của HĐQT; Triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; Tổ chức việc
CAFISH (công ty con)
Phòng
cơ điện lạnh
Ban quản đốc phân xưởng CTCP Thủy Sản
Đông Nam (công ty liên kết)
Phòng kinh doanh XNK Phòng
Phó tổng giám đốc
Phòng cung ứng Phòng
kỹ thuật
vi sinh Hội đồng Quản trị Đại hội đồng
cổ đông
Ban kiểm
Trang 30thông qua quyết định của HĐQT; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; Chủ tọa họp ĐHĐCĐ; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định
Ban kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 3 thành viên thay mặt cổ đông để
kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công
ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Tổng giám đốc
hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công việc của các bộ phận chức năng Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty,
cơ cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của công ty Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng theo các đơn hàng đã ký kết với khách hàng Ban giám đốc là cơ quan đầu não điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước công ty và Nhà nước
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức phân công lao động
một cách hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách kịp thời đối với các bộ công nhân viên Thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của công ty, tích cực tham gia các phong trào của liên đoàn lao động khu chế xuất và của thành phố
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị
trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó Thực hiện các hoạt động về XNK các loại sản phẩm của công ty và quản lý hồ sơ XNK của công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới
Phòng kế toán tài vụ: Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo KNXK
cho công ty, Bộ thương mại, cơ quan thuế Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài chính của công ty theo đúng quy định hiện hành giúp cho Ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên
Phòng kỹ thuật vi sinh: kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, vật tư máy móc,
thiết bị của công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất hàng hóa đúng quy định về chất lượng sản phẩm Nghiên cứu phân tích những nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với thị trường Kiểm tra
Trang 31chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi NK và đưa ra thị trường XK
Phòng cung ứng: xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát tình hình nguyên
liệu về mùa vụ, sản lượng, giá… Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của công ty Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của công ty
Phòng cơ điện lạnh: tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận
hành và bảo trì các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của công ty
Ban quản đốc phân xưởng: quản đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động
sản xuất, theo dõi, kiểm tra báo cáo đầy đủ với Ban giám đốc tình hình sản xuất của công ty, kịp thời giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất
Nhìn chung, công ty có cơ cấu tổ chức khá đơn giản Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra trong toàn công ty một cách thuận tiện, các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng có thể báo cáo kết quả trực tiếp đến Ban lãnh đạo công ty Vì thế, việc xử lý các vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả Tuy nhiên, công ty chưa xây dựng bảng mô tả công việc cho tất cả các nhân viên nên việc phân công công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm cho mọi người cũng chưa rõ ràng Có một số nhân viên đảm nhận nhiều việc khác nhau, do đó mức
độ chuyên môn hóa trong công việc chưa cao Một công việc mà có nhiều bộ phận trong công ty thực hiện cùng một lúc dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không bên nào chịu thực hiện làm chậm tiến độ của toàn công ty
3.3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
Công ty Caseamex chuyên sản xuất, gia công và XK các mặt hàng thủy sản ở dạng cơ chế với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản được tổ chức được thực hiện như sau:
Trang 32Cơ cấu sản xuất
Bộ phận
sản xuất
phụ trợ
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất phục vụ
Hệ thống kho chứa Phân
xưởng nước đá Phân
xưởng
cơ điện
Phân xưởng chế biến
Đội bảo
vệ sữa chữa
Hình 3.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CASEAMEX
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty Caseamex)
Bộ phận sản xuất chính: đây là bộ phận tạo ra lợi nhuận cao nhất
trong toàn công ty
Phân xưởng chế biến có nhiệm vụ chế biến thủy sản tươi thành sản phẩm đông lạnh phục vụ cho sản xuất Đây là phân xưởng lớn nhất của công ty
Bộ phận sản xuất phụ trợ:
Phân xưởng cơ điện: đảm nhận lắp đặt, quản lý và vận hành các loại máy móc, thiết bị cấp đông, bảo quản sản phẩm sau khi đông lạnh Chủ động nguồn điện và điện lạnh cho quá trình sản xuất
Phân xưởng nước đá: có nhiệm vụ sản xuất nước đá cung cấp cho phân xưởng chế biến của công ty
Bộ phận sản xuất phục vụ: có nhiệm vụ phục vụ cho quá trình sản
xuất tại phân xưởng như: sửa chữa máy móc thiết bị và hệ thống kho chứa hàng hoặc nguyên liệu sau khi mua về nhằm bảo đảm cung ứng cho tiêu thụ, sản xuất
Việc xây dựng một cơ cấu sản xuất hợp lý là một tiền đề hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh, DN cần xem xét tính toán mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận sau cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất
Trang 333.4 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM VÀ QUY TRÌNH XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY
3.4.1 Quy trình thu mua nguyên liệu
Công ty có phòng thu mua nguyên liệu phụ trách liên hệ và lập các hợp đồng thu mua với các nhà cung cấp nguyên liệu cho công ty Bên cạnh đó, Caseamex cũng có xí nghiệp nuôi đảm nhận chức năng tổ chức thực hiện nuôi
cá cung cấp nguyên liệu cho công ty Dưa trên số lượng sản phẩm của những đơn hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, các bộ phận này có nhiệm vụ lên kế hoạch thu mua, lập danh sách các nhà cung cấp và lượng nguyên liệu tự khai thác Bộ phận này kết hợp với phòng quản lý chất lượng (QC – Quality Control) sẽ thu thập, lấy mẫu kiểm nghiệm cá nguyên liệu để đánh giá các tiêu chuẩn như màu sắc thịt cá, dư lượng vi sinh, kháng sinh
Toàn bộ quá trình thu mua cá nguyên liệu đến lúc ký kết hợp đồng thu mua đều được kiểm tra, đánh giá rất cẩn trọng của bộ phận QC để đảm bảo nguyên liệu khi đưa vào sản xuất chế biến luôn đạt tiêu chuẩn về quy định an toàn thực phẩm Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng sẽ được trả lại nuôi theo quy định của các hợp đồng bao tiêu được thỏa thuận
Cá nguyên liệu: cá tra là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất
của công ty Đây là những loại cá nước ngọt có các đặc tính nổi bật là dễ nuôi,
ít bệnh, sinh sản nhiều, thích hợp với điều kiện môi trường vùng nước tại khu vực ĐBSCL Là đặc sản của sông Mêkông, cá tra (tên khoa học là Pangasius Hypophthemus) là loại cá da trơn Loại cá này thường sống ở vùng hạ lưu sông, có giá trị XK cao, được nhiều thị trường tiêu thụ vì màu sắc cơ thịt trắng, thịt cá thơm ngon hơn so với các loại cá da trơn khác
- Hình thức nuôi: nuôi thâm canh, bán thâm canh với các mô hình nuôi
bè, nuôi trong ao hầm Ngoài ra, trong các năm gần đây đã phát triển nuôi cồn
và đăng quần cũng cho hiệu quả cao
- Hình thức khai thác: lưới, đăng, vó
- Mùa sinh sản: cá tra sinh sản từ tháng 2 đến tháng 10
- Mùa thu hoạch: cá tra thu hoạch sau khoảng 3 tháng nuôi thả
- Kích thước thu hoạch: 30-40cm, lớn nhất 90cm
Cá giống: Caseamex hiện đang triển khai một số dự án nuôi cá
nguyên liệu, vì vậy cá giống là một phần không thể thiếu trong quá trình nuôi Quy trình nuôi cá giống được phân thành nhiều giai đoạn như sau:
Trang 34(2 tuần) (3-4 tuần)
Hiện tại, công ty đang triển khai nuôi cá hương (cá lớn được 2 tuần) Đây
là giai đoạn cá vừa đủ lớn, dễ nuôi thả Trong gian đoạn nuôi cá giống, công ty kiểm soát rất chặt chẽ về thức ăn, quy trình nuôi theo tiêu chuẩn của thị trường các nước nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn nguyên liệu một cách tốt nhất
Từ nguồn nguyên liệu tươi sống, công ty tiến hành xử lý và sơ chế ngay nhằm đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm Ngoài ra, công ty còn thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn, giám sát việc nuôi thả, đồng thời kiểm tra nghiêm ngặt nguồn thức ăn đảm bảo những sản phẩm mà công ty cung cấp cho khách hàng luôn đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế Bên cạnh đó, công ty đã thành lập trung tâm dịch vụ thú y thủy sản nhằm hỗ trợ cho các nhà cung cấp nguyên liệu trong việc nuôi, chăm sóc
và chữa bệnh đúng cách, hiệu quả, ít tốn kém và không dùng phải các loại
thuốc có chứa hoạt chất, hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng
3.4.2 Quy trình chế biến sản phẩm
Hiện tại công ty Caseamex đang thực hiện chứng nhận theo quy trình khép kín từ trại nuôi cho đến chế biến và XK, tùy theo yêu cầu của từng thị trường và diện tích vùng nuôi mà công ty phấn đấu đạt nhiều chứng chỉ khác nhau
Trang 35Hình 3.3: QUY TRÌNH CHẾ BIẾN CA TRA FILLET ĐÔNG LẠNH
(Nguồn: Phòng kỹ thuật của công ty Caseamex)
Thuyết minh quy trình
Tiếp nhận nguyên liệu: nguyên liệu cá sống được vận chuyển từ
vùng nuôi đến nhà máy bằng ghe chuyên dụng Có bộ phận kiểm tra chất lượng bằng cảm quan trước khi nguyên liệu được cho vào quy trình chế biến
Cắt hầu/rửa lần 1 Phi lê Rửa lần 2
Kiểm tra ký sinh trùng
Cân, xếp khuôn Phân loai, phân cỡ
Chờ đông Cấp đông Block Tách khuôn Cấp đông IQF
Bảo quản Xuất hàng Rửa lần 3 Vanh chỉnh hình Lạng da
Ngâm phụ gia
Đóng thùng/ghi nhãn Cân, vô túi PE
Bảo quản Xuất hàng
Đóng thùng/ghi nhãn
Vô túi PE Tiếp nhận nguyên liệu
Trang 36Các loại cá nước ngọt: cá tra, basa, lóc bông, rô phi được thu mua từ vùng nuôi, vận chuyển bằng ghe đục Công ty chỉ nhận nguyên liệu đạt yêu cầu của xí nghiệp: nguyên liệu có trọng lượng tùy theo yêu cầu của từng lô hàng, cá sống hoặc tươi, không khuyết tật, không xay xát, không bệnh và có giấy cam kết của người nuôi về việc sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định (loại hóa chất, kháng sinh không nằm trong danh mục cấm và ngưng sử dụng
4 tuần trước khi thu hoạch), kết quả kiểm các chỉ tiêu: Chloramphenicol, Nitrofuran (AOZ, AMOZ) là không phát hiện (LOD = 0,2 ppb), kết quả Malachite green, Leucomalachite green là không phát hiện (LOD = 0.5 ppb), Enprofloxacin, Ciprofloxacin tại nhà máy là không phát hiện (LOD = 5 ppb) (đối với nguyên liệu sản xuất cho thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)
Cắt hầu/rửa lần 1: nguyên liệu cá sau khi tiếp nhận xong được cắt
tiết và chuyển qua máy rửa 1 Sau đó nguyên liệu chuyển qua băng tải fillet (thành phẩm là fillet, cắt topsol, cắt portion, cắt strip)
Phi lê: công nhân sẽ phi lê cá trên thớt nhựa đặt trên băng tải bằng dao
inox chuyên dụng để loại bỏ xương trên miếng fillet, cho miếng cá fillet vào rổ được chạy sang máy rửa
Rửa lần 2: các miếng fillet được cho vào máy rửa, nhiệt độ nước rửa
<20oC, rửa sạch máu, nhớt và tạp chất còn dính trên miếng fillet Thời gian rửa 1-2 phút, cho cá fillet vào rổ vào rổ và chuyển sang máy lạng da
Lạng da: công nhân tiếp tục đưa miếng cá phi lê vào trong máy lạng
da để loại bỏ phần da trên miếng phi lê Sau đó chuyển sang công đoạn cân và tải đến băng tải sửa cá
Vanh chỉnh hình: mục đích chính của công đoạn này là loại bỏ mỡ,
da, xương, thịt đỏ còn sót lại trên miếng cá phi lê, cho rổ cá chuyển đến công đoạn kiểm tra ở cuối mỗi băng tải
Kiểm tra ký sinh trùng: ký sinh trùng được kiểm tra trên bàn kiểm
bởi nhân viên kỹ thuật Miếng cá phi lê có chứa ký sinh trùng sẽ bị loại bỏ ra khỏi quy trình Để từng miếng cá lên bàn soi, dùng mắt và tay kiểm tra từng miếng fillet để phát hiện ký sinh trùng, xương, thịt đỏ còn sót lại Chỉ chấp nhận miếng fillet còn nguyên vẹn, không có vết bầm hay chấm đỏ, thịt săn chắc
Phân loại, phân size: cá tra phi lê được phân ra làm 3 loại: loại 1, 2, 3
dựa theo màu sắc và cỡ được phân ra dựa theo gram/miếng hoặc oz/miếng tùy theo thị trường, khách hàng Các miếng fillet được phân thành các cỡ sau: 60-
Trang 37120, 120-170, 170-220, 220 – up grs/miếng hoặc các size: 2-3, 3-4, 4-6, 6-8, 8-10, 10-up oz/miếng hoặc 2-3, 3-5, 5-7, 7-9, 9-11, 11-up oz/miếng
Rửa lần 3: sau khi kiểm tra soi ký sinh trùng xong, miếng cá phi lê sẽ
được cho vào rổ và chuyển qua máy rửa, nhiệt độ nước rửa < 10oC Thời gian rửa từ 30-50 giây
Ngâm phụ gia: bán thành phẩm fillet được đảo trong dung dịch phụ
gia (Non Phosphat hoặc Phosphat và muối) theo tỉ lệ 1 dung dịch : 3 cá Nồng
độ hóa chất trong dung dịch tùy theo yêu cầu của khách hàng và thị trường Thời gian đảo trộn phụ gia từ 5-10 phút
Cân: cá phi lê được cân dựa theo size và loại, sau đó dính kèm một
thẻ size, loại
Xếp khuôn: mỗi một lớp cá được tách biệt bằng một miếng PE tùy
theo yêu cầu mà khối lượng cá trên mỗi khuôn sẽ khác nhau: 4,5kg hoặc 5kg
Chờ đông: mục đích là bảo quản sơ bộ sản phẩm vì lượng sản phẩm
không đủ để cấp đông hoặc tất cả các tủ đông đều đã hoạt động
Cấp đông: sản phẩm được cấp đông trong tủ đông tiếp xúc hoặc băng
chuyền IQF, nhiệt độ tủ đông trước khi nhập sản phẩm vào phải đạt từ -5oC đến 0oC Thời gian cấp đông không quá 4 giờ, nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải thấp hơn -18oC Nếu cấp đông IQF, thời gian cấp đông khoảng 45-60 phút, còn thời gian cấp đông block khoảng 3,5 - 4 giờ/lần Nhiệt độ cấp đông
350 đến 450C
Tách khuôn – mạ băng: sau khi cấp đông xong, cá được tách ra khỏi
khuôn sau đó cho qua thiết bị mạ băng, tỷ lệ mạ băng khoảng 5 – 20% tùy theo yêu cầu của khách hàng
Cân – đóng vào túi PE: sau khi mạ băng sản phẩm sẽ được cân theo
khối lượng mà khách hàng yêu cầu và đóng vào túi PE và hàn kín lại
Đóng thùng/ghi nhãn: sản phẩm sau khi tách khuôn/ mạ băng được
bao gói nhỏ và kiểm tra qua máy dò kim loại, sau đó được đóng vào thùng carton, tùy theo sản phẩm mà cách bao gói khác nhau Nếu là block thì cho 2 block vào một thùng carton, nếu là IQF sẽ đóng 10 túi vào một thùng hay một
số lượng khác tùy theo yêu cầu của khách hàng Bao bì có ghi tên sản phẩm, chủng loại, kích cỡ, trọng lượng
Bảo quản: sau khi đóng gói, sản phẩm ngay lập tức được đưa vào kho
lạnh xếp đặt ngăn nắp trong kho thành phẩm và bảo quản ở nhiệt độ -180C
Trang 38 Xuất hàng: trong suốt quá trình vận chuyển nhiệt độ xe phải đảm bảo
ở nhiệt độ -18o + 3oC
3.4.3 Quy trình xuất khẩu thủy sản của Công ty
Hình 3.4: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA CÔNG TY
( Nguồn: Phòng kinh doanh công ty Caseamex)
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Phân tích tình hình ở nước có thể nhập hàng: đây là bước nghiên
cứu quan trọng trước khi công ty XK muốn đi sâu vào nghiên cứu nhà NK ở
nước đó Trước hết, công ty tiến hành nghiên cứu xem diện tích nước NK, dân
số, chế độ chính trị xã hội, tài nguyên, tốc độ phát triển kinh tế, tình hình tài
chính, tiền tệ, chính sách NK…
Nghiên cứu nhu cầu thị trường: công ty nghiên cứu nhu cầu của
người tiêu dùng nước NK từ đó mới có thể lựa chọn mặt hàng phù hợp để XK,
nghiên cứu kỹ nhu cầu về mặt hàng có thường xuyên hay không, đó có phải là
nhu cầu tiềm năng hay không
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: công ty nghiên cứu kỹ có bao nhiêu
DN khác cung cấp hàng hóa giống mình vào thị trường đó, thị phần của họ là
bao nhiêu, mục tiêu và phương hướng của họ là gì? Quy mô, nguồn tài chính,
lợi thế cạnh tranh và vị thế, uy tín của doanh nghiệp đó… từ đó đưa ra phương
án kinh doanh hợp lý, ngoài ra công ty còn nghiên cứu cả sản phẩm thay thế
Nghiên cứu giá cả hàng hóa: giá cả là một yếu tố cấu thành thị
trường, nó luôn luôn biến đổi và thay đổi khôn lường do chịu sự tác động của
nhiều nhân tố Trong kinh doanh việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì
Giao bộ chứng từ để khách
hàng thanh toán tiền
Nghiên cứu thị trường
hỏi hàng
Trang 39nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp Đặc biệt trong buôn bán ngoại thương thì giá cả càng khó xác định hơn Bởi vì giá cả luôn luôn biến đổi mà hợp đồng ngoại thương lại thường kéo dài Vì vậy làm thế nào không bị thua lỗ là vấn đề mà các DN cần phải xác định rõ ràng nếu không sẽ
- Nhân tố xung đột xã hội, đình công, thiên tai, bạo loạn… xác định giá
cả hợp lý giúp cho các DN giảm rủi ro, an toàn và có lãi
Trả lời thư hỏi hàng
Thông qua việc nghiên cứu thị trường XK, công ty xác định đơn vị hay nước nào có nhu cầu đặt hàng của công ty, công ty sẽ viết thư chào hàng Nếu đơn vị khách hàng đồng ý NK, họ sẽ gửi thư hỏi hàng đến công ty hoặc liên hệ trực tiếp để đặt hàng Trên cơ sở đó, Phòng Kinh doanh trả lời thư hỏi hàng và gửi thư thương mại cho khách (trường hợp khách hàng gửi thư hỏi hàng) để cung cấp đầy đủ thông tin về giá cả, size, điều kiện giao hàng, hình thức thanh toán… của sản phẩm Nếu hai bên đồng ý sẽ ký kết hợp đồng Trường hợp, khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty, Ban Giám đốc sẽ tiến hành đàm phán trực tiếp với khách hàng đi đến ký kết hợp đồng
Ký hợp đồng
Sau khi thỏa thuận thống nhất với nhau thì các bên tiến hành ký kết hợp đồng Để thực hiện một hợp đồng XK, công ty phải tiến hành các khâu sau đây: xin giấy phép XK, chuẩn bị hàng hóa, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hóa, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Thu mua, chế biến
Chuẩn bị hàng hóa XK là công việc bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm thành lô hàng XK, đóng gói bao bì và kẻ ký mã hiệu hàng XK Sau khi nhận được L/C của khách hàng, công ty sẽ tiến hành tổ chức thu mua nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tại công ty do các chủ hàng mang đến và công
Trang 40ty cũng có đặt các trạm thu mua ở các hộ nuôi trong tỉnh và ngoài tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, được bảo quản bằng đá lạnh trong thùng cách nhiệt, vận chuyển bằng tàu thuyền về công ty Công ty mua nguyên liệu trực tiếp từ tay người nuôi trồng hay khai thác ngoài tự nhiên nhằm làm giảm chi phí trung gian
Công ty tiến hành tập trung hàng hóa lại và đóng gói bao bì, bên trong bao bì có thể sử dụng: giấy bìa bồi (card board), vải bông, vải bạt (tarpauline), vải đai (gunny), giấy thuế Bên ngoài bao bì có thể: hòm (case, box), bao (bag), kiện hay bì (bale), thùng (barrel, drum), tùy theo điều kiện vận tải, khí hậu, luật pháp và thuế quan, chi phí vận chuyển hay theo thỏa thuận mà đóng gói bao bì
Sau đó, công ty tiến hành kẻ ký mã hiệu (marking) là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên ngoài nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa Kẻ ký mã số nhận cũng cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm: bảo đảm thuận lợi cho công tác giao nhận, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa
Các thủ tục, điều kiện xuất khẩu hàng
a) Xin giấy phép xuất khẩu
Giấy phép XK là một giải pháp rất quan trọng để Nhà nước quản lý tình hình XNK Vì thế, sau khi ký kết hợp đồng XNK, công ty phải xin giấy phép
XK để thực hiện hợp đồng đó Hiện nay, trong xu thế hội nhập tự do hóa mậu dịch, nhiều nước cắt giảm bớt một số mặt hàng không cần phải xin giấy phép
XK
b) Đôn đốc người mua mở thư tín dụng L/C
Nếu hợp đồng XNK quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, công ty phải đôn đốc bên NK mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra tính hợp lệ của L/C và khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng XK bằng L/C Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải thông báo với bên NK để chỉnh sửa lại (tu chỉnh L/C) thì mới giao hàng Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dụng lẫn hình thức
c) Giám định chất lượng, số lượng
Để đảm bảo lô hàng XK không bị trả lại do không đủ tiêu chuẩn đảm bảo ATVSTP và gây thiệt hại về uy tín, chi phí vận chuyển của lô hàng Vì vậy,