Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 53 - 55)

Hình 4.2: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN THEO

THÁNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT THÁNG 8/2013

(Nguồn: Tổng cục Hải quannăm 2013)[7]

0 1 2 3 4 5 6 7

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/Năm

2013

5.034 6.107 6.156

2.861

KNXK

Hình 4.3: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT THÁNG 6/2013

(Nguồn: Tổng cục Hải quannăm 2013)

40

Năm 2010, XK thủy sản của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,035 tỷ USD. Trong năm này các DN xuất được nhiều chuyến hàng và nhiều hợp đồng đã được ký do các DN đã chủ động được nguồn hàng nên đầu ra được đảm bảo tốt hơn. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh sang các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc và Trung Quốc để ngành XK không quá phục thuộc vào thị

trường truyền thống EU. Nhìn chung, khó khăn lớn nhất cho XK thủy sản năm

2010 chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và ATVSTP của các thị trường XK.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),

năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đem về cho đất nước 6,107 tỷ USD, tăng 21,32% so với năm 2010. Đây là thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước đầy khó khăn, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, XK thủy sản đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với 2 thách thức lớn. Thứ nhất, là tình trạng thiếu nguyên liệu, đây là một trở ngại đối với các doanh nghiệp. Thứ hai, là các rào cản thương mại cũng như việc bôi nhọ các sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên truyền

thông của các nước đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng trực

tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 6,156 tỷ USD. Con số này cũng phần nào đủ để minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó của toàn ngành. Vì có thể nói, 2012 là một năm “vận hạn” đối với ngành tôm

Việt Nam. Theo VASEP, những khó khăn tiếp như thiếu vốn sản xuất, nhu cầu

tại thị trường EU thấp, rào cản ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản và chi phí đầu vào liên tục tăng đã tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong cả năm 2012. Cả nuôi trồng, sản xuất lẫn xuất khẩu đều đối diện với nhiều thách thức. Người nuôi thì lao đao với dịch bệnh xảy ra tại

nhiều vùng nuôi ngay từ đầu năm khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm, giá cả

lên xuống thất thường. Còn doanh nghiệp thì đối mặt với thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí còn đối diện với nguy cơ phá sản...

Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,861 tỷ USD, tăng

2,42% so với cùng kỳ năm 2012. Từ đầu năm, xuất khẩu thủy sản không thực

sự thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu liên tiếp sụt giảm trong 3 tháng đầu năm

2013. Tuy nhiên, trong hai tháng 4 và 5/2013, xuất khẩu thủy sản đang có dấu

41

với cùng kỳ vào tháng 4/2013, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2013 tiếp tục

có mức tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 591,6 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,36 tỷ USD, giảm 0,1% so (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với cùng kỳ năm ngoái. Sức mua của thị trường nhập khẩu giảm, rào cản tiêu

chuẩn hàng hóa cũng như các chính sách thuế từ nước sở tại là yếu tố chính

khiến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khan trong những tháng đầu năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 53 - 55)