Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản sang Châu Mỹ Latinh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 60 - 62)

Thị trường Châu Mỹ Latinh có tiềm năng rất cao để xuất khẩu. Chi lê được xem là “đầu cầu” để các doanh nghiệp xâm nhập thị trường làng giềng như Brazil, Achentina, Mexico,…Khu vực Trung Mỹ và Caribe với 29 quốc

gia, lãnh thổ đều là đảo và quần đảo thuộc diện bé nhỏ nên nhu cầu tiêu dùng

rất cao. Năm 2012, Với mức GDP đạt 5.343 tỷ USD, dân số 581,4 triệu người,

GDP bình quân đầu người đạt 8.999 USD/người/năm và dân số đô thị là 79%.

(Theo World Bank) [21].

- Hiện nay, các nước Châu Mỹ Latinh đã nhập khẩu thủy sản của nước ta gồm: Mêhicô, Braxin, Côlômbia, Êcuađo, Chilê, Urugoay, Cuba và

Nicaragoa, vv... Tuy nhiên, nước Mêhicô, Côlômbia và Braxin là những

nước đã NK đáng kể với quá trình khá lâu dài và tăng trưởng đều đặn trong mấy năm gần đây.Năm 2011, giá trị nhập khẩu tương ứng của từng thị trường

Brazil là 84,5 triệu USD, Colombia là 54,9 triệu USD, Pueto Rico là 8,4 triệu

USD và Chile là 7,4 triệu USD.

- Theo dự đoán, khối thị trường các nước Mỹ Latinh sẽ tiếp tục mở rộng

nhập khẩu hàng thủy sản từ nhiều nước trên thế giới trong đó có thủy sản nước

ta, vì một số nước trong khối vốn có truyền thống dựa chủ yếu vào nhập khẩu

để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân do sản lượng nội địa thấp, giá

47

điều quan trọng nhất vẫn là giá cả một số loại thủy sản của nước ta như philê

cá tra đang ở mức rất phù hợp vớiđạiđa sốngười dân thuộc tầng lớp trung lưu

và bình dân nên có khả năng tiêu thụ mạnh hơn trong điều kiện kinh tế eo hẹp

hiện nay.

Bảng 4.3: CÁC QUỐC GIA MỸ LATINH VÀ VÙNG CARIBBEAN

STT Tên nước STT Tên nước STT Tên nước

1 Antigua&Barbuda 11 CH Dominica 21 Nicaragua

2 Argentina 12 Ecuador 22 Panama

3 Belize 13 El-Salvador 23 Paraguay

4 Bolivia 14 Grenada 24 Peru

5 Brazil 15 Guatemala 25 St Lucia

6 Chile 16 Guyana 26 Vincent&Grenadines

7 Colombia 17 Haiti 27 Suriname

8 Costa Rica 18 Honduras 28 Uruguay

9 Cuba 19 Jamaica 29 Venezuela,RB

10 Dominica 20 Mexico

(Nguồn: World Bank)

Hình 4.5: XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG BẮC MỸ VÀ MỸ LATINH, 2006-2/2012

(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản, 2012)

- Nhưng điều đáng chú ý nhất ở đây là các nước Nam Mỹ xuất hiện chậm hơn lại có giá trị nhập tương đối lớn như Braxin và Côlômbia và đạt mức tăng trưởng rất mạnh; ví dụ năm 2011 so với năm 2010 tăng trưởng là

48

148,5% đối với Braxin và 60% đối với Côlômbia. Bên cạnh đó, có thêm một số thị trường xuất hiện mới hơn như Êcuađo, Honđurat và Urugoay với giá trị

còn khá khiêm tốn từ khoảng 1,3 triệu USD đến trên 3 triệu USD (năm 2011)

nhưng cũng rất đáng hy vọng trong năm 2012.

- Rào cản thị trường: Về địa lý, cách nhau đúng nửa vòng trái đất nên chi

phí vận tải và bảo hiểm lớn, điều này làm cho chi phí kinh doanh hàng hóa từ

Việt Nam đưa sang Mỹ Latinh tăng lên. Hơn nữa thời gian vận chuyển dài làm

cho hàng thủy sản tươi sống này giảm chất lượng, tỷ lệ hao hụt tăng. Mặt khác

thị trường Mỹ Latinh quá rộng lớn và đa dạng, hệ thống pháp lý rất phức tạp. Trong khi đó Việt Nam mới tiếp cận thị trường này, sự hiểu biết về nó và kinh nghiệm tiếp cận với thị trường chưa nhiều. Tính cạnh tranh trên thị trường cũng rất cao, Mỹ Latinh nhập khẩu thủy sản từ rất nhiều nước khác nhau trong đó có những nước có lợi thế tương tự như Việt Nam. Nên cũng cần cẩn trọng khi xuất khẩu vào thị trường Châu Mỹ Latinh (Phạm Quang Diệu-biên dịch, 2004) [17].

- Hiện nay, các sản phẩm của Caseamex hoàn toàn phục vụ cho nhu cầu XK. Các mặt hàng do Caseamex sản xuất chủ yếu được XK sang các thị trường Châu Á và Châu Mỹ(trong đó gồm Mỹ Latinh) với tỷ trọng chiếm hơn

70% sản lượng của công ty, các thị trường còn lại là Châu Âu và Trung Đông.

Qua việc phân tích những thị trường này để nắm được tình hình XK thủy sản,

xác định thị trường nào là tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực

mà công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có

nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế và có những biện pháp khắc phục,

không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó

cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)