Thực trạng xuất khẩu thủy sang Châu Mỹ Latinh chia theo quốc gia

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 65 - 72)

quốc gia

Công ty Caseamex hiện đang xuất khẩu sang các nước Mỹ Latinh sau:

Bảng 4.5 : CÁC NƯỚC MỸ LATINH LÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

CỦA CÔNG TY

STT Quốc gia GDP (tỷ USD) Dân số (triệu

người) Mức thu nhập

1 Brazil 2.253 198,7 Trên TB

2 Chile 268,2 17,46 Cao (OECD)

3 Costarica 45,15 4.805 Trên TB

4 Mexico 1.178 120,8 Trên TB

5 Peru 197,0 29,99 Trên TB

52

Mỹ Latinh gồm hai khu vực Trung và Nam Mỹ với tổng số 23 quốc gia.

Dân số khoảng 480 triệu người với GDP năm 2012 ước đạt 4.000 tỷ USD.

Khu vực này chiếm 6% tổng dân số thế giới và 7% tổng GDP toàn cầu.

So với các nước đang phát triển khác, sau giai đoạn đầy biến động 1990- 2005, tăng trưởng GDP của Mỹ Latinh đang tiến bộ vững chắc nhờ những tiến bộ về kinh tế và chính trị trong khu vực. Dự tính, bình quân GDP các nước đạt 4,3%/năm trong giai đoạn 2012-2013, trong đó Pêru và Côlômbia có thể đạt mức trên 5%/năm, trở thành hai nước tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.

Hình 4.7: TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 2012-2013

(Nguồn: Tạp chí thương mại điện tử, 2013)[19]

Các quy định nhập khẩu của đối tác Mỹ Latinh:

1. Thông tư DIPOA/SDA số 42/2010 ngày 30/12/2010 quy định đăng ký

nhãn sản phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu vào Brasil (thay thế Thông

tư DIPOA/SDA số 14/10 ngày 19/4/2010).Mẫu phiếu đăng ký các nội dung

ghi trên nhãn đối với các sản phẩm /nhóm sản phẩm DIPOA, phiếu xác nhận

của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và phiếu xác nhận của DIPOA. (Cục quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, 2013)

2. Tất cả các lô hàng thủy sản NK vào Chi Lê bắt buộc phải kèm theo Giấy chứng nhận xuất xứ, do Cơ quan thẩm quyền quản lý về an toàn thực phẩm thủy sản nước xuất khẩu (XK) cấp theo mẫu qui định. Đây là yêu cầu của Cục Nghề cá quốc gia Chilê (Sernapesce) đối với các lô hàng thủy sản thông quan vào nước này. Theo Sernapesca, đây là biện pháp nhằm tạo ra

53

công cụ chuẩn xác để xác định và kiểm soát xuất xứ sản phẩm thủy sản, phụ

phẩm được nhập khẩu và tiêu thụ tại nội địa.(Vasep, 2013)

3. Đối với các sản phẩm tôm, các loại giáp xác tươi và đông lạnh, từ tháng 4/2013, Mexico đã ban hành lệnh tạm cấm nhập khẩu các sản phẩm này

có nguồn gốc từ Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, do bị nhiễm bệnh hội chứng

tôm chết sớm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản (NAFIQAD) Việt Nam, đang làm việc với Tổng cục quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, để giải tỏa lệnh cấm này, do phía

Mexico chỉ căn cứ thông tin trên internet, chưa có sự điều tra và xác minh thực

tế. (Báo Công thương, 2013)

4. Ngày 22/10/2010, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

(NAFIQAD) đã gửi công văn số 2018/QLCL-CL1 tới các DN chế biến thủy sản XK, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng về quy định NK thủy sản vào Pêru.

Ngày 16/9/2010, về yêu cầu đối với sản phẩm thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản NK (có hiệu lực từ 01/11/2010), cụ thể như sau:

- Các lô hàng nguyên liệu thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn chăn nuôi

và thức ăn nuôi trồng thủy sản NK vào Pêru phải kèm theo Giấy chứng thư vệ

sinh do XK cấp. Riêng đối với nhuyễn thể hai mảnh vỏ, phải có nội dung xác

nhận sản phẩm có nguồn gốc từ các vùng đã được kiểm soát.

- Nguyên liệu thủy sản và sản phẩm thủy sản NK vào Pêru để chế biến,

XK vào thị trường EU phải được sản xuất tại các cơ sở sản xuất đã được Cơ

quan thẩm quyền EU công nhận. Trên Giấy chứng thư vệ sinh của Cơ quan

thẩm quyền nước XK phải có nội dung xác nhận cơ sở sản xuất đáp ứng các Quy định của Hội đồng Châu Âu số 852/2004, 853/2004 và 854/2004.

- Hồ sơ NK phải kèm theo Tờ khai đăng ký NK do nhà NK đệ trình lên nêu rõ mục đích cuối cùng của sản phẩm NK (phục vụ người tiêu dùng tại

Pêru hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến, XK - nêu rõ tên quốc gia). Mẫu

tờ khai trên nêu tại phụ lục 1 kèm theo Quy định Communique No 041-2010-

ITP/. (Bộ Công thương, 2010)

Triển vọng thị trường: Về mặt chủ quan, so với nhiều nước sản xuất thủy sản, Việt Nam có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như tôm, cá tra, cá

54

Thị trường các nước Mỹ Latinh có điểm thuận lợi là các mặt hàng thủy sản nước ta không có nguy cơ bị áp đặt thuế chống bán phá giá.

Khái quát về 1 số quốc gia Mỹ Latinh có thủy sản xuất khẩu của Công

ty Caseamex:

- Brazil:[1] Ngày 12/01/2009, Brazil đã có Công văn số No 002/2009

DIPES/ DIPOA thông báo danh sách 60 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

thuỷ sản Việt Nam đã được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Braxin. Quyết định của phía Braxin mở ra cơ hội cho hàng thuỷ sản Việt Nam, nhất là cá tra, basa Việt Nam thâm nhập từng bước vào Braxin, một thị trường rộng lớn với dân số hơn 190 triệu người tiêu dùng rất ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản. Đây là kết quả của sự nỗ lực phối hợp vận động, tranh thủ ngoại giao của các cơ quan Bộ ngành hữu quan trong nước, của Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở Braxin, trong đó có đóng góp không nhỏ của Thương vụ Việt Nam đã dày công nghiên cứu chính sách, những biện pháp vượt các rào cản thương mại, thị trường, kiến nghị kịp thời về trong nước để làm thủ tục đăng ký cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của ta từng bước thâm nhập thị trường Braxin. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Braxin gần 16.000 tấn cá tra đạt kim ngạch 34 triệu USD, cả giá trị và khối lượng xuất khẩu đều tăng trên 70% so với năm 2009. Theo nghiên cứu tiêu thụ thủy sản mới đây của Bộ Khai thác và Nuôi trồng thủy sản Braxin, mức tiêu thụ thủy sản bình quân hằng năm của nước này hiện khoảng 9,03 kg/người. Dự kiến đến cuối năm 2013, tiêu thụ thủy sản đông lạnh của nước

này sẽ đạt giá trị 393,3 triệu BRL (203,1 triệu USD), tăng 7,9%/năm từ năm

2008-2013, với khối lượng 9.483.359 tấn, tăng 6,5%/năm.

- Chile: [10] là một quốc gia xuất khẩu thủy sản cũng rất cao. Chi Lê xuất khẩu cá hồi (bao gồm cả cá hồi hun khói, xúc xích cá hồi) đứng thứ hai thế giới sau Nauy. Bên cạnh đó, Chi Lê cũng xuất khẩu hào, sò điệp, trai và cá bơn philê lột da. Chi Lê được đánh giá là một quốc gia có nền kinh tế thị trường mở, một quốc gia có chính sách thông thoáng nhất khu vực Mỹ la tinh.

Bạn hàng chính của Chile theo thứ tự là các nước châu Mỹ (42%), các nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

châu Á (30%) và châu Âu (24%). Trong nỗ lực tăng cường giao thương với

các thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tháng

11/11/2011 Chile kí hiệp định thương mại tự do FTA với Việt Nam tại

Honolulu (Mỹ) với sự chứng kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và

Tổng thống Chile Sebastian Pinera nhân dịp hai nhà lãnh đạo dự Hội nghị

APEC 2011. Chile hiện là trung tâm điều phối xuất nhập khẩu với Đông Nam

55

Singapore, Việt Nam và Indonesia. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để các

doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường nước này.

- Mexico:[2] là quốc gia nằm trong vịnh Caribe tuy kinh tế phát triển năng động nhưng lại là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cao những hàng hóa từ

nhu yếu phẩm đến hàng hóa công nghệ cao và có thế mạnh trong xuất khẩu

các sản phẩm thiết bị điện- điện tử; thiết bị y tế, hàng nông sản,phương tiện vận tải và phụ tùng, linh kiện ô tô, sản phẩm công nghệ thông tin, khoáng sản,… Tính đến cuối tháng 6/2010, đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai tại

Châu Mỹ Latinh này đã là thị trường nhập khẩu cá tra lớn thứ 5 của Việt Nam

sau Mỹ, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan…Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy

sản Việt Nam (VASEP) cho biết, 6 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mexico tăng 37,7% về khối lượng và 27,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tôm và cá tra, basa là hai mặt hàng xuất khẩu

chính của Việt Nam sang thị trường này. 6 tháng đầu năm 2010, Mexico đã

nhập khẩu trên 17.000 tấn cá tra tương đương 37,33 triệu USD từ Việt Nam. Đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đang chuyển hướng

thành công sang thị trường này như: Hung Vuong Corp, Bianfishco, Thimaco,

CL-Fish, Navico, Thufico, Bien Dong Seafood, Ocean Food Corp... Phương

thức thanh toán đơn giản, rõ ràng, khối lượng nhập khẩu tương đối ổn định,

giá cả phải chăng, phí vận chuyển trung bình, yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật

sản phẩm không quá cao... Chính những lý do này khiến Mexico tạo sức hút đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù, hiện nay, đây là thị trường tương đối “dễ thở” cho cá tra Việt Nam nhưng trong thời gian tới, người dân tại thị trường này đang chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản nhập khẩu không quá gắt gao nhưng không đồng nghĩa với việc tùy tiện về chất lượng. Theo báo cáo, tính đến hết tháng 6/2010, Việt Nam chỉ xuất khẩu 45 tấn tôm với tổng trị giá 402.000 USD sang

Mehico. Nhiều doanh nghiệp tôm Việt Nam nhận định, những năm gần đây,

những quy định nhập khẩu quá khắt khe tại Mehico đã ngăn cản mặt hàng tôm vào thị trường này.

56

Bảng 4.6: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY SANG CÁC NƯỚC MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 2010-6/2013

Châu Mỹ

Latinh

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm

2013 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Brazil 6.739,74 78,22 13.914,86 68,05 11.050,64 83,91 3.881,14 95,84 Chi lê 49,41 0,57 103,84 0,51 112,28 0,85 57,19 1,41 Costa Rica 95 1,10 - - 464,6 3,53 - - Mexico 1.668,0 19,36 6.350,66 31,06 1.541,7 11,71 111,09 2,74 Pêru 64,5 0,75 78,41 0,38 - - - - Tổng 8.616,65 100 20.447,77 100 13.169,2 100 4.049,42 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu của Công ty Caseamex, 2013)

Hình 4.8: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU DOANH THU XUẤT KHẨU SANG CÁC

NƯỚC MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CASEAMEX GIAI ĐOẠN 2010- 6/2013

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất khẩu của Công ty Caseamex, 2013)

Theo bảng số liệu thống kê trên ta thấy:

- Brazil là thị trường chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rất cao trong cơ cấu xuất khẩu của Công ty sang Châu Mỹ Latinh. Cụ thể năm 2010 với

6.739,74 USD chiếm 78,22% tổng KNXK. Năm 2011 đạt 13.914,86 USD

chiếm 68,05% tăng 7175,12 USD và giảm 10,17% trong cơ cấu KNKX so với năm trước. Năm 2012 đạt 11.050,64 USD chiếm 83,91% giảm 2.864,22 USD và tăng 15,86% trong cơ cấu KNKX so với năm trước. Đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 3.881,14 USD chiếm 95,84% trong cơ cấu KNKX. Nguyên nhân của

57

sự tăng trưởng KNXK là do nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và xu hướng ăn nhiều cá so với quá khứ.

- Mexico cũng là thị trường quan trọng mà Công ty hướng đến xuất khẩu.

Năm 2010 với 1.668,0 USD chiếm 19,36% tổng KNXK. Năm 2011 đạt

6.350,66 chiếm 31,06%tăng 4682,66 USD và tăng 11,7% trong cơ cấu KNKX

so với năm trước. Năm 2012 giảm còn 1.541,7 USD chiếm 11,71% giảm

4808,96 USD và giảm 19,35% trong cơ cấu KNKX so với năm trước. Tính

đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 111,09 USD chiếm 2,74% trong cơ cấu KNKX. Nguyên nhân do công ty đang muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào Mexico nhưng do thị trường còn mới nên khả năng xâm nhập còn hạn chế.

- Chile là đất nước có nền kinh tế mở với khắp thế giới. Năm 2010 với

49,41 USD chiếm 0,57% tổng KNXK. Năm 2011 đạt 103,84 USD chiếm

0,51% tăng 54,43 USD và giảm 0,06%trong cơ cấu KNKX so với năm trước. Năm 2012 đạt 112,28 USD chiếm 0,85% tăng 8,44 USD và tăng 0,34% trong cơ cấu KNKX so với năm trước. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 57,19

USD chiếm 1,41% trong cơ cấu KNKX. Nguyên nhân là sau khi FTA được

ký, hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này có thuế suất bằng 0%. Đây là

thuận lợi rất lớn.

- Costa Rica và Pêru là hai nước Công ty có kim ngạch xuất khẩu thủy

sản không ổn định và chiếm tỉ trọng không đáng kể đến 6 tháng đầu năm 2013 công ty đã không còn xuất khẩu sang hai nước này. Nguyên nhân do hàng hóa xuất ngày càng ít và giá trị hàng hóa không cao tại đây.

Tóm lại, qua việc phân tích những thị trường này để nắm được tình hình

xuất khẩu thủy sản, xác định thị trường nào là tiềm năng, thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực mà Công ty cần phải đầu tư nhiều trong tương lai cũng như thị trường nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh cần hạn chế cũng như có những biện pháp khắc phục, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cao nhất, từ đó cần phải đầu tư nhiều vào các thị trường tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh những thị trường rủi ro cao và đặc biệt là tránh tập trung cao vào một thị trường nhất định.

58

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 65 - 72)