Những tập quán của người tiêu dùng Mỹ Latinh cho thấy họ rất quan tâm đến giá sản phẩm. Việc tiêu thụ thủy sản (cá ngừ) tại các lễ hội tôn giáo theo mùa (như Lễ Phục sinh) là rất quan trọng, nhưng nó cũng đang ngày càng ít phụ thuộc hơn vào vấn đề này. Mặc dù tiêu thụ bình quân cá ngừ hộp dưới 1kg/năm nhưng sức tiêu thụ đang tăng ở Mỹ Latinh. Nhìn chung tập quán tiêu thụ của cả khu vực khá tương đồng về vị, cỡ hộp và tiêu thụ theo mùa. Trái với các cửa hàng nhỏ, các kênh phân phối thông qua các chợ và siêu thị bán giảm giá đang ngày càng phát triển (Phạm Quang Diệu-biên dịch, 2004).
37
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU MỸ LATINH CỦA CÔNG TY CASEAMEX 4.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-6/2013
Trong những năm qua, tình hình XK thủy sản Việt Nam đã phát triển nhanh chóng góp phần to lớn trong sự phát triển chung của cả nước. Thị trường XK hiện nay trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, đưa nước ta nằm trong tốp 10 nước XK thủy sản lớn nhất thế giới, điều này cho thấy ngành
công nghiệp chế biến thủy sản nước ta đã có bước phát triển nhanh về năng
lực chế biến.
4.1.1 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Bảng 4.1 : SL VÀ KNXK CÁC MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VN
Mặt hàng
Năm 2012 So với năm
2011 (%) 01/01- 31/7/2013 So với cùng kỳ năm 2012 (%) Trị giá
(triệu USD)
Trị giá
(triệu USD)
Trị giá
(triệu USD)
Trị giá
(triệu USD)
Tôm các loại 2.237.435 -6,6 1.394.251 +14,7 - Tôm chân trắng 741.391 +5,3 609.254 +51,5 - Tôm sú 1.250.734 -12,6 679.712 +1,3 Cá tra 1.744.769 -3,4 985.090 -0,6 Cá ngừ 569.406 +50,1 336.329 -2,1 Các loại cá khác 886.660 +21,1 458.003 -4,8 Nhuyễn thể 579.899 -3,7 277.170 -17,3 - Mực và bạch tuộc 501.941 -3,5 232.070 -19,9 - Nhuyễn thể 2 mãnh vỏ 77.958 -4,8 44.182 -3,1 Cua, ghẹ 116.158 +5,9 44.627 -14,3 Tổng cộng 6.134.328 +0,3 3.498.433 +2,2
(Nguồn: Bộ công thương, 2012)[8&3]
38 Tôm các loại 40% Cá tra 28% Cá ngừ 10% Các loại cá khác 13% Nhuyễn thể 8% Cua, ghẹ 1% 7 tháng đầu năm 2013
Hình 4.1: BIỂU ĐỒ CƠ CẤU CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
(Nguồn: Bộ công thương)
Cơ cấu mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam trong thời gian qua có nhiều thay đổi, giá trị XK các mặt hàng chính năm 2012 tăng trưởng như sau: mặt
hàng tôm có tỷ trọng lớn nhất đạt 2,237 tỷ USD, chiếm 36,47%. Đứng thứ 2 là
cá tra với 1,745 tỷ USD, chiếm 28,44%. Tiếp đến là các mặt hàng thủy sản khác như mực, bạch tuộc, nghêu và sò đông lạnh đạt 886.660 triệu USD, chiếm 14,45%. Còn mặt hàng nhuyễn thể đạt 579.899 triệu USD, chiếm
9,45% và cá ngừ đạt 569.406 triệu USD, chiếm 9,28%. Còn 1,89% là cua ghẹ
đạt 116.158 triệu USD.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, XK thủy sản 7 tháng năm
39
tôm XK đạt trị giá hơn 1,394 tỷUSD, tăng 14,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, lượng XK tôm sú trị giá đạt 679.721 triệu USD, tăng 1,3%; tôm chân trắng đạt trị giá 609.254 triệu USD, tăng 51,5% về trị giá so với cùng kỳnăm trước.
4.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Hình 4.2: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN THEO
THÁNG TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT THÁNG 8/2013
(Nguồn: Tổng cục Hải quannăm 2013)[7]
0 1 2 3 4 5 6 7
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/Năm
2013
5.034 6.107 6.156
2.861
KNXK
Hình 4.3: BIỂU ĐỒ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THỦY SẢN TỪ NĂM 2010 ĐẾN HẾT THÁNG 6/2013
(Nguồn: Tổng cục Hải quannăm 2013)
40
Năm 2010, XK thủy sản của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu 1,353 triệu tấn, trị giá gần 5,035 tỷ USD. Trong năm này các DN xuất được nhiều chuyến hàng và nhiều hợp đồng đã được ký do các DN đã chủ động được nguồn hàng nên đầu ra được đảm bảo tốt hơn. Ngoài ra, công tác xúc tiến thương mại đã được đẩy mạnh sang các thị trường mới có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc và Trung Quốc để ngành XK không quá phục thuộc vào thị
trường truyền thống EU. Nhìn chung, khó khăn lớn nhất cho XK thủy sản năm
2010 chủ yếu vẫn là xu hướng bảo hộ thương mại, hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và ATVSTP của các thị trường XK.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),
năm 2011 xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đem về cho đất nước 6,107 tỷ USD, tăng 21,32% so với năm 2010. Đây là thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước đầy khó khăn, cộng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, XK thủy sản đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trong năm 2011, ngành thủy sản Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với 2 thách thức lớn. Thứ nhất, là tình trạng thiếu nguyên liệu, đây là một trở ngại đối với các doanh nghiệp. Thứ hai, là các rào cản thương mại cũng như việc bôi nhọ các sản phẩm thủy sản của Việt Nam trên truyền
thông của các nước đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 6,156 tỷ USD. Con số này cũng phần nào đủ để minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó của toàn ngành. Vì có thể nói, 2012 là một năm “vận hạn” đối với ngành tôm
Việt Nam. Theo VASEP, những khó khăn tiếp như thiếu vốn sản xuất, nhu cầu
tại thị trường EU thấp, rào cản ethoxyquin tại thị trường Nhật Bản và chi phí đầu vào liên tục tăng đã tác động rõ rệt đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong cả năm 2012. Cả nuôi trồng, sản xuất lẫn xuất khẩu đều đối diện với nhiều thách thức. Người nuôi thì lao đao với dịch bệnh xảy ra tại
nhiều vùng nuôi ngay từ đầu năm khiến nguồn tôm nguyên liệu giảm, giá cả
lên xuống thất thường. Còn doanh nghiệp thì đối mặt với thiếu nguyên liệu, hoạt động sản xuất cầm chừng, thậm chí còn đối diện với nguy cơ phá sản...
Tổng kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,861 tỷ USD, tăng
2,42% so với cùng kỳ năm 2012. Từ đầu năm, xuất khẩu thủy sản không thực
sự thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu liên tiếp sụt giảm trong 3 tháng đầu năm
2013. Tuy nhiên, trong hai tháng 4 và 5/2013, xuất khẩu thủy sản đang có dấu
41
với cùng kỳ vào tháng 4/2013, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5/2013 tiếp tục
có mức tăng 8,3% so với cùng kỳ, đạt 591,6 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2013, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt trên 2,36 tỷ USD, giảm 0,1% so
với cùng kỳ năm ngoái. Sức mua của thị trường nhập khẩu giảm, rào cản tiêu
chuẩn hàng hóa cũng như các chính sách thuế từ nước sở tại là yếu tố chính
khiến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khan trong những tháng đầu năm.
4.1.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Cơ cấu thị trường XK thủy sản của Việt Nam có sự thay đổi rõ nét từ năm 2010 đến nay. Nếu như trước đây Việt Nam chỉ XK qua hai thị trường trung gian là Hồng Kông và Singapore thì nay sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đã được nhiều quốc gia ưa chuộng. Đồng thời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Mỹ, Nhật Bản và EU là những thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam.
Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 gồm:
1. Mỹ:Với giá trị nhập khẩu đạt 1,19 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2011, Mỹ đã vượt qua EU để trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam năm 2012. Tuy nhiên, trong năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng thủy sản Việt Nam nói chung sang Mỹ có thể sẽ gặp nhiều trở ngại do nhu cầu thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu.
Riêng đối với con tôm có nguy cơ đối diện với việc bị áp cả 2 loại thuế là
bán phá giá và trợ cấp bởi mới đây Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức
thụ lý đơn kiện chống trợ cấp củaLiên minh công nghiệp tômvùng Vịnh
(COGSI) đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam.
2. EU:Chính sách siết chặt tín dụng tại các nước châu Âu đã tác động rất
lớn đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này trong thời gian qua.Năm 2012, dù EU là thị trường lớn thứ 2 trong top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng giá trị xuất khẩu của thủy sản nước ta
sang thị trường này lại khá ảm đạm khi chỉ đạt gần 1,13 tỷ USD, giảm 14,8%
so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều dự báo cho thấy, xuất khẩu thủy sản sang EU trong năm 2013 tiếp tục không mấy sáng sủa bởi khủng hoảng nợ công ở
châu Âu còn tiếp diễn.
3. Nhật Bản:Nhật Bản là thị trường đứng thứ 3 trong danh sách 10 nhà
42
Nam hơn 1 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu tôm nước ta sang thị trường này đang phải đối diện với rào cản Ethoxyquin chưa được tháo gỡ. Và theo nhận định của nhiều chuyên gia, xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh trong thời gian tới, theo đó,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản nói chung trong năm 2013 sẽ giảm 1,5 – 2% so
với năm 2012.
4. Hàn Quốc: Chỉ riêng trong tháng 12/2012, xuất khẩu thủy sản Việt
Nam sang Hàn Quốc đã đạt hơn 45 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu
cả năm đạt 508,7 triệu USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2011. Hiện, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2012, Hàn Quốc cũng đã bắt đầu áp dụng kiểm tra dư lượng Ethoxyquin đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam với mức 0,01 ppm như Nhật Bản. Điều này chắc chắn sẽ là áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ta sang thị trường này trong thời gian tới.
5. Trung Quốc và Hồng Kông:Trung Quốc và Hồng Kông là thị trường
tiêu thụ lớn thứ 5, chiếm 6,8% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của thủy sản ViệtNam. Tính đến hết năm 2012, Trung Quốc và Hồng Kông đã nhập khẩu một khối lượng tôm có giá trị khoảng 419 triệu USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng thời gian gần đây, Trung Quốc đang có động thái dựng
rào cản cũng như những chiêu gian manh nhằm hạn chế nhập khẩu thủy sản
ViệtNam. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường cần hết sức cảnh giác cao.
6. ASEAN:Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang ASEAN trong
năm 2012 đạt 344,5 triệu USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm
5,6% tổng kim ngạch. Theo nhiều chuyên gia ngành thủy sản, ASEAN là một
trong những thị trường tiềm năng để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong thời
gian tới.
7. Australia:Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Australia trong tháng 11/2012 đạt 16 triệu USD, tháng 12/2012 đạt 9,4 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2012 lên gần 184 triệu USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2011. Trong bối cảnh thị trường EU có
nhu cầu nhập khẩu thấp và khó có khả năng phục hồi sớm, thị trường Mỹ dư
thừa nguồn cung, Nhật Bản “bấp bênh” với nhiều rào cản kỹ thuật... thì
Australia là một trong những “điểm sáng” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam
năm 2013.
8. Canada:Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Canada trong năm 2012
43
nhưng Canada vẫn được xem là thị trường tiềm năng đối với thủy sản Việt Nam do nước này có vị trí nằm sát Mỹ và người dân nơi đây có mức sống cao.
Trong thời gian tới, để thâm nhập sâu và mở rộng được thị phần của thủy sản
Việt Nam tại Canada, các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn những thông tin cũng như quy định của thị trường này.
9. Mexico:Hiện nay, Mexico được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn,
ổn định và tiềm năng của thủy sản ViệtNam, đặc biệt là đối với mặt hàng cá ngừ. Trong năm 2012, đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai tại Châu Mỹ La tinh này đã có mặt trong Top 10 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam với giá trị đạt hơn 110 triệu USD, giảm nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
10. Nga:Theo số liệu thống kê của VASEP, kim ngạch xuất khẩu thủy
sản Việt Nam sang Nga trong năm 2012 giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2011, đạt hơn 100 triệu USD. Con số này chưa thật sự gây ấn tượng nhưng lại mở ra một cơ hội mới trong việc nỗ lực chinh phục thị trường Nga, một trong những thị trường tiềm năng của châu Âu.
(Tổng cục thủy sản, 28-1-2013) [20]
Hình 4.4: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHÍNH CỦA VIỆT NAM 7 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
(Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản)
Tuy hàng thủy sản Việt Nam XK đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới nhưng tính đến hết tháng 7/2013, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn là 3 thị trường NK thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong số các thịtrường XK thủy sản của Việt Nam, thị trường Mỹđược coi là thị trường XK thủy sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 21,30% tổng KNXK (so với EU 17,70% và Nhật
Bản 17,50% ). Các thị trường NK lớn khác là Hàn Quốc 6,50%, Trung Quốc
8,10%, Australia 2,8%, Asean 6,00% và trị trường khác 20,20% như Hồng
44
Lý do chọn thịtrường Mỹ Latinh:
- Qua hình 7 ta thấy hiện nay các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu thủy sản khá cao của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đang được chú trọng. Thế nhưng, các thịtrường này có thể bị cạnh tranh cao, chẳng hạn như hiện nay có tới hơn 100 nước xuất khẩu đủ các mặt hàng thủy sản sang Mỹ từ Trung Quốc, Thái Lan, Canada, Indonesia, Philipin. Mỹđược coi là thịtrường khó tính nhất
hiện nay (Đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng đã được Quốc hội
Mỹ thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/8/2008) theo đó sản phẩm xuất khẩu vào phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông
tin: tên, tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng
lượng theo thứ tự giảm dần; % của các loại sợi theo quy định được ghi là “các loại sợi khác”; tên nhà sản xuất do FTC cấp, tên nước sản xuất. Theo ông
Marc J.Schoem, Phó giám đốc Văn phòng Tuân thủ và Vận hành của Mỹ, sản
phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngay tại cảng.
- Các chuyên gia về ngành nuôi trồng thủy sản Châu Á dự báo những
thách thức cho tham vọng của Việt Nam. Ông Simon Funge Smith công
tác tại Chi nhánh của Tổ chức Nông nghiệpvà lương thực Liên Hợp Quốc cho
rằng sự bùng nổ của Việt Nam dựa trên sự lấpđầy biểu đồ nhu cầu thị