Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 76 - 89)

4.3.1.1 Môi trường vĩ mô

a) Nhân tố kinh tế [23]

Khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đây nền kinh tế hang hóa tự do thương mại đến với nền kinh tế Việt Nam. Các rào cản được được dỡ bỏ đặc biệt là thuế suất

các thị trường sẽ được cắt giảm, môi trường cạnh tranh thông thoáng hơn, bình

đẳng hơn, Việt Nam được đối xử công bằng như các nền kinh tế khác trên thế giới, hàng hóa của Việt Nam được thâm nhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng. Chính điều này đã tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các

doanh nghiệp Việt Nam trong đó có các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

thủy sản.

Bên cạnh thuận lợi thì cũng còn không ít khó khăn cho doanh nghiệp, đó

là rào cản thương mại của các nước này càng tinh vi hơn, sự cạnh tranh không

lành mạnh về giá dẫn đến giá cá xuất khẩu giảm mạnh. Đây là vẫn đề mà các

doanh nghiệp cần phải nhanh chóng giải quyết nếu muốn thâm nhập mạnh hơn

vào thị trường thủy sản các nước.

Cá tra đối mặt với 3 khó khăn: thiếu vốn, cạnh tranh không lành mạnh, giá thức ăn lien tục tăng. Cụ thể là năm 2012 do thiếu vốn nên nhiều người

nuôi và doanh nghiệp cá tra phải giảm đáng kể quy mô sản xuất, ảnh hưởng

đến việc làm và đời sống của nhiều doanh nghiệp trong ngành. Hầu hết các ngân hàng đã chỉ cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn một cách dè chừng hoặc từ chối cho vay. Từ quý II, khi tín dụng bị siết chặt đột ngột, hạn mức cho vay giảm mạnh, một số doanh nghiệp đã phải bán tháo hàng, nhằm thu hồi vốn, có nguồn trả lãi và vốn vay ngân hàng. Nhiều hộ dân và doanh nghiệp nuôi bị lỗ đã phải giảm sản lượng hoặc ngừng nuôi. Doanh nghiệp sản xuất thức ăn cũng bị khủng hoảng theo do nhu cầu giảm và khó thu hồi nợ.

Về tình hình ngành:

Năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt thành tích đáng ghi nhớ 6,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2010 và vượt xa so với mục tiêu đặt ra của ngành. Tuy nhiên để đạt được kết quả này, các doanh nghiệp thủy sản đã phải gồng mình trước những khó khăn, thách thức về nguồn nguyên liệu, thị trường

63

xuất khẩu và đặc biệt là trong công tác quản lý chất lượng thủy sản. Đây vẫn là những vấn đề cơ bản lâu dài đối với xuất khẩu thủy sản trong những năm tới, vì vậy rất cần có những giải pháp hợp lý và cách tiếp cận đổi mới từ các cơ

quan quản lý nhà nước để xuất khẩu thủy sản tiên tới mục tiêu 8 tỷ USD năm

2015 và 10 tỷ USD năm 2020.

Năm 2011, giá thủy sản trên thị trường thế giới tăng trung binh 25%, mặc dù xuất khẩu thủy sản của chúng ta tăng. Nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 21%, chứng tỏ chúng ta đang bị thụt lùi. Sức ép về nguồn nguyên liệu,

giá nguyên liệu và các chi phí khác khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp

sụt giảm. Đã có hàng chục doanh nghiệp không thể đứng vững trước những khó khăn này và sẽ còn nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. (Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước).

Trước diễn biến kinh tế khó lường để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đưa ra lựa chọn các chiến lược khác biệt hoặc tạo ra các sản phẩm

hoàn toàn mới. Doanh nghiệp cần phải nhận thức được xu hướng vận động

của nền kinh tế thế giới để đầu tư vào các thị trường sớm thoát ra khỏi những khó khăn và hồi phục nhanh nhất.

Tình hình lạm phát:

Lạm phát là vấn đề muôn thưở của các nền kinh tế đang phát triển, yếu tố lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dung của người dân, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty, điều này khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Năm 2013, theo báo cáo cập nhật kinh tế tình hình Đông Á- Thái Bình Dương vừa công bố ngày 7-10 của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá tình

hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định và còn đối mặt nhiều rủi

ro.

Dự trữ ngoại hối được cải thiện từ mức 2,2 tháng nhập khẩu (quýI/2012) lên mức khoảng 2,8 tháng nhập khẩu (quý I/2013); Mức độ rủi ro tín dụng quốc gia được cải thiện (tỷ lệ rủi ro hoán đối tín dụng (CDS) giảm từ mức 350 điểm cơ bản ở tháng 6/2012, xuống khoảng 250 điểm cơ bản vào tháng 6/2013).

Về xuất khẩu, WB đánh giá tăng ở mức cao nhờ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng 16% so với cùng

kỳnăm ngoái, trong đó khu vực có vốn đầutư nước ngoài chiếm khoảng 66%

64

nữa, cơ cấu hàng xuất khẩu đa dạng hơn, tăng tỷ trọng hàng xuất khẩu công nghệ cao.

Cán cân vãng lai ước tính sẽ tiếp tục thặng dư trong năm nay tuy mức độ

sẽ thấp hơn năm 2012.

Về đầu tư FDI, với chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm từ 11,8% GDP (năm 2008) xuống khoảng 7,7% GDP trong 6 tháng đầu năm 2013, song

WB cho biết các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu

tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN (Theo Điều tra Triển vọng kinh

doanh ASEAN của Hiệp hội Kinh doanh Singapore và AmCham).

Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt thách thức như: Tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tăng trưởng GDP tăng 5,25 % trong năm 2012 (theo giá so

sánh 2010), mức thấp nhất kể từ năm 1998. Từ 2010 đến 2013, Việt Nam tăng

trưởng chậm hơn Indonesia và Philippines — đây là lần đầu tiên trong hai thập kỉ vừa qua.

Tổng đầu tư giảm còn 29,6 % GDP trong quý I năm 2013 từ 38.5 % năm 2010. Chỉ số Mua hàng của Nhà quản trị (PMI) vẫn nằm dưới mức 50 cho phần lớn năm 2012 và 2013 (PMI dưới ngưỡng 50 biểu thị sản xuất giảm sút). Còn tăng trưởng bán lẻ và dịch vụ (tính giá trị danh nghĩa) đã giảm từ 24% năm 2011 xuống 16% năm 2012 và còn 11,9% trong nửa đầu năm 2013.

Dự báo tăngtrưởng GDP của Việt Nam trong năm nay chỉ khoảng 5,3% trước khi có thế phục hồi nhẹ và đạt mức 5,4% cho các năm 2014 và 2015. Cũng theo dự báo lạm phát trong năm 2013 của Việt Nam có thể lên tới 8,8%

và giảm về mức 7,4% và 7,7% trong năm 2014 và 2015.

Một số rủi ro chính mà Việt Nam phải đối mặt như: Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể tạo sức ép tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa từ đó sẽ tạo áp lực lạm phát và làm xói mòn các thành quả mong manh của ổn định kinh tế vĩ mô. Đồng thời, việc triển khai chậm trễ các chương trình cải cách cơ cấu sẽ làm suy giảm niềm tin của các nhà đầu tư và tiếp tục tác động tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng.

Trước đó, WB còn công bố xếp hạng các nền kinh tế thế giới tính theo GDP. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 42 thế giới với GDP tính theo ngang bằng sức mua là 322,7 tỷ USD và đứng thứ 56 theo cách tính GDP thông thường là gần 141,7 tỷ USD năm 2012, so với các nước trong khu vực có Thái Lan đứng thứ 31, Malaysia (34), Philippines (40), Singapore (thứ 35).

65

Trong khi đó, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 15.684 tỷ

USD, sau đó đến Trung Quốc với 12.674 tỷ USD. Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt xếp thứ ba và thứ tư với GDP tương ứng là 4.793 tỷ USD và 4.490 tỷ USD.

Nga chiếm vị trí thứ 5 với GDP năm 2012 là 3.380 tỷ USD, còn Đức đứng thứ

6 với 3.307 tỷ USD….

b) Nhân tố chính trị – pháp luật

Chính phủ và các cơ quan ban ngành liên quan thường xuyên cập nhật

các quy định pháp luật mới nhất và siết chặt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Điều này đảm bảo hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp đạt chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường, nhằm tạo uy tín và nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Sự ổn định về chính trị, mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thị trường thế giới chính là sự đảm bảo cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Do được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển

kinh tế quốc gia nên ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa được hưởng

nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước đặc biệt là sự hỗ trợ kịp thời về vốn của Chính phủ thông qua các kênh ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề gây khó khăn, cho hoạt động của doanh nghiệp, nhất là vấn đề về thủ

tục hành chính. Gần đây việc triển khai báo hải quan điện tử đã phát huy hiệu

quả tích cực, tiết kiệm nhiều thời gian và phiền hà cho doanh nghiệp.

Trong những năm qua, các Hiệp hội thủy sản của Việt Nam như VASEP,

Ủy ban Xuất khẩu cá tra, Sở Thủy sản,… có nhiều hỗ trợ cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp ngồi lại với nhau, tìm tiếng nói chung cho vấn đề giá cả xuất khẩu, khắc phục tình trạng chiến tranh giá trong những năm qua.

Các rào cản thương mại, kĩ thuật do các nước nhập khẩu thủy sản dựng

lên đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Các nước có nhiều chính sách bảo hộ ngành sản xuất trong nước, vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa tại thị trường Mỹ là một ví dụ điển hình. Các nước cũng liên tục dựng lên các rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm mới, lại cho nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại hoặc buộc phải tiêu hủy đã ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của hàng hóa Việt Nam. Do đó các

doanh nghiệp phải luôn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để vượt qua các

66

Luật pháp của các nước nhập khẩu cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam phải tìm hiểu kĩ trước khi quyết định xâm nhập thị trường một nước nào đó. Qua vụ kiện chống bán phá giá cho thấy việc nắm bắt các luật lệ quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Để tránh các nguy cơ và tình trạng bị động khi bị kiện cáo làm phát sinh nhiều chi

phí, các doanh nghiệp cần phải nhanh chống trang bị những hiểu biết cần thiết

về luật pháp quốc tế.

Sau 4 kiến nghị liên tiếp từ đầu năm của VASEP và một số ngành hàng

khác về việc miễn và hoàn thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì PE về đóng

gói hàng hóa xuất khẩu, ngày 14/9/2012, Chính phủ đã ban hành nghị định số

69/2012/NĐ-CP (NĐ 69) sửa đổi, bổ sung khoản 3 điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường trong đó quy định bao bì PE bao gói

hàng xuất khẩu không nằm trongđối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.

Có thể nói, Nhà nước đã có chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp

và sự hỗ trợ tích cực của các Hiệp hội góp phần cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ và xúc tiến thương mại.

c) Nhân tố khoa học công nghệ

Hiện tại, quy trình chế biến được kết hợp thủ công và tự động hóa, các công đoạn đều được thực hiện bằng tay trừ các công đoạn như cấp đông như vẫn bảo đảm được yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có khả năng sản xuất các loại máy móc thiết bị chuyên dung trong chế biến thủy sản có giá thành rẻ hơn mà chất lượng thì tương đương các thiết bị ngoại nhập. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong quá trình đầu tư sản xuất.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã kết hợp với các nhà

khoa học trên thế giới sản xuất thành công giống cá tra, cá basa nhân tạo giúp

người nuôi cá da trơn tại ĐBSCL chủ động về con giống kết hợp với các điều kiện tự nhiên thuận lơi đã mở ra triển vọng ngành công nghiệp sản xuất cá da trơn Việt Nam có thể đạt được quy mô 1,2 triệu tấn/năm.

Song song đó, Việt Nam hợp tác với các Viện nghiên cứu công nghệ

khoa học tiên tiến để sản xuất cá da trơn chất lượng cao đảm bảo hàm lượng

Omega 3,6 theo yêu cầu của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, dù nỗ lực rất nhiều nhưng tốc độ phát minh và ứng dụng

Công nghệ mới của Việt Nam cũng còn chậm so với các nước khác trên thế

67

d) Nhân tố xã hội

Dân số:

Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng

1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, chiếm

49,47% tổng dân số cả nước, tăng 1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, chiếm

50,53%, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả nước năm nay, dân số khu vực thành

thị là 28,81 triệu người, chiếm 32,45% tổng dân số, tăng 3,3% so với năm trước;

dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, chiếm 67,55%, tăng 0,02%.

(Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố).

Với số lượng dân số đông, trình độ dân cư ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là lượng công nhân có tay nghề và nhân viên có trình độ cao ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu lượng nhân lực cho các doanh nghiệp phát triển.

Văn hóa:

Đời sống công nghiệp ngày càng thâm nhập vào nhiều đối tượng người dân Việt Nam, họ dành nhiều thời gian cho công việc, giải trí,… không còn nhiều thời gian để đi chợ nấu nướng. Nhận thức vấn đề an toàn thực phẩm của người dân ngày càng cao. Vì vậy họ có xu hướng sử dụng các sản phẩm chế biến của Công ty nhiều hơn. Sự tăng lên nhanh về lượng của các khu công nghiệp kéo theo đó số lượng các bếp tập thể cũng tăng lên nhanh chống để đáp ứng nhu cầu của công nhân.

Không chỉ có ở Việt Nam mà trên thế giới, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thủy sản cũng tăng lên để giảm Colesterol, tránh nguy cơ béo phì, hấp thụ nhiều Omega 3, 6 tốt cho trí não và cơ thể. Sự mới lạ, bỗ dưỡng của các sản phẩm từ cá tra, basa Việt Nam là sự thu hút rất lớn đối với họ, đặc biệt là thị trường Châu Mỹ, châu Âu.

e) Nhân tố tự nhiên

Nước ta có hệ thống song kênh rất lớn bao gồm 2.300 con song, kênh lớn nhỏ với chiều dài tổng số khoảng 198.000 km. Mạng lưới sông và kênh gạch chằng chịt tạo nên thế mạnh để phát triển kinh tế thủy sản. Song song đó, với vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển và giao thủy vận tải hàng hóa bằng đường thủy. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa, đây cũng là một

trong những thế mạnh của giao thông Việt Nam, góp phần phát triển nền kinh

tế của Việt Nam.

Với ưu thế của một vùng sông nước, Cần Thơ nói riêng và ĐBSCL nói chung có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc chế biến cá tra, cá basa. Con

68

cá nuôi ở vùng này lớn rất nhanh, thịt trắng, thơm ngon hơn cá da trơn nuôi ở

Mỹ, vì thế rất được người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng.

ĐBSCL nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và đường

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu mỹ latinh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)