- Chính sách kinh tế: Ở Mỹ Latinh chủ nghĩa dân tộc luôn hiện diện
trong các chính sách ổn định kinh tế từ thập kỷ 80. Vào những thập niên giữa
của thế kỷ 20, Lázaro Casdenas ở Mexico, Juan Perón ở Argentina và Getulio
Vargas ở Brazil luôn tìm cách đẩy mạnh nền công nghiệp thông qua bảo hộ.
Họ cũng cố quyền lực chính trị thông qua các chính sách thị trường lao động
theo chủ nghĩa dân kiểm nhằm mở rộng thành phần kinh tế nhà nước, trao đặc
quyền đặc lợi cho công nhân và thường bảo vệ công nhân hơn. Sự phát triển bong bong của khu vực kinh tế quốc doanh kéo theo thâm hụt tài chính sau cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70 vì nợ nước ngoài quá nhiều. Dư âm của tình trạng này còn kéo theo cuộc khủng hoảng nợ vào thập niên 80. Phá vỡ
tình trạng này là Tổng thống Augusto Pinochet của Chile người đã theo đuổi
học thuyết kinh tế chính thống với sự giúp đỡ của “những chàng trai Chicago”
mà ngày nay vẫn được người dân nhắc tới như một câu chuyện mang tính gia
đình. Cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, hàng loạt các nước Mỹ Latinh như Bolivia, Mexico, Argentina, Peru, Venezuala và cuối cùng là Brazil đã tiến hành ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách cắt giảm khu vực kinh tế nhà nước, giảm bảo hộ và trợ cấp, cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ và hạn chế quyền lực của các liên đoàn tổ chức nhà nước. Mỗi một quốc gia ở lục địa đạt được những thành công khác nhau trong công cuộc cải tổ mang tên “tự do mới”.
- Chất lượng của các thể chế: hầu hết các nước Mỹ Latinh có nhà nước
mạnh nhưng thể chế yếu. Đó là do thừa hưởng truyền thống tập quyền trung ương và chính sách kinh tế chỉ huy từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha song trong thể chế lại không thừa hưởng truyền thống này (hoặc có thể là do họ tự nghĩ
ra, trừ Chile) (Phạm Quang Diệu-biên dịch, 2004).