ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm Chênh lệch
2011 so với 2010 2012 so với 2011 6 tháng đầu năm
2013 so với 2012
2012 2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
634.633 937.222 714.835 291.193 281.803 302.589 47,68 (222.387) (23,73) (9.390) (3,22)
Các khoản giảm trừ 5.360 8.291 1.143 1.143 2.187 2.931 54,68 (7.148) (68,21) 1.044 91,34 Doanh thu thuần 629.272 928.932 713.691 290.050 279.616 299.660 47,62 (215.241) (23,17) (10.434) (3,60)
Giá vốn hàng bán 522.303 771.249 621.139 246.269 241.630 248.946 47,66 (150.110) (19,46) (4.639) (1,88)
Lợi nhuận gộp 106.970 157.683 92.552 43.780 37.986 50.713 47,41 (65.131) (41,31) (5.794) (13,23)
Doanh thu hoạt động tài chính 15.655 14.542 5.046 4.411 1.078 (1.113) (7,11) (9.496) (65,30) (3.333) (75,56) Chi phí tài chính 41.429 36.623 26.918 13.491 8.522 (4.806) (11,60) (9.705) (26,50) (4.969) (36,83) Chi phí bán hàng 55.730 72.492 65.873 26.893 21.583 16.762 30,08 (6.619) (9,13) (5.310) (19,74) Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.012 15.615 5.872 3.112 2.495 5.603 55,96 (9.743) (62,40) (617) (19,83) Lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh
15.455 47.496 (1.066) 4.695 6.464 32.041 207,32 (48.562) (102,24) 1.769 37,68
Thu nhập khác 182 174 3.240 - - (8) (4,40) 3.066 1762,07 - -
Chi phí khác 450 174 512 - - (276) (61,33) 338 194,25 - -
Lợi nhuận khác (268) - 2.728 - - - - - - - -
Tổng lợi nhuận trước thuế 15.187 47.496 1.662 4.695 6.464 32.309 212,74 (45.834) (96,50) 1.769 37,68
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
1.139 2.253 67 377 485 1.114 97,81 (2.186) (97,03) 108 28,65
31
Thông qua bảng số liệu trên, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
biến động của 3 khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm.
Nguyên nhân là do tình hình kinh tế cùng với những chính sách bảo hộ của thị
trường nước ngoài nên hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Đầu tiên là khoản mục doanh thu, ta thấy sự biến động không đều qua các năm. Cụ thể là năm 2010 doanh thu đạt 634.633 triệu đồng, sang năm
2011 ghi nhận dấu ấn tăng trưởng khá rõ rệt cửa công ty trên con đường phát
triển, thể hiện sự năng động và quyết liệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu công ty đạt 937.222 triệu đồng, tăng 302.589 triệu đồng và tăng
47,7% so với năm 2010. Được được kết quả như vậy là do năm 2011 thị
trường được mở rộng, doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao. Điều này đã chứng tỏ Công ty Caseamex đã giành được vị trí ngày càng cao trong thị trường của mình. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng 2,93 tỷđồng là do công
ty liên tục phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như thuế chống bán
phá giá ở thị trường Mỹ, chiến dịch tung tin trên các phương tiện truyền thông
ở nhiều nước nhằm bôi nhọ hình ảnh con cá tra Việt Nam. Thêm vào đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,6 tỷ đồng tăng xấp xỉ 1,6 lần so với năm trước đã
làm cho tốc độ tăng của giá vốn hàng bán 47,7% so với năm trước bằng tốc độ
tăng của doanh thu. Nguyên nhân khách quan làm tăng giá vốn hàng bán là do diễn biến của thị trường nguyên liệu, thời tiết năm này không thuận lợi nên nguồn nguyên liệu đánh bắt ít, hiệu quả nuôi thủy sản không đạt về chất lượng và sản lượng dẫn đến giá thủy sản nguyên liệu bất ổn và tăng nhanh. Đồng thời, giá điện, nước năm này tăng làm cho chi phí sản xuất chung tăng góp phần làm tăng giá thành. Xét về nguyên nhân chủ quản thì công tác thu mua
nguyên liệu không đạt hiệu quả do chưa theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả thị
trường nên giá nguyên liệu cao đã làm giá thành tăng.
Trong năm 2012, tình hình thủy sản lại gặp khó khăn, giá cá tra liên tục giảm sút và nhu cầu tại thị trường chủ lực EU cũng giảm…khiến cho giá trị
doanh thu giảm 23,7% so với năm 2011 với giá trị giảm 222.387 triệu đồng.
Còn về khoản mục chi cũng biến động qua các năm. Công ty cũng gặp
không ít khó khăn khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước làm cho tổng chi
phí của công ty tăng lên. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí của Công ty là 619.178
triệu đồng. Nếu như trong năm 2010 chi phí bán hàng của công ty khoảng 55,7 tỷ đồng thì đến năm 2011 chi phí bán hàng lên đến 72,5 tỷ đồng, tăng gấp 1,3 lần. Nguyên nhân tăng cao của chi phí bán hàng là do sự tăng lên của chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng, quảng cáo sản phẩm từ hoạt động
32
mở rộng XK sang thị trường mới. Trong khi đó, quy mô hoạt động mở rộng, đòi hỏi nguồn vốn kinh doanh phải đáp ứng kịp thời nhu cầu của từng thời điểm từ việc phát sinh nhiều hợp đồng thu mua lớn, khoản chi phí trả trước cho khách hàng cung ứng càng nhiều, do đó công ty phải vay ngân hàng và gánh chịu chi phí lãi vay cao dẫn đến chi phí tài chính năm 2010 quá lớn chiếm 41,4 tỷ đồng. Sở dĩ như vậy là do công ty chưa xử lý công nợ cũ còn tồn động, công ty bị chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu vốn
trong kinh doanh nên công ty phải vay ngân hàng một khoản vốn lớn để đảm
bảo cung cấp vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Đến năm 2011 thì tăng lên đến 889.726 triệu đồng, tăng 43,7 % so với năm 2010. Chi phí qua 2 năm tăng lên là do tình hình kinh tế cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Sự gia tăng cao của chi phí bán hàng và chi phí tài chính đã làm tăng giá vốn hàng bán năm 2011 của công ty 771,2 tỷ đồng. Khi tình hình thị trường bất ổn chiến lược của công ty cũng có nhiều thay đổi, công ty cắt giảm các khoản chiết khấu bán hàng nên các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Chiết khấu chỉ ưu tiên áp dụng cho các hợp đồng lớn và khách hàng có thiện chí hợp tác lâu dài với
công ty. Trong năm 2012 chi phí có phần giảm so với năm 2011, giảm về giá
trị còn là 713.168 triệu đồng và giảm 19,8%. Do phải đối mặt với nhiều khó
khăn làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty suy giảm, giảm sản lượng đầu vào dẫn đến giảm sản lượng đầu ra. Công ty cũng tăng cường kiểm
soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không
cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí.
Về mặt lợi nhuận, bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động nhưng Công ty vẫn phát huy được sự năng động và quyết liệt trong kinh doanh với mức doanh thu tăng đáng kể cũng làm cho lợi nhuận tăng theo. Năm 2011, Công ty đạt mức lợi nhuận là 45.243 triệu đồng tăng 31.195 triệu đồng về giá trị và tăng tới 222,1% so với năm 2010, đó là một kết quả đáng khích lệ và tự hào. Thị trường chủ yếu của Công ty là Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Á trong năm 2011
Công ty mở rộng thị trường thêm được Trung Đông và một số nước Châu Phi
góp phần làm cho doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao nên đạt được kết
quả khả quan như vậy. Bên cạnh thành tích đạt được năm 2011 của Công ty
thì năm 2012 lợi nhuận lại giảm xuống rất nhiều từ 45.243 triệu đồng còn lại
1.595 triệu đồng giảm tới 43.648 triệu đồng về giá trị và giảm 96,5% so với
năm 2011. Mặt dù tổng chi phí Công ty có giảm nhưng khoản mục tổng doanh
thu cũng giảm theo nên làm lợi nhuận cũng không tăng. Trong năm 2012 thì
nền kinh tế cũng không khả quan mấy, tuy Công ty vẫn cố gằng để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho hoạt động của Công ty nhưng do ảnh hưởng của thời
33
tiết bất thường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản nên vấn đề về nguồn
nguyên liệu cũng làm tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, dù công ty đối mặt với không ít khó khăn
khi nguồn nguyên liệu đầu vào thiếu hụt cộng với áp lực cạnh tranh từ đối thủ
cạnh tranh trong nước và ngoài nước nên doanh thu bán hàng của công ty giảm còn 281.803 triệu đồng, giảm 3,22% so với cùng kỳ năm 2012. Nhưng với sự nổ lực và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cộng với sự nhạy bén trên thương trường nên đã góp phần làm cho giá vốn hàng bán, chi phí tài
chính, chi phí bán hàng và chí phí quản lý giảm đáng kể so với 6 tháng đầu
năm 2012, thế nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính lại giảm mạnh 75,56% so với 6 tháng đầu năm 2012 với giá trị 3,3 tỷ đồng, cho thấy công ty không còn hưởng lợi từ khoản đầu tư tài chính như năm 2012. Tuy vậy, lợi nhuận sau thuế của 6 tháng đầu năm 2013 đạt 5.979 triệu đồng, tăng 38,43% so với cùng kỳ năm 2012.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010-
6/2013, ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty Caseamex đều có lãi hàng năm,
mặc dù năm 2012 có chiều hướng suy giảm. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong
kinh doanh thì Ban lãnh đạo công ty đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc
quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng thiếu vốn, hạn chế việc vay vốn ngân hàng. Đồng thời, công ty cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực thực hiện các biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh
doanh của công ty ngày càng có hiệu quả hơn, đặc biệt là tránh tình trạng lặp
lại thực trạng tăng giá vốn hàng bán ở năm 2011. Với kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện sự nổ lực của công ty trong việc tìm
cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô
sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty Caseamex trở thành một trong những công ty phát triển vững mạnh trên thị trường theo hướng phát triển chiều sâu và rộng.