1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex)

116 357 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH …..….. LÊ THỊ BÉ NHO KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 8-2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH …..….. LÊ THỊ BÉ NHO MSSV: 4105790 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN TRẦN QUẾ ANH 8-2014 LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập nghiên cứu, cám ơn các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tản vững chắc cho chúng em về sau này. Đặc biệt em chân thành cám ơn Cô Trần Quế Anh đã hướng dẫn tận tình và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), em xin cảm ơn chị Hồng đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công. Em xin trân trọng cám ơn! Cần Thơ, ngày ....tháng......năm..... Sinh viên thực hiện Lê Thị Bé Nho ii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ....tháng......năm..... Sinh viên thực hiện Lê thị Bé Nho iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………… Cần Thơ, ngày tháng năm 2014 Thủ Trưởng đơn vị iv MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ........................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian............................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3 2.1.1 Chi phí sản xuất .................................................................................... 3 2.1.2 Giá thành sản phẩm .............................................................................. 5 2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............. 6 2.1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm ........................................ 10 2.1.5 Phân tích sự biến động các khoản mục trong giá thành .................. 13 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 16 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 16 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ............................................ 18 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ........................................... 18 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .............................................................. 19 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC .................................................................................. 19 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN .............................................................. 22 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ......................................................................... 22 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán .................................................. 23 3.4.3 Phương pháp kế toán ......................................................................... 25 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................... 25 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ..... 30 v 3.6.1 Thuận lợi............................................................................................. 30 3.6.2 Khó khăn ............................................................................................ 31 3.6.3 Định hướng hoạt động ........................................................................ 31 CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ ................................................................................. 33 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT ........................................................................ 33 4.2 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ..................................................................................................... 36 4.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất .................................................... 36 4.2.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm .................................................... 36 4.2.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm ................................................................ 36 4.3 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ..................................................................................................... 36 4.3.1 Kế toán chi phí sản xuất ..................................................................... 36 4.3.2 Kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành .......................... 54 4.4 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ THÀNH ................................ 61 4.4.1 Phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị thực tế so với giá thành định mức tháng 07/2014 .................................................................................. 61 4.4.2 Phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị tháng 07/2014 so với kỳ trước (06/2014) ................................................................................................ 66 4.4.3 Phân tích tình hình biến động giá thành đơn vị qua các năm ............. 67 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) ................................................................................................ 71 5.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN ................................................. 71 5.1.1 Ưu điểm .............................................................................................. 71 5.1.2 Nhược điểm ........................................................................................ 72 5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................................ 72 5.2.1 Tổ chức công tác kế toán .................................................................... 72 5.2.2 Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ............ 72 5.3 GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ............................................ 73 5.3.1 Nhận xét về sự biến động giá thành sản phẩm ................................... 73 5.3.2 Giải pháp hạ giá thành sản phẩm........................................................ 73 vi CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 75 6.1 KẾT LUẬN................................................................................................ 75 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 76 6.2.1 Kiến nghị đối với Nhà nước ............................................................... 76 6.2.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội thủy sản .................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 77 PHỤ LỤC........................................................................................................ 78 vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011 - 2013................. 26 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 .......... 29 Bảng 4.1: Sổ cái chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................................... 42 Bảng 4.2: Sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .............................................. 43 Bảng 4.3 : Sổ cái chi phí nhân công trực tiếp ............................................ 47 Bảng 4.4: Sổ cái chi phí sản xuất chung ................................................... 50 Bảng 4.5: Sổ chi phí sản xuất chung .............................................................. 52 Bảng 4.6: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cá tra phi lê ............................. 54 Bảng 4.7: Sổ cái chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .............................. 55 Bảng 4.8: Sổ cái phế phẩm .............................................................................. 56 Bảng 4.9: Phân bổ giá thành sản xuất của cá tra phi lê loại 1 ......................... 58 Bảng 4.10: Phiếu tính giá thành sản phẩm ...................................................... 59 Bảng 4.11: Sổ cái thành phẩm ........................................................................ 60 Bảng 4.12: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu cá tra phi lê loại 1 .......... 61 Bảng 4.13: Bảng biến động chi phí nhân công trực tiếp ................................. 63 Bảng 4.14: Tổng biến động biến phí sản xuất chung tháng 07/2014 ........... 64 Bảng 4.15: Tổng biến động định phí sản xuất chung tháng 07/2014 ........... 65 Bảng 4.16: Bảng biến động giá thành .............................................................. 66 Bảng 4.17: So sánh giá thành đơn vị tháng 07/2014 và 06/2014 .................... 66 Bảng 4.18: So sánh giá thành đơn vị tháng 7/2014 so với cùng kỳ các năm 2011, 2012, 2013 ............................................................................................. 68 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................. 7 Hình 2.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ......................................... 8 Hình 2.3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung ............................................. 9 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên........................................................................................ 9 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban trong Công ty Caseamex ................... 20 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty Caseamex ................. 22 Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ của công ty ..................................................... 24 Hình 4.1: Quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh Công ty Caseamex ....... 33 Hình 4.2: Lưu đồ nhập kho nguyên vật liệu trực tiếp ...................................... 37 Hình 4.3: Lưu đồ xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp....................................... 39 Hình 4.4: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................... 41 Hình 4.5: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ....................................... 46 Hình 4.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung .............................................. 49 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CPSX : Chi phí sản xuất CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CP : Chi phí CPSXDD : Chi phí sản xuất dở dang SPDD : Sản phẩm dở dang x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong xu thế phát triển của thế giới, khi mà nền kinh tế chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế thị trường, thì việc sản xuất kinh doanh càng trở nên khó khăn. Cạnh tranh càng ngày càng trở nên gay gắt, doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi phải được quản lý điều hành một cách có hiệu quả. Việc này có ảnh hưởng lớn đến hệ thống kế toán chi phí, công tác kế toán chi phí không những chỉ tuân theo chế độ kế toán hiện hành mà còn phù hợp với yêu cầu quản lý để có thể ra quyết định kinh doanh một cách đúng đắn, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên tục và quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp được, các nhà quản lý có thể luôn biết được hoạt động và kết quả thực tế, từ đó đề ra các biện pháp có hiệu quả, kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa to lớn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời đề ra các quyết định phù hợp với phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Trong đó, giá thành sản phẩm lại phải chịu sự ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào sản phẩm có ý nghĩa quan trọng, và cấp bách. Bên cạnh đó, hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ kế toán ở doanh nghiệp. Hạch toán giá thành liên quan đến hầu hết các yếu tố đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đảm bảo việc hạch toán giá thành chính xác, kịp thời, phù hợp với các đặc điểm hình thành và phát sinh chi phí ở doanh nghiệp là yêu cầu có tính xuyên suốt trong quá trình hạch toán ở các doanh nghiệp. Việc phân tích đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh tế chỉ có thể dựa vào giá thành sản phẩm chính xác. Do đó, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính xác và hợp lý là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần thơ (CASEAMEX)” làm bài luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX); đồng thời phân tích biến động giá thành sản phẩm. Từ đó, đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện về công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX). - Phân tích biến động giá thành sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành. - Đề ra một số giải pháp hoàn thiện về công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), địa chỉ tại khu công nghiệp trà nóc II, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian. Số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Số liệu thực hiện kế toán: Đề tài sử dụng số liệu của kỳ tính giá thành tháng 07 năm 2014 và số liệu phân tích biến động giá thành năm 2011, 2012, 2013. Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập từ ngày 11/08/2014 đến ngày 17/11/2014 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) sản xuất đa dạng các mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh như cá tra phi lê loại 1, loại 2, loại 3. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung phân tích công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cá tra phi lê loại 1. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định (Đặng Thị Hòa và cộng sự, 2003). 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích, công dụng và yêu cầu quản lý khác nhau. Để hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất (CPSX) và đáp ứng được các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp cần phân loại CPSX theo các tiêu thức khác nhau. Võ Văn Nhị (2002, trang 20) đã liệt kê các phương pháp phân loại CPSX gồm: a) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). Chi phí nhân công: Gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân sản xuất, tiền trích bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân sản xuất. - - Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 3 b) Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động - Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản xuất chung (CPSXC).  CPNVLTT: Là biểu hiện bằng tiền của những nguyên liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc để cùng kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hay làm tăng chất lượng sản phẩm.  CPNCTT: Được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng chịu chi phí.  CPSXC: Là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể CPNVLTT và CPNCTT. - Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp.  Chi phí như chi phí vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng,…  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn daonh nghiệp như chi phí hành chính, kế toán,… c) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh gồm: Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. d) Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu chi phí và được hạch toán vào đối tượng có liên quan. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định. 4 e) Phân loại chi phí theo cách ứng xử - Chi phí khả biến: là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. - Chi phí bất biến : là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả định phí và biến phí. f) Phân loại chi phí nhằm ra quyết định - Chi phí chênh lệch - Chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được - Chi phí cơ hội - Chi phí ẩn 2.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là xác định xem chi phí phát sinh ở những nơi nào (quy trình sản xuất, phân xưởng, bộ phận….) và thời kỳ chi phí phát sinh để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…) (Võ Văn Nhị, 2002). 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành (Võ Văn Nhị, 2002). 2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức kỳ kế hạch. - Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và kết quả kinh doanh thực tế đạt được. 5 b) Phân loại theo nội dung cấu thành - Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành gồm CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. - Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quanđến một khối lượng dản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong. - Giá thành toàn bộ= Giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất. 2.1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. 2.1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ giá thành có thể xác định khác nhau như tháng, quý, năm. 2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động…  Chứng từ sử dụng:  Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho  Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liêu,…  Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” dùng để theo dõi tình hình tập hợp và kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp trong quá trình sản xuất. 6 TK 111, 112, 331,.. TK 621 TK 154 Trị giá NVL mua Kết chuyển chi phi về giao ngay BPSX nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 Trị giá NVL xuất kho Chi phí NVLTT vượt dùng sản xuất trên mức bình thường Trị giá NVL dùng không hết nhập lại Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 47, 48 Hình 2.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp b. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp  Khái niệm Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn…  Chứng từ sử dụng  Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ  Bảng thanh toán tiền thưởng  Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,…  Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. 7 TK 622 TK 334 TK 154 Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất TK 335 Kết chuyển chi phí Trích trước tiền lương nhân công trực tiếp nghỉ phép cho công nhân TK 338 Các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 48, 49 Hình 2.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp c. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung  Khái niệm Chi phí sản xuất chung bao gồm các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí nói trên. Các khoản mục chi phí thuộc CPSXC như: - Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý tại phân xưởng. - Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị. - Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất… Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy…  Tài khoản sử dụng: TK 627 “chi phí sản xuất chung”. Kết cấu TK 627 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: 8 TK 334, 338 TK 627 Lương và các khoản trích theo lương nhân viên PX TK 111, 152, 338 Các khoản làm giảm chi phí SXC TK 335 Các khoản trích trước phân xưởng sản xuất TK 214 Trích khấu hao TSCĐ TK 154 TK 142, 242 Phân bổ chi phí phát sinh có giá trị lớn Kết chuyển CPSXC TK 152, 153 Xuất vật tư sử dụng cho phân xưởng sản xuất TK 111, 112 Chi phí dịch vụ mua ngoài khác Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 50, 51 Hình 2.3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung d. Tổng hợp chi phí sản xuất  Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 621 TK 154 TK 111, 152 Kết chuyển CPNVLTT Các khoản làm giảm chi phí SX TK 622 TK 155 Kết chuyển CPNCTT Giá thành SP hoàn thành nhập kho TK 627 TK 157, 632 Kết chuyển CPSXC Xuất bán ngay hoặc gửi bán không qua kho Nguồn: Bùi Văn Trường, 2008, trang 65, 66 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 9 2.1.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 2.1.4.1 Các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. a) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ CPNVLTT CPNVLTT dở + phát sinh dang đầu kỳ trong kỳ = Số lượng SP hoàn + thành trong kỳ x Số lượng Tỷ lệ SPDD x hoàn cuối kỳ thành Số lượng Tỷ lệ SPDD x hoàn cuối kỳ thành (2.1) b) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí; từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. Theo phương pháp này thì tính toán phức tạp hơn nhưng kết quả tương đối chính xác cao. Cách tính của phương pháp này là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất. CPSX dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất dở dang = cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ CPSX phát + sinh trong kỳ x Số lượng Tỷ lệ + SPDD x hoàn cuối kỳ thành 10 Số lượng Tỷ lệ SPDD x hoàn (2.2) cuối kỳ thành c) Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Phương pháp này áp dụng phù hợp nhất ở những doanh nghiệp mà hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo giá thành kế hoạch. Chi phí sản xuất dở dang = cuối kỳ  Số lượng SPDD x cuối kỳ Tỷ lệ hoàn x thành Định mức chi phí (2.3) 2.1.4.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm  Phương pháp trực tiếp Áp dụng đối với những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng chính là đối tượng tính giá thành. Giá trị Tổng giá CPSX CPSX CPSX khoản điều (2.4) thành thực = dở dang + dở dang _ dở dang ‾‾ chỉnh giảm trong kỳ _ cuối kỳ tế sản phẩm đầu kỳ __ _giá thành _ _ Giá thành thực Tổng giá thành thực tế SP tế đơn vị SP = Số lượng SP hoàn thành _ (2.5) __  Phương pháp hệ số _ Điều kiện sản xuất thích hợp để áp dụng phương pháp này là trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và không thể tổ chức theo dõi chi tiết từng loại sản phẩm. Công việc cần làm là quy đổi các sản phẩm (SP) khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xác định sẵn. Phương pháp tính được thực hiện qua các bước:  Dựa vào hệ số tính giá thành quy đổi tất cả các sản phẩm về một sản phẩm chuẩn ( hệ số = 1) Tổng sản = phẩm chuẩn N  i 1 Số lượng SP i x hoàn thành Hệ số quy đổi SP i (2.6)  Xác định tổng giá thành sản phẩm chuẩn Giá trị Tổng giá CPSXDD CPSXDD CPSXDD khoản điều thành thực = đầu kỳ của + trong kỳ ‾‾ cuối kỳ của ‾‾ chỉnh giảm tế nhóm SP nhóm SP của nhóm SP nhóm SP _ giá thành _ _ 11 (2.7)  Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực tế SP chuẩn Giá thành thực tế đơn vị sản = phẩm chuẩn i Tổng SP chuẩn phẩm chuẩn i  Tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm chính Giá thành thực tế đơn = vị sản phẩm i Giá thành thực tế đơn vị sản x phẩm chuẩn Tổng Giá thành Giá thành thực tế đơn vị = thực tế đơn sản phẩm vị sản phẩm i x Hệ số qui đổi sản phẩm i Số lượng sản phẩm i hoàn thành (2.8) (2.9) (2.10)  Phương pháp tỷ lệ ( định mức) Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Trình tự thực hiện qua các bước: - Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá CPSXDD CPSXDD CPSXDD Giá trị thành thực = đầu kỳ của + trong kỳ của ‾‾ cuối kỳ của ‾‾ khoản điều (2.11) nhóm SP nhóm SP chỉnh giảm tế nhóm SP nhóm SP _ giá thành _ - Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm_ theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành kế hoạch nhóm SP = Số lượng SP hoàn thành trong nhóm x Giá thành định mức SP (2.12) - Tỉ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành thực tế của nhóm SP Tỷ lệ tính giá = (2.13) thành của Tổng giá thành kế hoạch của nhóm SP nhóm SP 12  Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành thực tế đơn vị SP = m  Tỷ lệ tính giá thành i 1 của nhóm SP Tổng giá thành Số lượng SP thc tế SP = hoàn thành  Giá thành định mức SP x Giá thành thực tế đơn vị SP (2.14) (2.15) Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ Điều kiện sản xuất thích hợp áp dụng phương pháp này là trong cùng một quy trình sản xuất cùng với sản phẩm chính được tạo ra thì sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu) cũng xuất hiện. Để có giá thành sản phẩm chính xác thì cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Tổng giá thành thực = CPSXDD + CPSXDD _CPSXDD _ tế SP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ - Giá trị các Giá trị khoản điều _ ước tính (2.16) chỉnh giảm sản phẩm giá thành phụ Ngoài ra còn nhiều phương pháp tính giá thành khác như:  Phương pháp đơn đặt hàng.  Phương pháp phân bước 2.1.5 Phân tích sự biến động các khoản mục trong giá thành Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất chính là xem xét sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời xem xét sự biến động về giá thành toàn bộ các loại sản phẩm, nhằm thấy khái quát tình hình giá thành của toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, thì các khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm, được gọi là chi phí thành phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành chúng là giá trị thành phẩm và khi thành phẩm được tiêu thụ chúng trở thành chi phí thời kỳ và là giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Trong giá thành sản phẩm sản xuất gồm ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. 13 Mục đích phân tích tình hình biến động chung của các loại chi phí nhằm thấy được sự biến động tăng giảm của chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh. 2.1.5.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí này bao gồm chi phí về nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến từng quá trình sản xuất sản phẩm. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Sự biến động CPNVLTT phụ thuộc mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh để xác định mức độ ảnh hưởng của mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu đến các khoản mục chi phí. Biến động giá= (Giá thực tế - giá định mức) x lượng thực tế (2.17) Biến động lượng= (Lượng thực tế- lượng định mức) x giá định mức (2.18) Tổng biến động= Biến động giá + biến động lượng (2.19) Nếu biến động giá nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá nguyên vật liệu hoặc sự chuyển biến thuận lợi từ những nguyên nhân tác động đến giá nguyên vật liệu trong thu mua, và ngược lại. Tương tự, nếu biến động lượng nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng nguyên vật liệu trong sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất chuyển biến thuận lợi, và ngược lại. 2.1.5.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một trong những khoản mục quan trọng của giá thành . Tùy theo hình thức trả lương, khoản mục chi phí tiền lương công nhân sản xuất được xác định bằng công thức khác nhau và do đó các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục CPNCTT cũng khác nhau. Sau đây là cách tính trả lương theo sản phẩm: 14 Trả tiền lương theo sản phẩm biến động CPNCTT không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế nên: Biến động giá= Đơn giá giờ - Đơn giá giờ x Tổng số sản (2.20) công thực tế công kế hoạch phẩm thực tế Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch dương là biến động không tốt thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến đơn giá trong tuyển dụng, sản xuất theo chiều hướng bất lợi. 2.1.5.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung biểu hiện những đặc điểm trên cho ta thấy nó là loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để có thể kiểm soát được cũng như dự đoán cách ứng xử của CPSXC ta phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích CPSXC thành các yếu tố biến phí và định phí. + Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, lương quản lý, chi phí năng lượng,… + Định phí sản xuất chung thường bao gồm những khoản mục chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ít hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất như lương quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính ở phân xưởng sản xuất,…  Phân tích biến động chi phí SXC khả biến Biến động chi phí sản xuất chung khả biến có thể chia thành 2 biến động: biến động đơn giá, biến động năng suất. + Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi: Biến động Chi phí sản Chi phí sản do chi phí = xuất chung - xuất chung đơn x thay đổi đơn vị thực tế vị kế hoạch 15 Số lượng sản phẩm sản xuất thực tế (2.21) + Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi: Biến động do Khối lượng Khối lượng khối lượng = sản phẩm sản - sản phẩm sản xuất kế hoạch thay đổi xuất thực tế Chi phí x chung đơn vị định mức (2.22)  Phân tích biến động chi phí SXC bất biến Công thức chung để phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung bất biến: Biến động so với kỳ gốc = Chi phí SXC bất biến thực tế - Chi phí SXC bất biến kế hoạch (2.23) 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Đoàn VŨ Minh (2010), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cửu Long”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài xoay quanh nội dung chính phân tích các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm, sự biến động của các nhân tố, từ đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh. Đề tài sử dụng các biện pháp tổng hợp, so sánh, số tương đối để phân tích tác động của các yếu tố sản xuất đến giá thành sản phẩm của công ty. Phạm Văn Nhự (2011), “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo tại công ty TNHH sản xuất-thương mại Tân Hưng”. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những nhân tố ảnh hưởng tới biến động của giá thành. Đề tài tập trung phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, phân tích tình hình biến động giá thành qua ba kỳ liên tiếp và ba năm liên tiếp để thấy được sự biến động của các yếu tố sản xuất và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) gồm: - Chứng từ: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổ khấu hao tài sản, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, … - Sổ sách: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. 16 - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng hợp giá thành. 2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc (Mai Văn Nam, 2008). Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Có các loại so sánh:  Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. ∆T = T1 – T0 (2.17) Trong đó: T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.  Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. T  T1  T0 T0 (2.18) Trong đó: T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng hay theo địa điểm phát sinh chi phí, hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm,… Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định, hàng tháng, quý tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. 17 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu trực thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ – CATACO (1985) với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra đông lạnh. Công ty CASEAMEX được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua vào ngày 29/11/2005. Các hoạt động của CASEAMEX tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua. Theo chủ trương của Chính phủ về việc đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, kể từ ngày 01/07/2006 CASEAMEX được tách ra từ CATACO và chuyển đổi sang Công ty Cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 28 tỷ đồng. Từ đó, Công ty ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên trị trường trong nước và quốc tế trong ngành hàng thủy sản đông lạnh. Cùng với sự phát triển sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo, CASEAMEX không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng quản lý và quy mô xuất khẩu của mình. Mặt hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là chế biến cá tra (Pangasius Hypophthalmus). Ngoài ra, còn có tôm sú, tôm càng HOSO/HLSO, PD, CPTO và PUD, cùng một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác như đùi ếch, bạch tuộc, mực, lươn. Vào tháng 3/2008, Công ty thành lập Nhà máy chế biến CAFISH tại Lô 4, khu Công nghiệp Trà Nóc 1 chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm từ tôm và các mặt hàng thủy hải sản khác. Sau bốn năm hoạt động độc lập, Công ty đã trở thành một trong mười doanh nghiệp mạnh của Việt Nam về xuất khẩu cá tra trên thị trường EU và Mỹ với chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà xuất khẩu cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường quốc tế. Với sự đầu tư đồng bộ và liên tục trong lĩnh vực chế biến và quản lý chất lượng, CASEAMEX luôn chủ động tìm kiếm thị trường và đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, Công ty còn xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Canada, Thái Lan, Pakistan và một số thị trường khác. 18 3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH - Nuôi trồng thủy sản nội địa. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày. - Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. - Bán buôn thực phẩm. - Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. - Chế biến các mặt hàng thủy hải sản, gia súc, gia cầm đông lạnh xuất khẩu. Chế biến các loại thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm khác từ các nguyên liệu: nông sản, thủy sản, súc sản phục vụ sản xuất và tiêu dung. Chế biến và kinh doanh phụ phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm. - Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi: thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm. Sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, gia súc, gia cầm. - Kinh doanh thuốc thú y thủy sản, vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Công ty tổ chức bộ Bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến, Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra trong toàn Công ty một cách thuận tiện, các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng có thể báo cáo kết quả trực tiếp đến Ban lãnh đạo Công ty. Vì thế, việc xử lý các vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả. Từng phòng ban, từng cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc được giao. Với cơ cấu tổ chức linh hoạt, phù hợp góp phần giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công ty có thể hoàn thành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. 19 Đại hội đồng cổ đông Hội đồng Quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Công ty CP Đông Nam (Công ty liên kết) Công ty TNHH CAFISH (Công ty con) doanhdoanh) Phó tổng giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh doanh XNK Phòng Kế toán tài vụ Phòng Kỹ thuật vi sinh Phòng Cung ứng Phòng Cơ điện lạnh Ban quản đốc phân xưởng Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty CASEAMEX Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban trong Công ty CASEAMEX Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty có các quyền hạn sau: Bổ sung sửa đổi điều lệ, định hướng phát triển Công ty, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và kiểm toán viên; Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; bổ nhiệm Tổng giám đốc; Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và các quy định khác được quy định tại điều lệ của Công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. Trừ những thẩm quyền thuộc về Đai hội đồng cổ đông không được ủy quyền, Hội đồng quản trị của Công ty CASEAMEX gồm 5 thành viên. 20 Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có các quyền và nhiệm vụ: lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định. Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng cổ đông và Ban Tổng giám đốc. Ban Giám đốc Công ty: Phụ trách các công việc khác nhau và định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công việc của các bộ phận chức năng. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài Công ty, cơ cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của Công ty. Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng theo các đơn hàng đã ký kết với khách hàng. Ban giám đốc là cơ quan đầu não điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước. Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức phân công lao động một cách hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách kịp thời đối với Cán bộ công nhân viên. Thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Công ty, tích cực tham gia các phong trào của liên đoàn lao động khu chế xuất và của Thành Phố. Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó. Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại sản phẩm của Công ty và quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của Công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới. Phòng Kế toán tài vụ : Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu cho Công ty, Bộ thương mại, cơ quan thuế. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài chính của Công ty theo đúng quy định hiện hành giúp cho Ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của Công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của Cán bộ công nhân viên. Phòng Kĩ thuật vi sinh: Kiểm tra vệ sinh nhà xưởng, vật tư máy móc, 21 thiết bị của Công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất hàng hóa đúng quy định về chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu phân tích những nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với thị trường. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi nhập khẩu và đưa ra thị trường xuất khẩu. Phòng Cung ứng: Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lượng, giá. Tổ chức đào tạo, huấn luyện Cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của Công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của Công ty. Phòng Cơ điện lạnh: Tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của Công ty. 3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Công tác tổ chức kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vốn và là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các quyết định kinh tế. Tổ chức bộ máy sao cho thuận tiện, hiệu quả là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Caseamex nói riêng. Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo tổ chức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán chung của công ty. Hàng tuần, tháng tập hợp số liệu ở các phân xưởng và văn phòng sau đó chuyển lên phòng kế toán. Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Nguồn: Phòng Kế toán công ty CASEAMEX Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CASEAMEX - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc 22 công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng. - Kế toán thanh toán: Thực hiện việc kiểm tra các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán và tiến hành lập chứng từ thanh toán - Kế toán tổng hợp: Là trợ lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán phần hành, lập báo cáo, quyết toán theo định kỳ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để báo cáo kế toán trưởng. Ngoài ra được quyền ký thác vào một số chứng từ khi kế toán trưởng vắng mặt. - Kế toán vật tư: Theo dõi toàn bộ vật tư hàng hóa, về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm xuất ra, nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. Kế toán chỉ có thể tiến hành xuất kho khi có giấy đề nghị xuất kho hoặc các chứng từ có liên quan đến việc xuất kho đã được chấp thuận của bộ phận có thẩm quyền. - Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty. - Kế toán TSCĐ: Quản lý và theo dõi tình hình biến động tài sản cố định: Tăng giảm tài sản và thực hiện khấu hao tài sản đúng quy định. - Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty. 3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán - Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. - Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là thực hiện theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Kỳ kế toán năm: bắt đầu 01/01 và kết thúc vào 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. - Các giao dịch ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh đồng tiền khác ngoài tiền Việt Nam thì được chuyển đổi thành tiền Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp không quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày kết thúc tài chính. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong năm tài chính. - Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. 23 Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hằng ngày (hoặc định kỳ) Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ của công ty Trình tự ghi sổ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Cuối tháng, phải khoá sổ ra tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Sau khi đối chiếu đúng khớp, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết), bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký ghi sổ được dùng để lập báo cáo tài chính. 24 Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết. 3.4.3 Phương pháp kế toán - Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. 3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH * Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 Nhìn chung doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty có sự biến động mạnh. Tổng doanh thu và chi phí của Công ty liên tục giảm giai đoạn 2011 đến 2013. Lợi nhuận cũng giảm mạnh năm 2012 nhưng đến năm 2013 có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế cùng với những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài nên hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng. 25 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch STT Chỉ tiêu 2011 2012 2011 - 2012 2013 +/1 Tổng doanh thu % 721.976 713.691 608.499 602.352 (221.672) (215.241) (23,49) (23,17) (113.477) (111.339) (15,71) (15,60) 14.542 174 5.045 3.240 5.885 262 (9.497) 3.066 (65,31) 1762,07 840 (2.978) 16,65 (91,91) 896.152 771.249 720.314 621.139 600.698 530.906 (175.838) (150.110) (19,62) (19,46) (119.616) (90.233) (16,61) (14,53) 36.622 72.492 26.918 65.873 14.813 46.216 (9.704) (6.619) (26,50) (9,13) (12.105) (19.657) (44,97) (29,84) 15.615 5.872 8.763 (9.743) (62,40) 2.891 49,23 174 512 - 338 194,25 (512) (100,00) Tổng lợi nhuận 47.496 1.662 7.801 (45.834) (96,50) 6.139 369,37 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 47.496 (1.066) 7.539 (48.562) (102,24) 8.605 (807,22) 2.253 2.728 67 262 725 2.728 (2.186) (97,03) (2.466) 658 (90,40) 982,09 45.243 1.595 7.076 (43.648) (96,47) 5.481 343,64 Doanh thu khác Tổng chi phí Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí khác 3 +/- 943.648 928.932 Doanh thu thuần bán hàng và CCDV Doanh thu từ hoạt động tài chính 2 % 2012 - 2013 Lợi nhuận khác 4 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 5 Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Caseamex, 2011, 2012, 2013 26  Doanh thu Doanh thu của Công ty liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2011 tổng doanh thu đạt cao nhất 943.648 triệu đồng. Đây là năm ghi nhận dấu ấn tăng trưởng khá rõ rệt của Công ty trên con đường phát triển do thị trường được mở rộng kéo theo doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao, đạt 928.932 triệu đồng và doanh thu hoạt động tài chính là 14.542 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng doanh thu giảm còn 721.976 triệu đồng, giảm 23,49%, tương đương giảm 221.672 triệu đồng. Đến năm 2013 thì tổng doanh thu chỉ còn 608.499 triệu đồng, giảm 15,71% tương đương giảm 113.477 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những khó khăn chung của ngành thủy sản đã ảnh hưởng tới các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản nói chung. Trong năm 2013 nhu cầu nhập khẩu cá tra của hai thị trường chính chiếm 43,5% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam là Mỹ và châu Âu vẫn chưa được phục hồi, sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, khủng hoảng tín dụng gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn nên sức mua ở thị trường này giảm đáng kể và kéo theo giá cá tra liên tục giảm sút. Ngoài ra, Công ty liên tục phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như thuế chống bán phá giá ở thị trường Mỹ, thị trường này ngày càng đặt ra nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam như thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra philê đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Mức thuế chống phá giá ngày tăng rất cao gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và công ty CASEAMEX nói riêng do đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Bên cạnh với việc nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ giảm thì việc đối mặt với cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài cũng là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu của Công ty sụt giảm mạnh.  Chi phí Các khoản chi phí của Công ty cũng giảm liên tục. Cụ thể năm 2011, tổng chi phí là 896.152 triệu đồng. Đến năm 2012, 2013 thì tổng chi phí của công ty liên tục giảm đáng kể chỉ còn 720.314 triệu đồng ở năm 2012 và 600.698 triệu đồng năm 2013, tương đương giảm 19,62% và 16,61% so với năm 2011. Chi phí liên tục giảm là do tình hình kinh tế cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài làm cho nhu cầu xuất khẩu của công ty gặp khó khăn, sản lượng đầu ra và doanh thu liên tục giảm điều này tạo sức sép công ty phải giảm các chi phí để góp phần tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nếu như năm 2011 chi phí tài chính là 36.622 triệu đồng thì đến năm 2012, 2013 lần lượt còn 26.918 27 triệu đồng và 14.813 triệu đồng, tương đương giảm 26,50% và 44,97% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm chi phí tài chính là do doanh nghiệp đã trả bớt các khoản nợ vay nên lãi suất vay giảm dẫn đến chi phí lãi vay cũng giảm đều xuống qua các năm. Nguyên nhân khách quan làm cho giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm là do Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu dẫn đến sản lượng đầu ra giảm mạnh. Công ty đã mạnh dạn thu hẹp một số thị trường xuất khẩu không phải là tiềm năng của Công ty lại nên các khoản chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng sản phẩm cũng giảm đáng kể. Công ty cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí. Khi tình hình thị trường bất ổn chiến lược của Công ty cũng có nhiều thay đổi, Công ty cắt giảm các khoản chiết khấu bán hàng nên các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Chiết khấu chỉ ưu tiên áp dụng cho các hợp đồng lớn và khách hàng có thiện chí hợp tác lâu dài với Công ty. Với sự nổ lực và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cộng với sự nhạy bén trên thương trường, tổng chi phí của Công ty đã giảm đáng kể.  Lợi nhuận Nhu cầu nhập khẩu ngày càng giảm sút cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các rào cản thương mại làm cho tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung và Công ty CASEAMEX nói riêng ngày càng gặp khó khăn. Cụ thể năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm một cách đột biến, giảm tới 96,50% so với năm 2011, tương đương 45.834 triệu đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế còn 1.595 triệu đồng. Nguyên nhân khách quan là do tổng doanh thu giảm mạnh, các khoản mục chi phí tuy có giảm nhưng không đáng kể, nên làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh. Trong năm 2012, nền kinh tế không mấy khả quan, tuy Công ty vẫn cố gắng để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho hoạt động của Công ty nhưng do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản nên vấn đề về nguồn nguyên liệu cũng làm tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty. Năm 2012 là một năm thật sự hết sức khó khăn đối với Công ty CASEAMEX. Sang năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty có sự khởi sắc. Tuy nhiên, việc xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành, Công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên lượng khách hàng luôn ổn định và phối hợp tốt trong quan hệ cung cấp và tiêu thụ, đó là cơ sở để Công ty sản xuất ổn định và phát triển trở lại với lợi nhuận trước thuế là 7.801 triệu đồng, tăng 369,37% so với năm 2012 và lợi nhuận sau thuế là 7.076 triệu đồng 28 * Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014 là điều cần thiết để nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6 /2013 - 6Th/2014 Năm Chỉ tiêu Th 6Th/2013 6Th/2014 1. Tổng doanh thu DT thuần bán hàng và CCDV +/- % 300.540 327.823 27.283 9,08 297.648 2.774 324.771 2.913 27.123 139 9,11 5,01 Thu nhập khác 2. Tổng chi phí Giá vốn hàng bán 118 296.882 139 321.731 21 24.849 17,80 8,37 264.303 286.413 22.110 8,37 Chi phí tài chính Chi phí bán hàng 7.416 7.893 477 6,43 Chi phí quản lí doanh nghiệp 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 20.944 4.219 3.658 22.857 4.568 6.092 1.913 349 2.434 9,13 8,27 66,49 Lợi nhuận từ hoạt động KD 3.540 5.953 2.412 68,12 118 317 139 347 21 30 17,80 9,46 3.342 5.745 2.403 71,90 Doanh thu từ hoạt động TC Lợi nhuận khác 4. Thuế TNDN hiện hành 5. Lợi nhuận sau thuế Nguồn: Phòng Kế toán công ty Caseamex Qua bảng 3.2 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong sáu tháng đầu năm 2014 có nhiều khởi sắc so với sáu tháng đầu năm 2013. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2014 tăng 9,08% so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể. Do đó, các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí bán hàng cũng tăng theo tỷ lệ lần lượt là 8,37%, 6,43% và 9,13%....Tuy nhiên, sự gia tăng của chi phí không đáng kể so với doanh thu cho nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 66,49% tương đương tăng 2.434 triệu đồng so với năm 2013 và lợi nhuận sau thuế tăng 2.403 triệu đồng, tương đương 71,90%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng 29 đối với toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty CASEAMEX, chứng tỏ rằng tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng tốt. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CASEAMEX giai đoạn 2012 - 06/2014, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa có thật sự bền vững, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì Ban lãnh đạo Công ty cần có nhiều biện pháp tích cực trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính, nhất là tình trạng thiếu vốn lưu động và bộ phận thu mua nên kiểm soát tốt giá cả nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, Công ty cũng cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí. Bên cạnh đó, Công ty nên tích cực thực hiện các biện pháp làm tăng doanh thu nhằm đưa hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng có hiệu quả hơn. Mặc dù tình hình phát triển của Công ty chưa bền vững nhưng với kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua đã thể hiện sự nổ lực của Công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đưa Công ty CASEAMEX trở thành một trong những Công ty phát triển vững mạnh trên thị trường theo hướng phát triển chiều sâu và rộng. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.6.1 Thuận lợi Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty luôn hòa đồng, gắn kết, phối hợp làm việc với nhau rất nhịp nhàng mang lại hiệu quả cao. Nhà máy chế biến được xây dựng tại vị trí rất thuận lợi tại khu Công nghiệp Trà Nóc: mặt sau giáp với sông Hậu thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy, mặt trước nằm trên tuyến đường trục chính giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến các cảng để xuất hàng. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm vùng nguyên liệu của Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên có kinh nghiệm trong điều hành, sản xuất để tạo ra sản phẩm mang chất xám cao. Lực lượng lao động tại Đồng bằng Sông Cửu Long rất dồi dào, tạo điều kiện cho Công ty có thể tuyển dụng đủ số lượng lao động với trình độ và tay nghề phù hợp. 30 Công ty có hệ thống quản lý chất lượng cho toàn quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên tiết kiệm được thời gian , nguyên liệu, chất lượng sản phẩm Việc gia nhập WTO sẽ mang lại cơ hội cho sản phẩm Công ty trong việc thâm nhập thị trường thế giới, do các nước biết đến Việt Nam nhiều hơn, doanh nhân các nước sẽ quan tâm hơn đến xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa Việt Nam, trong đó có sản phẩm thủy sản. Sự ưu đãi về thuế quan, xuất xứ hàng hóa, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng sẽ tạo điều kiện để sản phẩm của Công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. 3.6.2 Khó khăn Sự hiểu biết của doanh nghiệp về luật pháp quốc tế, nhất là hiểu rõ pháp luật trong tranh chấp thương mại còn rất hạn chế, điều này ảnh hưởng khá lớn tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối với nhiều thương hiệu khác nhau, không quảng bá được sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty tại các thị trường nhập khẩu, Công ty chưa thể năm bắt kịp thời sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nên thiếu chủ động trong sản xuất. Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kéo dài, nhiều nước nhập khẩu dựng lên các rào cản kĩ thuật, thương mại làm cho tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty ngày càng khó khăn. 3.6.3 Định hướng hoạt động Xu hướng phát triển của Công ty trong tương lai sẽ đi vào đường lối chuyên nghiệp cả về cách quản lí vùng nguyên liệu, kiểm soát chất lượng, quảng bá thương hiệu. Đặc biệt là sự quan tâm, dẫn dắt của các Hiệp hội, ban ngành cùng với khả năng nhận thức của Ban lãnh đạo mỗi doanh nghiệp trong ngành nhằm hướng đến những bước đi vững chắc và lâu dài.  Hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư Mở rộng nhà xưởng sản xuất và kho tồn trữ hiện tại đáp ứng sản lượng ngày một gia tăng của Công ty trên mặt bằng hiện có. Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến mới, hiện đại đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 31 Kiểm soát chi phí, tăng năng suất, giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty. Tiếp tục nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng các nước, các nhà nhập khẩu về sản phẩm giá trị gia tăng có giá trị dinh dưỡng cao. Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh, Công ty con của Công ty. CASEAMEX sẽ tiến tới việc tự tìm kiếm thị trường, đưa sản phẩm vào các siêu thị, nhà hàng và hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh.  Tiếp thị Đảm bảo chất lượng đã được khẳng định và thời gian giao hàng. Uy tín về chất lượng sản phẩm hiện đang được xem là tài sản lớn nhất của CASEAMEX. Giữ vững và từng bước nâng cao doanh số, nâng cao thị phần xuất khẩu và thị phần trong nước, nâng cao vị thế của Công ty trong ngành. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm các đối tác xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu của Công ty. Thông qua các đối tác – khách hàng tại Mỹ, CASEAMEX sẽ từng bước giới thiệu sản phẩm của mình sang các nước lân cận khác tại khu vực Bắc, Trung và Nam Mỹ. Tham gia các hội chợ chuyên ngành thủy sản trong và ngoài nước.  Tài chính Duy trì tình hình tài chính lành mạnh và ổn định. Phát hành thêm cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển của Công ty. Tích cực tìm nguồn vốn vay với lãi suất thấp.  Nhân lực Xây dựng và cải tiến chính sách lương thưởng theo hướng tạo động lực thúc đẩy sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động. Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Sắp xếp bậc thợ, bậc lương phù hợp. Thường xuyên phát động và tổ chức các phong trào thi đua trong sản xuất, phát huy sáng tạo, cải tiến tăng năng suất, tiết kiệm trong sản xuất để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty và thu nhập người lao động. 32 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 4.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT Công ty Caseamex đang thực hiện chứng nhận theo quy trình khép kín từ trại nuôi cho đến chế biến và xuất khẩu, tùy theo yêu cầu từng thị trường, diện tích vùng nuôi mà Công ty phấn đấu đạt nhiều chứng chỉ chất lượng. Sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao thông qua quy trình khép kín sau: Tiếp nhận nguyên liệu Cắt hầu/rửa lần 1 Phi lê Rửa lần 2 Lạng da Vanh chỉnh hình Kiểm tra kí sinh trùng Phân loại, phân cỡ Rửa lần 3 Ngâm phụ gia Cân, xếp khuôn Chờ đông Cấp đông IQF Cấp đông Block Cân, vô túi PE Tách khuôn, vô túi PE Đóng thùng/ghi nhãn Đóng thùng/ghi nhãn Bảo quản Bảo quản Xuất hàng Xuất hàng Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty Caseamex Hình 4.1: Quy trình chế biến cá tra phi lê đông lạnh Công ty Caseamex 33 - Tiếp nhận nguyên liệu: Nguyên liệu cá sống được vận chuyển từ vùng nuôi đến nhà máy bằng ghe chuyên dụng. Có bộ phận kiểm tra chất lượng bằng cảm quan trước khi nguyên liệu được cho vào quy trình chế biến. Các loại cá nước ngọt: cá tra, basa, lóc bông, rô phi được thu mua từ vùng nuôi, vận chuyển bằng ghe đục. Công ty chỉ nhận nguyên liệu đạt yêu cầu của xí nghiệp: nguyên liệu có trọng lượng tùy theo yêu cầu của từng lô hàng, cá sống hoặc tươi, không khuyết tật, không xay xát, không bệnh và có giấy cam kết của người nuôi về việc sử dụng thuốc kháng sinh theo quy định (loại hóa chất, kháng sinh không nằm trong danh mục cấm và ngưng sử dụng 4 tuần trước khi thu hoạch). - Cắt hầu/rửa lần 1: Nguyên liệu cá sau khi tiếp nhận xong được cắt tiết và chuyển qua máy rửa 1. Sau đó nguyên liệu chuyển qua băng tải phi lê (thành phẩm là phi lê, cắt topsol, cắt portion, cắt strip). - Phi lê: Công nhân sẽ phi lê cá trên thớt nhựa đặt trên băng tải bằng dao inox chuyên dụng để loại bỏ xương trên miếng phi lê, cho miếng cá phi lê vào rổ được chạy sang máy rửa. - Rửa lần 2: Các miếng phi lê được cho vào máy rửa, nhiệt độ nước rửa [...]... tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần thơ (CASEAMEX) làm bài luận văn tốt nghiệp 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX); đồng thời phân tích biến động giá thành sản phẩm. .. một số giải pháp góp phần hoàn thiện về công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) - Phân tích biến động giá thành sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành - Đề ra một số... hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm 2.1.2.4 Kỳ tính giá thành sản phẩm Kỳ tính giá thành là khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ giá thành có thể xác định khác nhau như tháng, quý, năm 2.1.3 Kế toán tập. .. tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất Thực chất của xác định đối tượng để tập hợp chi phí sản xuất là xác định xem chi phí phát sinh ở những nơi nào (quy trình sản xuất, phân xưởng, bộ phận….) và thời kỳ chi phí phát sinh để ghi nhận vào nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B…) (Võ Văn Nhị, 2002) 2.1.2 Giá thành sản. .. tích tác động của các yếu tố sản xuất đến giá thành sản phẩm của công ty Phạm Văn Nhự (2011), “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giấy xeo tại công ty TNHH sản xuất- thương mại Tân Hưng” Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh, đối chi u để thấy được những nhân... THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu trực thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ – CATACO (1985) với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra đông lạnh Công ty CASEAMEX được tổ chức và hoạt động theo... pháp hạch toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng chi phí Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân... phòng kế toán chung của công ty Hàng tuần, tháng tập hợp số liệu ở các phân xưởng và văn phòng sau đó chuyển lên phòng kế toán Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Thủ quỹ Nguồn: Phòng Kế toán công ty CASEAMEX Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CASEAMEX - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với... các quyết định phù hợp với phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp Việc phân tích đánh giá đúng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác Trong đó, giá thành sản phẩm lại phải chịu sự ảnh hưởng của kết quả tập hợp chi phí sản xuất Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác... hoàn thiện về công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành và tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), địa chỉ tại khu công nghiệp trà nóc II, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Số liệu về kết quả kinh doanh: Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng

Ngày đăng: 16/10/2015, 23:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w