Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN NGUYỆT ĐỈNH
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
08 – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐOÀN NGUYỆT ĐỈNH
MSSV: LT11394
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THÚY AN
08 - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trải qua thời gian theo học ngành Kế toán tại Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh trường Đại học Cần Thơ. Với sự giảng dạy tâm huyết của quý thầy
cô, sự nỗ lực học tập của bản thân, sự giúp đỡ thân thiết của các bạn đã tích
lũy cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết.
Luận văn tốt nghiệp luôn là mục tiêu hướng đến của riêng tôi cũng như
các bạn sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện trên giảng đường.
Bởi vì nó đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của sinh viên trước khi ra
trường.
Trong khoảng thời gian hơn 4 tháng thực hiện luận văn với đề tài: Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hai thành
viên Hải sản 404 thì ngoài những hiểu biết của bản thân tôi, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy, cô và các bạn. Cho tôi bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn chính: Cô Nguyễn Thúy An cùng với các Cô
trong phòng Tài chính – Kế toán của công ty đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn này.
Bằng sự quyết tâm của bản thân cùng với sự giúp đỡ không thể thiếu đó
Luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành đúng thời hạn. Nhưng với trình độ và kinh
nghiệm có hạn vì vậy nội dung đề tài không tránh khỏi khuyết điểm nên tôi rất
mong nhận được sự góp ý của Cô và các Cô trong phòng Tài chính – Kế toán
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Đoàn Nguyệt Đỉnh
Trang i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, số liệu thu thập và
kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực và đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện
Đoàn Nguyệt Đỉnh
Trang ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Trang iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2
1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 4
2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 4
2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................... 4
2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm........................ 6
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất ................................ 7
2.1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ....................................................... 15
2.1.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm ............................................. 16
2.1.6 Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất ........................................... 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 22
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 22
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 23
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH
VIÊN HẢI SẢN 404 ........................................................................................ 24
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................. 24
3.2 Quy mô và lĩnh vực hoạt động................................................................... 25
3.3 Chức năng và nhiệm vụ ............................................................................. 25
3.3.1 Chức năng ............................................................................................... 25
Trang iv
3.3.2 Nhiệm vụ................................................................................................. 25
3.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ................................................................. 26
3.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý ............................................................................. 26
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ........................................... 26
3.5 Tổ chức bộ máy kế toán ............................................................................. 28
3.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................. 28
3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ .......................................................................... 28
3.6 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty ......................................... 29
3.6.1 Hình thức kế toán .................................................................................... 29
3.6.2 Sổ sách kế toán ....................................................................................... 30
3.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán ..................................................................... 30
3.6.4 Hệ thống chứng từ kế toán ...................................................................... 31
3.6.5 Hệ thống sổ kế toán ................................................................................ 31
3.6.6 Hệ thống báo cáo kế toán ........................................................................ 31
3.7 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010 – 2012)
và 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ............................................................. 31
3.7.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2010 –
2012) ................................................................................................................ 31
3.7.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm
2011, 2012, 2013 ............................................................................................. 34
3.8 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của công ty trong những
năm tới ............................................................................................................. 36
3.8.1 Thuận lợi ................................................................................................. 36
3.8.2 Khó khăn ................................................................................................. 36
3.8.3 Định hướng phát triển của công ty ......................................................... 36
Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM CHẢ CÁ TẠI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404 .
.......................................................................................................................... 37
4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chả cá .... 37
4.1.1 Quy trình công nghệ ............................................................................... 37
Trang v
4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí ....................................................................... 37
4.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm ......................................................... 38
4.1.4 Kỳ tính giá thành..................................................................................... 38
4.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty ............................... 38
4.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................................ 38
4.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp .................................................... 41
4.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung ........................................................... 45
4.2.4 Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.............................................. 54
4.3 Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm ....... 60
4.3.1 Phân tích sự biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010,
2011, 2012 ....................................................................................................... 60
4.3.2 Phân tích sự biến động chung của chi phí sản xuất trong 6 tháng đầu năm
2011, 2012, 2013 ............................................................................................. 62
4.3.3 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí
sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 .
.......................................................................................................................... 64
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM
HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY ........................................... 72
5.1 Ưu điểm ..................................................................................................... 72
5.2 Nhược điểm ............................................................................................... 72
5.3 Giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm của công
ty ...................................................................................................................... 72
5.3.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................ 73
5.3.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 73
5.3.3 Đối với chi phí sản xuất chung ............................................................... 74
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 75
6.1 Kết luận ...................................................................................................... 75
6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 75
6.2.1 Đối với công ty ....................................................................................... 75
6.2.2 Đối với Nhà nước ................................................................................... 75
Trang vi
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 78
Trang vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010,
2011, 2012 ....................................................................................................... 32
Bảng 3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu
năm 2011, 2012, 2013...................................................................................... 34
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm chả cá tháng 6/2013 ....
.......................................................................................................................... 54
Bảng 4.2 Bảng tính giá thành sản phẩm chả cá trong tháng 6/2013................ 59
Bảng 4.3 Biến động chi phí sản xuất trong năm 2010, 2011, 2012 ................ 60
Bảng 4.4 Biến động chi phí sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và
2013 ................................................................................................................ 62
Bảng 4.5 Phân tích biến động của CPNVLTT của sản phẩm chả cá trong 3
năm 2010, 2011, 2012..................................................................................... 64
Bảng 4.6 Phân tích biến động của CPNVLTT của sản phẩm chả cá trong 6
tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 .................................................................... .65
Bảng 4.7 Phân tích biến động của CPNCTT của sản phẩm chả cá trong 3 năm
2010, 2011, 2012 ............................................................................................ 66
Bảng 4.8 Phân tích biến động của CPNCTT của sản phẩm chả cá trong trong 6
tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 .................................................................... 67
Bảng 4.9 Bảng phân loại CPSXC .................................................................... 68
Bảng 4.10 Phân tích biến động của chi phí sản xuất chung khả biến của sản
phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012 .................................................... 69
Bảng 4.11 Phân tích biến động định phí sản xuất chung của sản phẩm chả cá
trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ......................................................................... 71
Trang viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .............................. 9
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..................................... 11
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung............................................ 13
Hình 2.4 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............. 14
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý ....................................................................... 26
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán ....................................................................... 28
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính .............................................. 29
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ............................... 30
Hình 4.1 Quy trình công nghệ ......................................................................... 37
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán giá thành sản phẩm chả cá ..................................... 55
Trang ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TK
:
Tài khoản
TSCĐ
:
Tài sản cố định
GTGT
:
Giá trị gia tăng
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
CPNVLTT
:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT
:
Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC
:
Chi phí sản xuất chung
CPBH
:
Chi phí bán hàng
CPQLDN
:
Chi phí quản lý doanh nghiệp
PXSX
:
Phân xưởng sản xuất
CPSXDD
:
Chi phí sản xuất dở dang
NVL
:
Nguyên vật liệu
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
ĐVSP
:
Đơn vị sản phẩm
LN
:
Lợi nhuận
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
XNK
:
Xuất nhập khẩu
KQHĐKD
:
Kết quả hoạt động kinh doanh
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
GĐ
:
Giám đốc
TP.HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
PGS.TS
:
Phó Giáo sư Tiến sĩ
LVTN
:
Luận văn tốt nghiệp
Trang x
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động
theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, chế độ hạch toán kinh tế,
kinh doanh độc lập đã áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hoạt động
trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đứng
vững và phát triển.
Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ
đắc lực phục vụ cho Nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân.
Kế toán cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh
nghiệp tại từng thời điểm, đồng thời cung cấp những thông tin kinh tế cho xã
hội, hữu ích cho các nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp và giúp cho Nhà
nước trong việc chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh tế nhằm phục vụ tốt cho
công cuộc định hướng phát triển của đất nước.
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu
của các nhà quản trị trong doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá
bán của sản phẩm đồng thời cũng ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và lợi
nhuận của doanh nghiệp, mà mục tiêu của các doanh nghiệp là phải tìm kiếm
lợi nhuận. Do đó việc tổ chức thực hiện tốt công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu vì nó
hết sức cần thiết. Riêng công tác hạch toán giá thành sản phẩm là khâu phức
tạp nhất trong công tác kế toán của doanh nghiệp, nó đòi hỏi người kế toán
phải có đầy đủ kinh nghiệm để xác định đúng đắn các loại chi phí, chi phí nào
hợp lý được tính vào giá thành của sản phẩm, chi phí nào không được tính vào
giá thành sản phẩm. Nếu xác định không đúng đắn chúng ta có thể bỏ sót các
hoặc thêm vào các chi phí không hợp lý làm giá thành của sản phẩm tăng lên
đáng kể so với giá thành thực tế của doanh nghiệp và làm mất tính cạnh tranh
về giá cả của các mặt hàng trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp
sản xuất có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài
các yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trường,… thì một trong những
nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính
giá thành sản phẩm. Khi chúng ta bước vào nền kinh tế thị trường thì cũng là
lúc chúng ta phải chịu chi phối bởi các tác động của các yếu tố khách quan bên
Trang 1
ngoài, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước nhất
là cạnh tranh về giá cả. Do đó bắt buộc doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo
trong kinh doanh, phải hạch toán một cách đúng đắn, đầy đủ, và quản lý các
khoản chi phí một cách hợp lý, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao
sức cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường.
Qua một thời gian thực tập tại công ty và nhận thấy được tầm quan trọng
của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên tôi quyết
định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404” làm
đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Xác định các yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm và cách thức hạch toán
chi phí sản xuất của công ty nhằm xem xét tính hợp lý trong công tác tính giá
thành sản phẩm tại công ty. Đồng thời phân tích sự biến động của các yếu tố
chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra một số biện pháp tiết
kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hạch toán việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chả cá trong
tháng 6 năm 2013.
- Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất ảnh hưởng đến
giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm của công ty. Đề ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm hạ
giá thành sản phẩm của công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được tiến hành trong Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên
Hải sản 404.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian tiến hành đề tài từ 12/08/2013 đến 18/11/2013.
- Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thực của công ty trong 3
năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.
Trang 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiêm cứu là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chả cá
tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404 trong tháng 6
năm 2013 và phân tích biến động chung của chi phí sản xuất và sự biến động
của từng khoản mục chi phí sản xuất tại công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012
và sáu tháng đầu năm 2013.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Chúc Ngân (2012) nghiên cứu “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404”,
LVTN đại học, Đại học Tây Đô. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng
kế toán, mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi
phí và tính giá thành của công ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác
kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. Qua nghiên cứu tôi có thể
tham khảo được bố cục bài viết và những chứng từ hay mẫu biểu được công ty
sử dụng để có thể đưa vào bài một cách hợp lý giúp người đọc hiểu rõ ý của
bài.
Nguyễn Thị Phương Oanh (2008) nghiên cứu “Phân tích biến động chi
phí sản xuất tại Xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX”, LVTN đại học, Đại
học An Giang. Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng và làm biến
động các khoản mục chi phí trong giá thành. Qua nghiên cứu tôi có thể tham
khảo các nguyên nhân đó để tìm ra nguyên nhân phù hợp với công ty và giúp
bài làm của mình tốt hơn.
Phạm Thị Anh Đào (2010) nghiên cứu “Phân tích giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần Sao Mai Đồng Tháp”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác
giả đã đưa ra các phương pháp phân tích giá thành sản phẩm và phân tích sự
biến động chi phí trong giá thành để tìm ra các biện pháp hạ giá thành cho
doanh nghiệp bằng cách tiết kiệm các chi phí trong giá thành. Qua nghiên cứu
tôi có thể tham khảo phương pháp phân tích để bài viết của mình hoàn thiện
hơn.
Trần Thị Vàng (2010) nghiên cứu “Phân tích những nguyên nhân ảnh
hưởng đến tình hình biến động chi phí và giá thành tại nhà máy đường Phụng
Hiệp thuộc công ty cổ phần mía đường Cần Thơ”, LVTN đại học, Đại học
Cần Thơ. Tác giả đã đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động chi
phí từ đó đề ra giải pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành. Qua nghiên cứu tôi
có thể tham khảo và hiểu được thêm những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí và
giá thành. Từ đó tìm ra những vấn đề phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
2.1.1.1 Chi phí sản xuất
Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống
và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm. Hao phí lao động sống
là hao phí sức lao động của con người biểu hiện qua chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương; hao phí lao động vật hóa là hao phí các đối tượng lao
động và tư liệu lao động biểu hiện qua chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu; chi
phí sử dụng công cụ - dụng cụ; chi phí sử dụng nhà xưởng, văn phòng; chi phí
sử dụng các loại máy móc – thiết bị khác nhau.
Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí theo yếu tố (theo cùng nội dung kinh tế)
- Chi phí nhân công: bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nhân
công gián tiếp (nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất).
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế,…
- Chi phí dụng cụ sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí điện nước, viễn thông, văn phòng
phẩm,…
- Chi phí khác bằng tiền.
Phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: những chi phí về nguyên vật liệu trực
tiếp cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: những chi phí liên quan đến bộ phận nhân
công trực tiếp đứng máy sản xuất ra sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: toàn bộ những chi phí khác phát sinh tại phân
xưởng, ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực
tiếp.
Trang 4
Ngoài hai cách phân loại này chi phí sản xuất còn được phân loại theo
một số tiêu thức khác:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trong giá thành và chi phí ngoài giá thành.
- Chi phí trả trước và chi phí phải trả.
- Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
- Chi phí cố định và chi phí biến đổi.
- Chi phí thường xuyên và chi phí bất thường.
2.1.1.2 Giá thành sản phẩm
Khái niệm
Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí sản xuất doanh nghiệp đã bỏ ra
gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định. Như vậy giá thành sản phẩm là
một đại lượng xác định biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng:
chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được.
Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác
định ngay được giá thành mà cần thấy rằng giá thành là chi phí đã kết tinh
trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định.
Phân loại
Trong thực tế, để có thể quản lý và điều chỉnh chi phí sản xuất ngày càng
hạ thấp giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau:
- Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. Giá
thành định mức cũng được xây dựng trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
- Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): là giá thành được xác định
trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán
của kỳ kế hoạch.
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao
phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực
tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ.
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giống nhau: đều là biểu hiện bằng tiền của tiêu hao về lao động sống
và lao động vật hóa.
Trang 5
Khác nhau:
- Đối với chi phí sản xuất: việc tiêu hao này phát sinh thường xuyên, liên
tục không giới hạn trong quá trình sản xuất nhưng gắn liền với thời kỳ phát
sinh sự tiêu hao.
- Đối với giá thành sản phẩm: việc tiêu hao này gắn liền với một kết quả
sản xuất nhất định chứ không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh, và
không phân biệt thời kỳ phát sinh sự tiêu hao.
2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính
giá thành
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng hệ
thống chứng từ ban đầu và căn cứ để mở các sổ, thẻ chi tiết theo dõi chi phí
phát sinh.
Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là căn cứ để tổ chức việc
tính giá thành phù hợp, bao gồm: lựa chọn phương pháp tính giá thành, phân
tích sự biến động của giá thành nhằm tìm ra giải pháp hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2.2 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời điểm cần thiết để tính giá thành. Tùy theo chu
kỳ sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định
kỳ tính giá thành cho phù hợp có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi quý, cuối
mỗi năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hạng mục công trình.
2.1.2.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có
liên quan.
Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở
bước 1 vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã xác
định.
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các
phương pháp thích hợp.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm.
Trang 6
2.1.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm
- Lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành
sản phẩm và kỳ tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm của doanh
nghiệp.
- Mở đầy đủ các sổ, thẻ chi tiết để theo dõi và ghi nhận chi phí phát sinh
kịp thời.
- Xác định tiêu thức phân bổ chi phí phát sinh phù hợp và tiến hành lập
các bảng phân bổ chi phí phát sinh vào các đối tượng chịu chi phí khác nhau.
- Lựa chọn các phương pháp tính giá thành sản phẩm phù hợp, tiến hành
tính giá thành sản phẩm và lập bảng tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp
thời.
- Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm đánh giá
việc tuân thủ các định mức kinh tế - kỹ thuật, việc thực hiện kế hoạch và dự
toán chi phí sản xuất, đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ
thấp giá thành sản phẩm.
2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sản xuất
2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật
liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản
xuất sản phẩm. Các loại nguyên liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và
cũng có thể mua để đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất và đưa vào sử
dụng ngay.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào đối tượng chịu chi phí. Tuy
nhiên khi nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm mà
không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng sản phẩm (hoặc đối tượng
chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Các
tiêu thức có thể sử dụng: định mức tiêu hao cho từng loại sản phẩm, hệ số
phân bổ được quy định, tỉ lệ với trọng lượng được sản xuất…
Mức phân bổ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính dùng cho từng loại
sản phẩm được xác định theo công thức tổng quát sau:
Mức phân bổ chi
phí nguyên vật =
liệu trực tiếp theo
từng đối tượng
Tổng trị giá nguyên vật liệu
trực tiếp thực tế xuất sử dụng
Tổng số khối lượng của các
đối tượng xác định theo một
tiêu thức nhất định
Trang 7
Khối lượng của
từng đối tượng
x
được xác định theo
một tiêu thức nhất
định
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí về
nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá tình sản xuất sản phẩm,
lao vụ và việc kết chuyển chi phí này cho các đối tượng có liên quan lúc cuối
kỳ.
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt
động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
- Bên Có:
+ Trị giá thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết được nhập lại kho.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành.
Tài khoản 621 không có số dư.
Trang 8
Sơ đồ hạch toán:
TK 152
TK 621
Xuất kho nguyên vật
liệu trực tiếp
TK 154
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp trong kỳ
TK 111,112,331
TK 152
Mua nguyên vật liệu trực
tiếp đưa vào sản xuất
Nguyên vật liệu trực tiếp không
sử dụng hết nhập lại kho
TK 133
Thuế GTGT
TK 411,336,338
Nhận cấp phát, vay mượn
nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào
sản xuất
TK 154
Nguyên vật liệu trực tiếp tự
sản xuất đưa vào sản xuất
sản phẩm
Nguồn: Sách 268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
PGS.TS Võ Văn Nhị, Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 9
2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao
động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh
nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như lương, các
khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn).
Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu là tiền lương nhân công trực tiếp,
được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí. Nếu tiền lương công
nhân trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí và không xác định
một cách trực tiếp cho từng đối tượng thì phải phân bổ theo những tiêu thức có
thể sau: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn.
Mức phân bổ
chi phí nhân
công trực tiếp =
theo từng loại
sản phẩm
Tổng chi phí nhân công
trực tiếp phát sinh
Tổng tiền lương theo định
mức của nhân công trực
tiếp sản xuất
Tiền lương theo
định
mức của nhân
x
công trực tiếp sản
xuất sản phẩm
tương ứng
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản này được sử dụng để tập hợp tất cả các khoản chi phí nhân
công trực tiếp thực tế phát sinh và việc kết chuyển chi phí này cho các đối
tượng có liên quan lúc cuối kỳ.
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
sản phẩm bao gồm: tiền lương, tiền công lao động, các khoản phụ cấp và các
khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ.
- Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá
thành.
Tài khoản 622 không có số dư.
Trang 10
Sơ đồ hạch toán:
TK 334
TK 622
Tiền lương và phụ cấp của
công nhân trực tiếp sản xuất
TK 154
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp trong kỳ
TK 338
Các khoản trích theo lương
TK 335
Trích trước tiền lương công
nhân trực tiếp sản xuất
Nguồn: Sách 268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
PGS.TS Võ Văn Nhị, Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý và phục
vụ ở các bộ phận hoặc phân xưởng sản xuất chính. Chi phí sản xuất chung
gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất,
chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Nếu phân xưởng sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi
riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải
được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo những tiêu thức sau: định mức chi
phí sản xuất, giờ công định mức hoặc thực tế, giờ công máy chạy,… và thông
thường là tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức sau:
Tổng chi phí sản xuất chung
Tiền lương công
Mức phân bổ chi phí
phát sinh
nhân trực tiếp sản
sản xuất chung cho =
x xuất sản phẩm
Tổng tiền lương công nhân trực
từng loại sản phẩm
tương ứng
tiếp sản xuất
Trang 11
Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để tập hợp
và phân bổ chi phí về tổ chức quản lý và phục vụ ở các bộ phận hoặc phân
xưởng sản xuất chính.
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, bao
gồm:
+ Lương, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca,… và các khoản trích theo
lương của nhân viên quản lý và phục vụ sản xuất.
+ Chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng chung
cho phân xưởng sản xuất.
- Bên Có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
+ Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản tính giá
thành.
Tài khoản 627 không có số dư.
Trang 12
Sơ đồ hạch toán:
TK 334, 338
TK 627
Tiền lương và các khoản
trích theo lương
TK 111,112
Các khoản giảm chi phí
TK 152,153
TK 154
Chi phí nguyên liệu, công cụ
dụng cụ dùng ở phân xưởng
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
TK 214
Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng
TK 632
Chi phí sản xuất chung lớn
hơn mức bình thường
TK 111,112
Chi phí dịch vụ mua ngoài và
các chi phí khác bằng tiền
TK 335
Trích trước chi phí sửa chữa
TSCĐ dùng ở phân xưởng
Nguồn: Sách 268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
PGS.TS Võ Văn Nhị, Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
2.1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá thành sản
phẩm của ngành sản xuất chính đều được ghi vào tài khoản 154: Chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên).
Trang 13
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này
được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành và
mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí sản xuất hoặc đối tượng tính giá
thành.
Kết cấu tài khoản:
- Bên Nợ: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
tiếp và chi phí sản xuất chung trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm.
- Bên Có:
+ Trị giá phế liệu thu hồi, trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được
nhập kho.
+ Giá thành thực tế của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc chuyển
đi bán.
Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Sơ đồ hạch toán:
TK 621
TK 154
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152,138
Các khoản giảm chi phí
TK 622
TK 155, 157, 632
Kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
Tổng giá thành sản phẩm
hoàn thành
TK 627
Kết chuyển chi phí sản xuất
chung
Nguồn: Sách 268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
PGS.TS Võ Văn Nhị, Khoa Kế toán – Kiểm toán
Hình 2.4 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
(theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Trang 14
2.1.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm, là những sản phẩm
chưa hoàn tất quy tình công nghệ chế biến. Sản phẩm dở dang có thể được
nhập kho cũng có thể để lại tại phân xưởng sản xuất trên dây chuyền công
nghệ để tiếp tục hoàn thiện nhằm cho ra đời những sản phẩm hoàn thành
(thành phẩm).
Chi phí sản xuất dở dang là những chi phí sản xuất đã kết tinh trong các
sản phẩm dở dang.
Đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ chính là việc xác định chi phí
sản xuất dở dang tương ứng với khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, phụ thuộc vào tỷ trọng của các khoản
mục chi phí trong giá thành sản phẩm và yêu cầu quản lý chi phí để có thể lựa
chọn một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau:
2.1.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) thường được áp dụng nếu
chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ
trọng lớn (thông thường từ 80% trở lên) trong giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp này, chỉ tính chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp) đã kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối kỳ, các
chi phí khác tương đối nhỏ nên không tính đến, coi như bằng không và được
tính chung trong giá thành của toàn bộ thành phẩm trong kỳ.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ)
được xác định theo công thức:
CPSX dở dang
CPSX NVL phát sinh
Chi phí
+
Số lượng
đầu kỳ
trong kỳ
x
sản xuất =
sản phẩm
dở dang
dở dang
Số
lượng
sản
phẩm
Số
lượng
sản
phẩm
dở
cuối kỳ
cuối kỳ
+
hoàn thành
dang cuối kỳ
2.1.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn
thành tương đương
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn
thành tương đương thường được áp dụng nếu không tồn tại chi phí nào chiếm
tỷ trọng trong giá thành sản phẩm.
Trang 15
Theo phương pháp này, trong sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại tất cả các
khoản mục chi phí tính giá thành, từng khoản mục được xác định trên cơ sở
quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn
thành thực tế. Theo phương pháp này thì tính toán phức tạp hơn nhưng kết quả
tương đối chính xác cao.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ)
được xác định theo công thức:
CPSX dở dang
CPSX phát sinh
Chi phí
+
Số lượng
đầu kỳ
trong kỳ
x
sản xuất =
sản phẩm
dở dang
hoàn thành
Số lượng sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn
cuối kỳ
tương đương
+
hoàn thành
thành tương đương
Trong đó:
Số lượng sản phẩm hoàn
Số lượng sản phẩm dở
=
x
thành tương đương
dang cuối kỳ
Tỷ lệ
hoàn thành
2.1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
(hoặc chi phí kế hoạch)
Phương pháp này áp dụng nếu doanh nghiệp xây dựng được định mức
tiêu hao chi phí cho từng loại sản phẩm và cac định mức này ít biến động.
Theo phương pháp này, trong sản phẩm dở dang cuối kỳ tồn tại tất cả các
khoản mục chi phí tính giá thành.
Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ)
được xác định theo công thức:
Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ
=
Số lượng sản phẩm
Chi phí sản xuất
Tỷ lệ hoàn
dở dang cuối kỳ x theo định mức x
thành
2.1.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở các chi phí sản xuất đã tập hợp được, kế toán sẽ tiến hành
tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Thực
chất của việc xác định giá thành sản phẩm là lựa chọn các phương pháp tính
toán phân bổ các chi phí đã cấu thành trong sản phẩm, lao vụ phù hợp với đặc
điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, với tính chất của quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm, với yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp và với
Trang 16
các quy định thống nhất chung của nhà nước. Có các phương pháp tính giá
thành sau:
- Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ
- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
- Phương pháp đơn đặt hàng
- Phương pháp phân bước
- Phương pháp định mức
Do công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 tính giá thành sản phẩm
theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) nên trong phần này xin
trình bày phương pháp này.
Phương pháp giản đơn áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có
quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu
vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, sản xuất khối lượng nhiều với chu kỳ
ngắn.
Đối tượng tập hợp chi phí: sản phẩm, phân xưởng.
Đối tượng tính giá thành: sản phẩm.
Kỳ tính giá thành: tháng, (quý, năm) phù hợp với kỳ báo cáo.
Phương pháp tính:
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn =
thành trong kỳ
CPSX
dở dang
đầu kỳ
CPSX
Các khoản
CPSX
+ phát sinh - làm giảm - dở dang
trong kỳ
CPSX
cuối kỳ
Các khoản làm giảm chi phí sản xuất có thể là: giá trị phế liệu thu hồi
hay giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được ngoài định mức cho phép…
Giá thành đơn vị
sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Trang 17
2.1.6 Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất
2.1.6.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất
Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất chính là xem xét sự
biến động giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời xem xét sự biến động về giá
thành toàn bộ các loại sản phẩm, nhằm thấy khái quát tình hình giá thành của
toàn doanh nghiệp.
Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, thì các
khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản
phẩm, được gọi là chi phí thành phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành chúng là giá
trị thành phẩm và khi thành phẩm được tiêu thụ chúng trở thành chi phí thời
kỳ và là giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ
kế toán. Trong giá thành sản phẩm sản xuất gồm ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Mục đích phân tích tình hình biến động chung của các loại chi phí nhằm
thấy được sự biến động tăng giảm của chúng trong một khoảng thời gian nhất
định.
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh
2.1.6.2 Phân tích biến động của từng khoản mục chi phí trong giá
thành
- Sau khi phân tích tình hình biến động chung của các khoản mục chi phí
cần đi sâu phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến khoản mục chi phí
trong giá thành đơn vị để thấy rõ tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản
phẩm.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các khoản mục giá thành
bao gồm hai nhân tố. Nhân tố phản ánh về lượng và nhân tố phản ánh về giá.
+ Nhân tố phản ánh về lượng như số nguyên vật liệu để sản xuất một đơn
vị sản phẩm, thước đo có thể là mét, kg,… của khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp hoặc số lượng thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm thước
đo thời gian thường là giờ công lao động của khoản mục chi phí nhân công
trực tiếp.
+ Nhân tố phản ánh về giá như giá của 1 mét, 1 kg,… hay của 1 giờ công
lao động.
Trang 18
Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên liệu, vật liệu,
nhiên liệu,… liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm. Vì vậy chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng giá thành khá lớn.
Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp giúp cho doanh
nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng
nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên
vật liệu là nội dung cơ bản của hạch toán kinh tế, là biện pháp chủ yếu để hạ
giá thành sản phẩm.
Sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc vào mức tiêu
hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên
vật liệu cho 1 đvsp =
Mức tiêu hao nguyên
vật liệu cho 1 đvsp
x
Đơn giá nguyên
vật liệu
- Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh để xác định mức
độ ảnh hưởng của mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu đến các khoản mục
chi phí.
Công thức tính:
Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức
Biến động giá = (Giá thực tế – Giá định mức) x Lượng thực tế
Tổng biến động = Biến động lượng + Biến động giá
- Nếu biến động giá nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là một biến
động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá
nguyên vật liệu hoặc sự chuyển biến thuận lợi từ những nguyên nhân tác động
đến giá nguyên vật liệu trong thu mua và ngược lại.
- Tương tự nếu biến động lượng nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là
một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng nguyên
vật liệu trong sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng nguyên
vật liệu sử dụng trong sản xuất chuyển biến thuận lợi và ngược lại.
Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương công nhân trực tiếp
được tính trong giá thành sản phẩm, là một trong những khoản mục quan trọng
của giá thành, là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số lượng và chất lượng sản
phẩm và có quan hệ với tỷ lệ biến đổi của số sản phẩm được sản xuất.
Trang 19
Tùy theo hình thức trả lương mà khoản mục chi phí tiền lương công nhân
sản xuất được xác định bằng công thức khác nhau và do đó các nhân tố ảnh
hưởng đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng khác nhau.
Trả lương theo thời gian:
Chi phí tiền lương =
Giờ công hao phí
cho 1 đvsp
x
Đơn giá tiền lương
cho 1 giờ công
Trả lương theo sản phẩm: Đối với hình thức trả lương này đơn giá tiền
lương chính bằng khoản mục chi phí tiền lương trong đơn vị sản phẩm.
Ảnh hưởng đến chi phí tiền lương có thể do cấp bậc công việc thay đổi,
đơn giá lương thay đổi, năng suất lao động thay đổi.
Trong giá thành sản phẩm sản xuất, khoản mục này cũng chiếm một tỷ lệ
quan trọng. Phấn đấu giảm khoản mục chi phí này cũng góp phần đáng kể
trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích là áp dụng phương pháp so sánh hoặc phương
pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của hao phí một giờ công
cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương cho một giờ công.
Biến động
Đơn giá giờ công
=
giá
thực tế
Biến động
lượng (năng suất)
=
Đơn giá giờ công
kế hoạch
Tổng số giờ Tổng số giờ
thực tế kế hoạch
x
x
Tổng số giờ
thực tế
Đơn giá
định mức
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (năng suất)
- Nếu biến động giá nhân công là một chênh lệch âm là một biến động
tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những
nguyên nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo
chiều hướng thuận lợi và ngược lại.
- Tương tự nếu biến động năng suất chi phí nhân công trực tiếp là một
chênh lệch âm là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm và kiểm soát được
giờ công để sản xuất sản phẩm hoặc cho thấy những nguyên nhân tác động
đến chi phí nhân công trong sản xuất theo chiều hướng thuận lợi và ngược lại.
Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung
Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp tính trong giá thành là hai khoản mục có đặc điểm cụ thể, chiếm tỷ
Trang 20
trọng cao và có tính trực tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm sản xuất và là chi
phí biến đổi, có quan hệ thuận lợi cùng tỷ lệ với sự biến động của sản phẩm
sản xuất. Nó cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát và dự toán hai khoản
mục chi phí này một cách dễ dàng khi có biến động của khối lượng sản xuất.
- Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm như sau:
+ Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân
bổ.
+ Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lý khác nhau và là
số tiền ít.
+ Gồm cả biến phí lẫn định phí.
- Chi phí sản xuất chung biểu hiện những đặc điểm trên cho ta thấy nó là
loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có biến động của khối
lượng sản phẩm được sản xuất. Để kiểm soát được chi phí sản xuất chung ta
phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản
xuất chung thành các yếu tố biến phí và định phí.
+ Biến phí sản xuất chung bao gồm các chi phí gián tiếp liên quan đến
phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động
sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, lương quản lý,…
+ Định phí sản xuất chung thường bao gồm những khoản mục chi phí
liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ít hoặc không thay đổi theo mức độ
hoạt động sản xuất như khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính ở phân
xưởng sản xuất.
Phân tích chi phí sản xuất chung khả biến
- Biến động chi phí sản xuất chung khả biến có thể chia thành hai biến
động: biến động đơn giá và biến động năng suất.
- Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi:
Biến động
Số lượng sản
do chi phí = Chi phí SXC - Chi phí SXC
phẩm
sản xuất
x
đơn
vị
thực
tế
đơn
vị
kế
hoạch
thay đổi
thực tế
Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi thường bắt nguồn
từ sự thay đổi mức giá của các mục biến phí sản xuất chung như giá nguyên
vật liệu gián tiếp, giá nhiên liệu, giá lao động gián tiếp…
Trang 21
Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi là một chênh lệch
âm là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được biến phí
hoặc những nguyên nhân tác động đến mức biến phí sản xuất chung theo chiều
hướng thuận lợi và ngược lại.
- Biến động chi phí sản xuất chung do lượng thay đổi:
Biến động
Khối lượng sản
Khối lượng sản
=
do khối lượng
phẩm sản xuất
phẩm sản xuất kế
thay đổi
thực tế
hoạch
Chi phí SXC
x đơn vị định mức
Biến động chi phí sản xuất chung do lượng thay đổi là một chênh lệch
âm là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí hoặc những nguyên nhân
tác động đến lượng biến phí sản xuất chung theo chiều hướng thuận lợi và
ngược lại.
Tổng biến động = Biến động do chi phí + Biến động do khối lượng
Phân tích chi phí sản xuất chung bất biến
- Các chi phí bất biến được định nghĩa là những chi phí không thay đổi
cùng với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một cách khác
biệt căn bản so với chi phí khả biến là: đối với chi phí khả biến thì giá sẽ
không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong khi đơn giá bất biến sẽ
giảm đi nếu mức độ hoạt động tăng lên. Vì vậy cần có một phương pháp tiếp
cận khác để nghiên cứu sự biến động của chi phí này.
Công thức chung để phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung
bất biến:
Biến động
so với kỳ gốc
=
Chi phí SXC bất biến
Chi phí SXC bất biến
thực tế
kế hoạch
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu tài liệu, sổ sách, chứng từ của công ty trong những năm cũ
và năm hiện hành.
- Thu thập thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, nguồn nguyên liệu,
nhân lực công ty trong những năm gần đây.
- Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: phiếu xuất kho, nhập kho nguyên vật
liệu, sổ chi tiết, sổ cái, phiếu tính giá thành,… từ phòng kế toán của công ty.
Trang 22
- Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên
trong phòng tài chính kế toán và các phòng ban khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, số tuyệt đối, số tương đối,
hạch toán nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả sản xuất. Qua đó đánh
giá được những gì đã thực hiện được và chưa thực hiện được nhằm tìm ra
nguyên nhân và giải pháp tối ưu nhất.
+ Phương pháp tổng hợp: là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép
tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích
biến động.
+ Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương
pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh
doanh. Có 2 phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu
kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ
phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh
lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện
chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích
với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh sự biến động bên trong của chỉ
tiêu.
+ Phương pháp kế toán: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất
trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá
thành sản phẩm. Từ việc tìm hiểu và sử dụng các phương pháp phân tích trên
nhằm đưa ra các biện pháp giúp công ty hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phương pháp tính giá thành: phương pháp giản đơn (phương pháp trực
tiếp)
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang.
+ Phương pháp phân tích biến động là phương pháp so sánh.
Trang 23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
- Tên thương mại: GEPIMEX 404 COMPANY.
- Logo công ty:
- Ngày thành lập: 20/11/1991.
- Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố
Cần Thơ.
- Tel: (071) 841083 – 841228.
- Fax: 071841083.
- Tài khoản ngân hàng công thương Cần Thơ:
+ Tài khoản VNĐ: 710A.56209.
+ Tài khoản USD: 710A.56209.
- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phương, Phường 14, Quận 10, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Công ty Hải sản 404 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Quân khu IX.
Được thành lập theo quyết định của Bộ Quốc Phòng, căn cứ theo quyết định
số 338/HĐQT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng đồng ý thành lập
doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ chế biến hải sản nhập khẩu và xuất khẩu.
- Website: http/www.Gepimex 404.com.
Trang 24
3.2 QUY MÔ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Công ty hải sản 404 gồm các đơn vị trực thuộc:
+ Phân xưởng sản xuất hàng xuất khẩu, phân xưởng 3 sản xuất nước đá...
+ Phân xưởng cơ điện.
- Công ty chuyên sản xuất và mua bán thủy hải sản đóng gói, đông lạnh. Ngoài
ra công ty còn gia công, chế biến thủy hải sản xuất khẩu thu ngoại tệ mua hàng
nhập khẩu như: hóa chất, thiết bị, vật tư... phục vụ chế biến thủy sản.
- Công ty có nhiều thị trường tiềm năng tiêu thụ ở các nước Châu Âu và Châu
Á như: Nhật, Trung Quốc, Ả Rập, Pháp, Hà Lan, Malaysia, Đức...
3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
3.3.1 Chức năng
- Khai thác, đánh bắt các loại thủy sản sau đó chế biến thành sản phẩm
thủy sản đông lạnh.
- Gia công chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập khẩu những mặt
hàng tiêu dùng như: hóa chất, thiết bị, vật tư... phục vụ cho chế biến thủy sản.
- Liên doanh gas Total Gas, dịch vụ thủy bộ,...
3.3.2 Nhiệm vụ
- Làm đầy đủ thủ tục kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của
Nhà nước và Bộ Quốc Phòng.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đơn vị chủ quản.
- Khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư và sản
xuất, đổi mới trang thiết bị và tăng dần tích lũy.
- Kết hợp khai thác và đánh bắt thủy sản với nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải
trong phạm vi quy định.
- Tổ chức thu mua, tiếp nhận và chế biến nhiên liệu hải sản theo đúng
quy định công nghệ chế biến hàng xuất khẩu. Đảm bảo chất lượng, số lượng
và thời hạn.
- Thực hiện tốt các chính sách quản lý tài sản, lao động tiền lương… đảm
bảo công bằng xã hội, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên
trong công ty.
Trang 25
- Thực hiện đúng hợp đồng mua bán, gia công chế biến hải sản với các
công ty bạn.
- Tuân thủ các chính sách quản lý sản xuất, bảo vệ môi trường và môi
sinh.
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
3.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ SẢN XUẤT
P.TỔ CHỨC
PHÓ GIÁM ĐỐC
P.KTOÁN VÀ XNK
PHÓ GĐ KẾ HOẠCH
P.KỸ THUẬT
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
LIÊN DOANH GAS
QUẢN ĐỐC
Kho
thành
phẩm
Phân
xưởng
cơ điện
P.KẾ HOẠCH
XÍ NGHIỆP TÀU XE
QUẢN ĐỐC
KCS
Thống
kê và
vật tư
PXSX
hàng
Châu
Âu
PXSX
hàng
Châu
Á
PXSX
hàng
nước
đá
Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải sản 404
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo về mọi hoạt động và kết quả sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: Được giám đốc phân công quản trị nội bộ công tác
Đảng, công tác chính trị.
Trang 26
- Phó giám đốc sản xuất và phó giám đốc kế hoạch: Giúp giám đốc điều
hành công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch.
Các phòng chuyên môn và nghiệp vụ
- Phòng tổ chức: Giúp Đảng ủy, ban giám đốc công tác Đảng, công tác
chính trị, công tác tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán và xuất nhập khẩu: Tổ chức các hoạt động kinh doanh
trong và ngoài nước.
+ Thống kê hạch toán kết quả tài chính hoạch định chi tiết các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh toàn công ty.
+ Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi tiết giá thành, lập bảng
báo cáo kế toán đúng kỳ.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản
xuất.
- Phòng kế hoạch: Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, có trách nhiệm đôn
đốc và triển khai việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty.
Ở xí nghiệp chế biến có hai quản đốc phụ trách bộ máy làm việc
- Kho thành phẩm: Gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê cơ cấu
hàng hóa, kiểm tra hàng ra tủ và quản lý kho lạnh.
- Tổ KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phân xưởng nước đá: Có nhiệm vụ sản xuất nước đá phục vụ cho hoạt
động sản xuất của công ty.
- Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo
trì máy móc thiết bị và quản lý mạng lưới điện trong toàn công ty.
- Phân xưởng Châu Âu và Châu Á: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban
giám đốc sản xuất cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.
- Thống kê và vật tư: chịu trách nhiệm về việc quản lý các vật tư nguyên
liệu khi nhập kho của công ty.
Trang 27
3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế
toán
giá
thành
Kế
toán
thanh
toán
Kế toán XNK
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
định
mức
Kế
toán
thuế
Thủ
quỹ
Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải sản 404
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy kế toán của
công ty và cũng là người giúp Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế
toán, thống kê của công ty, cùng kế toán trưởng tổng hợp lập báo cáo tài
chính, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm
trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính, triển khai thực hiện các
thông tư, nghị định mới của Nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ khóa sổ và tính toán giá thành toàn bộ,
xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán, quyết toán thuế và lập
báo cáo tài chính khác, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xây dựng phương pháp hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm
khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời ký hợp đồng với các chi nhánh hợp
đồng mua bán.
- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ lập giá thành định mức, giá thành kế
hoạch, giá thành thực tế, sẵn sàng báo cáo khi có yêu cầu của cấp trên và nộp
báo cáo giá thành định kỳ. Đồng thời phân tích biện pháp hạ giá thành.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến
thu chi của công ty.
Trang 28
- Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có
liên quan đến ngân hàng.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và báo cáo tình hình biến động
của quỹ tiền mặt.
3.6 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
3.6.1 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi
tính.
Chứng từ
kế toán
Phần mềm
kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ kế toán
- Sổ chi tiết
- Sổ tổng hợp
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán
Máy vi tính
Ghi chú:
- Nhập số liệu hàng ngày
- In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính
Cách thực hiện trên máy vi tính: Để thuận tiện trong quá trình quản
lý, công tác tổ chức thông qua máy vi tính. Chương trình được áp dụng ở công
ty là kế toán Việt Nam 10.0.
- Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào máy, với chương
trình cài đặt sẳn xử lý thông tin, sau đó lên sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết.
Các báo cáo sau khi đã hoàn thành trên máy đã được in ra.
Trang 29
3.6.2 Sổ sách kế toán: được in theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Các sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày
- Ghi cuối tháng
- Quan hệ đối chiếu
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
3.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán
- Công ty thực hiện hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo đường thẳng (theo quyết
định 166/1999. QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Năm
2004 được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: phản ánh theo giá thực tế.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối tháng.
- Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang.
Trang 30
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Công ty mở tài khoản tại các ngân hàng nhằm tạo giao dịch và thanh
toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh: trực tiếp, ủy thác, sử dụng
ngoại tệ.
- Hình thức thanh toán công ty nước ngoài là chuyển khoản, trong nước
là tiền mặt.
3.6.4 Hệ thống chứng từ kế toán
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (chỉ sử dụng phiếu xuất kho nguyên
liệu).
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
3.6.5 Hệ thống sổ kế toán
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết
- Sổ cái
3.6.6 Hệ thống báo cáo kế toán
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng xác định kết quả kinh doanh.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
3.7 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.7.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010,
2011, 2012
Trang 31
Bảng 3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
LN thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
LN khác
Tổng LN KTTT
CP thuế TNDN
LN sau thuế TNDN
2010
2011
2012
294.269.914.116 409.633.426.857 343.198.454.856
0
25.008.000
308.776.306
294.269.914.116 409.608.418.857 342.889.678.550
269.127.140.833 374.022.524.403 315.504.155.421
25.142.773.283 35.585.894.454 27.385.523.129
2.683.165.825
3.140.918.796
2.487.446.004
6.594.127.724
12.159.464.071
6.234.657.787
2.837.689.526
445.750.000
0
445.750.000
3.283.439.526
3.283.439.526
5.184.494.150
19.128.923.532
10.210.907.154
4.202.488.414
433.791.905
122.727.272
311.064.633
4.513.553.047
4.513.553.047
4.802.158.325
16.565.962.340
8.059.110.843
1.165.737.625
1.369.112.013
312.536.711
1.056.575.302
2.222.312.927
2.222.312.927
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
Tỷ lệ
115.363.512.741
39%
25.008.000
115.338.504.741
39%
104.895.383.570
39%
10.443.121.171
42%
457.752.971
17%
(653.472.792)
(21%)
(1.409.633.574) (21%)
6.969.459.461
57%
3.976.249.367
64%
1.364.798.888
48%
(11.958.095) (3%)
122.727.272
(134.685.367) (30%)
1.230.113.521
37%
1.230.113.521
37%
(382.335.825)
(2.562.961.192)
(2.151.796.311)
(3.036.750.789)
935.320.108
189.809.439
745.510.669
(2.291.240.120)
(2.291.240.120)
(7%)
(13%)
(21%)
(72%)
216%
155%
240%
(51%)
(51%)
Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD của công ty Hải sản 404 năm 2010, 2011, 2012.
Trang 32
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ
(66.434.972.001)
(16%)
283.768.306 1.135%
(66.718.740.307)
(16%)
(58.518.368.982)
(16%)
(8.200.371.325)
(23%)
3.7.1.1 Phân tích doanh thu
Trong năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt 409.633.426.857 đồng,
tăng 115.363.512.741 đồng chiếm 39% so với năm 2010, sang năm 2012
doanh thu lại giảm đi 66.434.972.001 đồng chiếm 16% so với năm 2011. Mặc
dù giảm nhưng vẫn cao hơn doanh thu 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho
doanh thu 2010 thấp là trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta vừa trải qua
khủng hoảng, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu
thủy sản trong và ngoài nước, thêm vào đó nguồn nguyên liệu không ổn định,
chi phí sản xuất tăng từ nhân công, phụ gia, máy móc… trong khi giá thành
sản phẩm phải ổn định hoặc giảm để đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm của công ty
đều mang lại hiệu quả đặc biệt là trong năm 2011.Về doanh thu thuần đạt
409.608.418.857 đồng, tăng 39% so với năm 2010. Năm 2012 so với 2011
doanh thu thuần giảm 66.718.740.307 đồng chiếm 16% kéo theo lợi nhuận
thuần giảm 3.036.750.789 đồng.
3.7.1.2 Phân tích chi phí
Về các khoản giảm trừ thì năm 2011 tăng 25.008.000 đồng so với 2010
và năm 2012 tăng 283.768.306 đồng so với 2011. Nguyên nhân làm cho các
khoản giảm trừ tăng đáng kể trong năm 2012 là do phát sinh khoản giảm giá
hàng bán trong kỳ, nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu đầu vào trong
năm thiếu hụt do ảnh hưởng của nền kinh tế nên công ty đã nhập nguyên liệu
từ những hộ kinh doanh nhỏ lẽ dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu không
được đảm bảo.
CPBH có xu hướng tăng trong năm 2011 lần lượt là 6.969.459.461 đồng
(57%) và giảm trong năm 2012 là 2.562.961.192 đồng (13%). Nguyên nhân
làm cho CPBH giảm là do sản lượng hàng hóa xuất bán trong năm 2012 giảm
đi nhiều so với năm 2011 nên chi phí vận chuyển hàng giảm đáng kể.
3.7.1.3 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận gộp của công ty tăng cao trong năm 2011 là 27.863.398.590
đồng và giảm đi so với 2012 là 8.200.371.325 đồng. Nguyên nhân làm cho lợi
nhuận gộp 2012 giảm là do các khoản giảm trừ trong năm tăng cao.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng 48% so với
2010 và giảm 72% so với 2012 cho thấy năm 2011 là năm công ty hoạt động
có hiệu quả cao nhất với lợi nhuận trước thuế đạt 4.513.553.047 đồng. Nguyên
nhân là do công ty trong thời gian này đã mở rộng sản xuất và thành công
trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Trang 33
3.7.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Bảng 3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
LN thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
LN khác
Tổng LN KTTT
CP thuế TNDN
LN sau thuế TNDN
6T2011
6T2012
6T2013
220.650.615.098 181.875.840.227 123.314.849.000
0
0
0
220.650.615.098 181.875.840.227 123.314.849.000
200.553.506.638 167.664.399.901 114.270.137.593
20.097.108.460 14.211.440.326
9.044.711.407
Chênh lệch
6T2012/6T2011
Số tiền
Tỷ lệ
(38.774.774.871) (18%)
0
0
(38.774.774.871) (18%)
(32.889.106.737) (16%)
(5.885.668.134) (29%)
Chênh lệch 6T2013/6T2012
Số tiền
(58.560.991.227)
0
(58.560.991.227)
(53.394.262.308)
(5.166.728.919)
Tỷ lệ
(32%)
0
(32%)
(32%)
(36%)
1.064.198.909
1.208.713.961
1.578.374.672
144.515.052
14%
369.660.711
31%
2.251.023.839
11.153.276.924
4.749.897.623
3.007.108.983
145.862.950
0
145.862.950
3.152.971.933
3.152.971.933
2.496.060.036
8.573.490.195
4.111.697.675
238.906.381
922.692.736
306.059.647
616.633.089
855.539.470
855.539.470
3.196.832.663
4.658.676.193
3.102.042.458
-1.054.465.235
2.500.000.000
1.409.376.073
1.090.623.927
36.158.692
36.158.692
245.036.197
(2.579.786.729)
(638.199.948)
(2.768.202.602)
776.829.786
306.059.647
470.770.139
(2.297.432.463)
(2.297.432.463)
11%
(23%)
(13%)
(92%)
533%
323%
(73%)
(73%)
700.772.627
(3.914.814.002)
(1.009.655.217)
(1.293.371.616)
1.577.307.264
1.103.316.426
473.990.838
(819.380.778)
(819.380.778)
28%
(46%)
(25%)
(541%)
171%
360%
77%
(96%)
(96%)
Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD của công ty Hải sản 404 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Trang 34
3.7.2.1 Phân tích doanh thu
Tổng doanh thu và doanh thu thuần giảm dần qua các năm, cụ thể là
trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 38.774.774.871 đồng với tỷ lệ là 18% và 6
tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm so với 6 tháng 2012 là 32%. Nguyên nhân
giảm là do trong 6 tháng đầu năm cùng kỳ 3 năm này công ty nhận được ít hợp
đồng sản xuất dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể.
Doanh thu hoạt động tài chính thì có phần tăng cụ thể trong 6 tháng đầu
năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 tăng 14% và 6 tháng đầu năm 2013 so
với 6 tháng 2012 tăng 31%. Khoản tăng này là do trong kỳ thu được lãi từ tiền
gửi ngân hàng.
Nhìn chung trên bảng KQHĐKD thì 6 tháng đầu năm 2011 công ty hoạt
động đem lại hiệu quả nhất với tổng doanh thu là 220.650.615.098 đồng và lợi
nhuận thuần đạt con số cao 3.007.108.983 đồng.
3.7.2.2 Phân tích chi phí
Trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 chi phí tài chính cụ thể là chi
phí lãi vay có xu hướng tăng dần lần lượt là 11% và 28% trong khi chi phí bán
hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Do trong cùng kỳ 3 năm lượng
hàng bán ra giảm dần nên chi phí bán hàng cụ thể là chi phí vận chuyển hàng
đi bán giảm tương ứng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do bộ phận
quản lý doanh nghiệp đã thành công trong việc thực hành tiết kiệm điện bằng
chứng là chi phí điện trong cùng kỳ 3 năm giảm lần lượt với số tiền là
286.628.143 đồng, 87.694.265 đồng và 55.859.524 đồng.
Chi phí khác trong 6 tháng 2013 tăng đáng kể với con số 1.409.376.073
đồng và chiếm 360% so với 6 tháng 2012 với số chênh lệch được tính là
1.103.316.426 đồng. Chi phí phát sinh do trong kỳ công ty thanh lý TCSĐ đã
khấu hao hết.
3.7.2.3 Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận thuần trong 6 tháng 2013 đáng chú ý nhất với giá trị âm là
1.054.465.235 đồng. Nguyên nhân chính là do các khoản chi phí trong kỳ tăng
mà doanh thu trong kỳ không bù đắp được. Mặc dù vậy nhưng lợi nhuận sau
thuế của công ty vẫn đạt được con số dương, tuy không cao như cùng kỳ hai
năm trước nhưng đó vẫn là dấu hiệu đáng mừng. Nguyên nhân là do trong kỳ
khoản thu nhập khác tăng đáng kể với mức 171% so với cùng kỳ 2012.
Trang 35
3.8 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI
3.8.1 Thuận lợi
- Do tình hình kinh tế cũng như đất nước có nhiều thay đổi và từng bước
phát triển, công ty đã có tầm nhìn chiến lược mạnh dạn, đổi mới dây chuyền
thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, với những điều
kiện thuận lợi đó xí nghiệp đã nâng cấp thành Công ty xuất khẩu tổng hợp 404
(GEPIMEX 404 COMPANY) theo quyết định số 076 của Bộ Quốc Phòng.
Đây là một xí nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang hạch toán độc lập chấp nhận
cạnh tranh để tồn tại, vươn lên và phát triển.
- Công ty đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Quân khu, Đảng,
Nhà nước, công ty được tặng nhiều bằng khen và những thành tích mà cán bộ
công nhân viên công ty đã hoàn thành.
- Công ty có đội ngũ công nhân về kỹ thuật với năng lực chuyên môn và
có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
- Vì là tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên nguồn nhân lực tương đối rẻ
từ đó làm giảm được chi phí nhân công, góp phần tạo điều kiện hạ giá thành.
- Trong giai đoạn hội nhập và phát triển chung của đất nước đã tạo cho
công ty nhiều cơ hội lớn, tìm được thêm các đối tác khách hàng nước ngoài,
mở rộng thị trường tiêu thụ.
3.8.2 Khó khăn
- Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là khu nhà kho và bến bãi chưa thực
sự thoáng mát theo yêu cầu công ty.
- Khi giá cả thị trường tăng, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tăng
giá sản phẩm. Vì cạnh tranh trong nguồn lực khách hàng nên công ty đẩy
mạnh khuyến mãi, tiếp thị dẫn đến giá thành cao.
3.8.3 Định hướng phát triển của Công ty
- Kế hoạch công ty đề ra trong những năm tiếp theo là triển khai thêm 2
phân xưởng đóng hộp và 1 phân xưởng sản xuất bao bì.
- Tìm thêm thị trường tiêu thụ ở các nước Đức, Nga, Singapore,…
- Công ty luôn cố gắng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, không
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thi trường tiêu thụ để góp
phần xây dựng nền kinh tế nước nhà, đặc biệt trong thời kì Việt Nam đang
đứng trước nhiều thách thức và cơ hội mới.
Trang 36
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM CHẢ CÁ TẠI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN
HẢI SẢN 404
4.1 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CHẢ CÁ.
4.1.1 Quy trình công nghệ
Quy trình sản xuất chả cá của công ty TNHH Hai thành viên Hải sản
404.
Mua nguyên liệu
Tiếp nhận nguyên liệu
Rửa
Rửa
Cắt đầu
Sơ chế
Đưa vô máy xay
Tách bỏ xương lấy thịt
Vô khuôn
Đóng thùng
Ra tủ
Đông
Nguồn phòng kế toán công ty Hải sản 404
Hình 4.1 Quy trình công nghệ sản xuất chả cá
4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí.
- Công ty tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phân xưởng sản xuất.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết và
được tính trực tiếp vào từng sản phẩm. Căn cứ vào mức nguyên liệu, vật liệu
tiêu hao thực tế rồi nhân đơn giá sẽ cho chi phí của nguyên liệu, vật liệu phát
sinh cho từng sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung không theo dõi
riêng mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng rồi sau đó tiến hành phân bổ cho
từng sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã kết tinh trong thành
phẩm.
- Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm chả cá hoàn thành.
Trang 37
4.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành theo sản phẩm hoàn thành chả cá.
4.1.4 Kỳ tính giá thành
- Giá thành được tính vào cuối tháng 6 năm 2013.
4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG
TY
4.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tại công ty công tác tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương
pháp bình quân gia quyền. Hàng tháng phòng tổ chức sản xuất nhận kế hoạch
sản xuất trong tháng và tính ra số nguyên liệu cần dùng.
- Công thức tính như sau:
Đơn giá bình quân
=
gia quyền
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ
Giá trị thực tế xuất = Đơn giá bình quân x Số lượng xuất dùng
- Để đảm bảo nhu cầu trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm quản lý
nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và có hiệu quả, công ty đã phân chia
nguyên vật liệu một cách tỉ mỉ, từ đó nhận biết được số hiện có và tình hình
biến động của loại đó.
- Chi phí nguyên vật liệu phát sinh bao gồm chi phí nguyên vật liệu
chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.
+ Nguyên vật liệu chính là các loại cá biển.
+ Nguyên vật liệu phụ là bao bì, túi nylon, thùng carton,…
Chứng từ và sổ sách kế toán:
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất (xem phụ lục 1).
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ chi tiết TK 621 (xem phụ lục 2).
- Sổ cái TK 621.
Cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê nhằm mục đích xác định chính xác số
lượng, chất lượng nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu, kiểm
tra với sổ chi tiết.
Trang 38
Nghiệp vụ phát sinh trong tháng 6/2013
Ngày 01/6 căn cứ phiếu xuất kho số GTCC 06 công ty xuất nguyên liệu
chả cá sản xuất với số tiền là 3.916.968.000 đồng.
Nợ TK 621: 3.916.968.000
Có TK 1521: 3.916.968.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 89
Ngày 01 tháng 06 năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Số
Chứng từ
Ngày
GTCC 06
01 - 6
Trích yếu
Xuất nguyên liệu
chả cá sản xuất
CỘNG
Số hiệu TK
Nợ
Có
621
Số tiền
1521
3.916.968.000
3.916.968.000
Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 154: 3.916.968.000
Có TK 621: 3.916.968.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 100
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Số
Ngày
GTCC 06
30 - 6
Trích yếu
Kết chuyển
CPNVL vào giá
thành
CỘNG
Trang 39
Số hiệu TK
Nợ
Có
154
621
Số tiền
3.916.968.000
3.916.968.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 621: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Ngày
ghi
sổ
01-6
30-6
Chứng từ
Số
GTCC 06
GTCC 06
Ngày
01-6-2013
30-6-2013
DIỄN GIẢI
THÁNG 6-2013
Dư đầu kỳ
Xuất nguyên liệu chả cá sản xuất
Kết chuyển CPNVL vào giá thành
Cộng phát sinh tháng 6-2013
Số dư cuối tháng 6-2013
TK đối
ứng
152
154
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Nợ
Có
3.916.968.000
3.916.968.000
3.916.968.000
3.916.968.000
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 40
Giám đốc
4.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương
phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ.
- Do đặc thù và hình thức gia công chế biến, công ty trả lương cho công
nhân theo hai hình thức: lương theo sản phẩm và lương theo thời gian, ngày
làm việc là 26 ngày/tháng.
Ngày 30/6/2013 kế toán lập bảng tính lương và các khoản trích theo
lương.
- Lương theo sản phẩm được tính theo công thức sau:
+ Lương trực tiếp = Số lượng sp hoàn thành x Đơn giá tiền lương 1sp
+ Lương gián tiếp = Lương cơ bản x Hệ số lương
- Lương theo thời gian:
Mức lương tháng = Lương cơ bản x (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp)
- Các khoản trích theo lương bao gồm:
+ BHXH: Trích theo lương 17% (tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng
lao động), người lao động đóng góp 7% được trừ vào lương hàng tháng trên
tổng lương phải trả cho công nhân viên, thực chất cũng là tiền lương chi trả
cho người lao động trong trường hợp mất sức lao động, tai nạn lao động, thai
sản,…
+ BHYT: Trích hàng tháng là 4,5% trên tổng lương phải trả cho công
nhân viên, trong đó 3% doanh nghiệp chịu, còn 1,5% người lao động chịu
được trừ vào lương hàng tháng.
+ BHTN: Trích 2% trên tổng lương phải trả cho công nhân viên, trong đó
1% doanh nghiệp chịu, còn 1% người lao động chịu được trừ vào lương hàng
tháng, là một chính sách nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động
bị mất việc làm hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động, tạo điều kiện cho họ có
việc làm trong thời gian sớm nhất.
+ KPCĐ: Tỷ lệ trích hàng tháng là 2% theo tiền lương và phụ cấp, ở đây
doanh nghiệp chịu hết và được tính vào chi phí cho đối tượng lao động. Doanh
nghiệp nộp 1% cho liên đoàn lao động địa phương, 1% giữ lại để chi cho hoạt
động công đoàn doanh nghiệp.
Trang 41
- Sau khi tính lương phải trả và các khoản trích theo lương cho công
nhân từng tổ trong phân xưởng, kế toán lương lập bảng thanh toán lương cho
từng tổ sau đó lập bảng phân bổ lương và BHXH.
Chứng từ và sổ sách kế toán:
- Bảng lương các tổ.
- Bảng chấm công.
- Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm (xem phụ lục 3).
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ chi tiết TK 622 (xem phụ lục 4).
- Sổ cái TK 622.
Tổng hợp nghiệp vụ phát sinh trong tháng 6/2013:
1) Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất chả cá phát sinh ở phân
xưởng là 306.169.000 đồng.
2) Trích tiền lương nghĩ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất là
5.051.712 đồng.
3) Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí
nhân công trực tiếp sản xuất với BHXH là 22.504.172 đồng, BHYT là
3.971.324 đồng, BNTN là 1.323.775 đồng và KPCĐ là 6.008.970 đồng.
4) Tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 6 năm 2013 là:
Nợ TK 622: 345.028.953
Có TK 334: 306.169.000
Có TK 335A: 5.051.712
Có TK 3382: 6.008.970
Có TK 3383: 22.504.172
Có TK 3384: 3.971.324
Có TK 3389: 1.323.775
Trang 42
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 105
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
Trích yếu
Tiền lương công nhân
trực tiếp sản xuất chả cá
Trích tiền lương nghĩ
30 - 6 phép cho công nhân trực
tiếp sản xuất chả cá
Trích các khoản BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ
30 - 6
tính vào CPNCTT sản
xuất chả cá
CỘNG
30 - 6
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
622
334
306.169.000
622
335A
5.051.712
622
338
33.808.241
345.028.953
Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sang tài
khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 154: 345.028.953
Có TK 622: 345.028.953
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 106
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
Trích yếu
Kết chuyển tiền lương
CNTTSX vào giá thành
Kết chuyển CP bảo hiểm
30 - 6
vào giá thành
Kết chuyển CP phép vào
30 - 6
giá thành
CỘNG
30 - 6
Trang 43
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
154
622
306.169.000
154
622
5.051.712
154
622
33.808.241
345.028.953
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 622: CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Ngày
ghi
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
30-6
30-6
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
30-6
30-6
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
Người ghi sổ
DIỄN GIẢI
THÁNG 6-2013
Dư đầu kỳ
Tiền lương CNTTSX
Trích tiền lương nghỉ phép CNTTSX
Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
tính vào CPNCTTSX
Kết chuyển tiền lương CNTTSX vào giá thành
Kết chuyển CP bảo hiểm vào giá thành
Kết chuyển CP phép vào giá thành
Cộng phát sinh tháng 6-2013
Số dư cuối tháng 6-2013
Kế toán trưởng
Trang 44
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
TK
đối
ứng
Nợ
334
335
306.169.000
5.051.712
338
33.808.241
1544
1544
1544
Có
306.169.000
33.808.241
5.051.712
345.028.953 345.028.953
0
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
4.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là những chi phí có tính chất tổng hợp, gồm
toàn bộ chi phí có tính chất phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức và điều
hành cho quá trình sản xuất trong phạm vi phân xưởng.
- Tại công ty chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân công phân xưởng: được tính theo thu nhập bình quân.
+ Chi phí nguyên vật liệu.
+ Chi phí công cụ, dụng cụ.
+ Chi phí khấu hao tài sản: theo phương pháp đường thẳng.
Chứng từ và sổ sách kế toán:
- Phiếu chi (xem phụ lục 5).
- Giấy đề nghị tạm ứng (xem phụ lục 6).
- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (xem phụ lục 7).
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ chi tiết TK 627 (xem phụ lục 8).
- Sổ cái TK 627.
Trích một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 6/2013
1) Ngày 06/6 căn cứ phiếu xuất kho số 178 Xí nghiệp chả cá nhận 90
cuộn băng keo với số tiền là 864.000 đồng.
2) Ngày 06/6 căn cứ phiếu xuất kho số 56 Xí nghiệp chả cá nhận 175kg
chất phụ gia thực phẩm ABASTOL với số tiền là 11.672.500 đồng.
3) Ngày 06/6 căn cứ phiếu xuất kho 47 xuất nước đá cho phân xưởng chả
cá với số tiền là 5.539.996 đồng.
4) Ngày 14/6 căn cứ phiếu chi 389 xuất tiền mặt chi vệ sinh cống thoát
nước với số tiền là 1.400.000 đồng.
5) Ngày 15/6 căn cứ hóa đơn số 0002636 hạch toán tiền giao văn phòng
phẩm tại xí nghiệp chả cá với số tiền là 194.000 đồng.
6) Ngày 17/6 căn cứ bảng kê 162 tạm ứng tiền mua vật tư sửa chữa máy
chả cá với số tiền là 1.124.000 đồng.
7) Ngày 30/6 căn cứ phiếu xuất kho 187 Xí nghiệp chả cá nhận 620kg
bọc PE với số tiền 23.341.780 đồng.
Trang 45
8) Ngày 30/6 phân bổ tiền điện tháng 6/2013 cho Xí nghiệp chả cá với số
tiền 66.634.500 đồng.
9) Ngày 30/6 phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 6/2013 nhà xưởng, thiết bị
của Xí nghiệp chả cá với số tiền 115.182.440 đồng.
10) Tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 6 năm 2013 là:
Nợ TK 627: 618.129.394
Có TK 153: 40.884.529
Có TK 1522: 47.967.650
Có TK 1523: 46.787.289
Có TK 627A: 37.270.292
Có TK 627X: 16.110.000
Có TK1526: 6.768.728
Có TK 1111: 1.400.000
Có TK 331: 1.727.235
Có TK 2142: 207.585.659
Có TK 2141: 115.182.440
Có TK 335B: 66.634.500
Có TK 33372: 22.742.072
Có TK 141: 7.069.000
Vì số nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất chung trong tháng tương
đối nhiều nên tôi chỉ đưa lên bài một số chứng từ ghi sổ đặc trưng.
Trang 46
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 91
Ngày 06 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
PXK 178 06 - 6
PXK 178 06 - 6
PXK 56 06 - 6
PXK 56 06 - 6
PXK 56 06 - 6
Trích yếu
Xuất băng keo
Xuất PE chính phẩm
Xuất Đường
Xuất ABASTOL
Xuất Sorbitol nước
CỘNG
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
627
153
864.000
627
153
2.996.400
627 1522
18.077.160
627
153
11.672.500
627 1523
4.225.602
37.835.662
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 92
Ngày 06 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
PXK 47
06 - 6
Trích yếu
Xuất nước đá cho phân
xưởng chả cá
CỘNG
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
627
153
5.539.996
5.539.996
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 95
Ngày 14 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
PC 389 14 - 6
Trích yếu
Xuất tiền mặt chi vệ sinh
cống thoát nước
CỘNG
Trang 47
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
627
1111
1.400.000
1.400.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 101
Ngày 15 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Trích yếu
Tiền giao văn phòng
phẩm phải trả
CỘNG
HĐ0002636 15 - 6
627
331
194.000
194.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 102
Ngày 17 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
BK 162
BK 162
BK 162
Trích yếu
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
Tạm ứng tiền mua vật tư
627
sửa chữa máy chả cá
Tạm ứng tiền mua vật tư
17 - 6
627
sửa chữa máy chả cá
Tạm ứng tiền mua vật tư
17 - 6
627
sửa chữa máy chả cá
CỘNG
17 - 6
141
270.000
141
734.000
141
120.000
1.124.000
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 103
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
PX 187
30-6
Trích yếu
Xuất bọc PE cho xí
nghiệp chả cá
CỘNG
Trang 48
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
627
153
23.341.780
23.341.780
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 107
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Đơn vị tính: đồng
Chứng từ
Số
Ngày
PB
30-6
PB DIEN
T6/2013
PB TIEN
AN
PBT SD
DAT
30-6
30-6
30-6
Trích yếu
Phân bổ khấu hao
TSCĐ T6/2013
Phân bổ tiền điện
t6/2013
Phân bổ tiền ăn
t6/2013
Phân bổ tiền sử dụng
đất t6/2013 của xí
nghiệp chả cá
CỘNG
Số hiệu TK
Nợ
Có
Số tiền
627
2141
115.182.440
627
335
66.634.500
627
627X.BEP
16.110.000
627
33372
22.742.072
220.669.012
Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung sang tài
khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Nợ TK 154: 618.129.394
Có TK 627: 618.129.394
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 109
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
GTCC 06
30-6
Trích yếu
Kết chuyển CPSXC vào
đối tượng tính giá thành
CỘNG
Trang 49
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
154
627
618.129.394
618.129.394
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 627: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Chứng từ
Ngày
ghi
sổ
06-6
06-6
06-6
06-6
06-6
06-6
Số
Ngày
PXK 178
PXK 178
PXK 56
PXK 56
PXK 56
PXK 47
06-6-2013
06-6-2013
06-6-2013
06-6-2013
06-6-2013
06-6-2013
13-6
PXK 34
13-6-2013
13-6
13-6
PXK 59
PXK 49
13-6-2013
13-6-2013
14-6
PC 389
14-6-2013
15-6
HĐ 0002636
15-6-2013
17-6
BK 162
17-6-2013
17-6
BK 162
17-6-2013
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 90 cuộn Băng keo
XN chả cá: Nhận 80 kg PE chính phẩm
XN chả cá: Nhận 1.200 kg đường
XN chả cá: Nhận 175kg ABASTOL
XN chả cá: Nhận 300 kg Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 422 cây nước đá
PX cơ điện: Nhận 90,8 kg GASL R22 (Nạp máy cáp đông
chả cá)
XN chả cá: Nhận 300 kg Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 1.188 cây nước đá
Thắng(XNCC): Nhận tiền vệ sinh cống thoát nước
T05/2013
Cty In CT: Tiền giao văn phòng phẩm
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật tư sửa chữa máy chả cá. HĐ:
0000558
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật tư sửa chữa máy chả cá. HĐ
0001121
Trang 50
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
TK
đối
ứng
153
153
1522
1523
1523
627
864.000
2.996.400
18.077.160
11.672.500
4.225.602
5.539.996
1526
6.768.728
1523
627
4.225.602
15.596.014
1111
1.400.000
331
194.000
141
270.000
141
734.000
Nợ
Có
Chứng từ
Ngày
ghi
sổ
17-6
Số
Ngày
BK 162
17-6-2013
17-6
BK 164
17-6-2013
17-6
BK 164
17-6-2013
17-6
BK 164
17-6-2013
17-6
BK 164
17-6-2013
17-6
BK 160
17-6-2013
17-6
BK 160
17-6-2013
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
20-6
PXK 218
PXK 218
PXK 218
PXK 218
PXK 218
PXK 218
PXK 218
PXK 62
PXK 62
PXK 62
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
20-6-2013
DIỄN GIẢI
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật tư sửa chữa máy chả cá.
Hiệp(XNCC): Tiền chi phí sửa chữa máy in 1020-XNCC.
HĐ: 0098153
Hiệp(XNCC): Tiền mua chương trình diệt viruts-XNCC.
HĐ: 0098153
Hiệp(XNCC): Tiền mua bạc đạn + phót sửa chữa máy chả
cá. HĐ: 00348817
Hiệp(XNCC): Tiền mua bạc đạn + phót sửa chữa máy chả
cá. HĐ: 00348818
TT Kiểm Định KV3: Phí kiểm định van an toàn, áp kếXNCC. HĐ: 0000353
Cty Nguyên Thủy: Phí kiểm định van an toàn, áp kếXNCC. HĐ: 0000012
XN chả cá: Nhận 02 cái Bố chả cá
XN chả cá: Nhận 20 kg Bao tay xốp
XN chả cá: Nhận 01 cây cân 60 kg
XN chả cá: Nhận 80 lít Xà bông nước
XN chả cá: Nhận 60 đôi Bao tay len
XN chả cá: Nhận 20 cái Thau
XN chả cá: Nhận 12 kg Xà bông bột
XN chả cá: Nhận 1.000 kg Đường
XN chả cá: Nhận 100 kg ASBATOL
XN chả cá: Nhận 250kg SORBITOL nước
Trang 51
Số phát sinh
TK
đối
ứng
141
Nợ
141
350.000
141
500.000
141
2.305.000
141
2.790.000
331
559.000
331
974.235
153
153
153
1523
153
153
1523
1522
1523
1523
9.296.889
1.360.000
650.000
283.104
300.000
1.945.460
439.277
15.064.300
6.670.000
3.521.335
120.000
Có
Ngày
Chứng từ
ghi
Số
Ngày
sổ
20-6
PXK 51
20-6-2013
20-6 HD0003167
20-6-2013
27-6
PXK 54
27-6-2013
30-6
PX 187
30-6-2013
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
PB
PB DIEN
T6/2013
PB TIEN
AN
PBT SD
DAT
PXK 64
PXK 64
PXK 64
PXK 64
PXK 236
PXK 56
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 637 cây nước đá
Chi phí khấu hao TSCĐ thuê tài chính
XN chả cá: Nhận 333 cây nước đá
XN chả cá: Nhận 620 kg bọc PE
Phân bổ khấu hao TSCĐ T6/2013 nhà xưởng + thiết bị
XNCC
Số phát sinh
TK
đối
ứng
627
2142
627
153
8.362.506
207.585.659
4.371.624
23.341.780
2141
115.182.440
Nợ
30-6-2013
Phân bổ: Tiền điện T6/2013 XNCC 44.423kw
335
66.634.500
30-6-2013
Phân bổ: Tiền ăn T6/2013 XNCC 1.790 phần
627
16.110.000
30-6-2013
Phân bổ: Tiền sử dụng đất T6/2013 XNCC
33372
22.742.072
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
XN chả cá: Nhận 1.000 kg Đường
XN chả cá: Nhận 150 kg ASBATOL
XN chả cá: Nhận 350 kg Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 50 kg NAOH
XN chả cá: Nhận 20 cái Yếm BHLĐ
XN chả cá: Nhận 259 cây nước đá
Kết chuyển CP công cụ dụng cụ vào giá thành
Kết chuyển CP nguyên vật liệu phụ vào giá thành
Kết chuyển CP nhiên liệu vào giá thành
Kết chuyển CP sử dụng nước đá vào giá thành
Kết chuyển CP tiền ăn của xí nghiệp chả cá vào giá thành
1522
1523
1523
1523
153
627
154
154
154
154
154
14.826.190
10.005.000
4.929.869
815.000
130.000
3.400.152
Trang 52
Có
40.884.529
47.967.650
46.787.289
37.270.292
16.110.000
Chứng từ
Ngày
ghi
sổ
30-6
Số
Ngày
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
DIỄN GIẢI
Kết chuyển CP sử dụng gas lạnh vào giá thành
Kết chuyển tiền mặt sử dụng cho phân xưởng vào giá
thành
Kết chuyển CP kiểm định van an toàn vào giá thành
Kết chuyển CP khấu hao TSCĐ thuê tài chính vào giá
thành
Kết chuyển CP khấu hao nhà xưởng + thiết bị vào giá
thành
Kết chuyển CP điện sử dụng cho phân xưởng vào giá
thành
Kết chuyển CP phân bổ tiền sử dụng đất vào giá thành
Kết chuyển tiền chi tạm ứng cho nhân viên phân xưởng
vào giá thành
Cộng phát sinh tháng 6-2013
Số dư cuối tháng 6-2013
TK
đối
ứng
154
Số phát sinh
Số
6.768.728
154
1.400.000
154
1.727.235
154
207.585.659
154
115.182.440
154
66.634.500
154
22.742.072
154
7.069.000
618.129.394
618.129.394
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 53
Giám đốc
4.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.2.4. 1 Tổng hợp chi phí sản xuất
Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Tất cả các chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK 154.
Chứng từ và sổ sách kế toán:
- Phiếu nhập kho thành phẩm (xem phụ lục 9).
- Chứng từ ghi sổ.
- Sổ chi tiết TK 154 (xem phụ lục 10).
- Sổ cái TK 154.
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất cho sản phẩm chả cá tháng 6/2013.
Đơn vị tính: đồng
Khoản mục chi phí
Sản phẩm chả cá
Chi phí NVLTT
3.916.968.000
Chi phí NCTT
345.028.953
Chi phí SXC
618.129.394
CỘNG
4.880.126.347
Nguồn: Số liệu phòng kế toán
Cuối tháng kết chuyển chi phí sản xuất cho sản phẩm chả cá:
Nợ TK 154: 4.880.126.347
Có TK 621: 3.916.968.000
Có TK 622: 345.028.953
Có TK 627: 618.129.394
Trang 54
4.2.4.2 Tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành được tính cụ thể dựa vào chi
phí sản xuất được tập hợp trong kỳ.
- Tại Xí nghiệp chế biến chả cá tháng 6/2013, chi phí trong tháng được
tập hợp như sau:
+ Chi phí NVLTT: 3.916.968.000 đồng
+ Chi phí NCTT: 345.028.953 đồng
+ Chi phí SXC: 618.129.394 đồng
- Sản phẩm hoàn thành trong tháng là 177.600kg.
CPPS trong kỳ = 3.916.968.000 + 345.028.953 + 618.129.394
= 4.880.126.347.
Tổng giá thành = 0 + 4.880.126.347 + 0 = 4.880.126.347
Giá thành đơn vị
sản phẩm
TK 621
3.916.968.000 3.916.968.000
4.880.126.347
=
=
27.478 đồng/kg
177.600
TK 154
0
3.916.968.000
TK 622
345.028.953
345.028.953
TK 155
345.028.953
4.880.126.347
4.880.126.347
TK 627
618.129.394
618.129.394
618.129.394
4.880.126.347
4.880.126.347
0
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán giá thành sản phẩm chả cá
Trang 55
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 110
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
GTCC 06
30-6
GTCC 06
30-6
GTCC 06
30-6
Trích yếu
Kết chuyển CPNVL vào
đối tượng tính giá thành
Kết chuyển CPNCTT
vào đối tượng tính giá
thành
Kết chuyển CPSXC vào
đối tượng tính giá thành
CỘNG
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
154
621
3.916.968.000
154
622
345.028.953
154
627
618.129.394
4.880.126.347
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
CHỨNG TỪ GHI SỔ - SỐ 111
Ngày 30 tháng 06 năm 2013
Chứng từ
Số
Ngày
PNK 1806
30-6
Trích yếu
Nhập kho thành phẩm
chả cá
CỘNG
Trang 56
Đơn vị tính: đồng
Số hiệu TK
Số tiền
Nợ
Có
155
154
4.880.126.347
4.880.126.347
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Tháng 6 năm 2013
Đơn vị tính: đồng
STT Loại chứng
từ
Số
CTGS
Số tiền
Ghi chú
Tháng 6 năm 2013
89
3.916.968.000 Kèm theo 12 chứng từ
2
06
06
105
345.028.953 Kèm theo 20 chứng từ
3
06
91
37.835.662 Kèm theo 28 chứng từ
4
06
92
5.539.996 Kèm theo 25chứng từ
5
06
95
1.400.000 Kèm theo 22 chứng từ
6
06
101
194.000 Kèm theo 5 chứng từ
7
06
102
8.069.000 Kèm theo 9 chứng từ
8
06
103
23.341.780 Kèm theo 18 chứng từ
9
06
107
220.669.012 Kèm theo 8 chứng từ
10
06
…...
……………
11
06
……
……………
12
06
……
……………
13
06
…….
……………..
1
Cộng tháng
6-2013
4.880.126.347
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 57
Giám đốc
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 154: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Ngày
ghi
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
GTCC 06
30-6-2013
30-6
30-6
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
30-6-2013
Người ghi sổ
DIỄN GIẢI
THÁNG 6-2013
Dư đầu kỳ
KC CPNVL vào giá thành
KC chi phí bảo hiểm vào giá thành; và KC chi phí
NC vào giá thành; và KC chi phí phép vào giá
thành
KC CPSXC vào giá thành
Thành phẩm chả cá nhập kho
Cộng phát sinh tháng 6-2013
Dư cuối tháng 6-2013
Kế toán trưởng
Trang 58
TK
đối
ứng
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Nợ
Có
621
3.916.968.000
622
345.028.953
627
155
618.129.394
4.880.126.347
4.880.126.347 4.880.126.347
0
0
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
Bảng 4.2 Bảng tính giá thành sản phẩm chả cá trong tháng 6/2013
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
1. CPSXDD
đầu kỳ
CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ
TỔNG CHI
PHÍ
CPNVLTT
CPSXC
0
0
0
2. CPSX phát
4.880.126.347 3.916.968.000
sinh trong kỳ
345.028.953
618.129.394
0
0
0
4.880.126.347 3.916.968.000
345.028.953
618.129.394
3. CPSXDD
cuối kỳ
4. Tổng giá
thành
0
CPNCTT
0
5. Số lượng
sản phẩm
hoàn thành
177.600
177.600
177.600
177.600
6. Giá thành
đvsp
27.478
22.055
1.942
3.480
Nguồn: Số liệu phòng kế toán
Hạch toán thành phẩm nhập kho
Nợ TK 155: 4.880.126.347
Có TK 154: 4.880.126.347
Trang 59
4.3 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.3.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 4.3 Biến động chi phí sản xuất trong năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2011/2010
Chi phí
2010
2011
2012
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
89.436.408.700
31%
(14.798.554.600)
(4%)
17.743.408.270
25.198.418.610
132%
(26.612.829.370)
(60%)
CPSXC
132.201.372.500 173.694.629.700 168.097.589.300
41.493.257.200
31%
(5.597.040.400)
(3%)
CỘNG
440.664.247.830 596.792.332.340 549.783.907.970 156.128.084.510
194%
(47.008.424.370)
(67%)
CPNVLTT
CPNCTT
289.305.056.300 378.741.465.000 363.942.910.400
Số tiền
Chênh lệch 2012/2011
19.157.819.030
44.356.237.640
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404
Trang 60
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn
trong tổng chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm của công ty, khoản
mục này chiếm hơn 60% của giá thành sản phẩm và nó ảnh hưởng trực tiếp
đến giá thành sản phẩm. Trong năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng
so với 2010 là 89.436.408.700 đồng tương đương 31%, nguyên nhân làm cho
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên là trong năm công ty hoạt động có
hiệu quả minh chứng là tìm thêm được nhiều đơn đặt hàng cho công ty. Dù
vậy sang đến năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có sự giảm nhẹ nhưng
không đáng kể với con số 14.798.554.600 đồng tương đương 4% trong tổng
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Trong năm 2011 chi phí nhân công trực
tiếp tăng mạnh với số tiền 25.198.418.610 đồng (132%) so với năm 2010. Vì
năm 2011 là năm hoạt động có hiệu quả nên các khoản về lương, thưởng cũng
nhiều hơn nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân để năng suất
làm việc được tốt hơn. Đến năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp có phần
giảm so với 2011 với số tiền là 26.612.829.370 đồng vì sản phẩm làm ra ít nên
các khoản tiền tăng ca cũng không nhiều dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp
giảm tương đương 60% trong tổng chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung: Trong năm 2011 tăng so với 2010 là
41.493.257.200 đồng tương đương 31% và năm 2012 giảm so với 2011 là
5.597.040.400 đồng tương đương 3%. Chi phí sản xuất chung tăng, giảm trong
năm 2011 và năm 2012 tương ứng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Và
một nguyên nhân khác làm cho chi phí sản xuất chung tăng trong năm 2011 là
do trong năm hoạt động có hiệu quả nên chi phí nhiên liệu và chi phí điện tăng
đáng kể.
Nhìn chung, biến động chi phí sản xuất qua 3 năm rõ rệt nhất là năm
2011 và năm này cũng là năm công ty hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất với
biến động tăng trong tổng chi phí là 156.128.084.510 đồng tương đương 194%
có nghĩa là tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu khả quan
vì năm 2011 là năm ngành thủy sản nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng và đứng trước nhiều khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu đầu
vào trong khi giá cá nguyên liệu thì tăng cao.
Trang 61
4.3.2 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013
Bảng 4.4 Biến động chi phí sản xuất trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.
Đơn vị tính: đồng
6T2012/6T2011
Chi phí
CPNVLTT
6T2011
6T2012
121.884.711.506 128.809.346.730
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
6%
(45.579.922.533)
(35%)
3.027.285.758 (8.630.363.455)
(58%)
(3.134.627.302)
(51%)
(793.617.958)
(1%)
(11.543.348.365)
(20%)
195.972.672.143 193.473.325.954 133.215.427.754 (2.499.346.189)
(65%)
(60.257.898.200)
(106%)
14.792.276.515
6.161.913.060
CPSXC
59.295.684.122
58.502.066.164
83.229.424.197
Số tiền
6T2013/6T2012
6.924.635.224
CPNCTT
CỘNG
6T2013
46.958.717.799
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404
Trang 62
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong 6 tháng đầu năm 2011 là
121.884.711.506 đồng chiếm 62% trong tổng chi phí sản xuất, trong 6 tháng
đầu năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 6.924.635.224 đồng tương
đương 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong
6 tháng đầu năm 2012 công ty ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn từ đó yêu
cầu về nguyên vật liệu tăng lên dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao.
Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại giảm
xuống một cách đáng kể chỉ còn 83.229.424.197 đồng, giảm 45.579.922.533
đồng tương đương 35% so với cùng kỳ năm trước, trong thời gian này công ty
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng do đó nhận dược ít hợp đồng
hơn vì thế sản lượng chế biến của công ty trong 6 tháng đầu năm giảm dẫn đến
lượng nguyên liệu thu mua cũng giảm xuống.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp liên tục giảm
đáng kể cụ thể chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm
so với 6 tháng đầu năm 2011 là 8.630.363.455 đồng tương đương 58% và 6
tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.134.627.302 đồng
tương đương 51% Nguyên nhân là do sản lượng sản xuất của công ty trong
cùng kỳ 3 năm này giảm xuống dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp của các
mặt hàng này cũng đồng thời giảm theo.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung cũng không ngừng
giảm, trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng
không đáng kể cụ thể chỉ giảm 793.617.958 đồng tương đương với tỷ lệ 1%.
Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sản xuất chung giảm mạnh với số tiền là
11.543.348.365 đồng tương đương 20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân là do chi phí sản xuất chung tỉ lệ thuận với chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Nhìn chung trong tổng chi phí thì trong 6 tháng đầu năm 2012 so với
2011 chi phí nhân công trực tiếp biến động mạnh nhất làm cho tổng chi phí
giảm 2.499.346.189 đồng tương đương 65%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 so
với 6 tháng đầu năm 2012 thì 3 khoản mục trong tổng chi phí đều biến động
giảm với tỷ lệ nhất định tương đương với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là
35%, chi phí nhân công trực tiếp là 51% và chi phí sản xuất chung là 20%.
Trang 63
4.3.3 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản
mục chi phí sản xuất qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm
2011, 2012 và 2013.
4.3.3.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Bảng 4.5 Phân tích biến động của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của
sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn
Định mức
Lượng
Năm
(tấn)
1
Thực tế
Biến động
Giá
(1.000
đồng)
Lượng
(tấn)
Giá
(1.000
đồng)
Lượng
Giá
Tổng
cộng
2
3
4
5=(3-1)x2
6=(4-2)x3
7=5+6
2010
3.165 21.000
3.163 21.000
(42.000)
0
(42.000)
2011
3.150 21.500
3.145 22.000
(107.500)
1.572.500 1.465.000
2012
3.000 22.550
3.000 22.500
0
(150.000) (150.000)
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phòng kế toán
- Biến động lượng: Trong năm 2010 lượng nguyên liệu cần sử dụng để
sản xuất giảm 2 đơn vị làm cho chi phí giảm 42.000 nghìn đồng/tấn. Đến năm
2011 lượng nguyên liệu vẫn ở xu hướng giảm và giảm nhiều hơn so với 2010
cụ thể là đã giảm được 107.500 nghìn đồng/tấn. Điều này cho thấy công ty đã
lập định mức nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Đến năm 2012 không có sự
biến động về lượng chứng tỏ công ty đã thành công trong việc tiết kiệm chi
phí NVL nhằm hạ giá thành sản phẩm.
- Biến động giá: Năm 2010 không xảy ra sự biến động về giá vì năm này
tình hình giá cả cá nguyên liệu tương đối ổn định, nhưng đến năm 2011 sự
biến động giá cả liên tục làm cho bộ phận hoạch định kế hoạch gặp nhiều khó
khăn cụ thể là giá nguyên liệu đã biến động tăng đáng kể với con số 1.572.500
nghìn đồng/tấn. Đến năm 2012 tuy tình hình thị trường cá nguyên liệu vẫn
biến động nhưng lúc này bộ phận lập kế hoạch đã chủ động hơn nên biến động
giá đã giảm theo xu hướng tốt, giá đã giảm 150.000 nghìn đồng/tấn so với kế
hoạch.
- Tổng biến động: Trong năm 2010 chỉ xảy ra sự biến động về lượng và
sụ biến động này theo xu hướng có lợi, đến năm 2011 do biến động về giá
Trang 64
tăng quá lớn nên tổng biến động tăng 1.465.000 nghìn đồng/tấn nhưng sang
năm 2012 đã dần ổn định trở lại với con số giảm 150.000 nghìn đồng/tấn.
Bảng 4.6 Phân tích biến động của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của
sản phẩm chả cá trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn
Định mức
Năm
Thực tế
Biến động
Lượng
(tấn)
Giá
(1.000
đồng)
Lượng
(tấn)
Giá
(1.000
đồng)
Lượng
Giá
Tổng cộng
1
2
3
4
5=(3-1)x2
6=(4-2)x3
7=5+6
6T2011
1.575 21.500
1.573 22.000
(43.000)
786.500
743.500
6T2012
1.670 22.550
1.670 22.500
0
(83.500)
(83.500)
6T2013
1.086 22.750
1.080 22.500
(136.500)
(270.000)
(406.500)
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phòng kế toán
- Biến động lượng: Trong 6 tháng đầu năm 2011 lượng nguyên liệu cần
sử dụng để sản xuất so với kế hoạch giảm 2 đơn vị làm cho chi phí giảm
43.000 nghìn đồng/tấn. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí và
cho thấy công ty đã kiểm soát được lượng nguyên liệu trong sản xuất. Đến 6
tháng đầu năm 2012 lượng không biến động cho thấy bộ phận lập kế hoạch
định mức chi phí đã làm việc một cách hiệu quả. Đến tháng 6 tháng đầu năm
2013 lượng nguyên liệu lại giảm dao động ở mức 6 đơn vị và lượng giảm
136.500 nghìn đồng/tấn.
- Biến động giá: Trong 6 tháng đầu năm 2011 giá cá nguyên liệu đã biến
động cao hơn so với giá nguyên vật liệu theo kế hoạch, điều này dẫn đến hệ
quả là giá cá nguyên liệu đã tăng 786.500 nghìn đồng/tấn, nguyên nhân làm
cho giá tăng cao là do trong năm 2011 giá nguyên liệu không ngừng biến động
làm cho việc lập kế hoạch định mức gặp nhiều khó khăn. Đến 6 tháng đầu năm
2012 việc xác định kế hoạch định mức khá tốt với giá chênh lệch giảm 83.500
nghìn đồng/tấn cho thấy đây là biến động tốt thể hiện việc kiểm soát giá có
hiệu quả. Đến 6 tháng cuối năm 2013 bộ phận lập kế hoạch đã chủ động được
trong việc dự đoán giá cả thị trường nên tình hình hoạch định giá cả định mức
diễn biến tích cực bằng chứng là giá thực tế đã giảm so với định mức là
270.000 nghìn đồng/tấn.
- Tổng biến động: Trong 6 tháng đầu năm 2011 biến động tăng cao
743.500 đồng/tấn nguyên nhân chủ yếu cho sự biến động này là biến động về
Trang 65
giá tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng
giảm nhưng giảm mạnh nhất là 6 tháng đầu năm 2013.
4.3.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 4.7 Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm
chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn
Định mức
Năm
Thực tế
Biến động
Năng suất
(giờ/tấn)
Giá
(1.000
đồng/giờ)
Năng suất
(giờ/tấn)
Giá
(1.000
đồng/giờ)
1
2
3
4
Năng suất
Tổng
cộng
Giá
5=(3-1)x2 6=(4-2)x3
2010
212
14,747
209
14,747
(44,241)
2011
210
14,901
212
14,901
29,802
2012
198
14,928
194
14,928
(59,712)
7=5+6
0 (44,241)
0
0 (59,712)
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp của phòng kế toán
- Biến động năng suất: Trong năm 2010 thời gian để sản xuất một tấn
chả cá giảm 3 giờ so với kế hoạch, điều này làm cho chi phí nhân công trực
tiếp giảm 44,241 giờ/tấn. Nhưng đến năm 2011 thời gian tăng lên làm cho chi
phí nhân công trực tiếp tăng 29,802 giờ/tấn. Và đến năm 2012 giảm đáng kể
59,712 giờ/tấn. Nguyên nhân làm cho thời gian sản xuất sản phẩm giảm rõ rệt
là do trong thời gian này công ty đã đưa ra các hình thức khuyến khích như
tăng lương, thưởng phù hợp làm cho nhân viên hăng hái hơn, tạo động lực làm
việc hiệu quả nên đã rút ngắn được thời gian.
- Biến động giá: Trong 3 năm liên tiếp không xảy ra sự biến động về giá
giữa định mức và thực tế. Điều đó chứng tỏ bộ phận lập kế hoạch đã hoạch
định đúng đắn về chính sách lương, thưởng cho nhân viên.
- Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên tổng biến động
chính bằng biến động của năng suất trong kỳ. Và biến động này nói chung
cũng là một dấu hiệu hết sức khả quan. Có thể nói đây là sự thành công của
công ty nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Trang 66
29,802
Bảng 4.8 Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm
chả cá trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn
Định mức
Năm
Thực tế
Biến động
Năng suất
(giờ/tấn)
Giá
(1.000
đồng/giờ)
Năng suất
(giờ/tấn)
Giá
(1.000
đồng/giờ)
1
2
3
4
Năng suất
Tổng
cộng
Giá
5=(3-1)x2 6=(4-2)x3
6T2011
210
14,901
212
14,901
29,802
6T2012
198
14,928
194
14,928
(59,712)
6T2013
197
14,930
195
14,930
(29,86)
0
29,802
0 (59,712)
0
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp của phòng kế toán
- Biến động năng suất: Trong 6 tháng đầu năm năm 2011 thời gian tăng lên
làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng 29,802 giờ/tấn, đến 6 tháng đầu năm
2012 giảm đáng kể 59,712 giờ/tấn và 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm
29,86 giờ/ tấn. Nguyên nhân làm cho thời gian sản xuất sản phẩm giảm rõ rệt
là do trong thời gian này công ty đã đưa ra các hình thức khuyến khích như
tăng lương, thưởng phù hợp làm cho nhân viên hăng hái hơn, tạo động lực làm
việc hiệu quả nên đã rút ngắn được thời gian.
- Biến động giá: Trong cùng kỳ 3 năm không xảy ra sự biến động về giá giữa
định mức và thực tế. Điều đó chứng tỏ bộ phận lập kế hoạch đã hoạch định
đúng đắn về chính sách lương, thưởng cho nhân viên.
- Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên tổng biến động chính
bằng biến động của năng suất trong kỳ. Và biến động này nói chung cũng là
một dấu hiệu hết sức khả quan. Có thể nói đây là sự thành công của công ty
nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Trang 67
7=5+6
(29,86)
4.3.3.3 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung được chia ra làm hai loại đó là chi phí sản xuất
chung bất biến và chi phí sản xuất chung khả biến được trình bày trong bảng
sau:
Bảng 4.9 Bảng phân loại chi phí sản xuất chung.
CPSXC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Khoản mục
Chi phí ăn tăng ca
Bao PE
Chi phí công cụ dụng cụ
Chi phí sử dụng đất
Dầu chạy máy phát điện
Chi phí điện
Tiền điện thoại
Nước đá
Nhiên liệu và hóa chất
Lương công nhân ngoài giờ
Chi phí sửa chữa nhỏ
Khấu hao nhà máy chả cá thường
Chi phí trích trước dài hạn
Chi phí trích trước ngắn hạn
Trang 68
CPSXC
khả biến
CPSXC
bất biến
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Bảng 4.10 Phân tích biến động của biến phí sản xuất chung của sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
CPSXC
khả biến
- Chi phí ăn
tăng ca
- Bao PE
- Chi phí
CCDC
- Chi phí sử
dụng đất
- Dầu chạy
máy phát
điện
- Chi phí
điện
- Tiền điện
thoại
-Lương
công nhân
ngoài giờ
-Nước đá
-Nhiên liệu
và hóa chất
-Chi phí
sửa chữa
nhỏ
Tổng cộng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch thực
tế/kế hoạch 2010
Số tiền
Tỷ lệ
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch thực
Chênh lệch thực
tế/kế hoạch 2011
tế/kế hoạch 2012
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
248.800.000
248.871.000
450.800.000
458.825.560
200.000.000
200.465.390
71.000
0,03%
8.025.560
1,78%
465.390
0,23%
272.800.000
272.814.888
1.080.000.000
1.082.047.076
359.635.000
360.461.896
14.888
0,01%
2.047.076
0,19%
826.896
0,23%
84.650.000
84.769.000
198.200.000
198.234.626
111.552.000
112.059.362
119.000
0,14%
34.626
0,02%
507.362
0,45%
100.850.000
100.857.500
172.500.000
175.150.840
110.432.000
111.599.288
7.500
0,01%
2.650.840
1,54%
1.167.288
1,06%
116.500.000
117.545.034
50.100.000
51.123.200
48.675.000
49.261.514
1.045.034
0,90%
1.023.200
2,04%
586.514
1,20%
810.500.000
812.086.500
1.170.500.000
1.173.370.340
814.404.000
814.606.000
1.586.500
0,20%
2.870.340
0,25%
202.000
0,02%
11.200.000
11.229.000
19.565.000
19.687.600
5.534.000
5.576.000
29.000
0,26%
122.600
0,63%
42.000
0,76%
4.290.000
4.390.700
94.000.000
94.609.062
16.700.000
16.800.000
100.700
2,35%
609.062
0,65%
100.000
0,60%
440.000.000
442.900.782
1.100.000.000
1.105.213.570
375.678.000
376.278.698
2.900.782
0,66%
5.213.570
0,47%
600.698
0,16%
1.965.000.000
1.967.276.060
2.582.500.000
2.584.558.012
1.360.962.000
1.361.221.984
2.276.060
0,12%
2.058.012
0,08%
259.984
0,02%
430.800.000
432.811.562
590.450.000
591.695.100
174.202.684
175.221.974
2.011.562
0,47%
1.245.100
0,21%
1.019.290
0,59%
4.485.390.000
4.495.552.026
7.508.615.000
7.534.514.986
3.577.774.684
3.583.552.106
10.162.026
5,12%
25.899.986
7,85%
5.777.422
5,33%
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức biến phí sản xuất chung của phòng kế toán
Trang 69
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2011 biến phí sản xuất chung chênh
lệch giữa thực tế và kế hoạch chiếm tổng là 25.899.986 đồng tương đương
7,85% và so với năm 2010 thì con số này tăng nhưng không đáng kể. Tất cả
các chỉ tiêu trong biến phí sản xuất chung đều tăng là do việc hoạch định kế
hoạch chi phí kém hiệu quả và chiếm tỷ trọng nhiều nhất là:
- Chi phí ăn tăng ca của nhân viên phân xưởng tăng 8.025.560 đồng
tương đương 1,78%.
- Chi phí mua bao PE tăng 2.047.076 đồng tương đương 0,19%.
- Chi phí sử dụng đất tăng 2.650.840 đồng tương đương 1,54%.
- Tiền điện thoại tăng 122.600 đồng tương đương 0,63%.
Như vậy trong năm 2011 các chi phí đều tăng nhiều hơn so với 2010 và
làm cho tổng biến phí sản xuất chung tăng 2,73% so với năm 2010.
Trong năm 2012 biến phí sản xuất chung chênh lệch giữa thực tế và kế
hoạch tăng 5.777.422 đồng tương đương 5,33% giảm đi so với năm 2011.
Việc giảm biến phí sản xuất chung năm là do các yếu tố:
- Chi phí ăn tăng ca tăng 465.390 đồng tương đương 0,23%.
- Chi phí sử dụng đất tăng 1.167.288 đồng tương đương 1,06%.
- Dầu chạy máy phát điện tăng 586.514 đồng tương đương 1,2%.
- Tiền điện thoại tăng 42.000 đồng tương đương 0,76%.
- Nhiên liệu và hóa chất tăng 259.984 đồng tương đương 0,02%.
Tuy trong năm 2012 những yếu tố trên tăng nhưng so với 2011 vẫn là
giảm với con số là 2,52% điều đó chứng tỏ trong năm 2012 công ty đã tiết
kiệm được biến phí sản xuất chung tốt hơn so với năm 2011.
Trang 70
Bảng 4.11 Phân tích biến động định phí sản xuất chung bất biến của sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Định phí sản
xuất chung
Kế hoạch
- Khấu hao
nhà máy chả
cá thường
- Chi phí
trích trước
dài hạn
- Chi phí
trích trước
ngắn hạn
Tổng cộng
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
449.160.000 449.160.000
709.845.334
709.845.334
224.580.000 224.580.000
393.772.000
393.772.000
174.092.000
179.664.000 179.664.000
315.017.600
315.017.600
210.341.200
853.404.000 853.404.000
1.418.634.934 1.418.634.934
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh
lệch thực
tế/kế
hoạch
2010
Tỷ
Số
lệ
tiền
(%)
1.259.816.372 1.259.816.372
Chênh
lệch thực
tế/kế
hoạch
2011
Tỷ
Số
lệ
tiền
(%)
Chênh
lệch thực
tế/kế
hoạch
2012
Tỷ
Số
lệ
tiền
(%)
0
0
0
0
0
0
174.092.000
0
0
0
0
0
0
210.341.200
0
0
0
0
0
0
1.644.249.572 1.644.249.572
0
0
0
0
0
0
Nguồn: Tổng hợp bảng định mức định phí sản xuất chung bất biến của phòng kế toán
Từ bảng 4.11 cho thấy định phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch không thay đổi, vì định phí của công ty bao gồm các
khoản trích khấu hao tài sản cố định và các chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, vì công ty trích khấu hao đều theo đường thẳng nên
các chi phí đều cố định qua từng năm. Vì thế giúp cho bộ phận hoạch định dễ dàng kiểm soát và nếu muốn giảm được định phí sản
xuất chung thì phải nâng cao số lượng sản phẩm sản xuất như vậy giúp cho việc hạ giá thành bớt phức tạp hơn.
Trang 71
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT
NHẰM HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
5.1 ƯU ĐIỂM
- Do công ty là một doanh nghiệp hoạt động với quy mô lớn, có nhiều phân
xưởng sản xuất tập trung tại công ty, nên công ty đã thành công trong việc tổ
chức bộ máy kế toán theo nguyên tắc tập trung và thống nhất, hoạt động có
hiệu quả dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.
- Trong phòng kế toán mỗi nhân viên được phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù
hợp với năng lực và trình độ bản thân của mỗi người.
- Công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nói
riêng đã thực hiện một cách nghiêm túc, việc xây dựng định mức giá thành
đáp ứng mục tiêu quan trọng đề ra của ban quản lý là tiết kiệm chi phí sản xuất
và hạ giá thành.
- Mỗi nhân viên trong phòng kế toán đều có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao với tinh thần tận tâm, nhiệt tình trong công việc nên công tác kế toán càng
hiệu quả hơn.
- Tuy chi phí nhân công tăng nhưng thể hiện sự quan tâm của công ty đối với
người lao động.
5.2 NHƯỢC ĐIỂM
- Công ty chưa trang bị máy móc thiết bị mới phục vụ sản xuất ở phân xưởng.
- Chưa kiểm soát được chi phí sản xuất trong điều kiện giá cả thị trường tăng
nhanh.
- Nguồn nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất sản phẩm còn phụ thuộc vào nhà
cung cấp.
5.3 GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT NHẰM HẠ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng trực tiếp của các khoản mục chi phí sản
xuất do đó muốn hạ giá thành sản phẩm chả cá cần phải thực hiện các biện
pháp tiết kiệm đối với chi phí sản xuất.
Trang 72
5.3.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Để khắc phục được tình trạng giá mua nguyên vật liệu ngày càng tăng
trong khi giá thành sản phẩm phải ổn định để có thể cạnh tranh trên thị trường
công ty cần:
- Tìm cơ hội mua hàng với giá rẻ hơn bằng cách tìm thêm nhiều nhà
cung cấp để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu. Tuy nhiên, cần lựa chọn nhà
cung cấp đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí vận chuyển vì chi phí này làm giá
nguyên liệu đầu vào tăng đáng kể.
- Để chủ động hơn về nguồn nguyên liệu và giảm chi phí trung gian do
mua bán thành phẩm từ nhà cung cấp, công ty nên tìm mua hàng trực tiếp từ
những người đánh bắt về chế biến. Khi mua hàng trực tiếp với số lượng lớn
công ty còn có thể được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng do đó có thể tiết kiệm chi
phí rất nhiều.
5.3.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp
Công ty đang kiểm soát tốt chi phí nhân công, kết hợp được lợi ích của
công ty và lợi ích của người lao động. Do đó công ty cần phát huy để thực
hiện điều này bằng cách duy trì các biện pháp sau:
- Tổ chức phân công lao động hợp lý chẳng hạn như những công nhân có
tay nghề cao nên cho họ phụ trách những khâu quan trọng trong sản xuất, còn
những công nhân mới vào làm có thể học hỏi kinh nghiệm và tay nghề của
những người đi trước để tránh hiện tượng không đảm bảo chất lượng nguyên
liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra không đạt chất lượng cao.
- Nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm tạo ý thức sử dụng tiết
kiệm thì công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử
dụng các máy móc có quy trình và công nghệ mới.
- Bố trí thời gian lao động, nghỉ ngơi hợp lý và an toàn cho người lao
động bằng cách quy định rõ thời gian làm việc, nghĩ trưa nhằm giúp họ có tinh
thần thoải mái làm cho năng suất làm việc được nâng cao.
- Duy trì chính sách tăng lương, thưởng hợp lý cho người lao động vào
những dịp lễ, tết,… nhằm khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động,
đảm bảo đời sống người lao động trong điều kiện vật giá tăng cao.
Trang 73
5.3.3 Đối với chi phí sản xuất chung
Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động chi phí sản xuất chung là do sự
tăng giá của các yếu tố chi phí trong chi phí sản xuất chung. Sự tăng giá này là
ảnh hưởng khách quan của giá cả thị trường nên để giảm chi phí sản xuất
chung công ty nên lựa chọn những nhà cung cấp nguyên liệu giá rẻ nhưng đảm
bảo chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất để tiết kiệm định phí sản xuất.
Để tiết kiệm chi phí quản lý phân xưởng công ty cần quản lý chặt chẽ các
khoản chi phí điện nước trong sản xuất, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng
đến sản xuất như hạn chế sử dụng điện trong giờ cao điểm cũng là một cách
tiết kiệm hiệu quả vì giá điện tiêu thụ trong những giờ này là khá cao. Hình
thành thói quen tiết kiệm cho công nhân viên về các khoản chi phí khác như
văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiếp khách,…
Mạnh dạn đầu tư máy móc thiết bị mới để thay thế thiết bị cũ, bên cạnh
đó phải đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên có thể sử dụng máy mới một cách hiệu
quả.
Nếu thực hiện được tiết kiệm trong chi phí sản xuất thì giá thành sẽ giảm
đáng kể từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty. Do đó việc tiết kiệm chi
phí để hạ giá thành là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nhằm tạo
cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường.
Trang 74
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tìm hiểu về tình hình kế toán tập hợp chi phí để
tính giá thành và phân tích biến động của các khoản mục chi phí của công ty
có thể thấy rằng công ty đã thực hiện tốt công tác kế toán của mình, luôn phản
ánh kịp thời và đầy đủ các loại chi phí. Trong kỳ doanh nghiệp đã hoàn thành
tốt công tác dự toán chi phí và đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được tiến
hành liên tục, các biến động về chi phí không cao đã giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời doanh nghiệp cũng
có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí
cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục đến giá thành
sản phẩm.
Bên cạnh đó tôi nhận thức được người làm kế toán nói chung và kế toán
tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng không những cần phải nắm vững lý
luận mà còn phải hiểu biết sâu sắc thực tế, biết vận dụng lý luận vào thực tiễn
một cách sáng tạo, khoa học. Đồng thời phải tuân thủ đúng mọi chế độ, chính
sách quy định của Nhà nước.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với Công ty
- Cần tích cực khai thác nguồn nguyên liệu đầu vào tập trung và thường
xuyên hơn để đảm bảo sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm.
- Hiện nay công ty chưa có bộ phận thu mua nguyên vật liệu chuyên
nghiệp vì thế công ty cần tổ chức thêm bộ phận này nhằm theo dõi giá cả thị
trường và có quyền đặt giá mua trên cơ sở giá chào hàng của nhà cung cấp, lựa
chọn phương thức thu mua, vận chuyển, chiết khấu,… sao cho tiết kiệm nhất
cho doanh nghiệp. Bộ phận này còn có trách nhiệm phải đảm bảo nguyên vật
liệu mua vào đúng với chất lượng định ra trước đó, phù hợp với yêu cầu quá
trình sản xuất.
6.2.2. Đối với Nhà nước
Các công ty chế biến và xuất khẩu thủy hải sản hoạt động trong nền kinh
tế chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Do đó
để giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn Nhà
nước nên thực hiện một số biện pháp sau:
Trang 75
- Nhà nước cần có chính sách tài trợ vốn cho công ty, khuyến khích cho
vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn.
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính không cần thiết trong công tác sản
xuất góp phần giảm chi phí kinh doanh cho công ty.
- Bên cạnh đó Nhà nước cần xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước phục vụ
cho việc xuất khẩu được thuận tiện hơn chủ yếu là cảng biển, sân bay.
- Nhà nước cần có chiến lược phát triển vùng nuôi trồng thủy hải sản và
phối hợp phát triển cơ sở hạ tầng ở vùng khai thác, thuận lợi cho việc đi lại.
- Hỗ trợ tạo mối liên kết nhà nông và doanh nghiệp, trong đó doanh
nghiệp đóng vai trò nòng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua
nguyên liệu,…liên kết nhằm giải quyết đầu vào - đầu ra về nguyên liệu, đáp
ứng được đòi hỏi về vấn đề cấp bách hiện nay là để ngành thủy sản tồn tại và
phát triển bền vững.
- Thực hiện các biện pháp bình ổn giá nhằm hạn chế sự biến động chi phí
sản xuất trong các công ty chế biến thủy sản.
Trang 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập thể tác giả, 2007. Giáo trình Kế toán tài chính. NXB Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS Võ Văn Nhị, 2011. 268 Sơ đồ kế toán doanh nghiệp. Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh.
3. TS. Huỳnh Lợi, 2012. Kế toán quản trị. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. TS Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán chi phí giá thành. Đại học Quốc Gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Tài liệu của công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404.
Trang 77
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
Mẫu số: 02 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 01 tháng 6 năm 2013
Số: 171
Nợ 621
Có 1521
Họ tên người nhận hàng: Lâm Minh Đức
Địa chỉ: Phân xưởng chế biến
Lý do xuất: Xuất nguyên liệu chả cá sản xuất
Xuất tại kho:
STT Tên mặt hàng
A
1
B
Nguyên liệu
chả cá
CỘNG
Mã
hàng
C
022
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
1
2
178.044
178.044
ĐVT
D
kg
Đơn
giá
3
22.000
Thành tiền
4
3.916.968.000
3.916.968.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Ba tỷ chín trăm mười sáu triệu chín trăm sáu
mươi tám nghìn đồng chẵn.
Ngày 01 tháng 6 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng
Thủ kho Kế toán trưởng
Trang 78
Giám đốc
Phụ lục 2: Sổ chi tiết TK 621
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CHI TIẾT
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 621: CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Ngày
ghi sổ
Số
CTGS
Chứng từ
Đối ứng
DIỄN GIẢI
Số
Ngày
01-6
89
GTCC 06
01-6-2013
30-6
100
GTCC 06
30-6-2013
Xuất nguyên
liệu chả cá sản
xuất
Kết chuyển
CPNVL vào giá
thành
Cộng phát sinh
tháng 6-2013
Số dư cuối
tháng 6-2013
Số dư
(bên nợ)
Số phát sinh
TK
Chi
tiết
Nợ
1521
A.025
3.916.968.000
1544
Có
3.916.968.000
3.916.968.000
3.916.968.000
0
3.916.968.000
0
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 79
Giám đốc
Phụ lục 3: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội
Mẫu số: 11 - LĐTL
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 6 năm 2013
Ghi Có tài
khoản
TK 334 – Phải trả người lao động
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
STT
Đối tượng
sử dụng
(Ghi Nợ TK)
A
1
B
TK 622 – Chi
phí nhân công
trực tiếp
- Sản phẩm chả
cá
CỘNG
Lương
Các
khoản
khác
1
Bảo hiểm
xã hội
Bảo
hiểm
y tế
Bảo hiểm
thất
nghiệp
Cộng Có
TK 338
5
6
7
8
TK 335
Chi phí
phải trả
Tổng cộng
9
10
Cộng Có TK
334
Kinh phí
công
đoàn
2
3
4
306.169.000
0
306.169.000
6.008.970 22.504.172 3.971.324
1.323.775
33.808.241 5.051.712 345.028.953
306.169.000
0
306.169.000
6.008.970 22.504.172 3.971.324
1.323.775
33.808.241 5.051.712 345.028.953
306.169.000
0
306.169.000
6.008.970 22.504.172 3.971.324
1.323.775
33.808.241 5.051.712 345.028.953
Trang 80
Phụ lục 4: Sổ chi tiết TK 622
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CHI TIẾT
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 622: CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
Ngày
Số
ghi sổ CTGS
Chứng từ
Số
Ngày
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
30-6
105
105
105
105
105
105
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6-2013
30-6
106
GTCC 06
30-6-2013
30-6
30-6
106
106
GTCC 06
GTCC 06
30-6-2013
30-6-2013
DIỄN GIẢI
Tiền lương CNTTSX
Trích tiền lương nghỉ phép CNTTSX
Kinh phí công đoàn theo lương 2%
Trích BHXH theo lương 17%
Trích BHYT theo lương 3%
Trích BHTN theo lương 1%
Kết chuyển tiền lương CNTTSX vào
giá thành
Kết chuyển CP bảo hiểm vào giá thành
Kết chuyển CP phép vào giá thành
Cộng phát sinh tháng 6-2013
Số dư cuối tháng 6-2013
Đối ứng
Chi
TK
tiết
334 334A
335 335A
3382
3383
3384
3389
Số phát sinh
Nợ
Có
306.169.000
5.051.712
6.008.970
22.504.172
3.971.324
1.323.775
Số dư
(bên nợ)
306.169.000
311.220.712
317.229.682
339.733.854
343.705.178
345.028.953
1544
306.169.000
38.859.953
1544
1544
33.808.241
5.051.712
345.028.953 345.028.953
5.051.712
0
0
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 81
Giám đốc
Phụ lục 5: Phiếu chi
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
Mẫu số: 02
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
PHIẾU CHI
Số: PC 389
Ngày 14 tháng 6 năm 2013
Nợ: 627
Có: 1111
Họ tên người nhận: Thắng
Địa chỉ: Xí nghiệp chả cá
Lý do: Tiền vệ sinh cống thoát nước
Số tiền: 1.400.000
Số tiền bằng chữ: Một triệu bốn trăm ngàn đồng chẵn.
Kèm theo: 1 chứng từ gốc
Ngày 14 tháng 6 năm 2013
Giám đốc
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Trang 82
Người lập phiếu Người nhận tiền
Phụ lục 6: Giấy đề nghị tạm ứng
Đơn vị: CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
Bộ phận: PXCĐ
Mẫu số: 03-TT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 17 tháng 6 năm 2013
Kính gởi: Ban Giám đốc
Tôi tên là: Loan
Địa chỉ: Phân xưởng cơ điện
Đề nghị cho tạm ứng số tiền: 270.000
Viết bằng chữ: Hai trăm bảy mươi ngàn đồng chẵn
Lý do tạm ứng: Tiền mua vật tư sửa chữa máy chả cá
Kèm theo chứng từ (nếu có): HĐ0000558
Giám đốc
Kế toán trưởng
Trang 83
Thủ quỹ
Số: BK 162
Người đề nghị tạm ứng
Phụ lục 7: Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Mẫu số: 02 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 06 tháng 6 năm 2013
Họ tên người nhận: Lâm Minh Đức
Lý do xuất: Xuất băng keo cho Xí nghiệp chả cá
Xuất tại kho:
STT
A
1
Tên mặt
hàng
B
Băng keo
CỘNG
Mã hàng
C
BBCT.BK
ĐVT
D
Cuộn
Số: 178
Nợ 627
Có 153
Địa chỉ: Xí nghiệp chả cá
Số lượng
Yêu cầu
1
90
Thực xuất
2
90
Đơn
giá
Thành tiền
3
9.600
4
864.000
864.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm sáu mươi bốn nghìn đồng chẵn.
Ngày 06 tháng 6 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng
Thủ kho Kế toán trưởng
Trang 84
Giám đốc
Phụ lục 8: Sổ chi tiết TK 627
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CHI TIẾT
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 627: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
06-6
91
PXK 178
06-6-2013
06-6
91
PXK 178
06-6-2013
06-6
91
PXK 56
06-6-2013
06-6
91
PXK 56
06-6-2013
06-6
91
PXK 56
06-6-2013
06-6
91
PXK 47
06-6-2013
13-6
91
PXK 34
13-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 90 cuộn
Băng keo
XN chả cá: Nhận 80 kg PE
chính phẩm
XN chả cá: Nhận 1.200 kg
đường
XN chả cá: Nhận 175kg
ABASTOL
XN chả cá: Nhận 300 kg
Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 422 cây
nước đá
PX cơ điện: Nhận 90,8 kg
GASL R22(Nạp máy cáp
đông chả cá)
Trang 85
TK
Chi tiết
153
BBCT.BK
153
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư
(bên nợ)
864.000
864.000
BBCT.PECP
2.996.400
3.806.400
1522
D
18.077.160
21.937.560
1523
ABT
11.672.500
33.610.060
1523
SBT
4.225.602
37.835.662
627
627A.HS
5.539.996
43.375.658
1526
GL
6.768.728
50.144.386
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
13-6
91
PXK 59
13-6-2013
13-6
92
PXK 49
13-6-2013
14-6
95
PC 389
14-6-2013
15-6
101
HĐ
0002636
15-6-2013
17-6
102
BK 162
17-6-2013
17-6
102
BK 162
17-6-2013
17-6
102
BK 162
17-6-2013
17-6
102
BK 164
17-6-2013
17-6
102
BK 164
17-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 300 kg
Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 1.188 cây
nước đá
Thắng(XNCC): Nhận tiền
vệ sinh cống thoát nước
T05/2013
Cty In CT: Tiền giao văn
phòng phẩm
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật
tư sửa chữa máy chả cá.
HĐ: 0000558
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật
tư sửa chữa máy chả cá. HĐ
0001121
Loan(PXCĐ): Tiền mua vật
tư sửa chữa máy chả cá.
Hiệp(XNCC): Tiền chi phí
sửa chữa máy in 1020XNCC. HĐ: 0098153
Hiệp(XNCC): Tiền mua
chương trình diệt virutsXNCC. HĐ: 0098153
Trang 86
Số phát sinh
TK
Chi tiết
1523
SBT
4.225.602
54.369.988
627
627A.HS
15.596.014
69.966.002
1.400.000
71.366.002
1111
Nợ
Số dư
(bên nợ)
Có
331
CTIN
194.000
71.560.002
141
NTKL
270.000
71.830.002
141
NTKL
734.000
72.564.002
141
NTKL
120.000
72.684.002
141
HIEP
350.000
73.034.002
141
HIEP
500.000
73.534.002
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
17-6
102
BK 164
17-6-2013
17-6
102
BK 160
17-6-2013
17-6
102
BK 160
17-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
20-6
104
PXK 218
20-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
Hiệp(XNCC): Tiền mua bạc
đạn + phót sửa chữa máy
chả cá. HĐ: 00348818
TT Kiểm Định KV3: Phí
kiểm định van an toàn, áp
kế-XNCC. HĐ: 0000353
Cty Nguyên Thủy: Phí kiểm
định van an toàn, áp kếXNCC. HĐ: 0000012
XN chả cá: Nhận 02 cái Bố
chả cá
XN chả cá: Nhận 20 kg Bao
tay xốp
XN chả cá: Nhận 01 cây cân
60 kg
XN chả cá: Nhận 80 lít Xà
bông nước
XN chả cá: Nhận 60 đôi
Bao tay len
XN chả cá: Nhận 20 cái
Thau
XN chả cá: Nhận 12 kg Xà
bông bột
Trang 87
TK
Chi tiết
141
HIEP
331
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư
(bên nợ)
2.790.000
78.629.002
TTKD2
559.000
79.188.002
331
TTKD2
974.235
80.162.237
153
DC.1
9.296.889
89.459.126
153
VRTMH.BTX
1.360.000
90.819.126
153
VRTMH.C60KG
650.000
91.469.126
1523
XBN
283.104
91.752.230
153
VRTMH.BTL
300.000
92.052.230
153
VRTMH.THAU
1.945.460
93.997.690
1523
XBB
439.277
94.436.967
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
20-6
104
PXK 62
20-6-2013
20-6
104
PXK 62
20-6-2013
20-6
104
PXK 62
20-6-2013
20-6
104
PXK 51
20-6-2013
20-6
105
HD0003167
20-6-2013
27-6
99
PXK 54
27-6-2013
30-6
106
PX 187
30-6-2013
30-6
107
PB
30-6-2013
30-6
107
PB DIEN
T6/2013
30-6-2013
30-6
107
PB TIEN
AN
30-6-2013
30-6
107
PBT SD
DAT
30-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 1.000 kg
Đường
XN chả cá: Nhận 100 kg
ASBATOL
XN chả cá: Nhận 250kg
SORBITOL nước
XN chả cá: Nhận 637 cây
nước đá
Chi phí khấu hao TSCĐ
thuê tài chính
XN chả cá: Nhận 333 cây
nước đá
XN chả cá: Nhận 620 kg
bọc PE
Phân bổ khấu hao TSCĐ
T6/2013 nhà xưởng + thiết
bị XNCC
Phân bổ: Tiền điện T6/2013
XNCC 44.423kw
Phân bổ: Tiền ăn T6/2013
XNCC 1.790 phần
Phân bổ: Tiền sử dụng đất
T6/2013 XNCC
Trang 88
Số phát sinh
Số dư
(bên nợ)
TK
Chi tiết
Nợ
1522
D
15.064.300
109.501.267
1523
ABT
6.670.000
116.171.267
1523
SBT
3.521.335
119.692.602
627
627A.HS
8.362.506
128.055.108
207.585.659
335.640.767
2142
Có
627
627A.HS
4.371.624
340.012.391
153
BBCT.PECP
23.341.780
363.354.171
115.182.440
478.536.611
2141
335
335B
66.634.500
545.171.111
627
627X.BEP
16.110.000
561.281.111
22.742.072
584.023.183
33372
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
30-6
108
PXK 64
30-6-2013
30-6
108
PXK 64
30-6-2013
30-6
108
PXK 64
30-6-2013
30-6
108
PXK 64
30-6-2013
30-6
108
PXK 236
30-6-2013
30-6
108
PXK 56
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
XN chả cá: Nhận 1.000 kg
Đường
XN chả cá: Nhận 150 kg
ASBATOL
XN chả cá: Nhận 350 kg
Sorbitol nước
XN chả cá: Nhận 50 kg
NAOH
XN chả cá: Nhận 20 cái
Yếm BHLĐ
XN chả cá: Nhận 259 cây
nước đá
Kết chuyển CP công cụ
dụng cụ vào giá thành
Kết chuyển CP nguyên vật
liệu phụ vào giá thành
Kết chuyển CP nhiên liệu
vào giá thành
Kết chuyển CP sử dụng
nước đá vào giá thành
Kết chuyển CP tiền ăn của
xí nghiệp chả cá vào giá
thành
Trang 89
Số phát sinh
Số dư
(bên nợ)
TK
Chi tiết
Nợ
1522
D
14.826.190
598.849.373
1523
ABT
10.005.000
608.854.373
1523
SBT
4.929.869
613.784.242
1523
NAOH
815.000
614.599.242
153
DC.YEM
130.000
614.729.242
627
627A.HS
3.400.152
618.129.394
154
1544
40.884.529 577.244.865
154
1544
47.967.650 529.277.215
154
1544
46.787.289 482.489.926
154
1544
37.270.292 445.219.634
154
1544
16.110.000 429.109.634
Có
Ngày
Số
ghi
CTGS
sổ
Chứng từ
Số
Ngày
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
30-6
109
GTCC 06
30-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
Kết chuyển CP sử dụng gas
lạnh vào giá thành
Kết chuyển CP tiền mặt vào
giá thành
Kết chuyển CP kiểm định
van an toàn vào giá thành
Kết chuyển CP khấu hao
TSCĐ thuê tài chính vào giá
thành
Kết chuyển CP khấu hao
nhà xưởng + thiết bị vào
giá thành
Kết chuyển CP điện sử dụng
cho phân xưởng vào giá
thành
Kết chuyển CP phân bổ tiền
sử dụng đất vào giá thành
Kết chuyển tiền chi tạm ứng
cho nhân viên phân xưởng
vào giá thành
Cộng phát sinh tháng 62013
Số dư cuối tháng 6-2013
Số phát sinh
Nợ
Số dư
(bên nợ)
TK
Chi tiết
154
1544
6.768.728 422.340.906
154
1544
1.400.000 420.940.906
154
1544
1.727.235 419.213.671
154
1544
207.585.659 211.628.012
154
1544
115.182.440
96.445.572
154
1544
66.634.500
29.811.072
154
1544
22.742.072
7.069.000
154
1544
7.069.000
0
Có
618.129.394 618.129.394
Ngày 30 tháng 6 năm 2
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 90
Giám đốc
Phụ lục 9: Phiếu nhập kho thành phẩm
Mẫu số: 01 – VT
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Số: 1806
Nợ 155
Có 154
Họ tên người nhận: Lê Thùy Linh
Lý do nhập: Nhập kho thành phẩm
Xuất tại kho: Kho hàng 303
STT
A
1
Tên mặt hàng
B
Nhập thành
phẩm chả cá
CỘNG
Địa chỉ:
Mã
hàng
ĐVT
C
CC
D
Kg
Số
lượng
Đơn
giá
3
177.600 27.478
Thành tiền
4
4.880.126.347
4.880.126.347
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn tỷ tám trăm tám mươi triệu một trăm hai
mưoi sáu ngàn ba trăm bốn mươi bảy đồng.
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người lập phiếu Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
Giám đốc
Phan Văn Thuận
Trang 91
Phụ lục 10: Sổ chi tiết TK 154
CTY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
404 đường Lê Hồng Phong – P. Bình Thủy – Q. Bình Thủy – TPCT
SỔ CHI TIẾT
Tháng 6 năm 2013
TÀI KHOẢN 154: CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH DỞ DANG
Ngày
ghi
sổ
Số
CT
GS
30-6
Chứng từ
Số
Ngày
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
KC CPNVL
vào giá thành
KC CPNC vào
giá thành
KC CPBH vào
giá thành
KC CP phép
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
TK
Chi tiết
621
HS
622
CHACA
622
CHI PHÍ SẢN XUẤT (PHÁT SINH NỢ)
Nhân công
Chi phí
Vật liệu
Máy thi
(Đ.ứ TK
chung (Đ.ứ
(Đ.ứ TK621)
công
622)
TK 627)
3.916.968.000
Tổng cộng
3.916.968.000
306.169.000
306.169.000
CP bao hiem
33.808.241
33.808.241
622
Luong nghi
phep
5.051.712
5.051.712
627
627H.DIEN
66.634.500
66.634.500
627
627H.ND
37.270.292
37.270.292
627
627H.LDT
30.088.035
30.088.035
627
627H.BPE
23.716.330
23.716.330
Trang 92
PHÁT SINH
CÓ
Ngày
ghi
sổ
Số
CT
GS
30-6
Chứng từ
Số
Ngày
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
110
GTCC 06
30-6-2013
30-6
111
GTCC 06
30-6-2013
Đối ứng
DIỄN GIẢI
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
KC CPSXC
vào giá thành
Nhập kho
thành phẩm
chả cá
Cộng phát
sinh tháng 62013
Dư cuối tháng
6-2013
CHI PHÍ SẢN XUẤT (PHÁT SINH NỢ)
Nhân công
Chi phí
Vật liệu
Máy thi
(Đ.ứ TK
chung (Đ.ứ
(Đ.ứ TK621)
công
622)
TK 627)
PHÁT SINH
CÓ
TK
Chi tiết
627
627H.ATC
16.110.000
16.110.000
627
627H.KH
115.182.446
115.182.446
627
627H.NL
117.185.063
117.185.063
627
627H.CC
14.688.849
14.688.849
627
627E
127.897.572
127.897.572
627
627H.SC
8.602.235
8.602.235
627
627H.CPNH
18.209.000
18.209.000
627
627H.CPDH
18.209.000
18.209.000
627
627H.CPSD
D
22.742.072
22.742.072
627
627H.LCN
1.400.000
1.400.000
627
627H.VPP
194.000
194.000
155
3.916.968.000
345.028.953
0
0
0
Tổng cộng
4.880.126.347
4.880.126.347
618.129.394
4.880.126.347
4.880.126.347
0
0
0
Ngày 30 tháng 6 năm 2013
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Trang 93
Giám đốc
[...]... là chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chả cá tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404 trong tháng 6 năm 2013 và phân tích biến động chung của chi phí sản xuất và sự biến động của từng khoản mục chi phí sản xuất tại công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Nguyễn Chúc Ngân (2012) nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. .. thành sản phẩm phù hợp, tiến hành tính giá thành sản phẩm và lập bảng tính giá thành sản phẩm chính xác, kịp thời - Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm đánh giá việc tuân thủ các định mức kinh tế - kỹ thuật, việc thực hiện kế hoạch và dự toán chi phí sản xuất, đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm 2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí và phân bổ chi. .. chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm của công ty 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hạch toán việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chả cá trong tháng 6 năm 2013 - Phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. .. quan Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã xác định Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo các phương pháp thích hợp Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và hạch toán nhập kho thành phẩm Trang 6 2.1.2.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Lựa chọn... ngoại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Trang 4 Ngoài hai cách phân loại này chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí trong giá thành và chi phí ngoài giá thành - Chi phí trả trước và chi phí phải trả - Chi phí năm trước và chi phí năm nay - Chi phí cố định và chi phí biến đổi - Chi phí thường... tiêu hao - Đối với giá thành sản phẩm: việc tiêu hao này gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định chứ không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh, và không phân biệt thời kỳ phát sinh sự tiêu hao 2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở để... thành sản phẩm tại công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404 , LVTN đại học, Đại học Tây Đô Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán, mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành Qua nghiên cứu tôi có thể tham khảo được bố cục bài viết và. .. tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai thành viên Hải sản 404 làm đề tài nghiên cứu của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định các yếu tố tạo nên giá thành sản phẩm và cách thức hạch toán chi phí sản xuất của công ty nhằm xem xét tính hợp lý trong công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty Đồng thời phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm Từ đó... và quản lý các khoản chi phí một cách hợp lý, điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường Qua một thời gian thực tập tại công ty và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên tôi quyết định chọn đề tài Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. .. đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá thành sản phẩm của ngành sản xuất chính đều được ghi vào tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Trang 13 Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh