2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Nghiên cứu tài liệu, sổ sách, chứng từ của công ty trong những năm cũ và năm hiện hành.
- Thu thập thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, nguồn nguyên liệu, nhân lực công ty trong những năm gần đây.
- Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: phiếu xuất kho, nhập kho nguyên vật liệu, sổ chi tiết, sổ cái, phiếu tính giá thành,… từ phòng kế toán của công ty.
Biến động
so với kỳ gốc = Chi phí SXC bất biến thực tế - Chi phí SXC bất biến kế hoạch Biến động do khối lượng thay đổi = Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế Khối lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch - x đơn vị định mức Chi phí SXC
- Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công việc của các nhân viên trong phòng tài chính kế toán và các phòng ban khác.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, số tuyệt đối, số tương đối, hạch toán nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả sản xuất. Qua đó đánh giá được những gì đã thực hiện được và chưa thực hiện được nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp tối ưu nhất.
+ Phương pháp tổng hợp: là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích biến động.
+ Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh. Có 2 phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.
Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh sự biến động bên trong của chỉ tiêu.
+ Phương pháp kế toán: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm. Từ việc tìm hiểu và sử dụng các phương pháp phân tích trên nhằm đưa ra các biện pháp giúp công ty hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Phương pháp tính giá thành: phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp)
+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang. + Phương pháp phân tích biến động là phương pháp so sánh.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN HẢI SẢN 404
- Tên thương mại: GEPIMEX 404 COMPANY.
- Logo công ty:
- Ngày thành lập: 20/11/1991.
- Địa chỉ: 404 Lê Hồng Phong, Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ.
- Tel: (071) 841083 – 841228.
- Fax: 071841083.
- Tài khoản ngân hàng công thương Cần Thơ: + Tài khoản VNĐ: 710A.56209.
+ Tài khoản USD: 710A.56209.
- Văn phòng đại diện: 557D Nguyễn Tri Phương, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty Hải sản 404 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Quân khu IX. Được thành lập theo quyết định của Bộ Quốc Phòng, căn cứ theo quyết định số 338/HĐQT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng đồng ý thành lập doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ chế biến hải sản nhập khẩu và xuất khẩu. - Website: http/www.Gepimex 404.com.
3.2 QUY MÔ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Công ty hải sản 404 gồm các đơn vị trực thuộc:
+ Phân xưởng sản xuất hàng xuất khẩu, phân xưởng 3 sản xuất nước đá... + Phân xưởng cơ điện.
- Công ty chuyên sản xuất và mua bán thủy hải sản đóng gói, đông lạnh. Ngoài ra công ty còn gia công, chế biến thủy hải sản xuất khẩu thu ngoại tệ mua hàng nhập khẩu như: hóa chất, thiết bị, vật tư... phục vụ chế biến thủy sản.
- Công ty có nhiều thị trường tiềm năng tiêu thụ ở các nước Châu Âu và Châu Á như: Nhật, Trung Quốc, Ả Rập, Pháp, Hà Lan, Malaysia, Đức...
3.3 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.3.1 Chức năng 3.3.1 Chức năng
- Khai thác, đánh bắt các loại thủy sản sau đó chế biến thành sản phẩm thủy sản đông lạnh.
- Gia công chế biến thủy sản xuất khẩu.
- Công ty dùng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng như: hóa chất, thiết bị, vật tư... phục vụ cho chế biến thủy sản.
- Liên doanh gas Total Gas, dịch vụ thủy bộ,...
3.3.2 Nhiệm vụ
- Làm đầy đủ thủ tục kinh doanh và hoạt động theo đúng quy định của Nhà nước và Bộ Quốc Phòng.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và đơn vị chủ quản.
- Khai thác và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo mở rộng đầu tư và sản xuất, đổi mới trang thiết bị và tăng dần tích lũy.
- Kết hợp khai thác và đánh bắt thủy sản với nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải trong phạm vi quy định.
- Tổ chức thu mua, tiếp nhận và chế biến nhiên liệu hải sản theo đúng quy định công nghệ chế biến hàng xuất khẩu. Đảm bảo chất lượng, số lượng và thời hạn.
- Thực hiện tốt các chính sách quản lý tài sản, lao động tiền lương… đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Thực hiện đúng hợp đồng mua bán, gia công chế biến hải sản với các công ty bạn.
- Tuân thủ các chính sách quản lý sản xuất, bảo vệ môi trường và môi sinh.
3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ 3.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 3.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải sản 404
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
3.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc:
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc: Được giám đốc phân công quản trị nội bộ công tác Đảng, công tác chính trị. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ SẢN XUẤT P.KTOÁN VÀ XNK PHÓ GĐ KẾ HOẠCH P.KẾ HOẠCH P.KỸ THUẬT P.TỔ CHỨC XÍ NGHIỆP TÀU XE XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN
LIÊN DOANH GAS
QUẢN ĐỐC QUẢN ĐỐC Phân xưởng cơ điện Kho thành phẩm KCS Thống kê và vật tư PXSX hàng Châu Âu PXSX hàng Châu Á PXSX hàng nước đá
- Phó giám đốc sản xuất và phó giám đốc kế hoạch: Giúp giám đốc điều hành công ty theo hai hướng sản xuất và kế hoạch.
Các phòng chuyên môn và nghiệp vụ
- Phòng tổ chức: Giúp Đảng ủy, ban giám đốc công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức cán bộ.
- Phòng kế toán và xuất nhập khẩu: Tổ chức các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước.
+ Thống kê hạch toán kết quả tài chính hoạch định chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn công ty.
+ Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, chi tiết giá thành, lập bảng báo cáo kế toán đúng kỳ.
- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất.
- Phòng kế hoạch: Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, có trách nhiệm đôn đốc và triển khai việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của công ty.
Ở xí nghiệp chế biến có hai quản đốc phụ trách bộ máy làm việc
- Kho thành phẩm: Gồm tổ trưởng, tổ phó với nhiệm vụ thống kê cơ cấu hàng hóa, kiểm tra hàng ra tủ và quản lý kho lạnh.
- Tổ KCS: Chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Phân xưởng nước đá: Có nhiệm vụ sản xuất nước đá phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty.
- Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị và quản lý mạng lưới điện trong toàn công ty.
- Phân xưởng Châu Âu và Châu Á: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc sản xuất cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.
- Thống kê và vật tư: chịu trách nhiệm về việc quản lý các vật tư nguyên liệu khi nhập kho của công ty.
3.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 3.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Nguồn: Phòng kế toán công ty Hải sản 404
Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán
3.5.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Kế toán trưởng:Là người lãnh đạo cao nhất trong bộ máy kế toán của công ty và cũng là người giúp Ban giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, cùng kế toán trưởng tổng hợp lập báo cáo tài chính, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc và Nhà nước về mặt quản lý tài chính, triển khai thực hiện các thông tư, nghị định mới của Nhà nước.
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ khóa sổ và tính toán giá thành toàn bộ, xác định kết quả kinh doanh, lập bảng cân đối kế toán, quyết toán thuế và lập báo cáo tài chính khác, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xây dựng phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng trong và ngoài nước, đồng thời ký hợp đồng với các chi nhánh hợp đồng mua bán.
- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ lập giá thành định mức, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế, sẵn sàng báo cáo khi có yêu cầu của cấp trên và nộp báo cáo giá thành định kỳ. Đồng thời phân tích biện pháp hạ giá thành.
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến thu chi của công ty.
Kế toán trưởng Kế toán XNK Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán định mức Kế toán thuế Thủ quỹ
- Kế toán ngân hàng: có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến ngân hàng.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt và báo cáo tình hình biến động của quỹ tiền mặt.
3.6 TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.6.1 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi 3.6.1 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.
Ghi chú:
- Nhập số liệu hàng ngày
- In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính
Cách thực hiện trên máy vi tính: Để thuận tiện trong quá trình quản lý, công tác tổ chức thông qua máy vi tính. Chương trình được áp dụng ở công ty là kế toán Việt Nam 10.0.
- Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào máy, với chương trình cài đặt sẳn xử lý thông tin, sau đó lên sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết. Các báo cáo sau khi đã hoàn thành trên máy đã được in ra.
Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp
- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán
3.6.2 Sổ sách kế toán: được in theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Quan hệ đối chiếu
Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
3.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán
- Công ty thực hiện hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.
- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo đường thẳng (theo quyết định 166/1999. QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Năm 2004 được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: phản ánh theo giá thực tế.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.
- Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối tháng.
- Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang. Chứng từ gốc
Sổ quỹ Các sổ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký
chứng từ
ghi sổ Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Công ty mở tài khoản tại các ngân hàng nhằm tạo giao dịch và thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh: trực tiếp, ủy thác, sử dụng ngoại tệ.
- Hình thức thanh toán công ty nước ngoài là chuyển khoản, trong nước là tiền mặt.
3.6.4 Hệ thống chứng từ kế toán
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (chỉ sử dụng phiếu xuất kho nguyên liệu).
- Phiếu thu, phiếu chi.
- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.
3.6.5 Hệ thống sổ kế toán
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ chi tiết
- Sổ cái
3.6.6 Hệ thống báo cáo kế toán
- Bảng cân đối kế toán.
- Bảng xác định kết quả kinh doanh.
- Bảng lưu chuyển tiền tệ.
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
3.7 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
3.7.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012
Bảng 3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012.
Đơn vị tính: đồng
Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD của công ty Hải sản 404 năm 2010, 2011, 2012.
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng doanh thu 294.269.914.116 409.633.426.857 343.198.454.856 115.363.512.741 39% (66.434.972.001) (16%)
Các khoản giảm trừ 0 25.008.000 308.776.306 25.008.000 - 283.768.306 1.135%
Doanh thu thuần 294.269.914.116 409.608.418.857 342.889.678.550 115.338.504.741 39% (66.718.740.307) (16%) Giá vốn hàng bán 269.127.140.833 374.022.524.403 315.504.155.421 104.895.383.570 39% (58.518.368.982) (16%) Lợi nhuận gộp 25.142.773.283 35.585.894.454 27.385.523.129 10.443.121.171 42% (8.200.371.325) (23%) Doanh thu hoạt
động tài chính 2.683.165.825 3.140.918.796 2.487.446.004 457.752.971 17% (653.472.792) (21%) Chi phí tài chính 6.594.127.724 5.184.494.150 4.802.158.325 (1.409.633.574) (21%) (382.335.825) (7%) Chi phí bán hàng 12.159.464.071 19.128.923.532 16.565.962.340 6.969.459.461 57% (2.562.961.192) (13%) Chi phí QLDN 6.234.657.787 10.210.907.154 8.059.110.843 3.976.249.367 64% (2.151.796.311) (21%) LN thuần từ HĐKD 2.837.689.526 4.202.488.414 1.165.737.625 1.364.798.888 48% (3.036.750.789) (72%) Thu nhập khác 445.750.000 433.791.905 1.369.112.013 (11.958.095) (3%) 935.320.108 216% Chi phí khác 0 122.727.272 312.536.711 122.727.272 - 189.809.439 155% LN khác 445.750.000 311.064.633 1.056.575.302 (134.685.367) (30%) 745.510.669 240% Tổng LN KTTT 3.283.439.526 4.513.553.047 2.222.312.927 1.230.113.521 37% (2.291.240.120) (51%) CP thuế TNDN - - - - - LN sau thuế TNDN 3.283.439.526 4.513.553.047 2.222.312.927 1.230.113.521 37% (2.291.240.120) (51%)
3.7.1.1 Phân tích doanh thu
Trong năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt 409.633.426.857 đồng, tăng 115.363.512.741 đồng chiếm 39% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh thu lại giảm đi 66.434.972.001 đồng chiếm 16% so với năm 2011. Mặc dù giảm nhưng vẫn cao hơn doanh thu 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh thu 2010 thấp là trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta vừa trải qua khủng hoảng, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu