Phân tích sự biến động của chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 72)

4.3.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong năm 2010, 2011, 2012.

Bảng 4.3 Biến động chi phí sản xuất trong năm 2010, 2011, 2012.

Đơn vị tính: đồng

Chi phí 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

CPNVLTT 289.305.056.300 378.741.465.000 363.942.910.400 89.436.408.700 31% (14.798.554.600) (4%)

CPNCTT 19.157.819.030 44.356.237.640 17.743.408.270 25.198.418.610 132% (26.612.829.370) (60%)

CPSXC 132.201.372.500 173.694.629.700 168.097.589.300 41.493.257.200 31% (5.597.040.400) (3%) CỘNG 440.664.247.830 596.792.332.340 549.783.907.970 156.128.084.510 194% (47.008.424.370) (67%)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm của công ty, khoản mục này chiếm hơn 60% của giá thành sản phẩm và nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Trong năm 2011 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng so với 2010 là 89.436.408.700 đồng tương đương 31%, nguyên nhân làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên là trong năm công ty hoạt động có hiệu quả minh chứng là tìm thêm được nhiều đơn đặt hàng cho công ty. Dù vậy sang đến năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có sự giảm nhẹ nhưng không đáng kể với con số 14.798.554.600 đồng tương đương 4% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Trong năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp tăng mạnh với số tiền 25.198.418.610 đồng (132%) so với năm 2010. Vì năm 2011 là năm hoạt động có hiệu quả nên các khoản về lương, thưởng cũng nhiều hơn nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân để năng suất làm việc được tốt hơn. Đến năm 2012 thì chi phí nhân công trực tiếp có phần giảm so với 2011 với số tiền là 26.612.829.370 đồng vì sản phẩm làm ra ít nên các khoản tiền tăng ca cũng không nhiều dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp giảm tương đương 60% trong tổng chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung: Trong năm 2011 tăng so với 2010 là 41.493.257.200 đồng tương đương 31% và năm 2012 giảm so với 2011 là 5.597.040.400 đồng tương đương 3%. Chi phí sản xuất chung tăng, giảm trong năm 2011 và năm 2012 tương ứng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Và một nguyên nhân khác làm cho chi phí sản xuất chung tăng trong năm 2011 là do trong năm hoạt động có hiệu quả nên chi phí nhiên liệu và chi phí điện tăng đáng kể.

Nhìn chung, biến động chi phí sản xuất qua 3 năm rõ rệt nhất là năm 2011 và năm này cũng là năm công ty hoạt động đem lại hiệu quả cao nhất với biến động tăng trong tổng chi phí là 156.128.084.510 đồng tương đương 194% có nghĩa là tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đây là dấu hiệu khả quan vì năm 2011 là năm ngành thủy sản nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và đứng trước nhiều khó khăn như thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào trong khi giá cá nguyên liệu thì tăng cao.

4.3.2 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013

Bảng 4.4 Biến động chi phí sản xuất trong sáu tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.

Đơn vị tính: đồng Chi phí 6T2011 6T2012 6T2013 6T2012/6T2011 6T2013/6T2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ CPNVLTT 121.884.711.506 128.809.346.730 83.229.424.197 6.924.635.224 6% (45.579.922.533) (35%) CPNCTT 14.792.276.515 6.161.913.060 3.027.285.758 (8.630.363.455) (58%) (3.134.627.302) (51%) CPSXC 59.295.684.122 58.502.066.164 46.958.717.799 (793.617.958) (1%) (11.543.348.365) (20%) CỘNG 195.972.672.143 193.473.325.954 133.215.427.754 (2.499.346.189) (65%) (60.257.898.200) (106%)

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Trong 6 tháng đầu năm 2011 là 121.884.711.506 đồng chiếm 62% trong tổng chi phí sản xuất, trong 6 tháng đầu năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 6.924.635.224 đồng tương đương 6% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân của sự tăng này là do trong 6 tháng đầu năm 2012 công ty ký được nhiều hợp đồng có giá trị lớn từ đó yêu cầu về nguyên vật liệu tăng lên dẫn đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cao. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp lại giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 83.229.424.197 đồng, giảm 45.579.922.533 đồng tương đương 35% so với cùng kỳ năm trước, trong thời gian này công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng do đó nhận dược ít hợp đồng hơn vì thế sản lượng chế biến của công ty trong 6 tháng đầu năm giảm dẫn đến lượng nguyên liệu thu mua cũng giảm xuống.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp liên tục giảm đáng kể cụ thể chi phí nhân công trực tiếp trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 là 8.630.363.455 đồng tương đương 58% và 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là 3.134.627.302 đồng tương đương 51% Nguyên nhân là do sản lượng sản xuất của công ty trong cùng kỳ 3 năm này giảm xuống dẫn đến chi phí nhân công trực tiếp của các mặt hàng này cũng đồng thời giảm theo.

- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung cũng không ngừng giảm, trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng không đáng kể cụ thể chỉ giảm 793.617.958 đồng tương đương với tỷ lệ 1%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí sản xuất chung giảm mạnh với số tiền là 11.543.348.365 đồng tương đương 20% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do chi phí sản xuất chung tỉ lệ thuận với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Nhìn chung trong tổng chi phí thì trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 2011 chi phí nhân công trực tiếp biến động mạnh nhất làm cho tổng chi phí giảm 2.499.346.189 đồng tương đương 65%. Đến 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì 3 khoản mục trong tổng chi phí đều biến động giảm với tỷ lệ nhất định tương đương với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 35%, chi phí nhân công trực tiếp là 51% và chi phí sản xuất chung là 20%.

4.3.3 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm mục chi phí sản xuất qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013.

4.3.3.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Bảng 4.5 Phân tích biến động của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn Năm Định mức Thực tế Biến động Lượng (tấn) Giá (1.000 đồng) Lượng (tấn) Giá (1.000 đồng) Lượng Giá Tổng cộng 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 2010 3.165 21.000 3.163 21.000 (42.000) 0 (42.000) 2011 3.150 21.500 3.145 22.000 (107.500) 1.572.500 1.465.000 2012 3.000 22.550 3.000 22.500 0 (150.000) (150.000)

Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phòng kế toán

- Biến động lượng: Trong năm 2010 lượng nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất giảm 2 đơn vị làm cho chi phí giảm 42.000 nghìn đồng/tấn. Đến năm 2011 lượng nguyên liệu vẫn ở xu hướng giảm và giảm nhiều hơn so với 2010 cụ thể là đã giảm được 107.500 nghìn đồng/tấn. Điều này cho thấy công ty đã lập định mức nguyên vật liệu một cách hiệu quả. Đến năm 2012 không có sự biến động về lượng chứng tỏ công ty đã thành công trong việc tiết kiệm chi phí NVL nhằm hạ giá thành sản phẩm.

- Biến động giá: Năm 2010 không xảy ra sự biến động về giá vì năm này tình hình giá cả cá nguyên liệu tương đối ổn định, nhưng đến năm 2011 sự biến động giá cả liên tục làm cho bộ phận hoạch định kế hoạch gặp nhiều khó khăn cụ thể là giá nguyên liệu đã biến động tăng đáng kể với con số 1.572.500 nghìn đồng/tấn. Đến năm 2012 tuy tình hình thị trường cá nguyên liệu vẫn biến động nhưng lúc này bộ phận lập kế hoạch đã chủ động hơn nên biến động giá đã giảm theo xu hướng tốt, giá đã giảm 150.000 nghìn đồng/tấn so với kế hoạch.

- Tổng biến động: Trong năm 2010 chỉ xảy ra sự biến động về lượng và sụ biến động này theo xu hướng có lợi, đến năm 2011 do biến động về giá

tăng quá lớn nên tổng biến động tăng 1.465.000 nghìn đồng/tấn nhưng sang năm 2012 đã dần ổn định trở lại với con số giảm 150.000 nghìn đồng/tấn. Bảng 4.6 Phân tích biến động của chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp của sản phẩm chả cá trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.

Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn Năm Định mức Thực tế Biến động Lượng (tấn) Giá (1.000 đồng) Lượng (tấn) Giá (1.000 đồng) Lượng Giá Tổng cộng 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 6T2011 1.575 21.500 1.573 22.000 (43.000) 786.500 743.500 6T2012 1.670 22.550 1.670 22.500 0 (83.500) (83.500) 6T2013 1.086 22.750 1.080 22.500 (136.500) (270.000) (406.500)

Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của phòng kế toán

- Biến động lượng: Trong 6 tháng đầu năm 2011 lượng nguyên liệu cần sử dụng để sản xuất so với kế hoạch giảm 2 đơn vị làm cho chi phí giảm 43.000 nghìn đồng/tấn. Đây là một dấu hiệu tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí và cho thấy công ty đã kiểm soát được lượng nguyên liệu trong sản xuất. Đến 6 tháng đầu năm 2012 lượng không biến động cho thấy bộ phận lập kế hoạch định mức chi phí đã làm việc một cách hiệu quả. Đến tháng 6 tháng đầu năm 2013 lượng nguyên liệu lại giảm dao động ở mức 6 đơn vị và lượng giảm 136.500 nghìn đồng/tấn.

- Biến động giá: Trong 6 tháng đầu năm 2011 giá cá nguyên liệu đã biến động cao hơn so với giá nguyên vật liệu theo kế hoạch, điều này dẫn đến hệ quả là giá cá nguyên liệu đã tăng 786.500 nghìn đồng/tấn, nguyên nhân làm cho giá tăng cao là do trong năm 2011 giá nguyên liệu không ngừng biến động làm cho việc lập kế hoạch định mức gặp nhiều khó khăn. Đến 6 tháng đầu năm 2012 việc xác định kế hoạch định mức khá tốt với giá chênh lệch giảm 83.500 nghìn đồng/tấn cho thấy đây là biến động tốt thể hiện việc kiểm soát giá có hiệu quả. Đến 6 tháng cuối năm 2013 bộ phận lập kế hoạch đã chủ động được trong việc dự đoán giá cả thị trường nên tình hình hoạch định giá cả định mức diễn biến tích cực bằng chứng là giá thực tế đã giảm so với định mức là 270.000 nghìn đồng/tấn.

- Tổng biến động: Trong 6 tháng đầu năm 2011 biến động tăng cao 743.500 đồng/tấn nguyên nhân chủ yếu cho sự biến động này là biến động về

giá tăng. Đến 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm nhưng giảm mạnh nhất là 6 tháng đầu năm 2013.

4.3.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 4.7 Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012. Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn Năm Định mức Thực tế Biến động Năng suất (giờ/tấn) Giá (1.000 đồng/giờ) Năng suất (giờ/tấn) Giá (1.000 đồng/giờ)

Năng suất Giá Tổng

cộng

1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6

2010 212 14,747 209 14,747 (44,241) 0 (44,241)

2011 210 14,901 212 14,901 29,802 0 29,802

2012 198 14,928 194 14,928 (59,712) 0 (59,712)

Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp của phòng kế toán

- Biến động năng suất: Trong năm 2010 thời gian để sản xuất một tấn chả cá giảm 3 giờ so với kế hoạch, điều này làm cho chi phí nhân công trực tiếp giảm 44,241 giờ/tấn. Nhưng đến năm 2011 thời gian tăng lên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng 29,802 giờ/tấn. Và đến năm 2012 giảm đáng kể 59,712 giờ/tấn. Nguyên nhân làm cho thời gian sản xuất sản phẩm giảm rõ rệt là do trong thời gian này công ty đã đưa ra các hình thức khuyến khích như tăng lương, thưởng phù hợp làm cho nhân viên hăng hái hơn, tạo động lực làm việc hiệu quả nên đã rút ngắn được thời gian.

- Biến động giá: Trong 3 năm liên tiếp không xảy ra sự biến động về giá giữa định mức và thực tế. Điều đó chứng tỏ bộ phận lập kế hoạch đã hoạch định đúng đắn về chính sách lương, thưởng cho nhân viên.

- Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên tổng biến động chính bằng biến động của năng suất trong kỳ. Và biến động này nói chung cũng là một dấu hiệu hết sức khả quan. Có thể nói đây là sự thành công của công ty nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Bảng 4.8 Phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm chả cá trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.

Đơn vị tính: 1.000 đồng/tấn Năm Định mức Thực tế Biến động Năng suất (giờ/tấn) Giá (1.000 đồng/giờ) Năng suất (giờ/tấn) Giá (1.000 đồng/giờ)

Năng suất Giá Tổng

cộng

1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6

6T2011 210 14,901 212 14,901 29,802 0 29,802

6T2012 198 14,928 194 14,928 (59,712) 0 (59,712)

6T2013 197 14,930 195 14,930 (29,86) 0 (29,86)

Nguồn: Tổng hợp bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp của phòng kế toán

- Biến động năng suất: Trong 6 tháng đầu năm năm 2011 thời gian tăng lên làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng 29,802 giờ/tấn, đến 6 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể 59,712 giờ/tấn và 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm 29,86 giờ/ tấn. Nguyên nhân làm cho thời gian sản xuất sản phẩm giảm rõ rệt là do trong thời gian này công ty đã đưa ra các hình thức khuyến khích như tăng lương, thưởng phù hợp làm cho nhân viên hăng hái hơn, tạo động lực làm việc hiệu quả nên đã rút ngắn được thời gian.

- Biến động giá: Trong cùng kỳ 3 năm không xảy ra sự biến động về giá giữa định mức và thực tế. Điều đó chứng tỏ bộ phận lập kế hoạch đã hoạch định đúng đắn về chính sách lương, thưởng cho nhân viên.

- Tổng biến động: Do không có biến động về giá nên tổng biến động chính bằng biến động của năng suất trong kỳ. Và biến động này nói chung cũng là một dấu hiệu hết sức khả quan. Có thể nói đây là sự thành công của công ty nhằm hạ giá thành sản phẩm.

4.3.3.3 Chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung được chia ra làm hai loại đó là chi phí sản xuất chung bất biến và chi phí sản xuất chung khả biến được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.9 Bảng phân loại chi phí sản xuất chung.

STT

CPSXC

Khoản mục khả biến CPSXC CPSXC bất biến

1 Chi phí ăn tăng ca x

2 Bao PE x

3 Chi phí công cụ dụng cụ x

4 Chi phí sử dụng đất x

5 Dầu chạy máy phát điện x

6 Chi phí điện x

7 Tiền điện thoại x

8 Nước đá x

9 Nhiên liệu và hóa chất x

10 Lương công nhân ngoài giờ x

11 Chi phí sửa chữa nhỏ x

12 Khấu hao nhà máy chả cá thường x

13 Chi phí trích trước dài hạn x

Bảng 4.10 Phân tích biến động của biến phí sản xuất chung của sản phẩm chả cá trong 3 năm 2010, 2011, 2012.

Đơn vị tính: đồng CPSXC

khả biến

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 tế/kế hoạch 2010 Chênh lệch thực tế/kế hoạch 2011 Chênh lệch thực tế/kế hoạch 2012 Chênh lệch thực Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ - Chi phí ăn tăng ca 248.800.000 248.871.000 450.800.000 458.825.560 200.000.000 200.465.390 71.000 0,03% 8.025.560 1,78% 465.390 0,23% - Bao PE 272.800.000 272.814.888 1.080.000.000 1.082.047.076 359.635.000 360.461.896 14.888 0,01% 2.047.076 0,19% 826.896 0,23% - Chi phí CCDC 84.650.000 84.769.000 198.200.000 198.234.626 111.552.000 112.059.362 119.000 0,14% 34.626 0,02% 507.362 0,45% - Chi phí sử dụng đất 100.850.000 100.857.500 172.500.000 175.150.840 110.432.000 111.599.288 7.500 0,01% 2.650.840 1,54% 1.167.288 1,06% - Dầu chạy máy phát điện 116.500.000 117.545.034 50.100.000 51.123.200 48.675.000 49.261.514 1.045.034 0,90% 1.023.200 2,04% 586.514 1,20% - Chi phí điện 810.500.000 812.086.500 1.170.500.000 1.173.370.340 814.404.000 814.606.000 1.586.500 0,20% 2.870.340 0,25% 202.000 0,02% - Tiền điện thoại 11.200.000 11.229.000 19.565.000 19.687.600 5.534.000 5.576.000 29.000 0,26% 122.600 0,63% 42.000 0,76% -Lương công nhân

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)