Tổ chức hệ thống thông tin kế toán tại công ty

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 41)

3.6.1 Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính.

Ghi chú:

- Nhập số liệu hàng ngày

- In sổ, báo cáo cuối tháng, quý, năm

Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính

Cách thực hiện trên máy vi tính: Để thuận tiện trong quá trình quản lý, công tác tổ chức thông qua máy vi tính. Chương trình được áp dụng ở công ty là kế toán Việt Nam 10.0.

- Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán nhập số liệu vào máy, với chương trình cài đặt sẳn xử lý thông tin, sau đó lên sổ chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết. Các báo cáo sau khi đã hoàn thành trên máy đã được in ra.

Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán - Sổ chi tiết - Sổ tổng hợp

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán

3.6.2 Sổ sách kế toán: được in theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

- Ghi hàng ngày - Ghi cuối tháng - Quan hệ đối chiếu

Hình 3.4 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

3.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán

- Công ty thực hiện hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006.

- Hình thức sổ kế toán áp dụng: chứng từ ghi sổ.

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: theo nguyên giá và giá trị còn lại.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo đường thẳng (theo quyết định 166/1999. QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Năm 2004 được áp dụng theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: phản ánh theo giá thực tế.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá xuất kho: bình quân gia quyền cuối tháng.

- Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp.

- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: không có sản phẩm dở dang. Chứng từ gốc

Sổ quỹ Các sổ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký

chứng từ

ghi sổ Sổ cái

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.

- Công ty mở tài khoản tại các ngân hàng nhằm tạo giao dịch và thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh: trực tiếp, ủy thác, sử dụng ngoại tệ.

- Hình thức thanh toán công ty nước ngoài là chuyển khoản, trong nước là tiền mặt.

3.6.4 Hệ thống chứng từ kế toán

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (chỉ sử dụng phiếu xuất kho nguyên liệu).

- Phiếu thu, phiếu chi.

- Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương.

3.6.5 Hệ thống sổ kế toán

- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Sổ chi tiết

- Sổ cái

3.6.6 Hệ thống báo cáo kế toán

- Bảng cân đối kế toán.

- Bảng xác định kết quả kinh doanh.

- Bảng lưu chuyển tiền tệ.

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

3.7 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

3.7.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012

Bảng 3.1 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012.

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD của công ty Hải sản 404 năm 2010, 2011, 2012.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Tổng doanh thu 294.269.914.116 409.633.426.857 343.198.454.856 115.363.512.741 39% (66.434.972.001) (16%)

Các khoản giảm trừ 0 25.008.000 308.776.306 25.008.000 - 283.768.306 1.135%

Doanh thu thuần 294.269.914.116 409.608.418.857 342.889.678.550 115.338.504.741 39% (66.718.740.307) (16%) Giá vốn hàng bán 269.127.140.833 374.022.524.403 315.504.155.421 104.895.383.570 39% (58.518.368.982) (16%) Lợi nhuận gộp 25.142.773.283 35.585.894.454 27.385.523.129 10.443.121.171 42% (8.200.371.325) (23%) Doanh thu hoạt

động tài chính 2.683.165.825 3.140.918.796 2.487.446.004 457.752.971 17% (653.472.792) (21%) Chi phí tài chính 6.594.127.724 5.184.494.150 4.802.158.325 (1.409.633.574) (21%) (382.335.825) (7%) Chi phí bán hàng 12.159.464.071 19.128.923.532 16.565.962.340 6.969.459.461 57% (2.562.961.192) (13%) Chi phí QLDN 6.234.657.787 10.210.907.154 8.059.110.843 3.976.249.367 64% (2.151.796.311) (21%) LN thuần từ HĐKD 2.837.689.526 4.202.488.414 1.165.737.625 1.364.798.888 48% (3.036.750.789) (72%) Thu nhập khác 445.750.000 433.791.905 1.369.112.013 (11.958.095) (3%) 935.320.108 216% Chi phí khác 0 122.727.272 312.536.711 122.727.272 - 189.809.439 155% LN khác 445.750.000 311.064.633 1.056.575.302 (134.685.367) (30%) 745.510.669 240% Tổng LN KTTT 3.283.439.526 4.513.553.047 2.222.312.927 1.230.113.521 37% (2.291.240.120) (51%) CP thuế TNDN - - - - - LN sau thuế TNDN 3.283.439.526 4.513.553.047 2.222.312.927 1.230.113.521 37% (2.291.240.120) (51%)

3.7.1.1 Phân tích doanh thu

Trong năm 2011 tổng doanh thu của công ty đạt 409.633.426.857 đồng, tăng 115.363.512.741 đồng chiếm 39% so với năm 2010, sang năm 2012 doanh thu lại giảm đi 66.434.972.001 đồng chiếm 16% so với năm 2011. Mặc dù giảm nhưng vẫn cao hơn doanh thu 2010. Nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh thu 2010 thấp là trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta vừa trải qua khủng hoảng, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu thủy sản trong và ngoài nước, thêm vào đó nguồn nguyên liệu không ổn định, chi phí sản xuất tăng từ nhân công, phụ gia, máy móc… trong khi giá thành sản phẩm phải ổn định hoặc giảm để đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm của công ty đều mang lại hiệu quả đặc biệt là trong năm 2011.Về doanh thu thuần đạt 409.608.418.857 đồng, tăng 39% so với năm 2010. Năm 2012 so với 2011 doanh thu thuần giảm 66.718.740.307 đồng chiếm 16% kéo theo lợi nhuận thuần giảm 3.036.750.789 đồng.

3.7.1.2 Phân tích chi phí

Về các khoản giảm trừ thì năm 2011 tăng 25.008.000 đồng so với 2010 và năm 2012 tăng 283.768.306 đồng so với 2011. Nguyên nhân làm cho các khoản giảm trừ tăng đáng kể trong năm 2012 là do phát sinh khoản giảm giá hàng bán trong kỳ, nguyên nhân chính là do nguồn nguyên liệu đầu vào trong năm thiếu hụt do ảnh hưởng của nền kinh tế nên công ty đã nhập nguyên liệu từ những hộ kinh doanh nhỏ lẽ dẫn đến chất lượng nguồn nguyên liệu không được đảm bảo.

CPBH có xu hướng tăng trong năm 2011 lần lượt là 6.969.459.461 đồng (57%) và giảm trong năm 2012 là 2.562.961.192 đồng (13%). Nguyên nhân làm cho CPBH giảm là do sản lượng hàng hóa xuất bán trong năm 2012 giảm đi nhiều so với năm 2011 nên chi phí vận chuyển hàng giảm đáng kể.

3.7.1.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận gộp của công ty tăng cao trong năm 2011 là 27.863.398.590 đồng và giảm đi so với 2012 là 8.200.371.325 đồng. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp 2012 giảm là do các khoản giảm trừ trong năm tăng cao.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 tăng 48% so với 2010 và giảm 72% so với 2012 cho thấy năm 2011 là năm công ty hoạt động có hiệu quả cao nhất với lợi nhuận trước thuế đạt 4.513.553.047 đồng. Nguyên nhân là do công ty trong thời gian này đã mở rộng sản xuất và thành công trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

3.7.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Bảng 3.2 Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD của công ty Hải sản 404 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.

Chỉ tiêu 6T2011 6T2012 6T2013 Chênh lệch 6T2012/6T2011 Chênh lệch 6T2013/6T2012 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng doanh thu 220.650.615.098 181.875.840.227 123.314.849.000 (38.774.774.871) (18%) (58.560.991.227) (32%) Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 0 0 0

Doanh thu thuần 220.650.615.098 181.875.840.227 123.314.849.000 (38.774.774.871) (18%) (58.560.991.227) (32%) Giá vốn hàng bán 200.553.506.638 167.664.399.901 114.270.137.593 (32.889.106.737) (16%) (53.394.262.308) (32%) Lợi nhuận gộp 20.097.108.460 14.211.440.326 9.044.711.407 (5.885.668.134) (29%) (5.166.728.919) (36%) Doanh thu hoạt

động tài chính 1.064.198.909 1.208.713.961 1.578.374.672 144.515.052 14% 369.660.711 31% Chi phí tài chính 2.251.023.839 2.496.060.036 3.196.832.663 245.036.197 11% 700.772.627 28% Chi phí bán hàng 11.153.276.924 8.573.490.195 4.658.676.193 (2.579.786.729) (23%) (3.914.814.002) (46%) Chi phí QLDN 4.749.897.623 4.111.697.675 3.102.042.458 (638.199.948) (13%) (1.009.655.217) (25%) LN thuần từ HĐKD 3.007.108.983 238.906.381 -1.054.465.235 (2.768.202.602) (92%) (1.293.371.616) (541%) Thu nhập khác 145.862.950 922.692.736 2.500.000.000 776.829.786 533% 1.577.307.264 171% Chi phí khác 0 306.059.647 1.409.376.073 306.059.647 - 1.103.316.426 360% LN khác 145.862.950 616.633.089 1.090.623.927 470.770.139 323% 473.990.838 77% Tổng LN KTTT 3.152.971.933 855.539.470 36.158.692 (2.297.432.463) (73%) (819.380.778) (96%) CP thuế TNDN - - - - - - - LN sau thuế TNDN 3.152.971.933 855.539.470 36.158.692 (2.297.432.463) (73%) (819.380.778) (96%)

3.7.2.1 Phân tích doanh thu

Tổng doanh thu và doanh thu thuần giảm dần qua các năm, cụ thể là trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 38.774.774.871 đồng với tỷ lệ là 18% và 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm so với 6 tháng 2012 là 32%. Nguyên nhân giảm là do trong 6 tháng đầu năm cùng kỳ 3 năm này công ty nhận được ít hợp đồng sản xuất dẫn đến sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể.

Doanh thu hoạt động tài chính thì có phần tăng cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 tăng 14% và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng 2012 tăng 31%. Khoản tăng này là do trong kỳ thu được lãi từ tiền gửi ngân hàng.

Nhìn chung trên bảng KQHĐKD thì 6 tháng đầu năm 2011 công ty hoạt động đem lại hiệu quả nhất với tổng doanh thu là 220.650.615.098 đồng và lợi nhuận thuần đạt con số cao 3.007.108.983 đồng.

3.7.2.2 Phân tích chi phí

Trong 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 chi phí tài chính cụ thể là chi phí lãi vay có xu hướng tăng dần lần lượt là 11% và 28% trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Do trong cùng kỳ 3 năm lượng hàng bán ra giảm dần nên chi phí bán hàng cụ thể là chi phí vận chuyển hàng đi bán giảm tương ứng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do bộ phận quản lý doanh nghiệp đã thành công trong việc thực hành tiết kiệm điện bằng chứng là chi phí điện trong cùng kỳ 3 năm giảm lần lượt với số tiền là 286.628.143 đồng, 87.694.265 đồng và 55.859.524 đồng.

Chi phí khác trong 6 tháng 2013 tăng đáng kể với con số 1.409.376.073 đồng và chiếm 360% so với 6 tháng 2012 với số chênh lệch được tính là 1.103.316.426 đồng. Chi phí phát sinh do trong kỳ công ty thanh lý TCSĐ đã khấu hao hết.

3.7.2.3 Phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận thuần trong 6 tháng 2013 đáng chú ý nhất với giá trị âm là 1.054.465.235 đồng. Nguyên nhân chính là do các khoản chi phí trong kỳ tăng mà doanh thu trong kỳ không bù đắp được. Mặc dù vậy nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn đạt được con số dương, tuy không cao như cùng kỳ hai năm trước nhưng đó vẫn là dấu hiệu đáng mừng. Nguyên nhân là do trong kỳ khoản thu nhập khác tăng đáng kể với mức 171% so với cùng kỳ 2012.

3.8 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.8.1 Thuận lợi

- Do tình hình kinh tế cũng như đất nước có nhiều thay đổi và từng bước phát triển, công ty đã có tầm nhìn chiến lược mạnh dạn, đổi mới dây chuyền thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, với những điều kiện thuận lợi đó xí nghiệp đã nâng cấp thành Công ty xuất khẩu tổng hợp 404 (GEPIMEX 404 COMPANY) theo quyết định số 076 của Bộ Quốc Phòng. Đây là một xí nghiệp chuyển đổi hoàn toàn sang hạch toán độc lập chấp nhận cạnh tranh để tồn tại, vươn lên và phát triển.

- Công ty đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ đối với Quân khu, Đảng, Nhà nước, công ty được tặng nhiều bằng khen và những thành tích mà cán bộ công nhân viên công ty đã hoàn thành.

- Công ty có đội ngũ công nhân về kỹ thuật với năng lực chuyên môn và có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.

- Vì là tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nên nguồn nhân lực tương đối rẻ từ đó làm giảm được chi phí nhân công, góp phần tạo điều kiện hạ giá thành.

- Trong giai đoạn hội nhập và phát triển chung của đất nước đã tạo cho công ty nhiều cơ hội lớn, tìm được thêm các đối tác khách hàng nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ.

3.8.2 Khó khăn

- Cơ sở vật chất còn hạn chế, nhất là khu nhà kho và bến bãi chưa thực sự thoáng mát theo yêu cầu công ty.

- Khi giá cả thị trường tăng, công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tăng giá sản phẩm. Vì cạnh tranh trong nguồn lực khách hàng nên công ty đẩy mạnh khuyến mãi, tiếp thị dẫn đến giá thành cao.

3.8.3 Định hướng phát triển của Công ty

- Kế hoạch công ty đề ra trong những năm tiếp theo là triển khai thêm 2 phân xưởng đóng hộp và 1 phân xưởng sản xuất bao bì.

- Tìm thêm thị trường tiêu thụ ở các nước Đức, Nga, Singapore,…

- Công ty luôn cố gắng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt hơn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thi trường tiêu thụ để góp phần xây dựng nền kinh tế nước nhà, đặc biệt trong thời kì Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội mới.

CHƯƠNG 4

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHẢ CÁ TẠI CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN

HẢI SẢN 404

4.1 ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CHẢ CÁ. THÀNH SẢN PHẨM CHẢ CÁ.

4.1.1 Quy trình công nghệ

Quy trình sản xuất chả cá của công ty TNHH Hai thành viên Hải sản 404.

Nguồn phòng kế toán công ty Hải sản 404

Hình 4.1 Quy trình công nghệ sản xuất chả cá

4.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí.

- Công ty tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phân xưởng sản xuất.

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết và được tính trực tiếp vào từng sản phẩm. Căn cứ vào mức nguyên liệu, vật liệu tiêu hao thực tế rồi nhân đơn giá sẽ cho chi phí của nguyên liệu, vật liệu phát sinh cho từng sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung không theo dõi riêng mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng rồi sau đó tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã kết tinh trong thành phẩm.

- Đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm chả cá hoàn thành. Mua nguyên liệu Tiếp nhận nguyên liệu

Rửa Cắt đầu

Đưa vô máy xay

Sơ chế Rửa

Tách bỏ xương lấy thịt Vô khuôn

4.1.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành theo sản phẩm hoàn thành chả cá.

4.1.4 Kỳ tính giá thành

- Giá thành được tính vào cuối tháng 6 năm 2013.

4.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TY

4.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại công ty công tác tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân gia quyền. Hàng tháng phòng tổ chức sản xuất nhận kế hoạch sản xuất trong tháng và tính ra số nguyên liệu cần dùng.

- Công thức tính như sau:

Giá trị thực tế xuất = Đơn giá bình quân x Số lượng xuất dùng

- Để đảm bảo nhu cầu trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ và có hiệu quả, công ty đã phân chia nguyên vật liệu một cách tỉ mỉ, từ đó nhận biết được số hiện có và tình hình biến động của loại đó.

- Chi phí nguyên vật liệu phát sinh bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ.

+ Nguyên vật liệu chính là các loại cá biển.

+ Nguyên vật liệu phụ là bao bì, túi nylon, thùng carton,…

 Chứng từ và sổ sách kế toán:

- Phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất (xem phụ lục 1).

- Chứng từ ghi sổ.

- Sổ chi tiết TK 621 (xem phụ lục 2).

- Sổ cái TK 621.

Cuối kỳ kế toán tiến hành kiểm kê nhằm mục đích xác định chính xác số lượng, chất lượng nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê và đối chiếu, kiểm tra với sổ chi tiết.

Đơn giá bình quân

gia quyền Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hải sản 404 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)