1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tây đô

122 250 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU AN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Cần Thơ - 2013 [Type here] TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THU AN MSSV: LT11381 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HỮU ĐẶNG Cần Thơ - 2013 [Type here] LỜI CẢM TẠ Trong suốt quá trình học tập tại Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ, em đã được sự hướng dẫn tận tình của Quý thầy cô và đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã được sự giúp đỡ của quý thầy cô. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập nghiên cứu, cám ơn các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tản vững chắc cho chúng em về sau này. Đặc biệt em chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Hữu Đặng đã hướng dẫn tận tình và đóng góp những ý kiến quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô, em cũng xin cảm ơn các cô, chú Phòng Tài chính đã hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở Công ty.Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong Công ty dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công. Em xin trân trọng cám ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu An i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ….. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu An ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ... tháng ...năm... Thủ Trưởng Đơn Vị iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi về không gian ........................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi về thời gian ............................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3 2.1 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 3 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................. 3 2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .............. 6 2.1.3 Phân tích sự biến động ............................................................................ 15 2.2 Lược khảo tài liệu ...................................................................................... 20 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 21 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 21 2.3.2 Phương pháp phân tích ........................................................................... 21 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ ......................................................................................... 23 3.1 Lịch sử hình thành ..................................................................................... 23 3.1.1 Giới thiệu công ty .................................................................................. 23 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 23 3.1.3 Những thành tựu đã đạt được ................................................................. 24 3.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty ......................................................................... 24 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 24 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ................................................. 26 iv 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán ........................................... 30 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 30 3.3.2 Hình thức kế toán .................................................................................... 31 3.4 chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty ........................................... 32 3.4.1 Chức năng ............................................................................................... 32 3.4.2 Nhiệm vụ................................................................................................. 32 3.4.3 Mục tiêu .................................................................................................. 33 3.5 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong các năm 2010, 2011, 2012 ....................................................................................................... 34 3.6 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển của công ty trong những năm tới............................................................................................................... 39 3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................. 39 3.6.2 Khó khăn ................................................................................................. 40 3.6.3 Định hướng phát triển của Công ty ........................................................ 40 Chương 4: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ .................................................................................................. 42 4.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty .............................. 42 4.1.1 Quy trình sản xuất tại công ty ................................................................. 42 4.1.2 Các nguyên tắc tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty ................. 43 4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty ............... 43 4.2 Phân tích sự biến động của chi phí trong 3 năm từ năm 2010 đến năm 2012 ................................................................................................................... 64 4.2.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012 ......................................................................................................... 64 4.2.2 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012 .................................................. 67 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY ..... 82 5.1 Nhận xét về công tác kế toán tại công ty ................................................... 82 v 5.2 Giải pháp cho công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................................................................................................... 82 5.2.1 Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất .............................. 82 5.2.2 Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm .................................83 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 85 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 85 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 85 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 .............................................................................................. 35 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................. 38 Bảng 4.1: Sổ nhật ký chung ............................................................................. 44 Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất PCB30 ......... 47 Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất PCB40 .......... 48 Bảng 4.4: Sổ cái TK 621 .................................................................................. 50 Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí chi phí nhân công trực tiếp sản xuất PCB 30, PCB40 ......................................................................................... 51 Bảng 4.6: Sổ cái TK 622 .................................................................................. 53 Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí chi phí sản xuất chung xi măng PCB 30............ 54 Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí chi phí sản xuất chung xi măng PCB 40............ 55 Bảng 4.9: Sổ cái TK 627 .................................................................................. 58 Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí chi phí sản xuất xi măng PCB 30 và PCB40 .. 59 Bảng 4.11: Thẻ tính giá thành xi măng PCB 30 .............................................. 59 Bảng 4.12: Thẻ tính giá thành xi măng PCB 40 .............................................. 61 Bảng 4.13: Sổ cái TK 154 ................................................................................ 62 Bảng 4.14: Sổ cái TK 155 ................................................................................ 62 Bảng 4.15: Biến động chi phí sản xuất của xi măng PCB 30 năm 2010, 2011, 2012 .............................................................................................. 64 Bảng 4.16: Biến động chi phí sản xuất của xi măng PCB 40 năm 2010, 2011, 2012 .............................................................................................. 66 Bảng 4.17: Chi phí nguyên vật lệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 .................................................................................................. 68 Bảng 4.18: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất xi măng PCB30 và PCB 40 ........................................................................ 69 Bảng 4.19: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ............................................. 73 vii Bảng 4.20: Phân tích biến động giá của chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ...................................................................................................... 74 Bảng 4.21: Phân tích biến động biến phí trong chi phí sản xuất chung - xi măng PCB 30 ............................................................................... 76 Bảng 4.22: Phân tích biến động biến phí trong chi phí sản xuất chung - xi măng PCB 40 ............................................................................... 78 Bảng 4.23: Phân tích biến động định phí trong chi phí sản xuất chung xi măng PCB 30 và PCB 40 ....................................................................... 80 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ............................... 6 Hình 2.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ....................................... 7 Hình 2.3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung .............................................. 8 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên .................................................................................... 9 Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ ......................................................................................... 10 Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xi măng tây đô .................... 25 Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán .............................................. 30 Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung ..................... 32 Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng .................................................... 42 Hình 4.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp _PCB30 ................ 48 Hình 4.3: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp _PCB40 ................ 49 Hình 4.4: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp_PCB30 ......................... 51 Hình 4.5: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp_PCB40 ......................... 52 Hình 4.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung _PCB30 ............................... 55 Hình 4.7: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung _PCB40 ............................... 57 Hình 4.8: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất_ PCB30 ..................................... 60 Hình 4.9: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất_ PCB40 ..................................... 61 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CP: Chi phí DD: Dở dang KPCĐ: Kinh phí công đoàn NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp SL: Sản lượng SP: Sản phẩm SX: Sản xuất SXC: Sản xuất chung TK: Tài khoản TSCĐ: Tài sản cố định VL: Vật liệu x DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu xuất kho số 1337/12 Phụ lục 2: Phiếu xuất kho số 1343/12 Phụ lục 3: Phiếu xuất kho số 1349/12 Phụ lục 4: Phiếu xuất kho số 1360/12 Phụ lục 5: Phiếu xuất kho số 1341/12 Phụ lục 6: Phiếu xuất kho số 1347/12 Phụ lục 7: Phiếu xuất kho số 1351/12 Phụ lục 8: Phiếu xuất kho số 1362/12 Phụ lục 9: Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn tháng 12/2012 Phụ lục 10: Bảng tính khấu hao tài sản cố định Phụ lục 11: Phiếu nhập kho thành phẩm số 0203/12 Phụ lục 12: Phiếu nhập kho thành phẩm số 0232/12 Phụ lục 13: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621 (PCB30) Phụ lục 14: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621 (PCB 40) Phụ lục 15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK622 (PCB 30) Phụ lục 16: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK622 (PCB 40) Phụ lục 17: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK627 (PCB 30) Phụ lục 18: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK627 (PCB 40) Phụ lục 19: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 (PCB 30) Phụ lục 20: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 (PCB 40) Phụ lục 21: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa (PCB 30) Phụ lục 22: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa (PCB 40) xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Ngày nay trong nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực phát triển không ngừng. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm.Để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.Bên cạnh đó, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường là hạ giá thành sản phẩm.Vì vậy, việc nghiên cứu tiềm tòi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Để đạt được mục tiêu đó các doanh nghiệp phải quản lí chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lí chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là công tác kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán doanh nghiệp. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới để đứng vững trên thị trường. Hiểu được tầm quan trọng của giá thành sản phẩm, trong quá trình thực tập tại công ty nên em đã chọn đề tài: “kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách thức hạch toán trong công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty.Đồng thời, phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm.Từ đó, đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. - Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Phân tích sự biếnđộng của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. - Và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. Địa chỉ: km 14 – Quốc lộ 91 –Phường Phước Thới – Quận Ô Môn – TP Cần Thơ. 1.3.2Phạm vi về thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 đến 18/11/2013. Số liệu sử dụng cho đề tài được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô trong tháng 12 năm 2012. Phân tính sự biến động của chi phí sản xuất tại công ty trong 3 năm 2010,2011,2012. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Chi phí sản xuất a Khái niệm Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều phát sinh các hao phí. Như nguyên vật liệu, tài sản cố định, sức lao động… Biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí phát sinh nói trên gọi là chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nhân công. Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. b Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Sau đây là một số tiêu thức phổ biến để phân loại chi phí sản xuất. - Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Đây là cách phân loại phổ biến nhất vì nó rõ ràng và chi tiết. Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại, dựa vào cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: tất cả chi phí gồm nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu phí. Tuy nhiên, khi nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm mà không thể xác định mức tiêu hao thực tế cho từng loại sản phẩm (hoặc đối tượng chịu chi phí) thì kế toán phải tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp. + Chi phí nhân công trực tiếp: tất cả các chi phí có liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí theo quy định. Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào các đối tượng 3 chịu chi phí. Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi chi phí nhân công trực tiếp liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo những tiêu thức thích hợp. + Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất, là loại chi phí tổng hợp gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất của phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng. Chi phí này được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất hoặc bộ phận sản xuất kinh doanh hàng tháng và cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ và kết chuyển cho các đối tượng hạch toán chi phí. Chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm: Gồm nhiều khoản mục khác nhau.  Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm dịch vụ phục vụ.  Chi phí sản xuất chung gồm cả biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. Trong đó định phí chiếm tỷ lệ cao nhất.  Do có nhiều khoản mục chi phí nên chúng được nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát.  - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ: + Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào. Nó phát sinh trong một thời kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ tính kết quả kinh doanh. + Chi phí thời kỳ Chi phí thời kỳ là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Chi phí thời kỳ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại khá phổ biến như chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà, chi phí văn phòng… Những chi phí này được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Ở những doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm phát sinh trong lĩnh vực sản xuất dưới hình thức chi phí sản xuất. Sau đó, chúng chuyển hóa thành giá trị thành phẩm tồn kho chờ bán. Khi tiêu thụ, chúng chuyển hóa thành giá vốn hàng bán được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Ngược lại, chi phí thời kỳ, thời kỳ chúng phát sinh cũng chính là thời kỳ ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh. 4 - Phân loại chi phí theo các tiêu thức khác: Ngoài những cách phân loại trên thì chi phí sản xuất còn được phân loại theo các tiêu thức sau: + Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động. Chi phí được chia thành 3 loại: • Biến phí. • Định phí. • Chi phí hỗn hợp. + Phân loại nhằm ra quyết định: • Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. • Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. • Chi phí chênh lệch. • Chi phí cơ hội. • Chi phí chìm. 2.1.1.2 Giá thành sản phẩm a Khái niệm Giá thành là toàn bộ hao phí lao động hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động trong sản xuất, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ thường là đến ngày cuối tháng. b Phân loại Trong doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại: - Giá thành định mức: giá thành sản phẩm được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn định mức của chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung). - Giá thành kế hoạch (giá thành dự toán): giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch. -Giá thành thực tế: giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành định mức và giá thành kế hoạch thường được lập trước khi sản xuất, còn giá thành thực tế thì hiển nhiên chỉ có được sau quá trình sản xuất. Do đó, doanh nghiệp luôn thực hiện công tác kế toán chi phí 5 sản xuất và tính giá thành sản phẩm song song với các kỹ thuật để có được giá thành định mức, giá thành kế hoạch sau đó điều chỉnh về giá thành thực tế. 2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau (thông thường kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ báo cáo kế toán: tháng, quý, năm,…). 2.1.2.2Tập hợp chi phí sản xuất a Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu… Tài khoản sử dụng: 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Kết cấu TK 621 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 621 TK 152 (1) TK 152 (3) TK 154 TK 111,331 (2) (4) Chú thích: (1) Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất từ kho. (2) Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài xuất dùng trực tiếp. (3)Nguyên liệu dùng không hết trả lại kho. (4) Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành. Hình 2.1: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ 6 theo các tiêu thức có thể như: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động… b Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN của công nhân trực tiếp chế tạo ra sản phẩm. Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu TK 622 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 622 TK 334 TK 154 (1) TK 338 (2) (5) TK 335 (3) TK 142 (4) Ghi chú: (1 )Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. (2 )Trích các khoản KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN tính vào chi phí. (3)Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất. (4) Phân bổ khoản trích trước tiền lương nghỉ phép công nhân trực tiếp sản xuất. (5) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cho các đối tượng tính giá thành. Hình 2.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như: định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn… tổng tiền lương. 7 c Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí nói trên. Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung như: -Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. -Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị. -Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất. -Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất… Tài khoản sử dụng: 627 “chi phí sản xuất chung”. Kết cấu TK 627 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 627 TK 111, 112, 152, 153, 142, 331, 334, 338, 335 TK 154 (1) (2) TK 632 (3) Ghi chú: (1)Tập hợp tất cả các chi phí mua ngoài liên quan đến sản xuất chung. (2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá thành. (3) Các chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ đưa vào giá vốn hàng bán. Hình 2.3: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy… 2.1.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất  Theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tài khoản sử dụng: TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Kết cấu TK 154 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: 8 TK 154 TK 111, 152 TK 621 (1) (4) TK 155 TK 622 (2) (5) TK 632, 157 TK 627 (3) (6) Ghi chú: (1)Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (2)Kết chuyển chi phí nhân công liệu trực tiếp. (3)Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (4)Giá trị phế liệu, phế phẩm thu hồi hoặc bán. (5)Giá trị thực tế thành phẩm nhập kho. (6)Xuất bán ngay hoặc gởi bán thông qua đại lí. Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên  Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 631 “Giá thành sản xuất” Kết cấu TK 154 và TK 631 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: 9 TK 631 TK 154 TK 154 (1) (5) TK 111, 611 TK 621 (2) (6) TK 632 TK 622 (3) (7) TK 627 (4) Ghi chú: (1)Kết chuyển chi phí SXDD đầu kỳ. (2)Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. (3)Kết chuyển chi phí nhân công liệu trực tiếp. (4)Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (5) Kết chuyển chi phí SXDD cuối kỳ. (6)Các khoản làm giảm chi phí sản xuất. (7) Giá trị thực tế thành phẩm nhập kho xuất bán. Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ 2.1.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: a Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản 10 xuất chung thì tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất = dở dang cuối kỳ CPNVLTT dở dang đầu kỳ + CPNVLTT phát sinh trong kỳ X Số lượng SP hoàn + thành trong kỳ Số lượng SP DD cuối kỳ X Tỷ lệ hoàn thành Số lượng SP DD cuối kỳ X Tỷ lệ hoàn thành (2.1) Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau. b Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí; từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế. Theo phương pháp này thì tính toán phức tạp hơn nhưng kết quả tương đối chính xác cao. Cách tính của phương pháp này là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bao gồm tất cả các khoản mục chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ X = Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SP DD cuối kỳ X 11 Tỷ lệ hoàn thành Số lượng SP DD cuối kỳ X Tỷ lệ hoàn thành (2.2) c Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Phương pháp này áp dụng phù hợp nhất ở những doanh nghiệp mà hệ thống định mức chi phí có độ chính xác cao. Theo phương pháp này, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo giá thành kế hoạch. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Số lượng SP dở = ∑ dang cuối kỳ Tỷ lệ hoàn thành X X Định mức chi phí (2.3) 2.1.2.5 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm a Phương pháp giản đơn (hay phương pháp trực tiếp) Những doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn như các doanh nghiệp khai thác và sản xuất động lực thì phù hợp với phương pháp hạch toán giá thành sản phẩm này. Bởi vì, quy trình sản xuất giản đơn là chỉ sản xuất một hoặc một số ít mặt hàng có số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, có thể có hoặc không có sản phẩm dở dang. Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ _ Chi phí sản xuất _ dở dang cuối kỳ Các khoản điều chỉnh giảm giá thành (2.4) Tổng giá thành thực tế sản phẩm Giá thành thực = tế đơn vị SP (2.5) Số lượng sản phẩm hoàn thành b Phương pháp hệ số Điều kiện sản xuất thích hợp để áp dụng phương pháp này là trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau và không thể tổ chức theo dõi chi tiết từng loại sản phẩm. Công việc cần làm là quy đổi các sản phẩm khác nhau đó về một loại sản phẩm duy nhất được gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xác định sẵn. Phương pháp tính được thực hiện qua các bước:  Dựa vào hệ số tính giá thành quy đổi tất cả các sản phẩm về một sản phẩm chuẩn ( hệ số = 1) 12 𝑛 Tổng sản phẩm chuẩn = ∑(𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑆𝑃 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖 𝑿 𝐻ệ 𝑠ố 𝑐ủ𝑎 𝑆𝑃 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖) (2.6) 𝑖=1  Xác định tổng giá thành sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực = tế của SP chuẩn Chi phí SX dở dang đầu kỳ Chi phí SX phát sinh trong kỳ  Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn Giá thành thực tế đơn vị SP chuẩn _ + Chi phí SX dở dang cuối kỳ (2.7) Tổng giá thành thực tế của SP chuẩn (2.8) = Tổng số sản phẩm chuẩn  Tính giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm chính Giá thành thực tế Giá thành thực tế = đơn vị SP chuẩn đơn vị SP loại i x Hệ số quy đổi SP loại i (2.9) Số lượng sản phẩm loại i (2.10)  Tổng giá thành thực tế của sản phẩm loại i Tổng giá thành thực = Giá thành thực tế đơn vị SP loại i tế của SP loại i x cPhương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính nhưng giữa chúng không có hệ số quy đổi, do vậy phải xác định tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế và tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) để qua đó xác định giá thành cho từng loại sản phẩm. Đặc điểm tổ chức kế toán: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Trình tự thực hiện qua các bước: -Tính tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm Giá trị các CPSXPS CPSXDD CPSXDD khoản điều đầu kỳ + trong kỳ _ cuối kỳ _ chỉnh giảm = của của nhóm của nhóm của nhóm nhóm sản sản phẩm sản phẩm sản phẩm phẩm - Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: 13 (2.11) Số lượng sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch = của nhóm sản phẩm hoàn thành trong nhóm X Giá thành định (2.12) mức sản phẩm - Tỉ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tỉ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm = (2.13) Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm -Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm Tổng giá thành thực tế sản phẩm = ∑ = Tỉ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm ( từng khoản mục CPSX) Số lượng sản phẩm hoàn thành X X Giá thành định mức sản phẩm ( từng (2.14) khoản mục CPSX) Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm (2.15) d Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ Điều kiện sản xuất thích hợp áp dụng phương pháp này là trong cùng một quy trình sản xuất cùng với sản phẩm chính được tạo ra thì sản phẩm phụ (sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được định giá theo mục đích tận thu) cũng xuất hiện. Để có giá thành sản phẩm chính xác thì cần phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Tổng giá thành thực tế sản phẩm Chi phí sản Chi phí xuất sản xuất = dở dang + phát sinh đầu kỳ trong kỳ Chi phí Các khoản sản xuất dở _ điều chỉnh _ giảm giá dang thành cuối kỳ _ Ngoài ra còn nhiều phương pháp tính giá thành khác như: - Phương pháp đơn đặt hàng. 14 Giá trị ước tính sản (2.16) phẩm phụ - Phương pháp phân bước. 2.1.3 Phân tích sự biến động 2.1.3.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất chính là xem xét sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, đồng thời xem xét sự biến động về giá thành toàn bộ các loại sản phẩm, nhằm thấy khái quát tình hình giá thành của toàn doanh nghiệp. Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, thì các khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm, được gọi là chi phí thành phẩm. Khi sản phẩm hoàn thành chúng là giá trị thành phẩm và khi thành phẩm được tiêu thụ chúng trở thành chi phí thời kỳ và là giá vốn hàng bán trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Trong giá thành sản phẩm sản xuất gồm ba khoản mục chi phí: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Mục đích phân tích tình hình biến động chung của các loại chi phí nhằm thấy được sự biến động tăng giảm của chúng trong một khoảng thời gian nhất định. Phương pháp phân tích: Áp dụng phương pháp so sánh. 2.1.3.2 Phân tích biến động của từng khoản mục chi phí trong giá thành Sau khi phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí cần đi sâu phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị để thấy rõ hơn tình hình thực hiện giá thành đơn vị sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các khoản mục giá thành gồm hai nhân tố: Nhân tố phản ánh về lượng,nhân tố phản ánh về giá. + Nhân tố phản ánh về lượng như số lượng nguyên vật liệu để sản xuất một đơn vị sản phẩm, thước đo có thể là mét, kg,…của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hoặc số lượng thời gian để sản xuất cho một đơn vị sản phẩm, thước đo thời gian thường là giờ công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất,… + Nhân tố phản ánh về giá như giá của 1 mét, giá của 1kg,…hoặc giá 1 giờ công lao động,… 15 a Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm = Mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1 đơn vị sản phẩm x Đơn giá (2.17) nguyên vật liệu Chi phí này bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực,…liên quan trực tiếp đến từng quá trình sản xuất sản phẩm. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp thấy rõ ưu và nhược điểm của mình trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguyên vật liệu là biện pháp chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc mức tiêu hao nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh để xác định mức độ ảnh hưởng của mức tiêu hao và đơn giá nguyên vật liệu đến các khoản mục chi phí. Biến động giá = ( Giá thực tế - Giá định mức ) x Biến động lượng = Lượng thực tế (lượng thực tế - lượng định mức ) x Giá định mức Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (2.18) (2.19) (2.20) Nếu biến động giá nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá nguyên vật liệu hoặc sự chuyển biến thuận lợi từ những nguyên nhân tác động đến giá nguyên vật liệu trong thu mua, và ngược lại. Tương tự, nếu biến động lượng nguyên vật liệu là một chênh lệch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng nguyên vật liệu trong sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất chuyển biến thuận lợi, và ngược lại. b Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền lương của công nhân trực tiếp được tính trong giá thành sản phẩm, là một trong những khoản mục quan trọng của giá thành là hao phí lao động chủ yếu tạo ra số lượng và chất lượng sản phẩm. 16 Tùy theo hình thức trả lương, khoản mục chi phí tiền lương công nhân sản xuất được xác định bằng công thức khác nhau và do đó các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nhân công trực tiếp cũng khác nhau.  Trả lương theo thời gian Chi phí tiền lương = Giờ công hao phí cho 1 đơn vị sản phẩm x Đơn giá tiền lương cho 1 giờ công (2.21) Trả lương theo thời gian trong giá thành sản phẩm sản xuất, khoản mục này cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng. Phấn đấu giảm khoản mục chi phí này cũng góp phần đáng kể trong việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích: áp dụng phương pháp so sánh hoặc phương pháp thay thế liên hoàn xác định mức độ ảnh hưởng của hao phí giờ công cho một đơn vị sản phẩm và đơn giá tiền lương cho một giờ công. Biến động giá = Biến động lượng = Đơn giá giờ Đơn giá giờ công thực tế công kế hoạch x Tổng số giờ thực tế (2.22) Tổng số giờ Tổng số giờ kế thực tế hoạch x Đơn giá định mức (2.23) Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (2.24)  Trả tiền lương theo sản phẩm Trả tiền lương theo sản phẩm biến động chi phí nhân công trực tiếp không ảnh hưởng bởi số lượng sản phẩm sản xuất, nên chi phí nhân công kế hoạch xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất thực tế nên: Biến động giá = Đơn giá lao Đơn giá lao động thực tế động kế hoạch x Tổng số sản phẩm thực tế Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch dương là biến động không tốt thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên nhân tác động đến đơn giá trong tuyển dụng, sản xuất theo chiều hướng bất lợi. 17 (2.25) Tương tự, nếu biến động năng suất của chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch âm là biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm và kiểm soát được giờ công để sản xuất sản phẩm hoặc cho thấy những nguyên nhân tác động đến chi phí nhân công trong sản xuất theo chiều hướng thuận lợi. Và ngược lại, nếu biến động chi phí nhân công trực tiếp là chênh lệch dương là biến động không tốt thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được số giờ công để sản xuất sản phẩm hoặc cho thấy những nguyên nhân tác động theo chiều hướng bất lợi. c Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung Đối với khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp tính trong giá thành là hai khoản mục có đặc điểm là cụ thể, chiếm tỷ trọng cao và có tính trực tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm sản xuất và là chi phí biến đổi (biến phí), có quan hệ tỷ lệ với sự biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất, nó cho phép doanh nghiệp có thể kiểm soát và dự đoán cách ứng xử của hai khoản mục chi phí này một cách dễ dàng khi có biến động của khối lượng sản xuất. Khác với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, khoản mục chi phí sản xuất chung có đặc điểm sau: - Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân bổ. - Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận quản lí khác nhau. - Gồm cả biến phí lẫn định phí. Chi phí sản xuất chung biểu hiện những đặc điểm trên cho ta thấy nó là loại chi phí rất khó kiểm soát trong việc ứng xử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để có thể kiểm soát được cũng như dự đoán cách ứng xử của chi phí sản xuất chung ta phải dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất chung thành các yếu tố biến phí và định phí. + Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, lương quản lý, chi phí năng lượng,… + Định phí sản xuất chung thường bao gồm những khoản mục chi phí sản xuất liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất ít hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động sản xuất như lương quản lý, khấu hao tài sản cố định, chi phí hành chính ở phân xưởng sản xuất,… 18  Phân tích biến động chi phí SXC khả biến Biến động chi phí sản xuất chung khả biến có thể chia thành 2 biến động: biến động đơn giá, biến động năng suất. + Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi: Biến động do = thay đổi chi phí Chi phí sản xuất chung đơn vị thực tế - Chi phí sản xuất chung đơn vị kế hoạch x Sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế (2.26) Biến động biến phí sản xuất chung do thay đổi chi phí thường bắt nguồn từ sự thay đổi mức giá của các mục biến phí sản xuất chung như giá nguyên vật liệu gián tiếp, giá nhiên liệu, giá lao động gián tiếp,… Biến động biến phí sản xuất chung do thay đổi chi phí là một chênh lêch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm, kiểm soát được giá biến phí hoặc những nguyên nhân tác động đến mức biến phí sản xuất chung có chiều hướng thuận lợi. Nếu biến động biến phí sản xuất chung là một chênh lệch dương tương đương là biến động không tốt thể hiện sự lãng phí, không kiểm soát được biến phí hoặc những nguyên nhân tác động đến mức giá biến phí sản xuất chung có chiều hướng bất lợi. + Biến động chi phí sản xuất chung do lượng thay đổi: Biến động do = lượng thay đổi Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế Khối lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch - x Chi phí SXC khối lượng đơn (2.27) vị định mức Nếu biến động biến phí sản xuất chung do lượng là một chênh lệch âm là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng biến phí sản xuất chung theo chiều hướng thuận lợi. Và ngược lại, nếu biến động biến phí sản xuất chung là một chênh lệch dương là biến động không tốt thể hiện sự lãng phí hoặc những nguyên nhân tác động đến biến động biến phí sản xuất chung trong sản xuất chuyển biến bất lợi.  Phân tích biến động chi phí SXC bất biến Các chi phí bất biến được định nghĩa là những chi phí không thay đổi cùng thay đổi của mức độ hoạt động. Điều này dẫn đến một cách rất khác biệt căn bản so với chi phí khả biến là: đối với chi phí khả biến thì nói một cách lý thuyết đơn giá sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, trong khi đơn 19 giá bất biến sẽ giảm đi nếu mức độ hoạt động tăng lên. Vì vậy, cần có một phương pháp tiếp cận khác để nghiên cứu sự biến động của chi phí này. Công thức chung để phân tích sự biến động của chi phí sản xuất chung bất biến: Biến động so với kỳ gốc = Chi phí SXC bất biến thực tế - Chi phí SXC bất biến kế hoạch 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Thị Kim Dung (2013) nghiên cứu “Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô”, LVTTTN Cao Đẳng, Cao Đẳng Nghề Cần Thơ. Nội dung luận văn hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm. Phân tích biến động của chi phí ảnh hưởng đến giá thành.Từ đó, đưa ra biện pháp giảm chi phí. Đề tài chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Trương Kim Thành (2009) nghiên cứu “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cadovimex”, LVTN Đại Học, Đại học Cần Thơ.Nội dung luận văn tìm hiểu các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm và cách tính chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của đơn vị.Từ đó đưa ra biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Đề tài chưa phân tích rõ biến động của giá thành các mặt hàng mà tác giả tìm hiểu. Võ Thị Cẩm Vân (2011) nghiên cứu “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tạiCông ty TNHH Một Thành Viên Cấp Nước và Môi Trường đô thị Đồng Tháp”, LVTN Đại Học, Đại học Cần Thơ. Nội dung hạch toán các chi phí để tính giá thành sản phẩm nước, dùng phương pháp phân tích so sánh để phân tích các biến động ảnh hưởng đến giá thành… Võ Thanh Thúy (2008) nghiên cứu “Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Xi măng Kiêng Giang”,LVTN Đại Học, Đại học Cần Thơ. Nội dung đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán tiến hành hạch toán tập hợp chi phí tính giá thành, sử dụng phương pháp so sánh để phân tích tình hình biến động giá xi măng. Sau khi lược khảo tài liệu em nhận thấy trong các đề tài trên tác giả điều sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán từ đó hạch toán tổng hợp các chi phí để tính giá thành sản phẩm, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, sosánh và hạch toán để phân tích. Đưa ra các biện pháp để tiết kiệm chi phí 20 (2.28) trong sản xuất. Trong đề tài của mình, em sẽ sử dụng các phương pháp phân tích trên để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, hạch toán tổng hợp các chi phí để tính giá thành sản phẩm, phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến giá thành, từ đó đề xuất một số biện pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài là số liệu thứ cấp được thuthập từ phòng tài chính kế toán Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô. - Các tài liệu từ các bài báo, tạp chí, để phân tích. 2.3.2 Phương pháp phân tích - Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích các biến động. - Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh: + Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước. (2.29)  T = T1 - T 0 Trong đó: T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc. + Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.  T1  T0 T =    X 100 (%)  21 (2.30) Hoặc  T1   (lần)  T0  T =  (2.31) Trong đó: T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc. - Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm. 22 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Giới thiệu công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô Tên tiếng Anh: Tay Do Cement Joint Stock Company Tên viết tắt tiếng Anh: TACECO Mã số thuế: 1800561359 Địa chỉ: km 14, Quốc lộ 91, phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. ĐT: 07103.862077 Fax: 07103.862419 Website: http://www.ximangtaydo.vn 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô là Công Ty Liên Doanh Xi Măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/12/1995. Thực hiện chủ trương của UBND TP Cần Thơ, ngày 21/07/2004 Công ty tiến hành cổ phần hoá và đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Xi Măng Hà Tiên 2 - Cần Thơ. Ngày 10/10/2008, nhân dịp kỷ niệm 10 năm - Khánh thành Nhà máy- Công ty đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô theo quyết định số 2221/CT-UB của Uỷ ban Nhân dân Thành Phố Cần Thơ. Ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có một dây chuyền nghiền và đóng bao xi măng của Trung Quốc với tổng công suất thiết kế là 200.000 tấn xi măng/năm. Sau đó, từ những kinh nghiệm trong quá trình vận hành, khai thác tập thể công ty đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, sáng tạo, cải tiến kỷ thuật và đã áp dụng thành công không những tự nâng công suất lên được 350.000 tấn/ năm mà còn nâng cao được chất lượng sản phẩm và bước đầu đã khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường khu vực. Từ đòi hỏi của việc nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, cũng như để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Nên lần lượt vào các năm 2002 và 2004 công ty đã nổ lực để đầu tư mua sắm và xây dựng thêm hai dây 23 chuyền thiết bị nghiền và đóng bao với công nghệ hết sức hiện đại đã nâng tổng công suất tiết kế lên 700.000 tấn/năm. Hiện nay, Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô là trạm nghiền xi măng có công suất lớn nhất tại Cần Thơ với khả năng cung ứng khoảng 900.000 tấn/năm 3.1.3 Những thành tựu đã đạt được  Nhiều năm liền đạt Huy chương vàng về chất lượng tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ- Việt Nam (1999-2004).  Giải thưởng chất lượng Việt Nam (2002, 2003, 2005, 2007, 2009, 2010, 2011).  Giải thưởng Mai vàng hội nhập năm 2002.  Cúp vàng chất lượng sản phẩm năm 2003.  Giải thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn trong nhiều năm liền (2002-2012).  Giải thưởng Top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.  Giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam (2009-2011).  Giải thưởng thương hiệu-chất lượng ngành xây dựng 2011…  Giải thưởng top 50 thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2008.  Thương hiệu mạnh Việt Nam 2008 (Thời báo kinh tế).  Giải thưởng chất lượng quốc gia 2009 (Viện tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam).  Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (Hội các Nhà DN Trẻ Việt nam).  Giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009 (cúp Thánh Gióng).  Cúp vàng ISO 2009 (Ủy ban KHCN và Môi Trường của Quốc Hội).  Chứng chỉ Tín nhiệm (Trusted Brand 2009) của Mạng Doanh Nghiệp Việt Nam.  Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt nam 2010-2012 (VNR500) và Hàng Việt Nam chất lượng cao 2010, 2011 của báo Sài Gòn Tiếp Thị. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức 24 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÒNG ĐKTT GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ SẢN XUẤT MARKETING XƯỞNG CƠ ĐIỆN XƯỞNG NGHIỀN GIÁM ĐỐC KS CHẤT LƯỢNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC QH CÔNG CUNG ỨNG CHÚNG- ĐẦU NL TƯ XƯỞNG ĐÓNG BAO TỔ NGHIỀN 1 TỔ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH GIÁM ĐỐC TIÊU THỤ GIÁM ĐỐC TB PHỤ TÙNG GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH GIÁM ĐỐC BẢO HÀNH XƯỞNG KHÍ NÉN TỔ ĐÓNG BAO 1 TỔ NGHIỀN 2 TỔ ĐÓNG BAO 2 TỔ NGHIỀN 3 TỔ ĐÓNG BAO 3 TỔ NGHIỀN 4 TỔ ĐÓNG BAO 4 TỔ GIAO HÀNG Nguồn: www.ximangtaydo.vn Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 25 TỔ BẢO VỆ TỔ QUẢN LÝ XE 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng cổ đông: + Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là nơi có quyết định cao nhất trong công ty. + Là nơi thông qua các định hướng phát triển cho công ty. + Đưa ra quyết định về loại và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán. + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị, thành viên của ban kiểm soát. + Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm. + Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. + Xem xét và quyết định xử lý các vi phạm của hội đồng quản trị, ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty. + Quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty. - Ban kiểm soát: + Thực hiện nhiệm vụ giám sát hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty. + Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. + Thẩm định báo cáo tính hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và sáu tháng của công ty. + Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty. + Kiến nghị hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. - Hội đồng quản trị: + Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc quyền của đại hội đồng cổ đông. + Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn. + Quyết định giá chào bán cổ phiếu và trái phiếu của công ty. + Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của luật. + Quyết định phương án và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của luật và điều lệ công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong công ty do Điều lệ công ty quy định. 26 + Giám sát, chỉ đạo Tổng giám đốc và những người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh. + Trình báo cáo quyết toán tài chính chính hàng năm lên đại hội đồng cổ đông. + Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời gian và thủ tục trả, xử lý lỗ trong kinh doanh. - Ban Tổng giám đốc: + Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty theo nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị. Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông, điều lệ công ty và các qui định của pháp luật pháp luật. + Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. + Xây dựng và trình hội đồng quản trị kế hoạch dài hạn và hàng năm. + Chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những sai phạm của mình gây thiệt hại cho công ty. - Trung tâm tài chính: + Lập, quản lý, phân tích và xử lý tình hình thực hiện kế hoạch tài chính trong công ty. + Thống kê, cung cấp số liệu theo yêu cầu. + Quản lý và theo dõi tình hình đầu tư tài chính của công ty. + Tham mưu cho Tổng giám đốc trong đầu tư tài chính và các hoạt động khác trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh. - Trung tâm nhân sự: + Tham mưu và thực hiện hoạch định nguồn nhân lực. Đảm bảo nguồn nhân lực cho nhu cầu kinh doanh sản xuất và phát triển của công ty. + Tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện các chính sách, chế độ đối với người lao động. + Soạn thảo các quy định, quy chế hoạt động của công ty. + Tổ chức thực hiện tốt các công tác quản lý an toàn lao động như điều kiện lao động, đào tạo kiểm tra; thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty đối với người lao động. + Liên hệ với các cơ quan quản lý về lao động, môi trường, phòng cháy chữa cháy…để thường xuyên cập nhật thông tin. - Trung tâm sản xuất: + Quản lý điều hành sản xuất theo kế hoạch của công ty dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc. + Quản lý thiết bị sản xuất. + Lập nhu cầu vật tư, thiết bị. 27 + Kiểm soát các mối nguy, khía cạnh liên quan đến môi trường, an toàn, sức khỏe nghề nghiệp của người lao động trong phạm vi quản lý. - Trung tâm Marketing + Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện việc xây dựng kế hoạch phát triển thị trường, các chiến lược về giá; phương thức phát triển quản lý các đại lý, phương pháp quản bá và phân phối sản phẩm, chính sách khuyến mãi, hậu mãi,…hợp lý và hiệu quả. + Thu thập, nghiên cứu, phân tích thông tin và kịp thời báo cáo cho Tổng giám đốc về tình hình diễn biến thị trường, nguyên nhân tăng giảm thị phần của công ty, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng…ở từng địa bàn, từng thời điểm. + Tổ chức thu hồi công nợ, theo dõi đánh giá năng lực đại lý; thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng. - Trung tâm kiểm soát chất lượng: + Xây dựng các phương pháp thử nghiệm kiểm tra chất lượng các loại nguyên liệu và các sản phẩm xi măng. + Xác lập các yêu cầu, tổ chức đánh giá và giám sát về chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng xi măng bán thành phẩm và thành phẩm. + Xác lập và tổ chức kiểm soát đơn phối liệu, độ mịn xi măng các loại. + Kiểm soát chế độ bi trong các máy nghiền. + Duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại phòng thử nghiệm phù hợp theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO/IEC 17025. - Trung tâm quan hệ công chúng- đầu tư: + Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản… + Quản lý cổ đông. + Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác quản lý đất đai của công ty. + Tổ chức, thực hiện lập thủ tục đăng ký tham gia các giải thưởng về chất lượng, thương hiệu, vinh doanh doanh nghiệp…theo yêu cầu của đơn vị tổ chức. + Tổ chức, thực hiện công tác quan hệ công chúng thông qua việc tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho các chương trình xã hội. + Quản trị mạng, bổ sung, cập nhật kịp thời trang tin điện tử của công ty. - Trung tâm tiêu thụ: + Nhận thông tin từ khách hàng, xuất hóa đơn kịp thời cho khách hàng. + Lập và theo dõi các hợp đồng tiêu thụ, hợp đồng vận chuyển. Tổ chức quản lý tốt các đơn đặt hàng, hóa đơn, chứng từ bán hàng. + Theo dõi, thống kê kịp thời lượng hàng tiêu thụ của từng đại lý, từng địa bàn, từng thời điểm. 28 + Kết hợp với các bộ phận khác tổ chức việc xuất hàng. + Kết hợp với bộ phận kế toán xác định chính xác công nợ của khách hàng. - Trung tâm cung ứng nguyên liệu. + Tham mưu cho Tổng giám đốc về xây dựng các phương án và kế hoạch cung ứng các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất. + Giám sát việc thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên liệu và báo cáo kết quả kịp thời cho Tổng giám đốc. + Giúp hội đồng nghiệm thu trong việc tổ chức nghiệm thu nguyên liệu của công ty. + Giám sát và lựa chọn các nhà cung ứng. - Trung tâm thiết bị phụ tùng: + Lập kế hoạch muavà tổ chức việc mua vật tư, thiết bị, dịch vụ phục vụ sản xuất xi măng. + Tổ chức bảo quản, cấp phát, kiểm tra việc sử dụng vật tư, thiết bị. - Trung tâm hành chính: + Tổ chức công tác lễ tân, đón tiếp khách đến làm việc, thể hiện văn hóa doanh nghiệp. + Trang bị dụng cụ văn phòng và phục vụ công tác đối nội, đối ngoại. + Chăm lo đời sống của người lao động. + Tổ chức công việc trong các lĩnh vực: bảo vệ an ninh trật tự, phụ trợ chăm sóc cây xanh, tạp vụ, nhà ăn, bếp ăn tập thể. 29 3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC KẾ TOÁN 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN. KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ, VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ TSCĐ. KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ THUẾ. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ THỦ QUỸ. Nguồn: www.ximangtaydo.vn Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kế toán - Giám đốc tài chính (kiêm kế toán trưởng) + Tổ chức sắp xếp, phân công nhân sự trong bộ phận kế toán của công ty; chịu trách nhiệm về công tác kế toán, thống kê tài chính, quản lý theo dõi và đầu tư tài chính theo quy định. + Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ, quy định tài chính của nhà nước. + Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty trong công tác điều hành sản xuất. - Kế toán tổng hợp + Theo dõi báo cáo kịp thời về tình hình biến động tài chính của công ty. + Chịu trách nhiệm về phần tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh. + Lập báo cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kế toán, báo cáo thống kê gửi cho các đơn vị liên quan khi có yêu cầu. + Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong kỳ. + Tham gia công tác quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, quyết toán tài chính và thanh tra kiểm tra quyết toán. - Kế toán vốn bằng tiền + Chịu trách nhiệm về phần hành kế toán thu chi tiền. 30 + Thực hiện công tác tạm ứng và theo dõi số dư tạm ứng với nhân viên của công ty. + Phát hiện các sai sót, chênh lệch số tiền và kịp thời báo cáo cho kế toán trưởng biết để xử lý. + Tổ chức sắp xếp, tiến hành lưu trữ các tài liệu, hồ sơ chứng từ có liên quan đến công việc được giao. - Kế toán công nợ phải trả, vật tư, hàng hóa và tài sản cố định + Theo dõi tình hình xuất, nhập và đảm bảo tồn kho vật tư hàng hóa ở mức quy định. + Tham gia công tác nhiệm thu, kiểm kê vật tư hàng hóa. + Kịp thời báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo biết khi có sai sót. + Tham gia công tác quyết toán sửa chữa lớn tài sản cố định. + Theo dõi các khoản phải trả khách hàng. + Tổ chức sắp xếp, tiến hành lưu trữ các tài liệu, hồ sơ chứng từ có liên quan đến công việc được giao. - Kế toán tiền lương và thủ quỹ + Theo dõi tình hình tiền mặt tại quỹ. + Đảm bảo nhu cầu thu, chi tiền mặt cho công ty. + Tham gia công tác kiểm kê tiền mặt tại quỹ và tham mưu cho lãnh đạo xử lý khi có phát sinh chênh lệch. + Thực hiện việc gửi tiền vào tài khoản hoặc nhận tiền từ tài khoản. + Theo dõi việc thanh toán với công nhân viên chức. - Kế toán tiêu thụ và thuế. + Theo dõi tình hình tiêu thụ. + Theo dõi việc thanh toán của khách hàng. + Theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà Nước 3.3.2 Hình thức kế toán - Kỳ kế toán năm: bắt đầu 01/01 và kết thúc vào 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là thực hiện theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Hình thức kế toán: ghi sổ bằng máy vi tính được xây dựng trên cơ sở nhật ký chung. - Phương pháp tính giá xuất kho vật tư, hàng hóa: phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. - Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 31 - Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. - Công ty sử dụng phần mềm kế toán: Bravo 7.0 Chứng từ kế toán tcừ SỔ NHẬT KÝ CHUNG tcừ Sổ, thẻ kế toán chi tiết tcừ Sổ, thẻ kế toán chi tiết tcừ SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh tcừ Bảng Tổng hợp chi tiết tcừ BÁO CÁO TÀI CHÍNH tcừ Ghi chú: Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký chung 3.4 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY 3.4.1 Chức năng Công ty cổ phần xi măng Tây Đô với chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB30, PCB40…nhãn hiệu Xi Măng Tây Đô theo quy chuẩn 16-1:2011 (TCVN 6260-2009), thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới, tăng cường tính chống xâm thực, ăn mòn ở môi trường nước nhiễm phèn, mặn, tăng độ dẻo bê tông, dễ bơm, dễ thi công. 3.4.2 Nhiệm vụ Lập qui hoạch, xây dựng, quản lý và vận hành một trạm nghiền xi măng ở phường Phước Thới, Quận Ô Môn bao gồm các cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt 32 động sản xuất và một cầu cảng chuyên dụng để tiếp nhận nguyên vật liệu và xuất sản phẩm. Chủ động lập kế hoạch các loại nguyên vật liệu như clinker, thạch cao, các chất phụ gia khác để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức ổn định. Chủ động tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm không chỉ ở thị trường Cần Thơ mà còn cho các vùng lân cận. Bảo đảm kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của công ty. Đảm bảo và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. Phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được Đảng và nhà nước giao phó, luôn trích nộp đúng và đủ những khoản thuế, không những vậy công ty còn làm tốt trách nhiệm của một doanh nghiệp đối với công tác xã hội trên địa bàn. 3.4.3 Mục tiêu Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô là thương hiệu biểu tượng về chất lượng. Nói đến Xi măng Tây Đô là nói đến xi măng chất lượng cao và ổn định, phù hợp với vùng đất Đồng Bằng Sông Cửu Long, đáp ứng mọi nhu cầu xây dựng về dân dụng và công nghiệp. Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô cam kết:  Tuân thủ đầy đủ các công ước Quốc tế về lao động, các quy định pháp luật của Việt Nam về lao động, chất lượng, môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và các yêu cầu khác mà công ty cam kết áp dụng; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng.  Nâng cao việc kiểm soát các tác động, các mối nguy và rủi ro từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm xi măng của Công ty đối với môi trường, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.  Cung cấp đầy đủ nguồn lực, tạo môi trường làm việc an toàn và chăm lo đời sống người lao động, phấn đấu để không có tác động xấu cho môi trường hay rủi ro cho bất cứ nhân viên trong công ty, các đối tác, khách viếng thăm và cộng đồng xung quanh.  Thực hiện cải tiến thường xuyên. Để triển khai và thực hiện hiệu quả các cam kết trên, công ty đã thiết lập và duy trì áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn Quốc tế:  ISO 9001: Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng.  ISO 14001: Tiêu chuẩn về HTQL môi trường. 33  ISO/IEC 17025: Tiêu chuẩn về HTQL chất lượng phòng thử nghiệm.  OHSAS 18001: Tiêu chuẩn về HTQL AT và sức khỏe nghề nghiệp.  SA 8000: Tiêu chuẩn về HTQL trách nhiệm xã hội. Chính sách này được phổ biến tới tất cả cán bộ công nhân viên và đảm bảo được thấu hiểu, thực hiện, duy trì ở mọi cấp, và được lãnh đạo công ty xem xét định kỳ để đảm bảo sự phù hợp. Chính sách này cũng được thông báo rộng rãi đến khách hàng, nhà cung ứng và các bên có liên quan. Mục tiêu chất lượng năm 2013:  Thực hiện tiêu thụ 550.000 tấn xi măng trong năm 2013, phấn đấu đạt 600.000 tấn/năm. Cổ tức đạt 30%năm.  Không có khiếu nại hợp lý của khách hàng về giao hàng trễ, chất lượng xi măng. Đảm bảo các chỉ tiêu môi trường như: nước thải, nồng độ bụi, tiếng ồn, chiếu sáng, vi khí hậu…phù hợp theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đảm bảo 365 ngày trong năm 2013 không xảy ra tai nạn nghề nghiệp nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh nghề nghiệp của công nhân. 3.5 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG CÁC NĂM 2010, 2011, 2012 34 Bảng3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Tên chỉ tiêu Năm Năm Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 Số tiền 1. Doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu tài chính 7. Chi phí tài chính 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 637.860 0 637.860 550.661 87.198 2.988 5.893 15.869 21.665 46.759 1.735 636 1.099 47.858 697.860 0 697.860 605.661 92.198 5.652 8.706 17.411 22.239 49.494 642 326 316 49.810 705.860 0 705.860 612.198 93.661 4.393 9.804 16.453 21.873 49.925 768 169 598 50.523 60.000 0 60.000 55.000 5.000 2.664 2.813 1.542 575 2.735 (1.093) (310) (783) 1.952 Tỷ lệ (%) 9,41 9,41 9,99 5,73 89,17 47,73 9,71 2,65 5,85 (63,01) (48,76) (71,25) 4,08 Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh _Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 35 Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 8.000 1,15 0 8.000 1,15 6.537 1,08 1.463 1,59 (1.258) (22,27) 1.098 12,61 (958) (5,50) (366) (1,65) 431 0,87 126 19,58 (156) (48,02) 282 89,29 713 1,43 Qua bảng trên ta thấy trong năm 2010 doanh thu công ty đạt 637.860 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 550.661 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, lợi nhuận gộp đạt 87.198 triệu đồng đây là một kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Năm 2011 tổng doanh thu đạt 697.860 triệu đồng tăng 60.000 triệu đồng tương đương 9,41% so với năm 2010 và tiếp tục tăng trong năm 2012. Cụ thể, năm 2012 tăng 8.000 triệu đồng tương đương 1,15% so với năm 2011, tổng doanh thu có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng chậm. Những biến động trên làm cho lợi nhuận gộp trong các năm 2011, 2012 đều tăng so với năm trước đó. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận gộp tăng 5.000 triệu đồng tương đương 5,73% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 1.463 triệu đồng tương đương 1,59% so với năm 2011. Chi phí tài chính trong các năm không ngừng tăng lên cụ thể trong năm 2010 là 5.893 triệuđồng, năm 2011 là 8.706 triệu đồng, năm 2012 là 9.804 triệu đồng nguyên nhân là do lãi suất ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 giảm, cụ thể năm 2011 so với 2010 chi phí bán hàng tăng 1.542 triệu đồng tương đương 9,71%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 575 triệu đồng tương đương 2,65%; năm 2012 so với năm 2011 chi phí bán hàng giảm 958 triệu đồng tương đương (5,50%) và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 366 triệu đồng tương đương (1,65%); nguyên nhân giảm đây chính là nổ lực của các nhân viên của công ty trong việc cắt giảm tiết kiệm các chi phí không cần thiết; một nguyên nhân khác nữa là trong năm 2012 công ty đã ký kết thành công nhiều hợp đồng đối với khách hàng quan trọng nên đã giảm được nhiều chi phí bán hàng. Đối với lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty: lợi nhuận trước thuế không ngừng tăng qua các năm cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả. - Năm 2010 công ty đạt lợi nhuận là 47.858 triệu đồng, kết quả này là rất khả quan so với các công ty khác. - Năm 2011 lợi nhuận tiếp tục tăng đạt 49.810triệu đồng tăng 1.952triệu đồng tương đương 4,08% so với năm 2011. - Hoạt động kinh doanh của công ty tiếp tục đạt kết quả cao trong năm 2012 cụ thể lợi nhuận trước thuế đạt 50.523triệu đồng tăng 713triệu đồng tương đương 1,43% so với năm 2011. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tốt đẹp trong các năm qua là do trong thời gian này công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, thành công trong 36 việc tìm kiếm khách hàng mới. Mặc khác, công ty đã sử dụng chi phí một cách hiệu quả đã góp phần làm cho lợi nhuận không ngừng tăng lên. Qua phân tích trên có thể thấy trong các năm 2010, 2011, 2012 công ty hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận qua các năm không ngừng tăng lên.Có được kết quả này là nhờ sự điều hành sáng suốt linh hoạt kịp thờicủa Ban lãnh đạo công ty và sự phấn đấu nổ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. 37 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Tên chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 366.376 0 366.376 317.972 48.404 2.967 4.571 9.141 11.676 25.984 337 151 186 26.170 388.223 0 388.223 336.709 51.514 2.416 5.392 9.049 12.030 27.459 422 93 329 27.788 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính 8. Chi phí báng hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh _Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 38 Số tiền 21.846 0 21.846 18.737 3.110 (551) 821 (91) 354 1.474 85 (58) 143 1.617 Tỷ lệ (%) 5,96 5,96 5,89 6,42 (18,57) 17,97 (1,00) 3,04 5,67 25,28 (38,34) 76,97 6,18 Qua bảng phân tích ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 có hướng phát triển so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt con số 27.788 triệu đồng tức tăng 1.617 triệu đồng so về số tiền còn nếu so về tỷ lệ thì nó đã tăng 6,18%. Đóng góp cho sự tăng trưởng của tổng lợi nhuận trước thuế là sự tăng lên của hai khoản lợi nhuận gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, trong đó lợi nhuận khác có mức tăng cao nhất nếu so về tỷ lệ thì nó đã tăng 76,97% chạm mốc lợi nhuận 329 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm, nguyên nhân của việc tăng này là do sự sụt giảm mạnh về tốc độ của chi phí khác là 38,34% tương ứng số tiền 58 triệu đồng và sự tăng lên đột biến của khoản thu nhập khác khi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 nó đã đạt 422 triệu đồng tăng 85 triệu đồng về số tiền và 25,28% về tỷ lệ. Riêng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận khác và tổng lợi nhuận nhưng do đây là khoản lợi nhuận chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng lợi nhuận nên mặc dù tăng chậm nhưng nó cũng đã làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.474 triệu đồng. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.6.1 Thuận lợi Công ty có được hai cổ đông chiến lược là SADICO Cần Thơ và xi măng Hà Tiên 2 đã và đang giúp đỡ cho công ty phát triển nhanh và vững mạnh. Công ty có vị trí địa lý nằm ở bên bờ Nam sông Hậu trung tâm của Thành phố Cần Thơ thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu vào cũng như việc xuất bán giao thương đường thủy. Nằm cạnh nhà máy nhiệt điện Ô Môn đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời Công ty có máy phát điện dự phòng công suất 500 KVA cung cấp liên tục và kịp thời không để xảy ra gián đoạn khi lưới điện xảy ra sự cố. Công ty đang áp dụng cùng lúc 5 tiêu chuẩn về: môi trường, chất lượng xi măng và phòng thí nghiệm, an toàn cho người lao động, trách nhiệm với xã hội. Từ đây, công ty đã tạo được niềm tin, sự an tâm cho khách hàng, người lao động và người dân sinh sống xung quanh khu vực công ty. Một thuận lợi nữa không thể không nhắc đến. Đó là, công ty có được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, 39 tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc, tâm huyết với nghề đây là một lợi thế rất lớn giúp công ty phát triển. Công ty cũng được sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện để phát triển của các cấp, chính quyền địa phương. 3.6.2 Khó khăn Hiện nay, công ty chưa chủ động sản xuất được một số nguyên liệu quan trọng đầu vào để phục vụ cho sản xuất xi măng mà chủ yếu là phải nhập khẩu hoặc mua từ các đơn vị khác. Do đó, công ty không đảm bảo được nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào ổn định. Các chi phí đầu vào có xu hướng tăng. Những năm gần đây, sản phẩm công ty bị sự cạnh tranh rất gay gắt từ các nhà máy xi măng trong khu vực. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, công ty đang bị ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế trong nước như: bất động sản vẫn đóng băng, tốc độ tăng trưởng chậm, lạm phát bước đầu đã được kiềm chế nhưng chưa ổn định, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. 3.6.3 Định hướng phát triển của Công ty Thực hiện chính sách chất lượng hướng đến người tiêu dùng với tiêu chí:"sản phẩm-dịch vụ chất lượng cao, thân thiện với môi trường và hướng đến cộng đồng". Công ty đã áp dụng cùng lúc năm hệ thống quản lý vào sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Cũng cố và giữ vững các khách hàng và thị trường truyền thống. Đồng thời, từng bước mở rộng thị trường tiềm năng. Tạo mối quan hệ bền chặt giữa Công ty với các khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc đề ra các chính sách – chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu và nguyện vọng của khách hàng, từ đó tạo thêm uy tín cho công ty, thu hút thêm các khách hàng mới. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, dịch vụ trước và sau bán hàng cho phù hợp với đặc điểm của từng thị trường. Linh hoạt đưa ra giá bán và các hình thức khuyến mại cho khách hàng phù hợp với từng thời điểm và từng thị trường. Liên doanh, liên kết với các đối tác chiến lược để đầu tư xây dựng và sản xuất các sản phẩm từ xi măng, nhằm để đa dạng hóa sản phẩm trong chiến 40 lược xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững theo mô hình tổ hợp công nghiệp. Nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của công ty đối với cộng đồng nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh của công ty, thông qua việc hỗ trợ và tư vấn chương trình bảo vệ môi trường cho các tầng lớp xã hội; thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp có thương hiệu Tây Đô để tạo sự gắn kết cùng xây dựng và phát triển thương hiệu; tài trợ kinh phí cho các chương trình khuyến học, nghiên cứu khoa học cho học sinh và sinh viên; tài trợ kinh phí cho các lễ hội truyền thống dân tộc ở các tỉnhthành Đồng Bằng Sông Cửu long. 41 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ 4.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 4.1.1 Quy trình sản xuất tại công ty Các loại xi măng của công ty có cùng một quy trình công nghệ và phương thức sản xuất. Điểm khác biệt trong việc sản xuất của các loại xi măng trên chính là thành phần của nguyên vật liệu đầu vào. Xử lý nguyên vật liệu không đạt Clinke, Đá bu, Thạch cao, Trợ nghiền Kiểm tra kho Silo Định lượng Nghiền Nghiền lại Kiểm tra Silo xi măng Đóng bao Xử lý lại Kiểm tra Nguồn: Trung tâm sản xuất Nhập Kho, xuất bán Hình 4.1: Sơ đồ quy trình sản xuất xi măng 42 4.1.2 Các nguyên tắc tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty 4.1.2.1 Nguyên tắc tập hợp các loại chi phí sản xuất Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi riêng chi tiết cho từng loại mặt hàng và sẽ được tính trực tiếp cho loại mặt hàng đó. 4.1.2.2 Nguyên tắc tính giá thành sản phẩm Hàng ngàycông ty tập hợp chi phí sản xuất sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và đến cuối tháng công ty sẽ kết chuyển tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang sang tài khoản thành phẩm để tính giá thành sản phẩm. Hàng tháng công ty sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm căn cứ vào thành phẩm thực tế nhập kho cuối kỳ để xác định giá thành đơn vị của sản phẩm. Phương pháp tính giá thành mà công ty áp dụng là phương pháp giản đơn. 4.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Trong Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô, việc sản xuất hai loại xi măng PCB 30 và PCB 40 là hoàn toàn tách biệt, chỉ sử dụng cùng quy trình công nghệ còn quá trình sản xuất thì từng loại xi măng được sản xuất lần lượt. Vì vậy các loại chi phí được phân bổ riêng biệt cho từng loại sản phẩm. Công ty áp dụng phần mềm kế toán với hình thức nhật ký chung. Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ phát sinh như tờ trình, hóa đơn, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, bảng lương phụ cấp, bảng thanh toán lương cho nhân viên phục vụ phân xưởng, bảng trích khấu hao TSCĐ... Sau khi kiểm tra tính chính xác, kế toán xác định giá thành sản phẩm tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm đã được thiết kế trên máy vi tính, các thông tin sẽ tự động cập nhật vào các sổ nhật ký chung, sổ chi phí sản xuất kinh doanh của các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa TK 155 và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 155. Song song với việc nhập dữ liệu vào máy thì nhân viên kế toán của công ty sẽ ghi bằng tay vào các sổ như sổ nhật ký đặt biệt để dễ dàng trong việc kiểm tra đối chiếu trong công tác ghi sổ bằng tay và máy vi tính. Trong tháng 12 năm 2012 căn cứ vào các chứng từ (xem phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10) kế toán vật tư và thành phẩm tiến hành ghi vào sổ nhật ký chung. 43 Bảng 4.1: Sổ nhật ký chung CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ NHẬT KÝ CHUNG ĐVT: đồng Ngày tháng ghi sổ A 01/12 Chứng từ Ngày Số hiệu tháng B C 1337/12 01/12 Số phát sinh Diễn giải TK đối ứng D Xuất Clinker dùng sản xuất xi măng PCB 30 01/12 1341/12 01/12 Xuất Clinker dùng sản xuất xi măng PCB 40 01/12 1343/12 01/12 Xuất Puzoland dùng sản xuất xi măng PCB 30 01/12 1347/12 01/12 Xuất Puzoland dùng sản xuất xi măng PCB 40 01/12 1349/12 01/12 Xuất thạch cao dùng sản xuất xi măng PCB 30 01/12 1351/12 01/12 Xuất thạch cao dùng sản xuất xi măng PCB 40 01/12 01/12 1360/12 1362/12 01/12 01/12 Xuất chất trợ nghiền dùng sản xuất xi măng PCB 30 Xuất chất trợ nghiềndùng sản xuất xi măng PCB 40 Cộng chuyển sang trang sau E 621 1521 621 1521 621 1521 621 1521 621 1521 621 1521 621 1522 621 1522 Nợ Có 1 2 2.389.667.272 2.389.667.272 13.863.233.445 13.863.233.445 181.069.809 181.069.809 523.235.034 523.235.034 128.185.061 128.185.061 834.657.720 834.657.720 46.210.884 46.210.884 218.234.070 18.184.493.295 44 218.234.070 18.184.493.295 Cộng trang trước chuyển sang 31/12 18.184.493.295 31/12 Chi phí dịch vụ mua ngoài 627 3.488.453.044 112 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 Chi phí bằng tiền khác 31/12 Lương công nhân trực tiếp sản xuất PCB 30 31/12 Trích các khoản theo lương CNTTSX PCB 30 31/12 Lương công nhân trực tiếp sản xuất PCB 40 31/12 Trích các khoản theo lương CNTTSX PCB 40 31/12 Lương nhân viên quản lý phân xưởng 31/12 Trích các khoản theo lương quản lý phân xưởng 31/12 Trích khấu hao TSCĐ tại phân xưởng sản xuất 31/12 Kết chuyển chi phí NVL TT SX xi măng PCB 30 Cộng chuyển sang trang sau 627 112 622 334 622 338 622 334 622 338 627 334 627 338 627 214 154 621 3.488.453.044 1.445.437.105 1.445.437.105 111.320.689 111.320.688 11.297.165 11.297.166 551.731.621 551.731.621 55.991.425 55.991.425 10.837.988 10.837.988 2.437.591 2.437.591 547.192.663 547.192.663 2.745.137.488 2.745.137.488 27.154.330.074 45 18.184.493.295 27.154.330.074 Cộng trang trước chuyển sang 31/12 31/12 31/12 31/12 27.154.330.074 Kết chuyển chi phí NC TT SX xi măng PCB 30 154 Kết chuyển chi phí SXC xi măng PCB 30 622 154 122.617.854 122.617.854 922.454.756 922.454.756 627 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí NVL TT SX xi măng PCB 40 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí NC TT SX xi măng PCB 40 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí SXC xi măng PCB 40 31/12 31/12 31/12 31/12 Nhập kho xi măng PCB 30 Nhập kho xi măng PCB 30 154 621 154 622 154 627 155 154 155 154 Cộng số phát sinh 15.439.360.539 15.439.360.539 607.723.046 607.723.046 4.571.903.635 4.571.903.635 3.790.205.638 3.790.205.638 20.618.986.950 20.618.986.950 73.227.582.492 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 46 27.154.330.074 73.227.582.492 Nhìn chung, qua công tác ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ được phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác và đảm bảo thuận lợi trong việc kiểm tra đối chiếu với các sổ có liên quan khi cần thiết. Căn cứ vào sổ nhật ký chung tiến hành ghi vào các sổ liên quan theo từng đối tượng chi phí. Cụ thể: 4.1.3.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 bao gồm: clinker, puzoland, thạch cao, vật liệu khác. Chứng từ kế toán sử dụng là tờ trình, hóa đơn và phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Hàng tháng dựa vào kế hoạch sản xuất từng loại mặt hàng,công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất các loại mặt hàng theo kế hoạch của công ty. Tài khoản sử dụng trong việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng 2 tài khoản sau: - TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”: dùng để phản ánh trị giá nguyên vật liệu nhập kho và trị giá nguyên vật liệu xuất kho phục vụ sản xuất. - TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong tháng 12 năm 2012 Công ty đã tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất 2 loại xi măng PCB 30 và PCB 40 cụ thể như sau:  Xi măng PCB 30 Bảng 4.2: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất PCB30 ĐVT: đồng STT 1 2 3 4 Khoản mục Clinker Puzoland Thạch cao Vật liệu khác Tổng cộng ĐVT Tấn Tấn Tấn Kg Khối lượng 2.192,44 1.051,72 181,26 4.392,67 Đơn giá 1.089.960 172.165 707.175 10.520 Thành tiền 2.389.667.274 181.069.809 128.185.061 46.210.884 2.745.133.028 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô  Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4). 47  Hạch toán tổng quát:  Nợ TK 621: 2.698.922.144 đồng Có TK 1521 (Clinker): 2.389.667.274 đồng Có TK 1521 (Puzoland): 181.069.809 đồng Có TK 1521 (Thạch cao): 128.185.061 đồng  Nợ TK 621: 46.210.884 đồng Có TK 1522: 46.210.884 đồng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất:  Nợ TK 154: 2.745.133.028 đồng Có TK 621: 2.745.133.028 đồng TK 621(PCB30) TK 1521 TK 154 2.698.922.144đồng 2.745.133.028 đồng TK 1522 46.210.884 đồng Hình 4.2: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp _PCB30  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 PCB 30 (xem phụ lục 13)  Xi măng PCB 40 Bảng 4.3: Tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất PCB40 ĐVT: đồng STT Khoản mục ĐVT 1 Clinker Tấn 2 Puzoland Tấn 3 Thạch cao Tấn 4 Vật liệu khác kg Tổng cộng Khối lượng 12.719,03 3.039,15 1.180,27 20.744,68 Đơn giá 1.089.960 172.165 707.175 10.520 Thành tiền 13.863.233.445 523.235.034 834.657.720 218.234.070 15.439.360.269 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô  Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 5, Phụ lục 6, Phụ lục 7, Phụ lục 8). 48  Hạch toán tổng quát:  Nợ TK 621: 15.221.126.199 đồng Có TK 1521 (Clinker): 13.863.233.445 đồng Có TK 1521 (Puzoland): 523.235.034 đồng Có TK 1521 (Thạch cao): 834.657.720 đồng  Nợ TK 621: 218.234.070 đồng Có TK 1522 : 218.234.070đồng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất:  Nợ TK 154: Có TK 621: TK 1521 15.439.360.269 đồng 15.439.360.269 đồng TK 621(PCB40) TK 154 15.221.126.199 đồng 15.439.360.269 đồng TK 1522 218.234.070 đồng Hình 4.3: Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp _PCB40  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 621 PCB 40 (xem phụ lục 14 )  Đồng thời ghi vào sổ cái tài khoản 621 49 Bảng 4.4: Sổ cái TK 621 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CÁI Chứng từ Ngày tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng A B C 01/12 01/12 01/12 01/12 01/12 01/12 01/12 01/12 TK621 Đối tượng: Chi phí NVL TT Tháng 12 năm 2012 Số tiền TK Diễn giải đối Nợ Có ứng D E 1 2 - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng Xuất Clinker dùng 1521 16.252.900.719 sản xuất Xuất Puzoland 1521 704.304.843 dùng sản xuất Xuất Thạch cạo 1521 962.842.781 dùng sản xuất Xuất vật liệu khác 1522 264.449.414 dùng sản xuất Kết chuyển CP 154 18.184.497.757 NVL TT - Cộng số phát sinh 18.184.497.757 18.184.497.757 - Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 4.1.3.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: tiền lương chính, các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. + Lương chính được tính dựa trên sản lượng sản xuất, cụ thể: Lương theo sản phẩm = sản lượng sản xuất x đơn giá tiền lương (4.1) (Đơn giá tiền lương do hội đồng quản trị quyết định) + Các khoản trích theo lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính dựa trên mức lương cơ bản. Lương cơ bản = hệ số x mức lương tối thiểu Chứng từ kế toán sử dụng: là các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, bảng lương phụ cấp. Cuối tháng phân xưởng sản xuất sẽ gửi bảng chấm công đến phòng kế toán. Kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính toán tiền lương chính, lương ngoài giờ, phụ cấp theo đúng quy định, 50 (4.2) đồng thời trích kinh phí công đoàn 2%, bảo hiểm xã hội 17% , bảo hiểm y tế 3% và bảo hiểm thất nghiệp 1% tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Tài khoản sử dụng: để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng các tài khoản sau: - TK 334 “phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất. - TK 338 “phải trả phải nộp khác”: dùng để phản ánh các khoản trích theo lương công nhân viên do Công ty chi trả được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó chi tiết thành TK 3382 “kinh phí công đoàn”, TK 3383 “bảo hiểm xã hội”, TK 3384 “bảo hiểm y tế”, TK 3389” bảo hiểm thất nghiệp”. - TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”: dùng để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp. Trong tháng 12 năm 2012 chi phí nhân công trực tiếp sản xuất được tổng hợp như sau: Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí chi phí nhân công trực tiếp sản xuất PCB 30, PCB40 ĐVT: Đồng STT Khoản mục 1 Tiền lương thực tế Các khoản trích theo lương 2 Trong đó: - BHXH - BHYT - KPCĐ - BHTN Tổng cộng 3 PCB30 111.320.689 11.297.165 8.350.079 1.473.543 982.362 491.181 122.617.854 PCB40 551.731.621 55.991.425 41.384.966 7.303.229 4.868.820 2.434.410 607.723.046 Tổng 663.052.310 67.288.590 49.735.045 8.776.772 5.851.182 2.925.591 730.340.900 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô  Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 9).  Hạch toán tổng quát:  Xi măng PCB 30: Lương nhân viên trực tiếp sản xuất:  Nợ TK 622: Có TK 334: 111.320.689đồng 111.320.689đồng Các khoản trích theo lương:  Nợ TK 622: Có TK 3382: Có TK 3383: Có TK 3384: Có TK 3389: 11.297.165đồng 982.362 đồng 8.350.079 đồng 1.473.543 đồng 491.181đồng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất: 51  Nợ TK 154: Có TK 622: TK 334 122.617.854đồng 122.617.854 đồng TK 622 ( PCB 30) TK 154 111.320.689 đồng 122.617.854 đồng TK 338 11.297.165 đồng Hình 4.4: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp_PCB30  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 PCB 30 (xem phụ lục 15 )  Xi măng PCB 40: Lương nhân viên trực tiếp sản xuất:  Nợ TK 622: 551.731.621đồng Có TK 334: 551.731.621đồng Các khoản trích theo lương:  Nợ TK 622: 55.991.425đồng Có TK 3382: 4.868.820 đồng Có TK 3383: 41.384.966 đồng Có TK 3384: 7.303.229đồng Có TK 3389: 2.434.410đồng Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất :  Nợ TK 154: Có TK 622: TK 334 607.723.046 đồng 607.723.046 đồng TK 622 ( PCB 40) TK 154 551.731.621 đồng 607.723.046 đồng TK 338 55.991.425 đồng Hình 4.5: Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp_PCB40 52  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 622 PCB 40 (xem phụ lục 16 )  Đồng thời kế toán ghi vào sổ cái TK 622 Bảng 4.6: Sổ cái TK 622 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CÁI Chứng từ Ngày tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng A B C 31/12 31/12 31/12 31/12 TK622 Đối tượng: Chi phí NCTT Tháng 12 năm 2012 Số tiền TK Diễn giải đối Nợ Có ứng D E 1 2 - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng Lương CNTTSX 334 663.052.310 Các khoản trích 338 67.288.590 theo lương Kết chuyển CP 154 730.340.900 NCTT - Cộng số phát 730.340.900 730.340.900 sinh - Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 4.1.3.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô là những chi phí phục vụ và quản lý chung cho tất cả các tổ sản xuất và toàn phân xưởng. Bao gồm: chi phí lương nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng, chi phí vệ sinh, chi phí sửa chữa và khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng sản xuất, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí điện, nước, chi phí khác bằng tiền… Chứng từ kế toán sử dụng: là các chừng từ, hoá đơn mua ngoài, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng thanh toán lương cho nhân viên phục vụ phân xưởng…Tài khoản sử dụng: - Các TK 111, TK 131, TK 152, TK 153, TK 214, TK 242, TK 331, TK 334, TK 338…: dùng để phản ánh các chi phí phát sinh phục vụ phân xưởng sản xuất. - TK 627 “chi phí sản xuất chung”: dùng để tập hợp chi phí sản xuất chung. Trong tháng 12 năm 2012 chi phí sản xuất chung được tổng hợp bao gồm: 53  PCB 30 Bảng 4.7: Tổng hợp chi phí chi phí sản xuất chung xi măng PCB 30 ĐVT: Đồng STT Khoản mục Số tiền 1 Tiền lương nhân viên quản lý 1.819.605 2 Các khoản trích theo lương 409.249 Trong đó: - BHXH 302.489 - BHYT 53.380 - KPCĐ 35.587 - BHTN 17.793 3 Khấu hao TSCĐ 91.868.866 4 Dịch vụ mua ngoài 585.680.779 5 Chi phí bằng tiền khác 242.676.257 Tổng Cộng 922.454.756 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô   Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 9, phụ lục 10). Hạch toán tổng quát: Tiền lương nhân viên quản lý:  Nợ TK 627: Có TK 334: 1.819.605 đồng 1.819.605đồng Các khoản trích theo lương:  Nợ TK 627: Có TK 3382: Có TK 3383: Có TK 3384: Có TK 3389: 409.249 đồng 35.587đồng 302.489đồng 53.380 đồng 17.793đồng Khấu hao TSCĐ:  Nợ TK 627: Có TK 214: 91.868.866 đồng 91.868.866 đồng Dịch vụ mua ngoài:  Nợ TK 627: 242.676.257 đồng Nợ TK 133: 19.528.192 đồng Có TK 112: 262.204.449 đồng Chi phí bằng tiền khác:  Nợ TK 627: Nợ TK 133: Có TK 112: 585.680.779 đồng 58.568.078 đồng 644.248.857 đồng 54 Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung:  Nợ TK 154: Có TK 627: TK 334 922.454.756 đồng 922.454.756 đồng TK 627(PCB 30) TK 154 1.819.605 đồng TK 338 409.249 đồng 922.454.756 đồng TK 214 91.868.866 đồng TK 112 828.357.036 đồng Hình 4.6: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung _PCB30  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627 PCB 30 (xem phụ lục 17 )  PCB 40 Bảng 4.8: Tổng hợp chi phí sản xuất chung xi măng PCB 40 STT 1 2 3 4 5 ĐVT: đồng Số tiền 9.018.384 2.028.341 1.499.209 264.566 176.377 88.189 455.323.797 2.902.772.265 1.202.760.848 4.571.903.635 Khoản mục Tiền lương nhân viên quản lý Các khoản trích theo lương Trong đó: - BHXH - BHYT - KPCĐ - BHTN Khấu hao TSCĐ Dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác Tổng cộng Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 55   Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 9, phụ lục 10). Hạch toán tổng quát: Tiền lương nhân viên quản lý:  Nợ TK 627: Có TK 334: 9.018.384 đồng 9.018.384 đồng Các khoản trích theo lương:  Nợ TK 627: Có TK 3382: Có TK 3383: Có TK 3384: Có TK 3389: 2.028.341 đồng 176.377 đồng 1.499.209 đồng 264.566 đồng 88.189 đồng Khấu hao TSCĐ:  Nợ TK 627: Có TK 214: 455.323.797 đồng 455.323.797 đồng Dịch vụ mua ngoài:  Nợ TK 627: Nợ TK 133: Có TK 112: 2.902.772.265 đồng 235.320.377 đồng 3.138.092.642 đồng Chi phí bằng tiền khác:  Nợ TK 627: Nợ TK 133: Có TK 112: 1.202.760.848 đồng 120.276.085đồng 1.323.036.933 đồng Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung:  Nợ TK 154: Có TK 627: 4.571.903.635 đồng 4.571.903.635đồng 56 TK 627 (PCB 40) TK 334 TK 154 9.018.384 đồng TK 338 2.028.341 đồng 4.571.903.635đồng TK 214 455.323.797 đồng TK 112 4.105.533.113 đồng Hình 4.7: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung _PCB40  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 627PCB 40 (xem phụ lục 18 )  Đồng thời ghi vào sổ cái TK 627 57 Bảng 4.9: Sổ cái TK 627 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CÁI Chứng từ Ngày tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng A B C 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 TK 627 Đối tượng: Chi phí SXC Tháng 12 năm 2012 Số tiền TK Diễn giải đối Nợ Có ứng D E 1 2 - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng Lương nhân viên 334 quản lí 10.837.988 Trích theo lương 338 2.437.591 Khấu hao TSCĐ 214 547.192.663 Dịch vụ mua ngoài 112 3.488.453.044 Bằng tiền khác 112 1.445.437.105 Kết chuyển CP SXC 154 5.494.358.391 - Cộng số phát sinh 5.494.358.391 5.494.358.391 - Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 4.1.3.4 Đánh giá sản phẩm dở dang Do đặc điểm của ngành xi măng khi nguyên vật liệu đưa vào sẽ được sử dụng hết cho ra thành phẩm nên trong quá trình sản xuất không có sản phẩm dở dang. 4.1.3.5 Tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm Cuối tháng công ty tiến hành tổng hợp các loại chi phí và tính giá thành các loại sản phẩm. Tài khoản được sử dụng cho việc hạch toán này là TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK 627 “chi phí sản xuất chung”, TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”, TK 155 “thành phẩm”. Cuối tháng công ty tiến hành tập hợp chi phí sản xuất sang TK 154 sau đó tiến hành nhập kho trị giá thành phẩm sản xuất được Tổng hợp chi phí sản xuất của 2 loại xi măng PCB 30 và PCB 40 như sau: 58 Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí sản xuất xi măng PCB 30và PCB40 ĐVT : đồng Khoản mục chi phí STT Số tiền PCB 30 1 Nguyên vật liệu trực tiếp 2 3 PCB 40 2.745.133.028 15.439.360.269 Nhân công trực tiếp 122.617.854 607.723.046 Sản xuất chung 922.454.756 4.571.903.635 3.790.205.638 20.618.986.950 Tổng cộng Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô   Chứng từ kèm theo: (Xem phụ lục 11, phụ lục 12). Hạch toán tổng quát:  Xi măng PCB 30  Nợ TK 154: 3.790.205.638 đồng Có TK 621: 2.745.133.028 đồng Có TK 622: 122.617.854 đồng Có TK 627: 922.454.756 đồng Cuối tháng Công ty đã sản xuất được 3.638,85 tấn xi măng PCB 30. Công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn, công ty không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nên: 3.790.205.638 = 1.041.594 đồng/ tấn Zđơn vị (PCB 30) = 3.638,85 Bảng 4.11:Thẻ tính giá thành xi măng PCB 30 ĐVT: đồng Các khoản mục chi phí Chỉ tiêu Tổng số tiền CPNVLTT CPSXDD đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng CPSXDD cuối tháng Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị 0 0 3.790.205.638 2.745.133.028 0 0 3.790.205.638 0 1.041.594 754.395,76 CPNCTTSX CPSXC 0 0 122.617.854 922.454.756 0 0 0 0 33.696,87 253.501,73 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 59 Cuối tháng công ty cho tiến hành nhập kho thành phẩm xi măng PCB 30:  Nợ TK 155: 3.790.205.638 đồng Có TK 154: 3.790.205.638 đồng TK 154 (PCB 30) TK 621 TK 155 2.745.133.028 đồng TK 622 122.617.854 đồng 3.790.205.638 đồng TK 627 922.454.756 đồng Hình 4.8: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất_ PCB30  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 PCB 30 (xem phụ lục 19) và sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa TK 155 PCB 30 (xem phụ lục 20)  Xi măng PCB 40  Nợ TK 154: 20.618.986.950 đồng Có TK 621: 15.439.360.269đồng Có TK 622: 607.723.046 đồng Có TK 627: 4.571.903.635 đồng Cuối tháng công ty đã sản xuất được 18.035 tấn xi măng PCB40. Công ty áp dụng tính giá thành theo phương pháp giản đơn, công ty không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nên: 20.618.986.950 Zđơn vị (PCB 40) = 18.035 60 = 1.143.276 đồng/ tấn Bảng 4.12:Thẻ tính giá thành xi măng PCB 40 ĐVT: đồng Các khoản mục chi phí Chỉ tiêu Tổng số tiền CPNVLTT CPSXDD đầu tháng 0 0 CPSX phát sinh trong tháng 20.618.986.950 15.439.360.269 CPSXDD cuối tháng 0 0 Tổng giá thành sản phẩm 20.618.986.950 0 Giá thành đơn vị 1.143.276 856.077,64 CPNCTTSX CPSXC 0 0 607.723.046 4.571.903.635 0 0 0 0 33.696,87 253.501,73 Nguồn:Tổng hợp báo cáo giá thành_ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô Cuối tháng công ty cho tiến hành nhập kho thành phẩm xi măng PCB 40  Nợ TK 155: 20.618.986.950 đồng Có TK 154: TK 621 20.618.986.950 đồng TK 154 (BCP40) PCB 40) TK 155 15.439.360.269đồng TK 622 607.723.046 đồng 20.618.986.950 đồng TK 627 4.571.903.635 đồng Hình 4.9: Sơ đồ kết chuyển chi phí sản xuất_ PCB40  Căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế toán tiến hành ghi vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 PCB 40 (xem phụ lục 21 ) và sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa TK 155 PCB 40 (xem phụ lục 22)  Đồng thời ghi vào sổ cái TK 154 và sổ cái TK 155 61 Bảng 4.13: Sổ cái TK 154 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CÁI Chứng từ Ngày tháng Số Ngày ghi sổ hiệu tháng A B C 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 TK 154 Đối tượng: Sản phẩm dở dang Tháng 12 năm 2012 Số tiền TK Diễn giải đối Nợ Có ứng D E 1 2 - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng Kết chuyển CP NVL TT 621 18.184.493.297 Kết chuyển CP NC TT 622 730.340.900 Kết chuyển CP SXC 627 5.494.358.391 Nhập kho thành phẩm 155 24.409.192.588 - Cộng số phát sinh 24.409.192.588 24.409.192.588 - Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô Bảng 4.14: Sổ cái TK 155 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CÁI TK 155 Đối tượng: Thành phẩm Tháng 12 năm 2012 Chứng từ Số tiền Ngày TK đối tháng Diễn giải Số Ngày ứng Nợ ghi sổ hiệu tháng A B C D E 1 - Số dư đầu tháng - Số phát sinh trong tháng 31/12 31/12 Nhập kho thành phẩm 154 24.409.192.588 - Cộng số phát sinh 24.409.192.588 - Số dư cuối tháng 24.409.192.588 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 62 Có 2 * Nhận xét: Qua công tác ghi sổ ở Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô ta nhận thấy rằng công ty áp dụng phần mềm kế toán kết hợp với việc ghi bằng tay được thiết kế theo hình thức nhật ký chung, khi nghiệp vụ phát sinh sẽ được kế toán phụ trách kiểm tra tính chính xác và đăng nhập vào các bảng đã được lập trình sẵn trên phần mềm, cũng từ đó các thông tin của các nghiệp vụ sẽ được tự động cập nhật vào các sổ có liên quan, đồng thời kế toán cũng ghi vào các sổ khác. Chính vì thế việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết sẽ được tự động cập nhật và đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được đăng nhập trong kỳ, giúp nhân viên kế toán rút ngắn thời gian cũng như dễ dàng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán với báo cáo tài chính khi đã in ra giấy. 63 4.2 PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ TRONG 3 NĂM TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 4.2.1 Phân tích biến động chung của chi phí sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012 Bảng 4.15: Biến động chi phí sản xuất của xi măng PCB 30 năm 2010, 2011, 2012 Chỉ tiêu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trực tiếp Tổng chi phí sản xuất Năm 2010 227.123 32.789 7.930 267.842 Năm 2011 Năm 2012 232.668 28.461 9.207 270.337 232.654 29.646 9.002 271.301 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 5.545 2,44 (4.328) (13,20) 1.277 16,11 2.495 Nguồn: phòng kế toán- tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 64 0,93 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền (%) (14) 1.185 (205) (0,01) 4,16 (2,23) 965 0,36 Qua bảng phân tích ta thấy trong năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp có xu hướng tăng khá cao so với năm 2010 (tăng 1.277 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 16,11%), chi phí nguyên vật liệu cũng tăng một lượng 5.545triệu đồng tương ứng tỷ lệ 2,44%, chi phí sản xuất chung giảm một lượng đáng kể 4.328triệu đồng tương ứng tỷ lệ 13,2%, so về tổng chi phí thì năm 2011 tỷ lệ chi phí tăng 0,93% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí nguyên vật liệu đã giảm nhưng giảm một lượng rất nhỏ 14triệu đồng tương ứng tỷ lệ 0,01%, chi phí nhân công cũng giảm 205triệu đồng với tỷ lệ giảm 2,23%, chi phí sản xuất lại tăng lên với tỷ lệ 4,16% tương ứng 1.185triệu đồng, so về tổng chi phí năm 2012 với 2011 thì chi phí có tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể chỉ khoảng 0,36%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 nhu cầu tiêu thụ xi măng tăng cao nên công ty đã đẩy mạnh sản xuất tăng sản lượng, nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng chủ yếu là nhập khẩu theo hợp đồng lại được dự trữ trong ngắn hạn không có kế hoạch dài hạn khi sản lượng tăng đột ngột đòi hỏi phải ký kết hợp đồng với đối tác mới với giá cao hơn không được hưởng các khoản ưu đãi về chiết khấu giảm giá…Trong năm 2012 công ty đã lập kế hoạch sản xuất phù hợp và thị trường tiêu thụ xi măng đã đi vào trạng thái bão hòa nên ít có biến động trong sản xuất. Sau khi phân tích số liệu thực tế, ta thấy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá thành sản phẩm, thường chiếm tỷ trọng xấp xỉ 90%. Do vậy, sự biến động của khoản mục này sẽ tác động mạnh đến tổng giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu không ngừng tăng lên và có xu hướng ngày càng tăng cao. Chỉ có chi phí sản xuất chung là giảm với chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành, nên tổng giá thành vẫn tăng. 65 Bảng 4.16: Biến động chi phí sản xuất của xi măng PCB 40 năm 2010, 2011, 2012 Chỉ tiêu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí nhân công trực tiếp Tổng chi phí sản xuất Năm 2010 231.706 30.499 7.796 270.000 Năm 2011 315.006 36.207 12.527 363.740 Năm 2012 322.411 37.297 12.320 372.029 Chênh lệch 2011 so với 2010 Tỷ lệ Số tiền (%) 83.300 35,95 5.708 18,72 4.731 60,69 93.739 34,72 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 66 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2012 so với 2011 Tỷ lệ Số tiền (%) 7.406 2,35 1.090 3,01 (207) (1,65) 8.289 2,28 Qua phân tích biến động các khoản mục giá thành của xi măng PCB 40 trong năm 2010, 2011,2012 ta thấy khoản mục chi phí nguyên vật liệu có mức độ tăng nhiều nhất (năm 2011 so với năm 2010 tăng 83.300 triệu đồng tương đương 36,95%, năm 2012 so với năm 2011 tăng 7.406triệu đồng tương đương 2,35%). Chi phí sản xuất chung cũng tăng qua các năm cụ thể năm 2011 tăng 5.708triệu đồng tương đương 18,72% so với 2010, sang năm 2012 tăng 1.090triệu đồng tương đương 3,01%. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 đột ngột tăng so với 2010 là 4.731triệu đồng tương ứng 60,69 % nhưng đến năm 2012 lại giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể giảm 207triệu đồng với tỷ lệ 1,65%. Nguyên nhân cũng như xi măng PCB 30 trong năm 2011 sản lượng PCB 40 tăng đột ngột là do chi phí tăng cao, đến năm 2012 công ty nắm bắt được thị trường nên đưa ra kế hoạch phù hợp làm chi phí ít biến động. * Nhận xét: Công ty cần hoạch định rõ chiến lược sản xuất đưa ra chiến lược sản xuất phù hợp với thị trường tránh tình trạng khi nhu cầu tiêu dùng tăng đột ngột ảnh hưởng đến quy trình sản xuất. Đối với nguyên liệu, bộ phận cung ứng nguyên vật liệu cần lập kế hoạch thu mua cũng như dự trữ nguồn vật liệu đề phòng trường hợp giá nguyên vật liệu liên tục tăng. 4.2.2 Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí sản xuất trong 3 năm 2010, 2011, 2012 4.2.2.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 67 Bảng 4.17: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 Năm 2010 Sản phẩm Vật tư Giá 1 Số lượng (tấn) 2 ĐVT: đồng Năm 2012 Năm 2011 Chi phí Giá 3 4 Số lượng (tấn) 5 Sản lượng Xi măng Clinker PCB30 Puzolan Thạch cao 250.554,15 997.657 0,790 197.596.875.952 168.608 0,355 14.990.107.831 686.352 0,053 9.084.913.837 250.639,50 1.021.212 170.025 697.652 Sản lượng Xi măng Clinker PCB40 Puzolan Thạch cao 243.156,18 997.663 0,859 208.280.483.385 168.603 0,192 7.878.002.486 686.355 0,075 12.512.121.596 336.649,95 1.021.210 171.003 698.035 Chi phí Giá 6 7 Chi phí 9 0,791 202.421.245.838 0,360 15.356.094.512 0,052 9.036.723.947 260.505,60 1.036.363 0,750 202.408.794.921 173.163 0,340 15.335.149.959 705.174 0,051 97.306.151.491 0,824 283.158.529.271 0,186 10.710.190.227 0,072 17.010.302.126 351.980,60 1.034.534 0,796 289.815.619.824 171.054 0,182 10.961.988.068 706.021 0,070 17.410.216.646 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 68 Số lượng (tấn) 8 Bảng 4.18: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất xi măng PCB30 và PCB 40 ĐVT: triệu đồng Sản phẩm Xi măng PCB30 Xi măng PCB40 Chênh lệch 2011/2010 Vật tư Clinker Puzolan Thạch cao Clinker Puzolan Thạch cao BĐ Lượng 1 88,1 232,9 (197,7) (11.735,0) (347,2) (597,4) Chênh lệch 2012/2011 Tổng biến động 3=2+1 4.755,0 358,9 (48,0) (4.929,0) (192,0) (302,6) BĐ giá 2 4.666,9 126,0 149,6 6.806,0 155,3 294,8 BĐ Lượng 4 (10.939,6) (903,3) (185,6) (9.970,2) (239,2) (571,6) Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 69 BĐ giá 5 3.121,4 294,6 101,3 3.862,7 3,3 203,5 Tổng biến động 6=4+5 (7.818,2) (608,7) (84,3) (6.107,5) (235,9) (368,2)  Xi măng PCB 30: Biến động chi phí trong năm 2011 so với năm 2010 - Biến động lượng của clinker là 88,1 triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng tăng từ 0,790 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 lên 0,791 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011. Đồng thời, biến động giá cũng tăng là 4.666,9 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua clinker tăng từ 997.657 đồng/tấn năm 2010 lên 1.021.212 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động tăng là 4.755 triệu đồng. - Biến động lượng của puzoland là 232,9 triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng tăng từ 0,355 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 lên 0,360 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Đồng thời, biến động giá cũng tăng 126 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua puzoland tăng từ 168.608 đồng/tấn năm 2010 lên 170.025 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động tăng 358,9 triệu đồng. - Biến động lượng của thạch cao là (197,7) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng giảm từ 0,053 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 xuống 0,052 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 149,6 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua thạch cao từ 686.352 đồng/tấn năm 2010 lên 697.652 đồng/tấn, từ đó làm tổng biến động giảm 48 triệu đồng. Biến động chi phí trong năm 2012 so với năm 2011 - Biến động lượng của clinker là (10.939,6) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất ra một tấn xi măng từ 0,791 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011 giảm xuống 0,750 tấn clinker/tấn xi măng năm 2012. Đồng thời biến động giá 3.121,4 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua clinker từ 1.021.212 đồng/tấn năm 2011 lên 1.036.363 đồng/tấn năm 2012, do biến động lượng cao hơn biến động giá làm tổng biến động giảm 7.818,2 triệu đồng. -Biến động lượng của puzoland là(903,3) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng từ 0,360 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011 xuống 0,340 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2012. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 294,6 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland từ 170.025 đồng/tấn lên 173.163 đồng/tấn năm, từ đó làm tổng biến động giảm 608,7 triệu đồng. -Biến động lượng của thạch cao là (185,6) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng giảm từ 0,052 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011 xuống 0,051 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2012. Đồng thời biến động giá lại tăng 101,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua thạch cao tăng từ 697.652 đồng/tấn năm 2011 lên 705.174 đồng/tấn năm 2012, từ đó làm tổng biến động giảm 84,3 triệu đồng. Nguyên nhân - Biến động lượng của ba loại vật tư trong năm 2011 so với năm 2010 có chiều hướng khác nhau. Trong khi clinker và puzoland có chiều hướng tăng 70 thì thạch cao lại có chiều hướng giảm nguyên nhân là do trong năm 2011 nhu cầu tiêu dùng xi măng tăng cao đã thúc đẩy tăng sản lượng nên phải thuê ngoài một lượng lao động thời vụ, số lao động này chưa thật sự có tay nghề và kinh nghiệm dẫn đến tình trạng hao phí nguyên vật liệu. Tình trạng trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty là chưa tốt, tuy một phần là do yếu tố khách quan tác động nhưng công ty cần có một kế hoạch cụ thể hơn trong sản xuất để tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của thị trường vật liệu xây dựng. Rút được kinh nghiệm trong năm 2011 sang năm 2012 công ty đã đưa ra kế hoạch hợp lí trong công tác quản lý nguyên vật liệu điều đó được thể hiện trong năm 2012 biến động lượng của loại vật liệu đều giảm, đồng thời máy móc được cải tạo thường xuyên được duy trì bảo dưỡng để hạn chế hao phí không cần thiết trong quá trình chạy. Bên cạnh đó còn tổ chức khen thưởng để động viên khích lệ tinh thần công nhân. Những biện pháp trên phần nào đã mang lại hiệu quả tích cực cho công ty. - Biến động giá của ba loại vật liệu qua các năm đều tăng nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng chủ yếu mua từ nơi khác về chi phí vận chuyển khá cao và không ngừng tăng theo giá xăng dầu, clinker một loại nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao lại phải nhập khẩu.  Xi măng PCB 40: Biến động chi phí trong năm 2011 so với năm 2010 - Biến động lượng clinker là (11.735) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,859 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,824 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 6.806 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua clinker tăng từ 997.663 đồng/tấn năm 2010 lên 1.021.210 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 4.929 triệu đồng. - Biến động lượng puzoland là 347,2 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,192 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,186 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 155,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland tăng từ 168.603 đồng/tấn năm 2010 lên 171.003 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 192 triệu đồng. - Tương tự như clinker và puzoland, biến động lượng của thạch cao cũng giảm cụ thể là 597,4 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,075 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,072 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 294,8 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua thạch cao tăng từ 686.355 đồng/tấn năm 2010 lên 698.035 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 302,6 triệu đồng. Biến động chi phí trong năm 2012 so với năm 2011 - Biến động lượng clinker là (9.970,2) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,824 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,796 tấn clinker/tấn xi măng năm 71 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 3.862,7 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua clinker tăng từ 1.021.210 đồng/tấn năm 2010 lên 1.034.534 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 6.107,5 triệu đồng. - Biến động lượng puzoland là (239,2) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,186 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,182 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 3,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland tăng từ 171.003 đồng/tấn năm 2010 lên 171.054 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 235,9 triệu đồng. -Biến động lượng của thạch cao giảm 571,6 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,072 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,070 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 203,5 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua thạch cao tăng từ 698.035 đồng/tấn năm 2010 lên 706.021 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 368,2 triệu đồng. Nguyên nhân Vì việc sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 là tương tự nhau. Vì vậy những biến động của xi măng PCB 30 cũng là những biến động của xi măng PCB 40. Do đó trong phần phân tích nguyên nhân biến động lượng và biến động giá nguyên vật liệu sản xuất xi măng PCB 40 ta không đề cập đến những tác nhân trên mà chỉ đi sâu giải thích những khác biệt dẫn đến những biến động khác nhau giữa hai loại xi măng này -Về biến động lượng: dù cùng sản xuất trên dây chuyền công nghệ, nhà xưởng với đội ngũ công nhân như nhau, tức quá trình sản xuất xi măng PCB 40 cũng chịu những tác động như sản xuất PCB 30 nhưng mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất xi măng PCB 40 lại giảm. Thực tế nghịch lý này là do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, thường sản xuất xi măng PCB 30 được đưa vào sản xuất trước nên sẽ gặp nhiều vấn đề rủi ro hơn PCB 40, bên cạnh đó do xi măng PCB 40 là mặt hàng chính yếu của công ty thường được sản xuất với số lượng lớn hơn PCB 30 nên việc kiểm tra giám sát được chú trọng hơn. -Về biến động giá: PCB 40 cũng nằm trong biến động chung nên biến động giá tăng liên tục qua các năm. * Nhận xét: Với PCB 30 và PCB 40 nhìn chung về biến động lượng có xu hướng giảm và biến động giá thì lại có xu hướng tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã kiểm soát được lượng nguyên vật liệu dùng trong sản xuất, biến động giá lại tăng qua các năm một mặt công ty chưa kiểm soát được giá mua cũng như việc dự trữ lâu dài nguồn vật liệu, mặt khác đây cũng nằm trong xu hướng chung là trong những năm vừa qua giá mua nguyên vật liệu không ngừng tăng cao. 4.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Do công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Vì vậy, ta chỉ phân tích biến động giá. 72 Bảng 4.19: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐVT: đồng Sản phẩm SL Xi măng PCB 30 250.554,15 Xi măng PCB 40 243.156,18 Năm 2010 Giá Chi phí SL Năm 2010 Giá Chi phí 31.649 7.929.819.207 250.639,50 36.734 32.060 7.795.545.837 336.649,95 37.211 12.527.059.236 9.206.959.118 SL 260.505,60 34.554 351.980,60 Nguồn: Phòng kế toán - tài chính_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 73 Năm 2012 Giá Chi phí 9.001.523.222 35.003 12.320.307.500 Bảng 4.20: Phân tích biến động giá của chi phí nhân công trực tiếp sản xuất ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Sản phẩm 2011/2010 2012/2011 Xi măng PCB 30 1.274,4 (567,9) Xi măng PCB 40 1.734,1 (777,2) Nguồn: Phòng kế toán- tài chính_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô Qua bảng phân tích biến động giá ta nhận thấy rằng: - Năm 2011 so với năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp của hai loại xi măng PCB 30 và PCB 40 đều tăng. Cụ thể, xi măng PCB 30 tăng 1.274,4 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng tăng từ 31.649 đồng/tấn lên 36.734 đồng/tấn; tương tự xi măng PCB 40 tăng 1.734,1 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất một tấn xi măng tăng từ 32.060 đồng/tấn lên 37.211 đồng/tấn. - Năm 2012 so với năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của loại xi măng PCB 30 và xi măng PCB 40 đều giảm. Cụ thể, xi măng PCB 30 giảm 567,9 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng giảm từ 36.734 đồng/tấn xuống 34.554 đồng/tấn; tương tự xi măng PCB 40 giảm 777,2 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng giảm từ 37.211 đồng/tấn xuống 35.003 đồng/tấn. Xét về tổng quan, chi phí nhân công năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm, nguyên nhân là do công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm việc kiểm soát nhân viên chính trong công ty có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong tình hình thực tế nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong năm 2011, chính vì vậy công ty đã thúc đẩy tăng sản lượng việc tăng sản lượng này đòi hỏi công ty phải sử dụng thêm lao động thời vụ. Tuy nhiên, do vấn đề này không được dự trù một cách phù hợp nên những công nhân thuê ngoài làm việc chưa thật sự có hiệu quả, điều này dẫn đến hậu quả chi phí nhân công trực tiếp tính trên đơn vị sản phẩm tăng. Đặc biệt là với xi măng PCB 40 loại có sản lượng lớn. Rút kinh nghiệm từ thực tế năm 2011, đến năm 2012 công ty đã có kế hoạch cụ thể trong sản xuất giải quyết được vấn đề lao động thời vụ, vì vậy trong năm 2012 chi phí nhân công đã giảm đáng kể. * Nhận xét: Trong năm 2011 so với năm 2010 biến động giá của nhân công có xu hướng tăng đây là một biến động không tốt do công ty không kiểm 74 soát được chi phí nhân công, trong năm 2012 so với năm 2011 có xu hướng giảm công ty đã tiết kiệm được chi phí kiểm soát được giá nhân công. 4.2.2.3 Chi phí sản xuất chung Trong thực tế, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố. Đồng thời công ty sản xuất hai loại xi măng trên cùng một quy trình sản xuất, chính vì vậy việc tính toán việc tiêu hao định phí hoặc biến phí sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm là một việc hết sức phức tạp và mất thời gian. Đây cũng là nguyên nhân mà công ty chỉ phân chia chi phí sản xuất chung theo từng loại sản phẩm đến mức độ định phí và biến phí. a Phân tích biến động biến phí sản xuất chung:  Xi măng PCB 30 75 Bảng 4.21: Phân tích biến động biến phí trong chi phí sản xuất chung - xi măng PCB 30 Kế hoạch Chỉ tiêu Chi phí đơn vị (đồng/tấn) 1 Thực tế Sản lượng (tấn) 2 Chi phí đơn vị (đồng/tấn) 3 Chênh lệch Sản lượng (tấn) 4 Năm 2010 110.000 235.000,00 110.846 250.554,15 Năm 2011 100.000 250.000,00 96.724 250.639,50 Năm 2012 100.000 250.000,00 97.664 260.505,60 Lượng (triệu đồng) Giá (triệu đồng) Tổng (triệu đồng) 5=(4-2)x1 6=(3-1)x4 7=5+6 1.710,96 211,97 1.922,93 63,95 (821,10) (757,15) 1.050,56 (608,54) 442,02 Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ PhầnXi Măng Tây Đô 76 Qua bảng phân tích ta thấy: Về biến động lượng: trong năm 2010 do sản lượng thực tế tăng hơn so với kế hoạch nên làm chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng 1.710,96 triệu đồng; tương tự như năm 2010 nhờ khả năng tiêu thụ tăng cao và sự phấn đấu của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên mà sản lượng trong năm 2011 và năm 2012 không ngừng tăng lên làm cho chi phí này biến động tăng cụ thể 63,95 triệu đồng trong năm 2011 và 1.050,56 triệu đồng đồng. Điều này cho thấy trong 3 năm sản lượng thực tế sản xuất của công ty đều tăng lên so với kế hoạch làm cho chi phí sản xuất chung khả biến không ngừng biến động tăng. Biến động giá: trong năm 2010 biến động chi phí sản xuất chung khả biến tăng 211,97 triệu đồng đồng, nguyên nhân là do chi phí đơn vị thực tế tăng 846 đồng so với kế hoạch, sang năm 2011 và năm 2012 biến động giá lại giảm cụ thể năm 2011 chi phí khả biến biến động giảm 821,10 triệu đồng đồng, năm 2012 giảm 608,54 triệu đồng. Như vậy, trong năm 2011 và năm 2012 công ty đã giảm được rất nhiều chi phí sản xuất chung khả biến nhờ tiết kiệm được chi phí vật liệu phụ và các chi phí dịch vụ mua ngoài. Tổng biến động: năm 2010 biến động về lượng và về giá đều tăng làm cho tổng biến động tăng 1.922,93 triệuđồng, điều này gây ảnh hưởng xấu đến giá thành. Năm 2011 biến động lượng tăng nhưng biến động giá giảm tương đối nhiều nên đã làm cho tổng biến động giảm 757,15 triệu đồng. Đây là những biến động thuận lợi với lượng sản phẩm sản xuất tăng lên mà chi phí lại giảm như vậy nó sẽ làm cho giá thành của sản phẩm hạ xuống rất nhiều. Năm 2012 biến động lượng tăng quá cao trong khi biến động giá lại giảm ít đã làm cho tổng biến động tăng 442,02 triệu đồng, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến giá thành. * Nhận xét: Biến động biến phí sản xuất chung về lượng có xu hướng tăng, đây là một biến động không tốt công ty kiểm soát không tốt dẫn đến những lãng phí. Biến động biến phí sản xuất chung về giá lại có xu hướng giảm thể hiện sự tiết kiệm và đã kiểm soát được giá.  Xi măng PCB 40 77 Bảng 4.22: Phân tích biến động biến phí trong chi phí sản xuất chung - xi măng PCB 40 Kế hoạch Chỉ tiêu Chi phí đơn vị (đồng/tấn) 1 Thực tế Sản lượng (tấn) 2 Chi phí đơn vị (đồng/tấn) Chênh lệch Sản lượng (tấn) 3 4 Lượng (triệu đồng) Giá (triệu đồng) Tổng (triệu đồng) 5=(4-2)x1 6=(3-1)x4 7=5+6 Năm 2010 100.000 250.000,00 105.408 243.156,18 (684,38) 1.314,99 630,61 Năm 2011 95.000 300.000,00 90.719 336.649,95 3.481,75 (1.441,20) 2.040,55 Năm 2012 90.000 300.000,00 89.825 351.980,60 4.678,25 (61,60) 4.616,66 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 78 Qua bảng phân tích trên ta thấy: Về biến động lượng trong năm 2010 biến động lượng giảm 684,38 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm 2010 sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn so với sản lượng kế hoạch. Trong năm 2011 và năm 2012 biến động về lượng tăng, năm 2011 tăng 3.481,75 triệu đồng, năm 2012 tăng 4.678,25 triệu đồng, nguyên nhân là do trong năm 2011 và năm 2012 sản lượng thực tế sản xuất cao hơn kế hoạch. Biến động về giá ngược với biến động về lượng biến động về giá tăng trong năm 2010 và giảm trong hai năm 2011, 2012. Cụ thể, trong năm 2010 biến động chi phí sản xuất chung khả biến tăng 1.314,99 triệu đồng, năm 2011 biến động giá giảm 1.441,20 triệu đồng, năm 2012 giảm 61,60 triệu đồng. Như vậy trong năm 2010 biến động về giá trong chi phí khả biến tăng, nguyên nhân làm chi phí tăng là do trong thời gian này chi phí nguyên liệu không ngừng tăng cao,sang năm 2011 và năm 2012 nhờ công ty đã tiết kiệm được những chi phí không cần thiết khác cũng như chi phí vật liệu phụ, chi phí mua ngoài. Về tổng biến động, trong năm 2010 chi phí chung khả biến giảm về lượng nhưng mức độ giảm lại thấp hơn so với mức độ tăng về giá làm cho tổng biến động tăng 630,61 triệu đồng. Trong năm 2011 biến động về lượng có tăng nhưng mức độ tăng lại thấp hơn mức độ giảm về giá làm cho tổng biến động tăng 2.040,55 triệu đồng. Năm 2012 biến động lượng tăng rất cao nhưng biến động về giá lại giảm rất ít làm cho tổng biến động tăng 4.616,66 triệu đồng. Nhìn chung qua 3 năm tổng biến động chi phí chung khả biến đều tăng điều này ảnh hưởng không tốt đến giá thành sản phẩm. * Nhận xét: Biến động biến phí sản xuất chung về lượng của PCB 40 có xu hướng tăng, đây là một biến động không tốt công ty kiểm soát không tốt dẫn đến những lãng phí. Biến động biến phí sản xuất chung về giá lại có xu hướng giảm thể hiện sự tiết kiệm và đã kiểm soát được giá. b Phân tích biến động định phí sản xuất chung: Áp dụng công thức: Biến động so với kỳ gốc = Chi phí SXC bất biến thực tế 79 - Chi phí SXC bất biến kế hoạch Bảng 4.23: Phân tích biến động định phí trong chi phí sản xuất chung xi măng PCB 30 và PCB 40 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Kế hoạch PCB 30 Thực tế Chênh lệch Kế hoạch PCB 40 Thực tế Chênh lệch Năm 2010 5.000 5.016,30 16,30 5.100 4.868,19 (231,81) Năm 2011 5.000 4.218,50 (781,50) 5.300 5.666,14 366,14 Năm 2012 4.500 4.204,19 (295,81) 5.800 5.680,46 (119,54) Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô 80 Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy trong năm 2010 định phí sản xuất xi măng PCB 30 thực tế tăng hơn so với kế hoạch cụ thể mức tăng 16,3 triệu đồng, trong các năm còn lại định phí sản xuất chung thực tế so với kế hoạch của xi măng PCB 30 và PCB 40 đều giảm. Cụ thể xi măng PCB 30 năm 2011 giảm 718,5 triệu đồng so với kế hoạch, sang năm 2012 giảm 295,81 triệu đồng so với kế hoạch. Xi măng PCB 40 năm 2010 giảm 231,81 triệu đồng, năm 2011 tăng 366,14 triệu đồng và năm 2012 giảm 119,54 triệu đồng so với kế hoạch. * Nhận xét: Những biến động có chiều hướng tích cực vì chi phí sản xuất chung giảm sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, trong năm 2010 định phí PCB 30 và năm 2011 định phí PCB 40 có tăng hơn so với kế hoạch nhưng nếu xét về mức độ tổng quát thì chi phí này sẽ được phân bổ cho số lượng sản phẩm tăng thêm do đó tỷ lệ chi phí tăng thêm nhỏ hơn tỷ lệ sản phẩm tăng thêm thì giá thành sản phẩm sẽ hạ xuống. 81 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 5.1 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Qua việc tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất tại công ty, em thấycông ty có những thuận lợi và vướng mắc sau: -Công ty đã ứng dụng chương trình kế toán Bravo7.0, chương trình này đã hỗ trợ rất lớn cho công tác kế toán: đảm bảo tính hợp lý trong việc lưu trữ chứng từ và sổ sách, giảm bớt quá trình tính toán và nhập liệu, hạn chế sai sót thuận tiện cho công việc kiểm toán. - Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện kết nối internet. Điều này đã tạo điều kiện cho nhân viên nắm bắt được những thông tin mới nhất về các chuẩn mực, cũng như các luật mới đượcban hành trong công tác kế toán. - Hệ thống kế toán luôn phản ánh một cách kịp thời và đầy đủ các loại chi phí sản xuất tại thời điểm phát sinh giúp cho công tác tính giá thành được thực hiện một cách chính xác. - Các bộ phận đã thực hiện khá tốt công tác lập kế hoạch và dự toán chi phí cũng như các biến động về chi phí sản xuất. - Bộ phận sản xuất đã nỗ lực phấn đấu để cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. - Công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển cao làm cho giá cả nguyên vật liệu bị đội lên, cùng với việc giá cả nguyên vật liệu biến động liên tục cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu mua. - Các loại chi phí sản xuất của công ty còn khá cao nhưng điều này có thể tiết kiệm được. 5.2GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.2.1 Nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất Đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao vì họ chính là người trực tiếp sản xuất sản phẩm. Nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi công nhân. Không ngừng kiểm tra, giám sát nhân viên đảm bảo công việc được hoàn thành tốt nhất. Cần phải có chính sách khuyến khích người lao 82 động hoàn thành tốt nhiệm vụ: tuyên dương, khen thưởng… Bên cạnh khen thưởng cần phải gắn với trách nhiệm bằng những hình thức như: nhắc nhở, kiểm điểm hoặc kỷ luật tuỳ theo mức độ. 5.2.2 Tiết kiệm các loại chi phí để hạ giá thành sản phẩm 5.2.2.1Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính để sản xuất xi măng là clinker. Trên thực tế, nguồn clinker sản xuất trong nước chỉ đáp ứng một phần, phải nhập khẩu thêm từ nước ngoài. Tuy nhiên, nguồn clinker nhập khẩu thì không ổn định phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài, bên cạnh đó chi phí vận chuyển về Việt Nam là rất cao và mất nhiều thời gian. Xi măng là loại sản phẩm tiêu thụ theo thời điểm, được tiêu thụ nhiều vào mùa khô và hạn chế vào mùa mưa. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách thu mua và dự trữ nguyên vật liệu đầu vào một cách hợp lý, đúng thời điểm và hiệu quả nhất. Đối với chi phí cho thạch cao, đá puzolan và tuy không chiếm tỷ trọng lớn, nhưng công ty cũng cần có kế hoạch dự trữ. Trong điều kiện xem xét thấy thích hợp công ty có thể mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu và giảm chi phí vận chuyển. 5.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp Nhân tố con người trong sản xuất là hết sức quan trọng. Việc tiết kiệm chi phí nhân công ở đây không phải là giảm các khoản lương, phụ cấp hay tiền thưởng của nhân viên để giảm chi phí. Mà vấn đề cần thực hiện là giúp người công nhân hiểu và ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với công việc. Nếu tạo được một môi trường làm việc tốt với chính sách đãi ngộ hợp lý, thì sẽ giúp cho người lao động gắn bó lâu dài với công ty và làm việc với tinh thần nhiệt tình, tích cực nhất. 5.2.2.3 Chi phí sản xuất chung Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng tốn kém nhiềuthời gian và chi phí sửa chữa lớn ảnh hưởng đến chi phí sản xuất. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác cũng có thể tiết kiệm một cách dễ dàng đó là các khoản chi phí về điện trong phân xưởng sản xuất, cần tạo cho 83 công nhân trong công ty một thói quen sử dụng điện sao cho hợp lý, tiết kiệm nhưng không làm ảnh hưởng đến sản xuất. Tuỳ theo giá trị của máy móc, công cụ mà chọn số lần phân bổ cho phù hợp, những máy móc, công cụ đã khấu hao hết, nhưng còn giá trị sử dụng thì nên tận dụng để tiết kiệm chi phí. Nên chọn mua những sản phẩm có công nghệ hiện đại, chất lượng tốt và uy tín để có thể sử dụng trong thời gian dài. Nếu thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí trong sản xuất thì giá thành sản phẩm sẽ giảm xuống một cách đáng kể, từ đó tạo nên một lợi thế cạnh tranh về giá cả trên thị trường mà trên thị trường hiện nay vấn đề cạnh tranh về giá cả hết sức gay gắt. Do đó doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm sẽ tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường. 84 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong quá trình thực tập, em đã được tiếp cận và làm việc tại bộ phận kế toán của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô. Trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường với tình hình thực tế tại công ty, em xin đưa ra một số kết luận về công tác tổ chức, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, nên rất gọn nhẹ, tiết kiệm và không bị chồng chéo trong công việc chuyên môn. Với nguồn nhân lực là đội ngũ kế toán đều đã qua đào tạo chuyên môn, có nhiều kinh nghiệm, thành thạo trong công việc, không ngừng nâng cao trình độ, lao động nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc là cơ sở để kiểm soát và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho nhà quản trị và cơ quan chức năng. Quy trình luân chuyển chứng từ trong công ty tương đối ngắn gọn, hợp lý. Đồng thời, các chứng từ kế toán của công ty được lưu trữ và bảo quản tốt theo quy định pháp luật. Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất cũng như yêu cầu của công tác quản lý, đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành như hiện nay là hợp lý, đảm bảo cho việc tập hợp chi phí, định giá thành sản phẩm được chính xác và công tác quản lý. Nhờ việc áp dụng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên có thể kịp thời nắm bắt thông tin một cách đầy đủ, toàn diện. Từ đó, có thể kịp thời đưa ra những giải pháp và chiến lược phù hợp khi có biến động. 6.2 KIẾN NGHỊ  Đối với cơ quan Nhà nước Trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và sản xuất xi măng nói riêng, Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp khuyến khích sản xuất, Nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung sau: -Áp dụng các biện pháp về ưu đãi dầu tư để khuyến khích tạo mối quan hệ liên kết giữa cơ quan Nhà nước doanh nghiệp và nhà đầu tư. 85 -Hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp có đủ vốn thu mua nguyên vật liệu giá rẻ để tiết kiệm chi phí hoặc lúc nguyên vật liệu tăng cao thì công ty vẫn đủ vốn để sản xuất kinh doanh tránh tình trạng sản xuất trì truệ. -Cung cấp thông tin vĩ mô liên quan ngành để công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho công ty. -Có chính sách ưu đãi trong việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu. -Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp cùng phát triển. -Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. -Cần nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông trong vùng, đặc biệt là giao thông đường thủy. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đàm Thị Phong Ba (2009), Bài giảng Kế toán chi phí, Bộ môn kế toán kiểm toán, Đại học Cần Thơ. Trần Quốc Dũng (2009), Bài giảng kế toán tài chính, Bộ môn kế toán - kiểm toán, Đại học Cần Thơ. Phan Đức Dũng (2007), Bài tập và bài giải kế toán chi phí giá thành, NXB Thống Kê. Phạm Huy Đoán (2012), Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán doanh nghiệp, NXB Tài Chính. Nguyễn Khắc Hùng (2011), Kế toán tài chính, NXB Phương Đông. Huỳnh Lợi (2008), Kế toán quản trị, NXB Thống Kê. Võ Văn Nhị (2010), Sơ đồ kế toán doanh nghiệp, NXB Lao Động. Võ Văn Nhị (2006), Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, NXB Tài Chính. 87 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu xuất kho số 1337/12 Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Số: 1337/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB30 trong kỳ. Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số B 10105002 Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D Clinker Tấn Tài khoản Số lượng Đơn giá Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 621 Thiết bị: C13 Kho: 07 152 2.192,44 2.192,44 Thành tiền 5 6 1.089.960 2.389.667.274 Tổng cộng 2.389.667.274 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Hai tỷ ba trăm tám mươi chín triệu sáu trăm sáu mươi bảy ngàn hai trăm bảy mươi bốn đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận 88 Thủ kho Phụ lục 2: Phiếu xuất kho số 1343/12 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB30 trong kỳ. Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số B Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D 102006001 Puzoland Tấn Tài khoản Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính Số: 1343/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Số lượng Đơn giá Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 621 152 1.051,72 Thiết bị: C13 Kho: 07 1.051,72 5 172.165 Tổng cộng Thành tiền 6 181.069.809 181.069.809 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm tám mươi mốt triệu không trăm sáu mươi chín ngàn tám trăm lẻ chín đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận 89 Thủ kho Phụ lục 3: Phiếu xuất kho số 1349/12 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB30 trong kỳ. Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D B 103001001 Thạch cao Tấn Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính Số: 1349/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Tài khoản Số lượng Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 181,26 181,26 621 Thiết bị: C13 Kho: 04 1521 Tổng cộng Đơn giá Thành tiền 5 6 707.175 128.185.061 128.185.061 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm hai mươi tám triệu một trăm tám mươi lăm ngàn không trăm sáu mươi mốt đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu 90 Người nhận Thủ kho Phụ lục 4: Phiếu xuất kho số 1360/12 Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB30 trong kỳ. Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D B 200001001 Chất trợ nghiền Kg Số: 1360/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Thiết bị: A00 Kho: 08 Tài khoản Số lượng Đơn giá Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 621 1521 4.392,67 4.392,67 5 10.520 Tổng cộng Phụ trách cung tiêu Người nhận 91 6 46.210.884 46.210.884 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Bốn mươi sáu triệu hai trăm mười ngàntám trămtám mươi bốn đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Thành tiền Thủ kho Phụ lục 5: Phiếu xuất kho số 1341/12 Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB40 trong kỳ. Số: 1341/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D B 10105002 Clinker Tấn Tài khoản Số lượng Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 12.719,03 12.719,03 621 Thiết bị: C13 Kho: 07 152 Tổng cộng Đơn giá Thành tiền 5 6 1.089.960 13.863.233.445 13.863.233.445 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Mười ba tỷ tám trăm sáu mươi ba triệu hai trăm ba mươi ba ngàn bốn trăm bốn mươi lăm đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu 92 Người nhận Thủ kho Phụ lục 6: Phiếu xuất kho số 1347/12 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB40 trong kỳ. Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính Số: 1347/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 Mã số STT Tên quy cách, hàng hóa A B C 1 102006001 Puzoland ĐVT Thiết bị: C13 Kho: 07 Tài khoản Nợ Có D 1 2 Tấn 621 152 Số lượng Yêu cầu 3 Thành tiền Thực xuất 4 3.039,15 Đơn giá 5 3.039,15 6 172.165 Tổng cộng 523.235.034 523.235.034 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm hai mươi ba triệu hai trăm ba mươi lăm ngàn không trăm ba mươi bốn đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận 93 Thủ kho Phụ lục 7: Phiếu xuất kho số 1351/12 Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB40 trong kỳ. Số: 1351/12 Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 STT A 1 Mã số B Tên quy cách, hàng hóa ĐVT C D 103001001 Thạch cao Tấn Tài khoản Số lượng Đơn giá Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 621 Thiết bị: C13 Kho: 04 1521 1.180,27 1.180,27 5 707.175 Tổng cộng Thành tiền 6 834.657.720 834.657.720 Tổng số tiền (viết bằng chữ): Tám trăm ba mươi bốn triệu sáu trăm năm mươi bảy ngàn bảy trăm hai mươi đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu 94 Người nhận Thủ kho Phụ lục 8: Phiếu xuất kho số 1362/12 Mẫu số: 02-VT Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ PHIẾU XUẤT KHO Ngày 01 tháng 12 năm 2012 Số: 1362/12 Người nhận hàng: Nguyễn Thanh Liêm Bộ phận: Trung Tâm Sản Xuất Lý do xuất kho: xuất sản xuất xi măng PCB40 trong kỳ. Theo đề nghị xuất kho số: 12112 ngày 01 tháng 12 năm 2012 Kho: 08 Thiết bị: A00 1 STT Mã số Tên quy cách, hàng hóa ĐVT A B C D 200001001 Chất trợ nghiền Kg Tài khoản Số lượng Nợ Có Yêu cầu Thực xuất 1 2 3 4 20.744,68 20.744,68 621 1521 Đơn giá 5 10.520 Tổng cộng Thành tiền 6 218.234.070 218.234.070 Tổng số tiền (viết bằng chữ): hai trăm mười tám triệu hai trăm ba mươi bốn ngàn không trăm bảy mươi đồng chẵn. Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu 95 Người nhận Thủ kho Phụ lục 9: Bảng phân bổ tiền lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn tháng 12/2012 CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN THÁNG 12/2012 BỘ PHẬN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH Lương cơ bản: 1.050.000 đ GHI CÓ CÁC TK GHI NỢ TK TIỀN LƯƠNG LƯƠNG SP (CÓ 334) Trong đó lương CB TK 62211 TK 62211 955.611.400,30 292.559.091,30 TK 62711 17.837.257,91 TK TK TK TK TK 62711 6411 6411 6421 6421 CỘNG TRÍCH BẢO HIỂM Phụ cấp chức vụ BHXH 17% (CÓ 3383) 49.735.045,52 KPCĐ 2% (CÓ 3382) BHTN 1% (CÓ 3389) 8.776.772,74 5.851.181,83 2.925.590,91 8.818.873,91 301.377.965,22 955.611.400,30 67.288.591,00 17.837.257,91 1.499.208,57 973.448.658,21 BHYT 3% (CÓ 3384) CỘNG NỢ CÁC TK 51.234.254,09 264.566,22 176.377,48 88.188,74 2.028.341,00 9.041.338,96 6.027.559,30 3.013.779,65 1.042.765.590,21 Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH NGƯỜI LẬP BIỂU 96 Phụ lục 10: Bảng phân bổ khấu hao tài sản CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN Tháng 12 năm 2012 TK Nợ 62741 62741 62741 62742 62742 62742 Tên TK Nợ Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB30 Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB30 Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB30 Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB40 Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB40 Chi phí khấu hao TSCĐ- PCB40 TK Có Tên TK Có Nhà cửa vật kiến trúc 21412 Máy móc thiết bị 21413 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 21411 Nhà cửa vật kiến trúc 21412 Máy móc thiết bị 21413 Phương tiện vận tải, truyền dẫn Tổng Cộng 21411 Gá trị khấu hao 48.690.499 35.828.858 7.349.509 241.321.612 177.576.280 36.425.905 547.192.663 Cần Thơ, ngày 31 tháng 12 năm 2012 GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH NGƯỜI LẬP BIỂU 97 Phụ lục 11: Phiếu nhập kho thành phẩm số 0203/12 Mẫu số: 01-VT CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số: 0203/12 Người nhận hàng:Nguyễn Thanh Liêm Bộ phận:sản xuất Biên bản nghiệm thu số: 30 TT.2012 Ngày nghiệm thu: 31/12/2012 STT Mã số Tên quy cách, ĐVT Tài khoản Số lượng hàng hóa Đơn giá Thành tiền Nợ Có Chứng từ Thực nhập A 1 B C D 801001005 Xi măng PCB 30 Tấn – tính giá thành 1 2 155 3 154 3.638,85 4 5 3.638,85 1.041.594,36 6 3.790.205.638 Tổng cộng 3.790.205.638 Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba tỷ bảy trăm chín mươi triệu hai trăm linh năm ngàn sáu trăm ba mươi tám đồng chẵn. Phụ trách sản xuất Giao nhận 98 Thủ kho Phụ lục 12: Phiếu nhập kho thành phẩm số 0232/12 Mẫu số: 01-VT CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC KM 14, QL 91,Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ Ngày 20/03/206 của Bộ Tài Chính PHIẾU NHẬP KHO Ngày 31 tháng 12 năm 2012 Số: 0232/12 Người nhận hàng:Nguyễn Thanh Liêm Bộ phận: Sản xuất Biên bản nghiệm thu số: 32 TT.2012 Ngày nghiệm thu: 31/12/2012 STT Mã số Tên quy cách, ĐVT Tài khoản Số lượng hàng hóa Đơn giá Thành tiền Nợ Có Chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 4 5 6 1 801001005 Xi măng PCB 40 Tấn 155 154 18.035 18.035 1.143.276 20.618.986.950 – tính giá thành Tổng cộng 20.618.986.950 Cộng thành tiền (bằng chữ): hai mươi tỷ sáu trăm mười tám triệu chín trăm tám mươi sáu ngàn chín trăm năm mươi đồng chẵn. Phụ trách sản xuất Giao nhận 99 Thủ kho Phụ lục 13: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621 (PCB30) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 621 (PCB 30) Đối tượng: chi phí NVLTT Loại tiền :VNĐ Chứng từ Ghi nợ TK Ngày TK tháng ghi Diễn giải đối Ngày Số hiệu Số tiền VL chính sổ ứng tháng A B C E 1 2 D - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng 01/12/2012 1337/12 01/12/2012 Xuất Clinker dùng sx 1521 2.389.667.274 2.389.667.274 01/12/2012 1343/12 01/12/2012 Xuất Puzoland dùng sx 1521 181.069.809 181.069.809 01/12/2012 1349/12 01/12/2012 Xuất Thạch cao dùng sx 1521 128.185.061 128.185.061 01/12/2012 1362/12 01/12/2012 Xuất vật liệu khác dùng sx 1522 46.210.884 Cộng số phát sinh 2.745.133.028 2.698.922.144 Ghi có TK 621 154 2.745.133.028 Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 100 VL phụ 3 46.210.884 46.210.884 Phụ lục 14: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK621 (PCB 40) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 621 (PCB 40) Đối tượng: chi phí NVLTT Loại tiền: VNĐ Ngày tháng ghi sổ A 01/12/2012 01/12/2012 01/12/2012 01/12/2012 Chứng từ Ngày Số hiệu tháng B 1341/12 1347/12 1351/12 1360/12 C 01/12/2012 01/12/2012 01/12/2012 01/12/2012 TK đối ứng Diễn giải D -Số dư đầu tháng -Số PS trong tháng Xuất Clinker dùng sx Xuất Puzoland dùng sx Xuất Thạch cao dùng sx Xuất vật liệu khác dùng sx Cộng số phát sinh Ghi có TK 621 Số dư cuối tháng E 1521 1521 1521 1522 154 Ghi nợ TK Số tiền VL chính VL phụ 1 2 3 13.863.233.445 13.863.233.445 523.235.304 523.235.304 834.657.720 834.657.720 218.234.070 15.439.360.539 15.221.126.469 15.439.360.539 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 101 211.302.606 218.234.070 Phụ lục 15: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK622 (PCB 30) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 622 (PCB 30) Đối tượng: chi phí nhân công trực tiếp Loại tiền: VNĐ Chứng từ Ghi có TK Ngày TK tháng Số Ngày Diễn giải đối Số tiền Lương KPCĐ BHXH BHYT ghi sổ hiệu tháng ứng A B C D E 1 2 3 4 5 - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng 31/12 31/12 Tiền lương phải trả CNTTSX 334 111.320.689 111.320.689 31/12 31/12 Trích KPCĐ (2%) 3382 982.362 982.362 31/12 31/12 Trích BHXH (17%) 3383 8.350.079 8.350.079 31/12 31/12 Trích BHYT (3%) 3384 1.473.543 1.473.543 31/12 31/12 Trích BHTN (1%) 3389 419.181 - Cộng số phát sinh 122.617.854 111.320.688 982.362 8.350.079 1.473.543 Ghi có TK 622 154 122.617.854 Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 102 BHTN 6 419.181 419.181 Phụ lục 16: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK622 (PCB 40) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 622 (PCB 40) Đối tượng: chi phí nhân công trực tiếp Loại tiền: VNĐ Chứng từ Ghi có TK Ngày TK tháng Số Diễn giải đối Số tiền Ngày Lương KPCĐ BHXH BHYT BHTN ghi sổ hiệu tháng ứng A B C D E 1 2 3 4 5 6 - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng Tiền lương phải trả 31/12 31/12 334 551.731.621 551.731.621 CNTTSX 31/12 31/12 Trích KPCĐ (2%) 3382 4.868.820 4.868.820 31/12 31/12 Trích BHXH (17%) 3383 41.384.966 41.384.966 31/12 31/12 Trích BHYT (3%) 3384 7.303.229 7.303.229 31/12 31/12 Trích BHTN (1%) 3389 2.434.410 2.434.410 - Cộng số phát sinh 607.723.046 551.731.621 4.868.820 41.384.966 7.303.229 2.434.410 Ghi có TK 622 154 607.723.046 Số dư cuối tháng Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 103 Phụ lục 17: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK627 (PCB 30) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 627 (PCB 30) Đối tượng: chi phí sản xuất chung Loại tiền: VNĐ Chứng từ Ngày TK tháng Số Ngày Diễn giải đối Số tiền CP bằng tiền Lương ghi sổ hiệu tháng ứng khác A B C D E 1 2 3 - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng 31/12 31/12 CP bằng tiền khác 112 242.676.257 242.676.257 31/12 31/12 Lương QL phân xưởng 334 1.819.604 1.819.604 31/12 31/12 Trích theo lương 338 409.250 31/12 31/12 Khấu hao TSCĐ 214 91.868.866 31/12 31/12 CP DV mua ngoài 112 585.680.779 - Cộng số phát sinh 922.454.756 242.676.257 1.819.604 Ghi có TK 627 154 922.454.756 - Số dư cuối tháng Ghi có TK Trích theo lương 4 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 104 Khấu hao TSCĐ 5 CP DV mua ngoài 6 409.250 91.868.866 409.250 585.680.779 91.868.866 585.680.779 Phụ lục 18: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK627 (PCB 40) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 627 (PCB 40) Đối tượng: chi phí sản xuất chung Loại tiền: VNĐ Chứng từ Ngày tháng ghi sổ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải A B C D - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng CP bằng tiền khác Lương QL phân xưởng Trích theo lương Khấu hao TSCĐ CP dịch vụ mua ngoài - Cộng số phát sinh Ghi có TK 627 - Số dư cuối tháng 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 TK đối ứng Số tiền CP bằng tiền khác Lương E 1 2 3 112 334 338 214 112 1.202.760.848 9.018.384 2.028.341 455.323.797 2.902.772.265 4.571.903.635 4.571.903.635 1.202.760.848 154 Ghi có TK Trích theo lương 4 CP DV mua ngoài 5 6 9.018.384 2.028.341 455.323.797 1.202.760.848 9.018.384 2.028.341 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 105 Khấu hao TSCĐ 2.902.772.265 455.323.797 2.902.772.265 Phụ lục 19: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 (PCB 30) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 154 (PCB 30) Đối tượng: chi phí sản xuất dở dang Loại tiền: VNĐ Ngày tháng ghi sổ A 31/12 31/12 31/12 31/12 Chứng từ Số Ngày hiệu tháng B C 31/12 31/12 31/12 31/12 Diễn giải D - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng Kết chuyển CP NVL TT Kết chuyển CP NC TT Kết chuyển CP SXC Nhập kho thành phẩm - Cộng số phát sinh - Số dư cuối tháng TK đối ứng E 621 622 627 155 Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 2.745.133.028 122.617.854 922.454.756 3.790.205.638 3.790.205.638 3.790.205.638 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 106 Phụ lục 20: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh TK 154 (PCB 40) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 154 (PCB 40) Đối tượng: chi phí sản xuất dở dang Loại tiền: VNĐ Ngày tháng ghi sổ A 31/12 31/12 31/12 31/12 Chứng từ Số Ngày hiệu tháng B C 31/12 31/12 31/12 31/12 Diễn giải D - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng Kết chuyển CP NVL TT Kết chuyển CP NC TT Kết chuyển CP SXC Nhập kho thành phẩm - Cộng số phát sinh - Số dư cuối tháng TK đối ứng E 621 622 627 155 Số phát sinh Số dư Nợ Có Nợ Có 1 2 3 4 15.439.360.269 607.723.046 4.571.903.635 20.618.986.950 20.618.986.950 20.618.986.950 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 107 Phụ lục 21: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa (PCB 30) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TK 155 (PCB 30) Đối tượng: Thành phẩm Loại tiền: VNĐ Ngày tháng ghi sổ A 31/12 Chứng từ Số hiệu Ngày tháng B C Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền D E 1 2 3 - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng 31/12 Nhập kho thành phẩm 154 1.041.594 3.638,85 3.790.205.638 - Cộng số phát sinh 3.638,85 3.790.205.638 - Số dư cuối tháng Xuất Số lượng 4 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 108 Tồn Thành Số tiền lượng Thành tiền 5 3.790.205.638 Phụ lục 22: Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa (PCB 40) CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ KM 14, QL 91, Phường Phước Thới, Q. Ô Môn, TP. Cần Thơ SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TK 155 (PCB 40) Đối tượng: Thành phẩm Loại tiền: VNĐ Ngày tháng ghi sổ A 31/12 Chứng từ Số hiệu Ngày tháng B C 31/12 Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Số lượng Thành tiền D E 1 2 3 - Số dư đầu tháng - Số PS trong tháng Nhập kho thành phẩm 154 1.143.276 18.035 20.618.986.950 - Cộngsố phát sinh 18.035 20.618.986.950 - Số dư cuối tháng Xuất Số Thành Số lượng tiền lượng 4 Nguồn: phòng kế toán - tài chính _ Công ty cổ phần xi măng Tây Đô 109 Tồn Thành tiền 5 20.618.986.950 [...]... măng Tây Đô 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô - Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Phân tích sự biếnđộng của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm - Và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô 1.3... luôn thực hiện công tác kế toán chi phí 5 sản xuất và tính giá thành sản phẩm song song với các kỹ thuật để có được giá thành định mức, giá thành kế hoạch sau đó điều chỉnh về giá thành thực tế 2.1.2 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định... nhóm sản sản phẩm sản phẩm sản phẩm phẩm - Tính tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: 13 (2.11) Số lượng sản phẩm Tổng giá thành kế hoạch = của nhóm sản phẩm hoàn thành trong nhóm X Giá thành định (2.12) mức sản phẩm - Tỉ lệ giá thành của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí sản xuất: Tỉ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm Tổng giá thành thực tế của nhóm sản. .. Tây Đô 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách thức hạch toán trong công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty. Đồng thời, phân tích sự biến động của các yếu tố chi phí sản xuất đến giá thành sản phẩm. Từ đó, đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Tây. .. các chi phí không cần thiết, tránh lãng phí Một trong những biện pháp hữu hiệu để quản lí chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là công tác kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của các doanh nghiệp sản xuất Vì vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .. tế - Chi phí SXC bất biến kế hoạch 2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Lê Thị Kim Dung (2013) nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô , LVTTTN Cao Đẳng, Cao Đẳng Nghề Cần Thơ Nội dung luận văn hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và tính giá thành sản phẩm Phân tích biến động của chi phí. .. và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hoàn thiện kế toán doanh nghiệp Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới để đứng vững trên thị trường Hiểu được tầm quan trọng của giá thành sản phẩm, trong quá trình thực tập tại công ty nên em đã chọn đề tài: kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Xi Măng Tây. .. đến giá thành. Từ đó, đưa ra biện pháp giảm chi phí Đề tài chưa phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Trương Kim Thành (2009) nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ Phần Chế Biến và Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cadovimex”, LVTN Đại Học, Đại học Cần Thơ.Nội dung luận văn tìm hiểu các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm và cách tính chi phí. .. sản phẩm = (2.13) Tổng giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm -Tính giá thành thực tế đơn vị sản phẩm: Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm Tổng giá thành thực tế sản phẩm = ∑ = Tỉ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm ( từng khoản mục CPSX) Số lượng sản phẩm hoàn thành X X Giá thành định mức sản phẩm ( từng (2.14) khoản mục CPSX) Giá thành thực tế đơn vị sản phẩm (2.15) d Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm. .. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc - Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm 22 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 3.1.1 Giới thiệu công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô Tên tiếng Anh: Tay Do Cement Joint Stock Company Tên

Ngày đăng: 09/10/2015, 14:39

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w