- Phương pháp tổng hợp: đây là phương pháp đơn giản nhất bằng các phép tính đơn giản các số liệu được tổng hợp lại để thuận tiện cho việc phân tích các biến động.
- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 phương pháp so sánh:
+ Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.
T = T1 - T0
Trong đó:
T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.
+ Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
T = 0 1 T T X 100 (%) (2.30) (2.29)
22 Hoặc T = 0 1 T T (lần) Trong đó:
T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.
- Phương pháp hạch toán: đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc tập hợp các loại chi phí sản xuất và kết chuyển chi phí tính giá thành sản phẩm.
23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TÂY ĐÔ