Phân tích biến động giữa thực tế và kế hoạch của từng khoản mục chi phí

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 80)

68

Bảng 4.17: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40

ĐVT: đồng

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô

Sản

phẩm Vật tư

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá lượng Số (tấn)

Chi phí Giá lượng Số

(tấn)

Chi phí Giá lượng Số

(tấn) Chi phí 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Xi măng PCB30 Sản lượng 250.554,15 250.639,50 260.505,60 Clinker 997.657 0,790 197.596.875.952 1.021.212 0,791 202.421.245.838 1.036.363 0,750 202.408.794.921 Puzolan 168.608 0,355 14.990.107.831 170.025 0,360 15.356.094.512 173.163 0,340 15.335.149.959 Thạch cao 686.352 0,053 9.084.913.837 697.652 0,052 9.036.723.947 705.174 0,051 97.306.151.491 Xi măng PCB40 Sản lượng 243.156,18 336.649,95 351.980,60 Clinker 997.663 0,859 208.280.483.385 1.021.210 0,824 283.158.529.271 1.034.534 0,796 289.815.619.824 Puzolan 168.603 0,192 7.878.002.486 171.003 0,186 10.710.190.227 171.054 0,182 10.961.988.068 Thạch cao 686.355 0,075 12.512.121.596 698.035 0,072 17.010.302.126 706.021 0,070 17.410.216.646

69

Bảng 4.18: Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất xi măng PCB30 và PCB 40

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính _ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô

Sản phẩm Vật tư

Chênh lệch 2011/2010

Chênh lệch 2012/2011

BĐ Lượng BĐ giá Tổng biến động Lượng BĐ BĐ giá Tổng biến động

1 2 3=2+1 4 5 6=4+5 Xi măng PCB30 Clinker 88,1 4.666,9 4.755,0 (10.939,6) 3.121,4 (7.818,2) Puzolan 232,9 126,0 358,9 (903,3) 294,6 (608,7) Thạch cao (197,7) 149,6 (48,0) (185,6) 101,3 (84,3) Xi măng PCB40 Clinker (11.735,0) 6.806,0 (4.929,0) (9.970,2) 3.862,7 (6.107,5) Puzolan (347,2) 155,3 (192,0) (239,2) 3,3 (235,9) Thạch cao (597,4) 294,8 (302,6) (571,6) 203,5 (368,2)

70  Xi măng PCB 30:

Biến động chi phí trong năm 2011 so với năm 2010

- Biến động lượng của clinker là 88,1 triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng tăng từ 0,790 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 lên 0,791 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011. Đồng thời, biến động giá cũng tăng là 4.666,9 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua clinker tăng từ 997.657 đồng/tấn năm 2010 lên 1.021.212 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động tăng là 4.755 triệu đồng.

- Biến động lượng của puzoland là 232,9 triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng tăng từ 0,355 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 lên 0,360 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Đồng thời, biến động giá cũng tăng 126 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua puzoland tăng từ 168.608 đồng/tấn năm 2010 lên 170.025 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động tăng 358,9 triệu đồng.

- Biến động lượng của thạch cao là (197,7) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng giảm từ 0,053 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 xuống 0,052 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 149,6 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua thạch cao từ 686.352 đồng/tấn năm 2010 lên 697.652 đồng/tấn, từ đó làm tổng biến động giảm 48 triệu đồng.

Biến động chi phí trong năm 2012 so với năm 2011

- Biến động lượng của clinker là (10.939,6) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu sản xuất ra một tấn xi măng từ 0,791 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011 giảm xuống 0,750 tấn clinker/tấn xi măng năm 2012. Đồng thời biến động giá 3.121,4 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua clinker từ 1.021.212 đồng/tấn năm 2011 lên 1.036.363 đồng/tấn năm 2012, do biến động lượng cao hơn biến động giá làm tổng biến động giảm 7.818,2 triệu đồng.

-Biến động lượng của puzoland là(903,3) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng từ 0,360 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011 xuống 0,340 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2012. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 294,6 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland từ 170.025 đồng/tấn lên 173.163 đồng/tấn năm, từ đó làm tổng biến động giảm 608,7 triệu đồng.

-Biến động lượng của thạch cao là (185,6) triệu đồng, nguyên nhân là do mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất ra một tấn xi măng giảm từ 0,052 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011 xuống 0,051 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2012. Đồng thời biến động giá lại tăng 101,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá mua thạch cao tăng từ 697.652 đồng/tấn năm 2011 lên 705.174 đồng/tấn năm 2012, từ đó làm tổng biến động giảm 84,3 triệu đồng.

Nguyên nhân

- Biến động lượng của ba loại vật tư trong năm 2011 so với năm 2010 có chiều hướng khác nhau. Trong khi clinker và puzoland có chiều hướng tăng

71

thì thạch cao lại có chiều hướng giảm nguyên nhân là do trong năm 2011 nhu cầu tiêu dùng xi măng tăng cao đã thúc đẩy tăng sản lượng nên phải thuê ngoài một lượng lao động thời vụ, số lao động này chưa thật sự có tay nghề và kinh nghiệm dẫn đến tình trạng hao phí nguyên vật liệu. Tình trạng trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty là chưa tốt, tuy một phần là do yếu tố khách quan tác động nhưng công ty cần có một kế hoạch cụ thể hơn trong sản xuất để tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của thị trường vật liệu xây dựng. Rút được kinh nghiệm trong năm 2011 sang năm 2012 công ty đã đưa ra kế hoạch hợp lí trong công tác quản lý nguyên vật liệu điều đó được thể hiện trong năm 2012 biến động lượng của loại vật liệu đều giảm, đồng thời máy móc được cải tạo thường xuyên được duy trì bảo dưỡng để hạn chế hao phí không cần thiết trong quá trình chạy. Bên cạnh đó còn tổ chức khen thưởng để động viên khích lệ tinh thần công nhân. Những biện pháp trên phần nào đã mang lại hiệu quả tích cực cho công ty.

- Biến động giá của ba loại vật liệu qua các năm đều tăng nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng chủ yếu mua từ nơi khác về chi phí vận chuyển khá cao và không ngừng tăng theo giá xăng dầu, clinker một loại nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao lại phải nhập khẩu.

 Xi măng PCB 40:

Biến động chi phí trong năm 2011 so với năm 2010

- Biến động lượng clinker là (11.735) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,859 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,824 tấn clinker/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 6.806 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua clinker tăng từ 997.663 đồng/tấn năm 2010 lên 1.021.210 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 4.929 triệu đồng.

- Biến động lượng puzoland là 347,2 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,192 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,186 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 155,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland tăng từ 168.603 đồng/tấn năm 2010 lên 171.003 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 192 triệu đồng.

- Tương tự như clinker và puzoland, biến động lượng của thạch cao cũng giảm cụ thể là 597,4 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,075 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,072 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 294,8 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua thạch cao tăng từ 686.355 đồng/tấn năm 2010 lên 698.035 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 302,6 triệu đồng.

Biến động chi phí trong năm 2012 so với năm 2011

- Biến động lượng clinker là (9.970,2) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,824 tấn clinker/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,796 tấn clinker/tấn xi măng năm

72

2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 3.862,7 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua clinker tăng từ 1.021.210 đồng/tấn năm 2010 lên 1.034.534 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 6.107,5 triệu đồng.

- Biến động lượng puzoland là (239,2) triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,186 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,182 tấn puzoland/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 3,3 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua puzoland tăng từ 171.003 đồng/tấn năm 2010 lên 171.054 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 235,9 triệu đồng.

-Biến động lượng của thạch cao giảm 571,6 triệu đồng, nguyên nhân là mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một tấn xi măng giảm từ 0,072 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2010 giảm xuống 0,070 tấn thạch cao/tấn xi măng năm 2011. Bên cạnh đó biến động giá lại tăng 203,5 triệu đồng, nguyên nhân là do giá thu mua thạch cao tăng từ 698.035 đồng/tấn năm 2010 lên 706.021 đồng/tấn năm 2011, từ đó làm tổng biến động giảm 368,2 triệu đồng.

Nguyên nhân

Vì việc sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 là tương tự nhau. Vì vậy những biến động của xi măng PCB 30 cũng là những biến động của xi măng PCB 40. Do đó trong phần phân tích nguyên nhân biến động lượng và biến động giá nguyên vật liệu sản xuất xi măng PCB 40 ta không đề cập đến những tác nhân trên mà chỉ đi sâu giải thích những khác biệt dẫn đến những biến động khác nhau giữa hai loại xi măng này

-Về biến động lượng: dù cùng sản xuất trên dây chuyền công nghệ, nhà xưởng với đội ngũ công nhân như nhau, tức quá trình sản xuất xi măng PCB 40 cũng chịu những tác động như sản xuất PCB 30 nhưng mức tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất xi măng PCB 40 lại giảm. Thực tế nghịch lý này là do đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty, thường sản xuất xi măng PCB 30 được đưa vào sản xuất trước nên sẽ gặp nhiều vấn đề rủi ro hơn PCB 40, bên cạnh đó do xi măng PCB 40 là mặt hàng chính yếu của công ty thường được sản xuất với số lượng lớn hơn PCB 30 nên việc kiểm tra giám sát được chú trọng hơn.

-Về biến động giá: PCB 40 cũng nằm trong biến động chung nên biến động giá tăng liên tục qua các năm.

* Nhận xét: Với PCB 30 và PCB 40 nhìn chung về biến động lượng có xu hướng giảm và biến động giá thì lại có xu hướng tăng qua các năm, điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã kiểm soát được lượng nguyên vật liệu dùng trong sản xuất, biến động giá lại tăng qua các năm một mặt công ty chưa kiểm soát được giá mua cũng như việc dự trữ lâu dài nguồn vật liệu, mặt khác đây cũng nằm trong xu hướng chung là trong những năm vừa qua giá mua nguyên vật liệu không ngừng tăng cao.

4.2.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Do công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Vì vậy, ta chỉ phân tích biến động giá.

73

Bảng 4.19: Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

ĐVT: đồng

Nguồn: Phòng kế toán - tài chính_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô

Sản

phẩm SL

Năm 2010 Năm 2010 Năm 2012

Giá Chi phí SL Giá Chi phí SL Giá Chi phí

Xi măng PCB 30 250.554,15 31.649 7.929.819.207 250.639,50 36.734 9.206.959.118 260.505,60 34.554 9.001.523.222 Xi măng PCB 40 243.156,18 32.060 7.795.545.837 336.649,95 37.211 12.527.059.236 351.980,60 35.003 12.320.307.500

74

Bảng 4.20: Phân tích biến động giá của chi phí nhân công trực tiếp sản xuất

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán- tài chính_ Công ty Cổ Phần Xi Măng Tây Đô

Qua bảng phân tích biến động giá ta nhận thấy rằng:

- Năm 2011 so với năm 2010 chi phí nhân công trực tiếp của hai loại xi măng PCB 30 và PCB 40 đều tăng. Cụ thể, xi măng PCB 30 tăng 1.274,4 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng tăng từ 31.649 đồng/tấn lên 36.734 đồng/tấn; tương tự xi măng PCB 40 tăng 1.734,1 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí nhân công trực tiếp sản xuất một tấn xi măng tăng từ 32.060 đồng/tấn lên 37.211 đồng/tấn.

- Năm 2012 so với năm 2011 chi phí nhân công trực tiếp sản xuất của loại xi măng PCB 30 và xi măng PCB 40 đều giảm. Cụ thể, xi măng PCB 30 giảm 567,9 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng giảm từ 36.734 đồng/tấn xuống 34.554 đồng/tấn; tương tự xi măng PCB 40 giảm 777,2 triệu đồng, nguyên nhân là do chi phí công nhân trực tiếp sản xuất một tấn xi măng giảm từ 37.211 đồng/tấn xuống 35.003 đồng/tấn.

Xét về tổng quan, chi phí nhân công năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 lại giảm, nguyên nhân là do công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm việc kiểm soát nhân viên chính trong công ty có thể thực hiện một cách dễ dàng. Tuy nhiên trong tình hình thực tế nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao trong năm 2011, chính vì vậy công ty đã thúc đẩy tăng sản lượng việc tăng sản lượng này đòi hỏi công ty phải sử dụng thêm lao động thời vụ. Tuy nhiên, do vấn đề này không được dự trù một cách phù hợp nên những công nhân thuê ngoài làm việc chưa thật sự có hiệu quả, điều này dẫn đến hậu quả chi phí nhân công trực tiếp tính trên đơn vị sản phẩm tăng. Đặc biệt là với xi măng PCB 40 loại có sản lượng lớn. Rút kinh nghiệm từ thực tế năm 2011, đến năm 2012 công ty đã có kế hoạch cụ thể trong sản xuất giải quyết được vấn đề lao động thời vụ, vì vậy trong năm 2012 chi phí nhân công đã giảm đáng kể.

* Nhận xét: Trong năm 2011 so với năm 2010 biến động giá của nhân công có xu hướng tăng đây là một biến động không tốt do công ty không kiểm

Sản phẩm Chênh lệch

2011/2010 2012/2011

Xi măng PCB 30 1.274,4 (567,9)

75

soát được chi phí nhân công, trong năm 2012 so với năm 2011 có xu hướng giảm công ty đã tiết kiệm được chi phí kiểm soát được giá nhân công.

4.2.2.3 Chi phí sản xuất chung

Trong thực tế, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố. Đồng thời công ty sản xuất hai loại xi măng trên cùng một quy trình sản xuất, chính vì vậy việc tính toán việc tiêu hao định phí hoặc biến phí sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm là một việc hết sức phức tạp và mất thời gian. Đây cũng là nguyên nhân mà công ty chỉ phân chia chi phí sản xuất chung theo từng loại sản phẩm đến mức độ định phí và biến phí.

a Phân tích biến động biến phí sản xuất chung:

76

Bảng 4.21: Phân tích biến động biến phí trong chi phí sản xuất chung - xi măng PCB 30

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Chi phí đơn vị (đồng/tấn) Sản lượng (tấn) Chi phí đơn vị (đồng/tấn) Sản lượng (tấn) Lượng (triệu đồng) Giá (triệu đồng) Tổng (triệu đồng) 1 2 3 4 5=(4-2)x1 6=(3-1)x4 7=5+6 Năm 2010 110.000 235.000,00 110.846 250.554,15 1.710,96 211,97 1.922,93 Năm 2011 100.000 250.000,00 96.724 250.639,50 63,95 (821,10) (757,15) Năm 2012 100.000 250.000,00 97.664 260.505,60 1.050,56 (608,54) 442,02

77

Qua bảng phân tích ta thấy:

Về biến động lượng: trong năm 2010 do sản lượng thực tế tăng hơn so với kế hoạch nên làm chi phí sản xuất chung khả biến biến động tăng 1.710,96 triệu đồng; tương tự như năm 2010 nhờ khả năng tiêu thụ tăng cao và sự phấn đấu của toàn thể ban lãnh đạo và công nhân viên mà sản lượng trong năm 2011 và năm 2012 không ngừng tăng lên làm cho chi phí này biến động tăng cụ thể 63,95 triệu đồng trong năm 2011 và 1.050,56 triệu đồng đồng. Điều này cho thấy trong 3 năm sản lượng thực tế sản xuất của công ty đều tăng lên so với kế hoạch làm cho chi phí sản xuất chung khả biến không ngừng biến động tăng.

Biến động giá: trong năm 2010 biến động chi phí sản xuất chung khả biến tăng 211,97 triệu đồng đồng, nguyên nhân là do chi phí đơn vị thực tế tăng 846 đồng so với kế hoạch, sang năm 2011 và năm 2012 biến động giá lại

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tây đô (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)