TÓM LƯỢC
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển để bắt nhịp với nền kinh tếthế giới Điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, đồng thờicũng mang lại môi trường cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ hơn Trong điều kiện đó, kếtoán càng thể hiện rõ vai trò của mình khi là công cụ khoa học để tiếp cận một cáchkhách quan, hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, việc cải thiện cácphần hành kế toán trong doanh nghiệp sẽ giúp cho công tác kế toán doanh nghiệp hoànthiện hơn, đồng thời làm cho thông tin kế toán được rõ ràng hơn với những số liệuchính xác, trung thực và kịp thời Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành là nhân tốquan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Thông tin kế toán tập hợp chiphí và tính giá thành cung cấp giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời kết quả hoạt độngkinh doanh để đưa ra những quyết định, chiến lược quan trọng nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của mình.
Qua quá trình tìm hiểu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công tyCổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD, em nhận thấy kế toán chi phí xây dựng vàtính giá thành công trình có một số vấn đề cần được quan tâm và hoàn thiện Do vậy,
em xin chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trìnhnội thất Hội trường nhà hát chèo Quân đội tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tưxây dựng HDD ” để làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp Với đề tài này, khóa luận đã
nghiên cứu lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành trong các doanhnghiệp hiện nay và thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình tạicông ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD Sau đó căn cứ vào thực tế vàodoanh nghiệp kết hợp đối chiếu với những quy định về kế toán chi phí xây dựng vàtính giá thành công trình hiện hành, em xin đưa ra một số nhận xét ưu nhược điểm vàđề xuất ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành côngtrình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD
Trang 2Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy cô giáo trường Đại học ThươngMại và các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán - Kiểm toán đã nhiệt tình hướng dẫn, ủnghộ và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài khóa luận tại trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô giáo TS Nguyễn Thị Hồng Lam,
người đã hướng dẫn trực tiếp em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựngHDD cũng như các phòng ban, đặc biệt là Phòng Kế toán – Tài chính đã tận tình giúpđỡ, tạo điều kiện, cung cấp số liệu thực tế cho em nghiên cứ trong quá trình hoàn thànhbài khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 31 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu đặt ra cần giải quyết 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 2
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNHGIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giáthành công trình trong doanh nghiệp xây lắp 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Phân loại chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong doanh nghiệp xâylắp 5
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình 8
1.2 Nội dung của kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành côngtrìnhtrong doanh nghiệp xây dựng 9
1.2.1 Quy định kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình 9
theo chuẩn mực Việt Nam VAS 02, VAS 15 9
1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình theo Thông tư200/2014/TT-BTC 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁNTẬP HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀTÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TRÌNH NỘI THẤT HỘI TRƯỜNG NHÀ HÁTCHÈO QUÂN ĐỘI TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNGHDD 32
Trang 42.1.Tổng quan về công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD vàảnhhưởngcủa nhân tố môi trường đến kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá
thành công trình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD 32
2.1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD 32
2.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán tập hợp chi phí xâydựng và tính giá thành công trình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựngHDD 34
2.2 Thực trạng về kế toán toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành côngtrình nội thất Hội trường nhà hát chèo Quân đội tại công ty Cổ phần Tư vấn vàđầu tư xây dựng HDD 38
2.2.1 Đặc điểm chi phí xây lắp và giá thành công trình tại công ty Cổ phần Tư vấnvà đầu tư xây dựng HDD 38
2.2.2 Quá trình kế toán chi phí xây dựng và tính giá thành công trình tại công ty Cổphần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD 42
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆNKẾTOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CÔNGTRÌNH TẠI CÔNG TY CP TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HDD 75
3.1 Các kết luận và phát hiện về kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giáthành công trình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD 75
3.1.1 Các kết quả đạt được 75
3.1.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 77
3.2 Các đề xuất, kiến nghị về kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thànhcông trình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD 78
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO vi
PHỤ LỤC vii
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STTTên viết tắtNội dung viết tắt
2 CT nội thấtNHCQĐ
Công trình nội thất Hội trường Nhà hát chèo Quân đội
11 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh12 NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp, chi phí xây lắp và tínhgiá thành công trình giữ vai trò quan trọng đến kết quả hoạt động kinh doanh vì tậphợp chi phí và tính giá thành là là tiền đề giúp cho doanh nghiệp xác định một cáchchính xác chi phí xây lắp, giá thành công trình cũng như việc kiểm soát chi phí phátsinh trong từng bộ phận của DN Thông qua các số liệu mà kế toán tập hợp chi phíxây lắp, tính giá thành công trình cung cấp, ban lãnh đạo có thể biết được chi phí phátsinh, giá thành của công trình cũng như xác định được kết quả hoạt độngkinh doanhcủa DN Từ đó có thể phân tích đánh giá tình hình thực hiện định mức dự toán về chiphí sử dụng lao động, sử dụng vật tư lao động, để từ đó đề ra được biện pháp giảm chiphí và hạ giá thành kịp thời với sự phát triển kinh doanh và yêu cầu quản trị củaDoanh nghiệp.
Hiện nay, việc thực hiện kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành côngtrình tại các doanh nghiệp bên cạnh những điểm thuận lợi và hợp lý thì vẫn còn tồn tạimột số khó khăn, hạn chế Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần tư vấn và đầu tưxây dựng HDD, cũng như qua việc thu thập số liệu tổng hợp đã cho công tác kế toántập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình về cơ bản đã thực hiện đúng chếđộ kế toán hiện hành: phương pháp kế toán, hệ thống tài khoản, sổ sách, chứng từ sửdụng tại công ty là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanhcủa đơn vị Là một công ty xây lắp, và đặc thù của ngành là thiết kế thi công kiến trúcnội thất rải rác ở rất nhiều nơi, nên đòi hỏi cần có sự theo dõi cụ thể, chi tiết cho từngloại mặt hàng,từng công trình cụ thể Thế nhưng việc hạch toán tập hợp chi phí xây lắpvà tính giá thành công trình của công ty vẫn còn một số điểm tồn tại và chưa đáp ứngđược tối đa yêu cầu của doanh nghiệp Chính vì vậy, để nhà quản trị doanh nghiệpquản lý tốt và đem lại kết quả hoạt động kinh doanh được tối ưu thì hoàn thiện kế toántập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong công ty là vấn đề quan trọngvà cấp thiết.
Trang 7Xuất phát từ cơ sở lý luận về tính cấp thiết của việc nghiên cứu kế toán tập hợpchi phí xây lắp và tính giá thành công trình qua quan sát tình hình thực tế tại công ty,cùng với sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, sự gợi ý của các chị trong bộ phận kế toán của
công ty em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu : “Kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tínhgiá thành công trình nội thất Hội trường nhà hát chèo Quân đội tại công ty Cổphần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD ”.
2 Mục tiêu đặt ra cần giải quyết
Khóa luận đi sâu nghiên cứu, làm rõ một số lý luận chung về kế toán tập hợp chiphí xây lắp và tính giá thành công trình tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay theochuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư số200/2014/TT – BTC.
Khóa luận đi sâu khảo sát, đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí xây lắp vàtính giá thành công trình tại công ty cổ phần Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựngHDD , đồng thời so sánh đối chiếu thực trạng kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tínhgiá thành công trình của công ty với các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành để đưara những đánh giá, làm rõ các ưu điểm, hạn chế từ đó đề xuất phương pháp hoàn thiệnkế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành công trình tại công ty trên cơ sở vậndụng chuẩn mực và chế độ kế toán cũng như phù hợp với đặc thù hoạt động kinhdoanh của công ty.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành côngtrình nội thất Hội trường nhà hát chèo Quân đội tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tưxây lắp HDD
Phạm vi nghiên cứu:
-Về thời gian: thực tập tại công ty từ ngày 10/01/2017 đến ngày 30/04/2017.
Trang 8- Về không gian:
+ Công ty: Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD
+ Địa chỉ: Liền kề 15/35, khu tái định cư Ngô Thì Nhậm, P La Khê, Q HàĐông, TP Hà Nội
- Số liệu nghiên cứu: năm 2016.4 Phương pháp thực hiện đề tài4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp điều tra – phỏng vấn: phỏng vấn kế toán trưởng và các nhân viên
trong phòng kế toán Phỏng vấn được thực hiện trong thời gian thực tập tại công tythông qua việc đặt câu hỏi trực tiếp và phiếu điều tra có nội dung liên quan đến kế toántập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình tại công ty.
- Phương pháp quan sát: trực tiếp tìm hiểu quy trình thực hiện nghiệp vụ tại đơn
vị ở tất cả các khâu: lập chứng từ, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp và sổkế toán chi tiết
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các quyết định, thông tư của Bộ
tài chính, luật kế toán, các sách chuyên ngành kế toán và các giáo trình do các giảngviên biên soạn giảng dạy để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, cógiá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Đó là cácphép biện chứng và lịch sử như các kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu, kết hợp vớinhững phương pháp khác để nghiên cứu vấn đề có hiệu quả hơn.
Trang 9Tất cả các thông tin thu thập được sau các cuộc phỏng vấn được ghi chép cẩnthận, sau đó được hoàn thiện và sắp xếp lại một cách có hệ thống Các thông tin thuđược từ các phương pháp trên được tập hợp lại, phân loại, chọn lọc ra các thông tin cóthể sử dụng được Tất cả các thông tin sau khi được xử lý được dùng làm cơ sở choviệc tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty và thực trạng côngtác kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình Thông qua các kếtluận đó cùng với việc xem xét những thành công trong quá khứ và các định hướngtrong tương lai của công ty để đưa ra những kiến nghị mang tính khả thi cao.
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, phần mở đầu, kếtluận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bài khóa luận bao gồm 3 chương sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán kế toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giáthành công trình trong các doanh nghiệp xây lắp
Chương II: Thực trạng về kế toán toán tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thànhcông trình nội thất Hội trường nhà hát chèo Quân đội tại công ty Cổ phần Tư vấn vàđầu tư xây dựng HDD
Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí xâylắp và tính giá thành công trình tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD
Trang 101.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm chi phí xây dựng và giá thành công trình trong doanh nghiệpxây lắp
Chi phí xây dựng:
Chi phí xây dựng của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ laođộng sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiếnhành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ nhất định Chi phí của đơn vị xây lắp gồmchi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp
Chi phí sản xuất xây lắp là toàn bộ các chi phí phát sinh trong lĩnh vực hoạtđộng sản xuất xây lắp Nó là bộ phận cơ bản để hình thành giá thành sản phẩm xây lắp.Chi phí sản xuất ngoài xây lắp là toàn bộ các chi phí sản xuất phát sinh tronglĩnh vực sản xuất ngoài xây lắp như: hoạt động sản xuất công nghiệp phụ trợ, hoạtđộng sản xuất nông nghiệp phụ trợ
Giá thành sản phẩm:
Giá thành công trình xây lắp
Giá thành công trình xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí vềlao động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm,dịch vụ, lao vụ nhất định hoàn thành Giá thành công trình xây lắp là chỉ tiêu kinh tếtổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vậttư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuậtmà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sảnphẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất và hạ giá thành
Giá thành công trình xây lắp gồm 4 khoản mục sau:- Khoản mục chi phí vật liệu.
- Khoản mục chi phí nhân công - Khoản mục chi phí máy thi công - Khoản mục chi phí sản xuất chung
1.1.2 Phân loại chi phí xây lắp và tính giá thành công trình trong doanhnghiệp xây lắp
Trang 11a) Phân loại chi phí xây xây lắp
Phân loại chi phí xây dựng
Có nhiều cách phân loại chi phí xây lắp Xuất phát từ mục đích, yêu cầu khácnhau của quản lý, chi phí sản xuất cũng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.Có một số cách phân loại phổ biến như sau:
Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung kinh tế (yếu tố)
-Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu bao gồm chi phí NVL chính, vật liệu phụ,chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí vật liệu khác sử dụng vào xâylắp
- Yếu tố chi phí tiền lương gồm có các khoản chi phí cho công nhân trực tiếpnhư: tiền lương, phụ cấp lương…
- Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: các khoản trích theo lương của CNVtính vào chi phí.
- Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ gồm toàn bộ chi phí khấu hao TSCĐ dùng vàohoạt động SXKD của doanh nghiệp
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài gồm chi phí trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp như: tiền điện, nước, điện thoại, …
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền là các khoản chi phí SXKD bằng tiền phát sinhtrong quá trình SXKD của doanh nghiệp
Phân loại chi phí xây dựng theo công dụng kinh tế có 4 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu kếtcấu, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển bán thành phẩm…và giá trị vật liệu luân chuyểntính vào chi phí trong kỳ tạo nên sản phẩm xây lắp
Trang 12- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương của công nhân trựctiếp xây lắp và tiền công thuê ngoài để thực hiện khối lượng xây lắp
- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí sử dụng máy thi công để hoàn thànhsản phẩm xây lắp bao gồm:
+ Chi phí nhân công + Chi phí vật liệu
+ Chi phí dịch vụ sản xuất + Chi phí khấu hao máy thi công + Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác để sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí được dùng để quản lý và phục vụ choquá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm:
+Chi phí nhân viên phân xưởng +Chi phí vật liệu.
+Chi phí dụng cụ sản xuất +Chi phí khấu hao TSCĐ
+Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa TSCĐ…+Chi phí bằng tiền khác
Phân loại chi phí xây dựng theo mối quan hệ giữa chi phí và khối lượng côngviệc hoàn thành
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí xây dựng chia làm hai loại:
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tươngđương tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng sản phẩm xấy lắp trong kỳ như: chi phíNVLTT, chi phí NCTT…
- Chi phí cố định (định phí): là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có sựthay đổi khối lượng sản phẩm xây lắp trong mức độ nhất định như: chi phí khấu hao
Trang 13- Hỗn hợp phí bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí như chi phí điện thoạicố định, chi phí gia dịch
Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có liên quan trực tiếp với quá trình xây dựngra một loại sản phẩm, một công việc nhất định bao gồm nguyên vật liệu xây dựng, tiềnlương công nhân sản xuất, khấu hao máy móc thiết bị thi công
- Chi phí gián tiếp: là những chi phí xây dựng có liên quan đến việc tạo ra nhiềuloại sản phẩm, công trình nhiều công việc thường phát sinh ở bộ phận quản lý Vì vậy,kế toán phải phân bổ các đối tượng liên quan theo một tiêu thức thích hợp Cách phânloại chi phí này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định phương pháp tập hợp vàphân bổ chi phí cho các đối tượng một cách chính xác và hợp lý.
Phân loại chi phí xây dựng theo nội dung cấu thành chi phí
- Chi phí đơn nhất: là chi phí do một yếu tố chi phí duy nhất cấu thành như chiphí nguyên vật liệu chính, tiền lương công nhân xây lắp
- Chi phí tổng hợp: là những chi phí bao gồm nhiều yếu tố khác nhau nhưng docùng một công dụng như chi phí sản xuất chung
b) Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Xét theo thời điểm và nguồn số liệu
-Giá thành kế hoạch: là giá thành công trình được xác định trên cơ sở chi phí xâydựng kế hoạch và số lượng kế hoạch Việc tính giá thành do bộ phận kế hoạch củadoanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu sản xuất, chế tạo sảnphẩm Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức:
Trang 14Giá thành kế hoạch công tác xây lắp = Giá thành dự toán công tác xây lắp - Mứchạ giá thành kế hoạch (tính cho từng công trình, hạng mục công trình)
- Giá thành dự toán: được xác định trước khi bắt đầu xây dựng Là hạn mức chiphí cao nhất mà đơn vị có thể chi ra để đảm bảo có lãi, là tiêu chuẩn để đơn vị xây lắpphấn đấu hạ giá thành thực tế và là căn cứ để chủ đầu tư thanh toán cho doanh nghiệpkhối lượng hoàn thành đã nghiệm thu
Giá thành dự toán của từng công trình(hạng mục công trình )= Giá thành dự toáncủa từng công trình- hạng mục công trình - Lãi định mức
Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do Nhà Nước quyđịnh đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể
- Giá thành thực tế: Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí sảnxuất thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây dựngnhất định Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí
- Giá thành sản phẩm xây lắp là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liênquan đến quá trình xây lắp, chế tạo sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT,chi phí máy thi công, chi phí SX chung.
- Giá thành toàn bộ là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí liên quan đến việcxây dựng và hoàn thành công trình, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí máythi công, chi phí sản xuấtchung và chi phí quản lý doanh nghiệp
c) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giữa chi phí xây dựng và giá thành công trình xây lắp có mối quan hệ chặt chẽvới nhau trong quá trình sản xuất,xây lắp để tạo ra sản phẩm Chúng đều giới hạn đểtập hợp chi phí cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra giá thành.
- Giống nhau: Cả 2 cùng giống nhau về chất, cùng biểu hiện bằng tiền của laođộng sống và lao động vật hóa.
Trang 15- Khác nhau: Chúng khác nhau về lượng Chi phí sản xuất ,xây lắp gắn liền vớimột kỳ nhất định Còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm, công trình, laovụ nhất định
1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành côngtrình
Trong công tác quản lý doanh nghiệp tập hợp chi phí xây dựng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí đòi hỏi phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí xây dựng đáp ứng đầy đủ trung thực, kịp thời yêu cầuquản lý chi phí xây dựng, kế toán chi phí xây dựng cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm từng công trình để xác định đối tượng tập hợp chi phí, trên cơ sở đó tổ chức việc ghi chép ban đầu cho thích hợp
- Tổ chức tập hợp và phân bố từng loại chi phí xây dựng theo đúng đối tượng tập hợp chi phí xây dựng để xác định bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí Yếu tố chi phí quy định, xác đinh đúng đắn chi phí của công trình dở dang cuối kỳ.
- Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí xây dựng cho lãnh đạo công ty, và tiếnhành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, phát hiệnkhả năng tiềm tàng, đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệmchi phí.
1.2 Nội dung của kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành côngtrìnhtrong doanh nghiệp xây dựng
1.2.1 Quy định kế toán tập hợp chi phí xây dựng và tính giá thành công trình
Trang 16theo chuẩn mực Việt Nam VAS 02, VAS 15
Theo VAS 02
a) Giá gốc hàng tồn kho
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liênquan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiệntại.
Cụ thể:
b) Chi phí mua
Chi phí mua của hàng tồn kho bao gồm giá mua, các loại thuế không đượchoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chiphí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho Các khoản chiết khấuthương mại và giảm giá hàng mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất đượctrừ (-) khỏi chi phí mua.
- Tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD giá của các vật tư dùngđể xây lắp mà công ty đưa vào chi phí mua đó là giá gốc của các vật tư ( gỗ nẹp, gỗsàn, gỗ tiêu âm, bông, bàn ghế, đèn, phào gỗ, bông khoáng, thạch cao….) chi phí vậnchuyển từ nơi mua đến kho, chi phí bao quản cho lô hàng đó sẽ được tính và giá gốccủa vật, đồng thời các khoản được giảm trừ chi phí do mua nhiều hay khách truyềnthống được hưởng chiết khấu sẽ trừ thẳng vào giá mua của hàng hóa đó.
c) Chi phí chế biến
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếpđến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố địnhvà chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên liệu,vật liệu thành thành phẩm.
- Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngkhông thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảodưỡng máy móc thiết bị, nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởngsản xuất.
Trang 17- Chi phí sản xuất chung biến đổi là những chi phí sản xuất gián tiếp, thườngthay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phínguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp.
- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vịsản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Công suất bìnhthường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuấtbình thường.
+Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thườngthì chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phíthực tế phát sinh.
+ Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thườngthì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơnvị sản phẩm theo mức công suất bình thường Khoản chi phí sản xuất chung khôngphân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗiđơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.
- Tại công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD chi phí để làm lên sảnphẩm hoàn thiện là các công trình áp dụng theo chuẩn mực này ngoài chi phí vềnguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vậtliệu phụ, và chi phí sản xuất chung trong đó có chi phí dùng cho các công trình đangthi công một thể và cần phân bổ chi phí đó theo tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếpđã thực hiện.
Chi phí liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm cáckhoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho Ví dụ, tronggiá gốc thành phẩm có thể bao gồm chi phí thiết kế sản phẩm cho một đơn đặt hàng cụthể.
- Đối với công trình công ty nhận từ khâu thiết kế, thì giá của công trình sẽ baogồm cả chi phí tiền thiết kế.
Trang 18 Chi phí không tính vào giá gốc hàng tồn kho
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho, gồm:
(a) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí sản xuất, kinhdoanh khác phát sinh trên mức bình thường;
Ví dụ: Chi phí nhân công cho các công trình ngắn ngày thường chi cần trungbình 15 thợ/ ngày tuy nhiên khi thống kế kế toán lại ghi nhận 20 thợ/ngày vượt quámức bình thường sẽ không được tính vào chi phí hợp lý.
(b) Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn khocần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo và chi phí bảo quản quy định ở đoạn trên;
(c) Chi phí bán hàng;
(d) Chi phí quản lý doanh nghiệp;
Bởi các chi phí này không liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình hìnhthành sản phẩm
Chi phí cung cấp dịch vụ bao gồm chi phí nhân viên và các chi phí khác liênquan trực tiếp đến việc cung cấp dịch vụ, như chi phí giám sát và các chi phí chung cóliên quan.
Ví dụ: chi phí cho nhân viên giám sát, chi phí thí nghiệm mẫu vật: sắt, thép,gỗ…
- Chi phí nhân viên, chi phí khác liên quan đến bán hàng và quản lý doanhnghiệp không được tính vào chi phí cung cấp dịch vụ.
d) Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp
Trang 19(a) Phương pháp tính theo giá đích danh;
(b) Phương pháp bình quân gia quyền;
(c) Phương pháp nhập trước, xuất trước;
(d) Phương pháp nhập sau, xuất trước.
- Phương pháp được công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD là phươngpháp tính theo giá đích danh là phương pháp được áp dụng đối với doanh nghiệp có ítloại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.
Theo VAS 15
a) Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
(a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng;
(b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổcho từng hợp đồng cụ thể;
(c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợpđồng.
- Nội dung của điều khoản này gần giống với nội dung với điều khoản chi phí vềhàng tồn kho trong VAS 02.Áp dụng tại Công ty CP Tư vấn và đầu tư xây dựng HDDcụ thể như sau:
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
(a) Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình;
Trang 20(b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình;
(c) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệuđến và đi khỏi công trình;
(d) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng;
(e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;
(g) Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình;
(h) Các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thunhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng Ví dụ: Các khoản thu từ việcbán nguyên liệu, vật liệu thừa, thu thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợpđồng.
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thểphân bổ cho từng hợp đồng, bao gồm:
(a) Chi phí bảo hiểm;
(b) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật không liên quan trực tiếp đến một hợpđồng cụ thể;
(c) Chi phí quản lý chung trong xây dựng.
(d) Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợpđồng;
Trang 21- Khác với chuẩn mực VAS 15 “Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khácsử dụng để thực hiện hợp đồng;” cho vào chi phí liên quan trực tiếp, còn tại Công tyCP Tư vấn và đầu tư xây dựng HDD thì khoản chi phí này được tính vào chi phí sảnxuất chung và được tính phân bổ cho các công tình thực hiện trong kỳ.
Các chi phí khác có thể thu lạitừ khách hàng theo các điều khoản của hợpđồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lạicho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng.
Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổcho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng Cácchi phí này bao gồm:
(a) Chi phí quản lý hành chính chung, hoặc chi phí nghiên cứu, triển khai mà hợpđồng không quy định khách hàng phải trả cho nhà thầu.
1.2.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí xây dựng.
Đối tượng tập hợp chi phí xây dựng là nơi phát sinh và chịu chi phí Tùy theo yêucầu quản lý, yêu cầu tính giá thành mà đối tượng tập hợp chi phí có thể được xác địnhlà từng sản phẩm, từng công trình, từng phân xưởng sản xuất hay từng giai đoạn công
Trang 22nghệ sản xuất sản phẩm Xác định đối tượng tập hợp chi phí là nhằm phục vụ cho việckiểm tra, phân tích chi phí xây dựng và giá thành sản phẩm xây lắp Việc xác định đốitượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào:
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: sản xuất giảnđơn, sản xuất phức tạp.
- Loại hình sản xuất: sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt
- Đặc điểm tổ chức sản xuất: có phân xưởng hoặc không có phân xưởng, đội sảnxuất
- Yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp
- Đơn vị giá thành áp dụng trong doanh nghiệp.
Do đó, đối với doanh nghiệp xây lắp, thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cóthể là từng công trình – hạng mục công trình hay các giai đoạn công việc của hạngmục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình…từ đó mà xác định phương pháphạch toán chi phí sản xuất thích hợp
1.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí xây dựng
Phương pháp hạch toán CPXD là một phương pháp hay hệ thống các phươngpháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các CPXD trong phạm vi giới hạn của đốitượng hạch toán CPXD Thực chất của phương pháp kế toán CPXD chính là việc mởcác sổ (thẻ) chi tiết hạch toán chi phí tương ứng với các đối tượng kế toán chi phí đãđược lựa chọn, cuối kỳ tổng hợp chi phí theo từng đối tượng Vì vậy, dựa trên đốitượng chi phí trong DN xây lắp, kế toán xác định các phương pháp hạch toán CPXDsau: phương pháp hạch toán CPXD theo từng công trình – hạng mục công trình, theo
Trang 23Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là:
Phương pháp tập hợp trực tiếp: là phương pháp áp dụng đối với các chi phíliên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán chi phí xây dựng riêng biệt, chi phí xây dựngphát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí
Phương pháp phân bổ gián tiếp: là phương pháp áp dụng khi một loại chi phíliên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, không thể tập hợp riêng cho từng đối tượngđược Vì vậy, cần phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng có liên quan Việcphân bổ trải qua 2 bước:
-Bước 1: Tính hệ số phân bổ
H =C /T
Trong đó: C: tổng chi phí đã tập hợp phân bổ
T: tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
- Bước 2: Phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan
Có 2 phương pháp để hạch toán kế toán là: phương pháp kê khai thường xuyênvà phương pháp kiểm kê định kỳ Riêng đối với ngành xây lắp, chỉ được áp dụngphương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, khôngđược áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Phần chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chiphí sử dụng MTC vượt trên mức bình thường và phần chi phí SX cố định không phân
Trang 24bổ, không được tính vào giá thành xây lắp mà hạch toán vào giá vốn hàng bán trongkỳ
1.2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a) Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khái niệm: Chi phí NVLTT lànhững chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệuphụ, vật kết cấu…được sử dụng để cấu thành nên sản phẩm xây lắp
Tính giá xuất kho nguyên vật liệu: Việc tính giá xuất kho NVL phụ thuộcvào đơn giá của từng loại NVL trong các thời kỳ khác nhau, sự biến động về mặt giácả trên thị trường, chi phí mua phát sinh liên quan đến NVL Điều này, đòi hỏi doanhnghiệp phải quản lý được giá mua và chi phí mua để không chỉ đảm bảo được chấtlượng NVL mà còn tiết kiệm được chi phí Tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu tổ chức, lĩnhvực hoạt động kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng một trong 3 phươngpháp sau để tính giá xuất kho nguyên vật liệu:
+Phương pháp thực tế đích danh
+Phương pháp bình quân gia quyền
+ Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Trong đó
Phương pháp thực tế đích danh :Phương pháp này được áp dụng đối với đơn vịcó ít loại mặt hàng, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được Khi xuấtkho vật liệu doanh nghiệp chỉ định rõ giá xuất Vì vậy, doanh nghiệp phải biết đượccác NVL tồn kho, các NVL xuất kho thuộc những lần mua nào và dùng đơn giá củanhững lần mua đó để xác định giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ.
Phương pháp bình quân gia quyền :Theo phương pháp này, giá trị của từngloại NVL được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị
Trang 25từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Phương pháp bình quân cóthể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng
- Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ
Giá trị thực tế NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất trong kỳ x Đơn giá bình quân
Trị giá NVL tồn kho cuối kỳ = Số lượng NVL tồn kho x Đơn giá bình quân
-Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm) Sau mỗilần nhập NVL, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và đơn giá bìnhquân cho từng loại hàng tồn kho theo công thức sau:
Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO)
Theo phương pháp này, giá trị NVL xuất dùng được tính theo giá nhập kho lầntrước, xong mới tính theo giá nhập kho lần sau Giá trị NVL cuối kỳ là NVL được muahoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.
Trang 26Chứng từ sử dụng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếuxuất kho, giấy đề nghị tạm ứng, phiếu chi…
Tài khoản sử dụng: 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
-Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuấtcông nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán
-Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho - Kết chuyểnchi phí NVLTT vào chi phí SXKD dở dang
TK 621 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mụccông trình.
Phương pháp hạch toán:
- Xuất NVL để xây lắp, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán ghi:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 152- Nguyên vật liệu
- Xuất thẳng NVL, công cụ, dụng cụ để xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331, 111, 112
Trang 27- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí NVLTT, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường)
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- NVL xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho,ghi:
Nợ TK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Phụ lục 01: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phươngpháp kê khai thường xuyên)
b) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính- lương phụ, phụ cấplương cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản phảitrả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao động thuê ngoài theo từng loạicông việc
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương Tài khoản sử dụng: TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
-Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình xây lắp
Trang 28-Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào chi phí SXKD dở dang
TK 622 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mụccông trình
Chú ý: đối với hoạt động xây lắp không hạch toán tài khoản này khoản tiềnlương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho CNTT điều khiển xe,máy thi công, phục vụ máy thi công, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên quỹlương phải trả CNTT của hoạt động xây lắp, điều khiển máy thi công, phục vụ máy thicông
Phương pháp hạch toán:
-Lương phải trả cho CNTT xây lắp, kế toán ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334- Phải trả CNV
- Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNTT xây lắp, ghi:
Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
Trang 29Có TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp
(Phụ lục 02: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương phápkê khai thường xuyên)
c) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Khái niệm: Chi phí sản xuất chung là những chi phí được dùng để quản lý vàphục vụ cho quá trình xây dựng, bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theolương của nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phíkhấu hao TSCĐ, các chi phí khác liên quan đến hoạt động SX
Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: Đối với các chi phí sản xuấtchung có liên quan đến nhiều sản phẩm, dịch vụ…trong phân xưởng thì cần phải phânbổ khoản chi phí này theo từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức thích hợp Kếtoán căn cứ vào các chứng từ gốc để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đốitượng có liên quan Các tiêu thức được sử dụng để phân bổ chi phí sản xuất chungnhư:
-Phân bổ chi phí SX chung theo định mức
- Phân bổ chi phí SX chung theo giờ công SXKD định mức hoặc thực tế.- Phân bổ chi phí SX chung theo ca máy thi công
- Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí nhân công
- Phân bổ chi phí SX chung theo chi phí NVLTT, chi phí NCTT.
Để xác định mức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí ta thường sử dụngcông thức sau:
Trang 30Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từkhác liên quan…
Tài khoản sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
- Bên Nợ: Chi phí SX chung phát sinh.
- Bên Có: - Các khoản giảm chi phí SX chung
- Kết chuyển chi phí SX chung
TK 627 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mụccông trình
TK 627 có 6 TK cấp 2:
- TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
- TK 6272: Chi phí nguyênvật liệu.
- TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ
- TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- TK 6278: Chi phí khác bằng tiền
Phương pháp hạch toán:
Trang 31- Lương phải trả cho NVPX, kế toán ghi:
Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng
Có TK 334- Phải trả CNV
- Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN của NVPX vào chi phí SX, ghi:
Nợ TK 6271- Chi phí nhân viên phân xưởng
- Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 6274- Chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng SX
Trang 32Có TK- 214- Hao mòn TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điện thoại,…dùng ở bộ phận phân xưởng SX, ghi:
Nợ TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 33d) Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí máy thi công
Khái niệm: Là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng côngtác xây, lắp bằng máy
Phương pháp phân bổ chi phí sử dụng máy thi công :Do đặc điểm của ngànhxây lắp, một máy thi công có thể sử dụng cho nhiều công trình trong một kỳ hạch toán.Vì vậy, cần phân bổ chi phí sử dụng máy thi công cho từng đối tượng liên quan Chiphí sử dụng máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương phápthích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế Công thức phân bổchi phí sử dụng máy thi công thường được sử dụng như sau:
Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu xuất kho, các chứng từkhác liên quan…
Tài khoản sử dụng: TK 623 “Chi phí máy thi công”
Nội dung và kết cấu của tài khoản này:
-Bên Nợ: Chi phí máy thi công phát sinh
-Bên Có: + Các khoản giảm chi phí máy thi công.
Trang 34+ Kết chuyển chi phí máy thi công
TK 623 không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mụccông trình
TK 623 có 6 TK cấp 2:
- TK 6231: Chi phí nhân công.
- TK 6232: Chi phí vật liệu
- TK 6233: Chi phí dụng cụ SX
- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công.
- TK 6237: Chi phí mua ngoài
- TK 6238: Chi phí khác bằng tiền
Phương pháp hạch toán:
Trường hợp Công ty có máy để thi công thì hạch toán như sau:
- Lương phải trả cho công nhân điều khiển xe, máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 6231- Chi phí nhân công sử dụng máy
Có TK 334- Phải trả CNV
- Xuất vật liệu phục vụ máy thi công, kế toán ghi:
Trang 35Nợ TK 6232- Chi phí vật liệu dùng cho xe, máy thi công
Có TK 152- Nguyên vật liệu
- Xuất công cụ, dụng cụ phục vụ máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 142, 242, 623
Có TK 153- Công cụ, dụng cụ
- Trích khấu hao TSCĐ máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 6234- Chi phí khấu hao xe, máy thi công
Có TK 214- Hao mòn TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điện thoại…phục vụ máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Có TK 331, 335, 111, 112
- Phát sinh giảm chi phí máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 623- Chi phí máy thi công
- Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi:
Trang 36Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán (phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mứcbình thường)
Có TK 623- Chi phí máy thi công
Trường hợp Công ty thuê máy thi công ngoài để thực hiện:
- Công ty khoán thẳng theo hợp đồng với bên được khoán, kế toán ghi:
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công ( không chi tiết cho Tk này)
Có TK 331- Phải trả người bán
-Nếu sau khi hoàn thành công trình chi phí phát sinh thực tế lớn hơn dự kiếntrong hợp đồng khoán, đối với hợp đồng chọn gói thì không hạch toán thêm, còn vớihợp đồng theo khối lượng thực tế thì bên được khoán sẽ làm phiếu bổ sung phát sinhgửi cho bên khoán để xác nhận, khi chấp thuận phiếu bổ sung phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 623- Chi phí máy thi công
Có TK 3388- Phải trả, phải nộp khác
Các chi phí ngoài, gồm:
-Chi phí điện, nước, điện thoại…phục vụ máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Trang 37Có TK 331, 335, 111, 112
- Phát sinh giảm chi phí máy thi công, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138
Có TK 623- Chi phí máy thi công
- Cuối kỳ, tính và phân bổ chi phí máy thi công, kế toán ghi:
- Nếu do thiên tai gây ra được xem như khoản thiệt hại bất thường
Trang 38- Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại, bên thicông coi như đã thực hiện xong khối lượng công trình và bàn giao tiêu thụ.
- Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc tính vào khoảnthiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị bắt người phạm lỗi bồi thường thiệt hạivà phần giá trị phế liệu thu hồi được
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng chấm công, bảng tính lương, biên bảnđề nghị thi công lại, bảng thống kê công trình bị thiệt hại……
Tài khoản sử dụng: TK 154, TK 632,TK 152,TK 111, TK 138,TK 334… - Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí NVLTT, chi phíNCTT, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí SXC
Nợ TK 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 621- Chi phí NVLTT
Có TK 622- Chi phí NCTT
Có TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
- Xác định giá trị thiệt hại do bên thầu gây ra:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Giá trị phế liệu thu hồi
Trang 39Nợ TK 152,111
Có TK 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Bồi thường thiệt hại do người lao động
Nợ TK 138(1388),334
Có TK 154-Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- Thiệt hại xác định được nguyên nhân và chờ xử lý
Nợ TK 1381- Tài sản thiếu chờ xử lý
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Khi xác định được nguyên nhân sẽ két chuyển sang tài khoản liên quan
- Lỗ bất thường, kế toán ghi:
Nợ TK 811- Chi phí khác
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
(Phụ lục 5: Sơ đồ kế toán thiệt hại phá đi làm lại trong quá trình sản xuất )
Thiệt hại ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là những thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trongmột thời gian nhất định, có thể do thời tiết, do tình hình cung cấp NVL, máy móc thi
Trang 40công và các nguyên nhân khác gây ra Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuấtbao gồm tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên, nhiên vậtliệu, chi phí phát sinh trong quá trình ngừng sản xuất Trong trường hợp ngừng việctheo thời vụ hoặc ngừng việc theo kế hoạch, doanh nghiệp phải lập dự toán chi phítrong thời gian ngừng việc và tiến hành trích trước chi phí ngừng sản xuất vào chi phíhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Khi kết thúc niên độ kế toán hoặckhi công trình hoàn thành bàn giao, kế toán xác định số chênh lệch giữa số đã tríchtrước với chi phí thực tế đã phát sinh Nếu chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tếphát sinh thì phải lập bút toán hoàn nhập số chênh lệch
Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, phiếu xuất kho, bảng chấm công, hóa đơn,….Tài khoản sử dụng: TK 623,TK 627, TK 642, TK 811 và các tài khoản liênquan TK 111, TK 112, TK 152, TK 153, TK 334….
Hạch toán:
- Chi phí ngừng xây lắp thực tế phát sinh
+ Trường hợp không trích trước chi phí: