PHẦN VI KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ RỦI RO CỦA NHỮNG CÔNG TY NẮM VỐN NGÂN HÀNG TẠI MỸ (Trang 37)

Tác giả kiểm tra liệu công cụ tài chính phái sinh sẽ làm gia tăng hay giảm nhẹ rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro tín dụng của những BHC đại chúng từ năm 1997 đến 2012. Trong giai đoạn hồi quy đầu tiên, tác giả tính được hệ số beta đo lường rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn hai, tác giả hồi quy hệ số beta trong giai đoạn đầu với những biến tài chính phái sinh.

Tác giả thấy rằng tài chính phái sinh có mối tương quan dương và có ý nghĩa đối với những rủi ro hệ thống mà BHC phải đối mặt. Việc sử dụng nhiều công cụ phái sinh lãi suất, tỷ giá và tín dụng để đối phó với những rủi ro cao hơn trong lãi suất, tỷ giá và tín dụng. Mối quan hệ đồng biến và mạnh mẽ đối với những BHC có quy mô lớn. Tác giả thiết lập mối quan hệ đồng biến giữa phái sinh để kinh doanh và rủi ro cũng như giữa phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

Những hàm ý chính sách của bài này như sau. Bài phân tích của tác giả cho thấy rằng sự thận trọng cần thiết đối với những cam kết của BHC trong hoạt động kinh doanh phái sinh, đưa ra những ủng hộ mạnh mẽ hơn cho việc giới hạn việc sử dụng phái sinh của các BHC. Những chính sách gần đây cố gắng tách biệt ngân hàng thương mại với những hoạt động ngân hàng đầy rủi ro như những cam kết thực hiện ưu tiên.

Những quy định cần xem xét làm thế nào để duy trì mối quan hệ đồng biến giữa phái sinh và rủi ro hệ thống và vẫn giữ được hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng hiệu quả. Theo chiều hướng này, những nhà làm luật nên tách bạch tài chính phái sinh thành hai phần thứ nhất là dùng để phòng ngừa và dùng để giao dịch ưu tiên. Vấn đề nảy sinh là làm sao xác định được khi nào chứng khoán phái sinh dùng để phòng ngừa và khi nào dùng để kinh doanh. Tác giả thấy rằng chứng khoán phái sinh dùng để phòng ngừa thì liên quan đến rủi ro hệ thống của BHC là có cao không. Điều này cho thấy rằng việc cấm sử dụng các tài chính phái sinh để kinh doanh có thể dẫn đến một sai lầm bởi vì rủi ro có thể chỉ tập trung cho tài chính phái sinh dùng để phòng ngừa.

PHẦN VII. PHẦN ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm mục tiêu phân tán rủi ro, bảo vệ hoặc tạo ra lợi nhuận. Công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro và thường được sử dụng phổ biến như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. Trên thực tế, các công cụ nàycó thể kết hợp với nhau tạo ra các sản phẩm lai tạo.

Tuy nhiên, công cụ tài chính phái sinh xuất hiện lần đầu tiên với tư cách là một công cụ phòng chống rủi ro nhưng cùng với sự lớn mạnh và phức tạp của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phái sinh cũng được sử dụng nhiều hơn để tìm kiến lợi

nhuận và thực hiện các hoạt động đầu cơ. Chính vì những biến thái như nên không phải

lúc nào sử dụng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro cũng có hiệu quả. Các công cụ phái sinh ngày càng tinh vi và mang theo một số rủi ro gây gián đoạn lớn hơn độ rủi ro thông thường, như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là minh chứng hùng hồn.

Tại Việt Nam, ngoài các nghiệp vụ mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ mới hiện đại như các công cụ phái sinh lãi suất, tín dụng, … Từ năm 1999, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho

sự ra đời của công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ- NHNN 7 ngày 25/2/1999 về giao dịch kỳ hạn. Và đến hiện nay, thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam đã và đang hoạt động nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh, số lượng ngân hàng thương mại thực hiện các công cụ tài chính phái sinh còn rất khiêm tốn và tỷ trọng còn rất thấp. Cụ thể, Hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên ngân hàng ở VN chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng chống rủi ro tỷ giá và những hạn chế của NHNN. Vì thế, các giao dịch kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 5-7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

Ngoài ra, các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở VN và được các ngân hàng sử dụng để đáp ứng nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động ngân hàng quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá như quyết định số 1133/QĐ- NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm triển khai các công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, cản trở sự phát triển công cụ này như: số lượng NHTM triển khai quá ít dẫn đến doanh số của nghiệp vụ tài chính phái sinh chiếm tỷ trọng thấp, chưa đến 10%.

Các sản phẩm tài chính phái sinh đang triển khai tại một số NHTM chưa thực sự phong phú, đa dạng và phổ biến nên số lượng khách hàng tham gia các sản phẩm này còn khá khiêm tốn, đặc biệt hơn các sản phẩm này được triển khai tại các trụ sở các NHTM và các chi nhánh NH lớn. Đa phần các NHTM chưa thực sự quan tâm đúng mực về nguồn vốn, nhân lực cũng như hệ thống công nghệ để triên khai và có một số NHTM gây ra những tổn thất lớn do thiếu sự kiểm soát các hoạt động này.

Vậy, với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì liệu áp dụng mô hình nghiên cứu các công cụ tài chính phái sinh lên rủi ro hệ thống tại các NHTM Việt Nam có thực sự phù hợp không? Đây là một bài toán khá hay. Và đi tìm lời giải cho bài toán

này là cần thực hiện một số biện pháp như xem xét mô hình nghiên cứu, các nguồn dữ liệu, các biến trong mô hình cũng như các biến giả hay biến kiểm soát. Theo ý kiến của nhóm, thì mô hình nghiên cứu này nếu thực hiện tại Việt Nam thì cần điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu cho phù hợp tình hình thực tế tại Việt Nam hiện nay. Một trong những biện pháp theo nhóm cần phải được xem xét và điều chỉnh lại, cụ thể như sau:

 Về nguồn dữ liệu, nguồn báo cáo cho các thông tin về các sản phẩm phái sinh tại các

NHTM Việt Nam chưa có công bố rộng rãi. Cần phải phải mất thời gian trong việc thu thập số liệu của các NHTM trên các báo cáo của NHNN, IMF trong nhiều năm.

 Về mẫu nghiên cứu: hiện tại thì việc sỡ hữu chéo ngân hàng đã và đang được NHNN

chú trọng và một số NHTM trong quá trình sát nhập lại nên việc chọn mẫu cho các NH Việt Nam theo hình thức sở hữu như NN và tư nhân.

 Về biến nghiên cứu: như biến kiểm soát như qui mô, tỷ lệ vốn của các NHTM cần

quan tâm đến vấn đề sở hữu chéo. Và biến giả có thể thêm việc sát nhập và sau khi sát nhập hệ thống ngân hàng.

 Về mô hình và giả thiết nghiên cứu, có thể xem xét lại điều chỉnh cho phù hợp với Việt

Nam.

Tóm lại, việc ứng dụng mô hình nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh lên rủi ro hoạt động NHTM Việt Nam hiện nay là một đề tái khá hay và có vai trò quan trọng trong việc đánh giá lại thực trạng việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh có thực sự hiểu quả chưa? Liệu tác động của nó lên rủi ro của NH Việt Nam hiện nay là cao hay thấp? Kết quả nghiên cứu làm nền tảng cho các nhà làm chính sách nhằm đưa ra các biện pháp góp phần thúc đẩy thị trường phái sinh phát triển nói riêng và hoạt động thị trường tài chính nói chung. Đồng thời, nó làm nền tảng cho sự phát triển trong lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh mà Nhà Nước đang trong quá trình chuẩn bị và đưa vào hoạt động trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu VIỆC SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ RỦI RO CỦA NHỮNG CÔNG TY NẮM VỐN NGÂN HÀNG TẠI MỸ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w