Để mô tả thêm mối quan hệ giữa rủi ro và các công cụ tài chính phái sinh, tác giả phân tích các công cụ tài chính phái sinh mục đích là kinh doanh và phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro tín dụng. Và tác giả cũng phân tích tác động của tỷ lệ vốn và qui mô của ngân hàng.
Panel A trong bảng 9 cho thấy rằng mối quan hệ tích cực giữa các công cụ tài chớnh phỏi sinh và rủi ro lói suất rừ ràng hơn ở BHC với tổng tỷ lệ vốn cao hơn và tỷ lệ vốn cấp 1 cao hơn. Phái sinh lãi suất để kinh doanh và phòng ngừa rủi ro thì cả hai đều đồng biến và có ý nghĩa đối với rủi ro lãi suất có hệ thống (cột 5). Đối với các BHC với tỷ lệ vốn, tỷ lệ vốn tự có cấp 1 và quy mô cao hơn thì tác động tích cực của phái sinh lãi suất để kinh doanh đối với rủi ro lãi suất có hệ thống trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi đó tác động các công cụ tài chính phái sinh lãi suất để phòng ngừa rủi ro là không đáng kể.
Panel B trong bảng 9 cho thấy rằng mối quan hệ cùng chiều giữa các công cụ phỏi sinh tỷ giỏ và tỷ lệ rủi ro tỷ giỏ cú hệ thống là rừ rệt hơn cho cỏc BHC lớn hơn.
Các công cụ phái sinh tỷ giá hối đoái cho kinh doanh và phòng ngừa rủi ro đều có ý nghĩa và đồng biến đối với rủi ro tỷ giá có hệ thống. Đối với các BHC lớn và cho BHC với tỷ lệ vốn cao hơn và tỷ lệ vốn cấp 1 cao hơn, mối quan hệ đồng biến giữa phái sinh tỷ giỏ cho giao dịch và rủi ro tỷ giỏ hệ thống trở nờn rừ rệt hơn, trong khi mối quan hệ cùng chiều giữa công cụ phái sinh tỷ giá để phòng ngừa rủi ro và rủi ro tỷ giá có hệ thống bị suy yếu (hoặc tác động là không đáng kể).
Panel C trong bảng 9 cho thấy rằng mối quan hệ cùng chiều giữa các công cụ phỏi sinh tớn dụng và hệ thống rủi ro tớn dụng trở nờn rừ rệt hơn cho cỏc BHC lớn hơn và cho các BHC với tỷ lệ vốn cao hơn và tỷ lệ vốn cấp 1 cao hơn. Với BHC với tỷ lệ vốn, tỷ lệ vốn tự có cấp 1, tổng dự phòng tín dụng và dự phòng tín dụng ròng thấp hơn thì đồng biến và có ý nghĩa thống kê với rủi ro tín dụng hệ thống, nhưng mối quan hệ đụ̀ng biến này trở nờn ớt rừ ràng hơn cho cỏc BHC với tỷ lệ vốn cao hơn và tỷ lệ vốn cấp một cao hơn. Các mối quan hệ đồng biến giữa tổng dự phòng tín dụng với rủi ro tín dụng hệ thống yếu đối với BHC lớn (nhưng với mức ý nghĩa thống kê thấp). Trong khi
đó mối quan hệ đồng biến giữa dự phòng tín dụng ròng đối với rủi ro tín dụng có hệ thống rừ ràng hơn.
Phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giả thuyết H1a và H1b, cả hai công cụ tài chính phái sinh để kinh doanh và các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro ảnh hưởng đến rủi ro hệ thống của các BHC. Tác giả chỉ ra mối quan hệ này là đồng biếnvà có ý nghĩa thống kê cao. Kết quả này cho thấy tác động thực sự của các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hệ thống rủi ro thì không phù hợp với mục đích của báo cáo.
Kết quả thực nghiệm của tác giả ủng hộ giả thuyết H3, trong đó nói rằng các mối quan hệ cùng chiều giữa các công cụ tài chính phái sinh và rủi ro mạnh hơn cho các BHC lớn hơn (đặc biệt đối với thị trường ngoại tệ phái sinh và các công cụ phái sinh tín dụng). Tác giả cũng tìm thấy hỗ trợ ủng hộ cho giả thuyết H2, trong đó nêu mối quan hệ giữa các công cụ tài chính phái sinh và rủi ro bị ảnh hưởng bởi sức mạnh vốn của BHC. Các dấu hiệu của mối quan hệ, tuy nhiên thay đổi tuỳ vào loại công cụ tài chính phái sinh. Tỷ lệ vốn và tỷ lệ vốn tự có cấp 1, có ý nghĩa mạnh mẽ đối với quan hệ đồng biến giữa các công cụ tài chính phái sinh lãi suất và rủi ro lãi suất có hệ thống, và làm suy yếu mối quan hệ cùng chiều giữa các các công cụ tài chính phái sinh tín dụng và rủi ro tín dụng có hệ thống. Vốn cao củng cố mối quan hệ đồng biến giữa công cụ tài chính phái sinh cho kinh doanh và rủi ro hệ thống, nhưng làm suy yếu mối quan hệ đồng biến giữa các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và rủi ro hệ thống.
Điều này có thể cho thấy các ngân hàng yếu vốn hơn càng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro thì tốt hơn sự quản lý của các cơ quan, điều này sẽ làm tăng thêm mối quan hệ cùng chiều giữa các công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và rủi ro hệ thống.