Với đặc điểm hoạt động xây lắp là một lĩnh vực hoạt động tương đối phức tạpnên mặc dù công tác hạch toán chi phí tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh đã thực hiện tốt chức năng c
Trang 1TÓM LƯỢC
Bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh ” tập trung
trình bày những nội dung chủ yếu dưới đây:
Về lý luận: Bài viết đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về kế
toán chi phí xây dựng theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như yêucầu của chế độ kế toán hiện hành: Trình bày các khái niệm cơ bản về chi phí xây dựng
và nhiệm vụ kế toán, các quy định của chuẩn mực kế toán và Quyết định 48/2006 QĐ–BTC chi phối nội dung của kế toán chi phí xây dựng
Về thực tiễn: Bài viết đã làm rõ thực trạng kế toán chi phí xây dựng công trình
Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh với những nộidung sau : tổng quan về tình hình của công ty qua đặc điểm về công tác tổ chức, quản
lý của công ty; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển củacông ty và nêu thực trạng kế toán chi phí xây dựng tại công ty Từ đó đối chiếu giữathực tế với lý luận, đưa ra nhận xét về ưu nhược điểm của công tác kế toán chi phí xâydựng của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí xâydựng tại doanh nghiệp
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh, bêncạnh việc cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của từ phíanhà trường, thầy cô, bạn bè và tập thể cán bộ nhân viên trong công ty để em hoàn thiệnbài khóa luận với đề tài: “Kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượngtại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh”
Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo trường ĐạiHọc Thương Mại đã cho em kiến thức bổ ích trong quá trình học tập
Em xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Th.S Lương ThịHồng Ngân cùng với sự giúp đỡ của các thành viên trong phòng Tài chính - Kế toáncủa Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh đã tạo điều kiện cho em hoàn thànhbài khóa luận tốt nghiệp này
Tuy nhiên đây là một đề tài khá rộng, phức tạp, thời gian thực hiện cũng nhưkhả năng tiếp cận thực tế còn nhiều hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏinhững thiếu sót Do vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo củathầy cô, cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựngViệt Anh để em có thể hoàn thành tốt hơn khóa luận tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thủy
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
4 Phương pháp thực hiện đề tài 3
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 5
1.1 Một số lý thuyết về kế toán chi phí xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về chi phí trong xây dựng 5
1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí xây dựng tại các công ty xây lắp 6
1.1.3 Yêu cầu quản lí chi phí xây dựng và nhiệm vụ kế toán 11
1.2 Kế toán xây dựng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 12
1.2.1 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành 12
1.2.2 Nội dung kế toán chi phí xây dựng 17
1.2.3 Hệ thống sổ kế toán: 22
Trình tự của hình thức ghi sổ kế toán máy theo Nhật ký chung 25
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính 26
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BƯU ĐIỆN ĐAN PHƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT ANH 30
2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu 30
2.1.1 Tổng quan tình hình về kế toán xây dựng trong các doanh nghiệp xây lắp 30
Trang 42.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến kế toán chi phí xây dựng tại Công ty
Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh 30
2.2 Thực trạng kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty CP Tư vấn Xây dựng Việt Anh 36
2.2.1 Đặc điểm về chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh 36
2.2.2 Khái quát về vận dụng hệ thống kế toán trong kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh 37
2.2.3 Quy trình kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh 41
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH BƯU ĐIỆN ĐAN PHƯỢNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VIỆT ANH 51
3.1.Kết luận 51
3.1.1.Nhận xét, đánh giá chung 51
3.1.2 Phát hiện 51
3.2 Các đề xuất về kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh 54
3.2.1 Về kế toán chi phí xây dựng 54
3.2.2 Về các vấn đề khác 56
3.3 Điều kiện thực hiện các đề xuất tại công ty 57
KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP Tư Vấn Xây dựng Việt Anh
Sơ đồ 2.1.Sơ đồ ghi sổ kế toán - nhật ký sổ cái
Sơ đồ 2.2.Sơ đồ ghi sổ hình thức chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 2.3.Trình tự ghi sổ trên máy tính
Sơ đồ 2.4.Sơ đồ ghi sổ hình thức nhật kí chung
Sơ đồ 3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng ViệtST
T Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
5 GTGT Giá trị gia tăng
12 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
13 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
14 CPSXC Chi phí sản xuất chung
15 CNTT Công nhân trực tiếp
16 NVPX Nhân viên phân xưởng
19 KPCĐ Kinh phí công đoàn
20 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
T Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa tiếng Việt
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang
có những bước phát triển chưa từng có, đất nước đang đi lên và vững mạnh hơn vềmọi mặt.Trong xu thế hội nhập đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải hoàn thiện hệ thốngcác công cụ quản lý kinh tế mà trong đó kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng
Kế toán có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế, là công cụ tin cậy để Nhànước điều hành nền kinh tế vĩ mô và kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanhnghiệp, các khu vực kinh tế Vì vậy đổi mới, hoàn thiện công tác kế toán để phù hợp
và đáp ứng với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế làmột vấn đề thực sự bức xúc và cần thiết
Hiện nay, trong nền kinh tế Việt Nam ngành xây dựng là ngành sản xuất vật chấtlớn nhất liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành nền kinh
tế quốc dân Hàng năm, ngành xây dựng cơ bản sử dụng một lượng vốn Ngân sáchNhà nước và nguồn vốn đầu tư khác với tỉ lệ khá cao, tạo ra cở sở vật chất cho xã hộigóp phần tăng cường tiềm lực cho đất nước Tuy nhiên do đặc thù của ngành khác biệt
so với các ngành khác nên việc hạch toán khá phức tạp, công tác kế toán đòi hỏi phảiphải chính xác, cụ thể Chính vì vậy vai trò của kế toán thực sự là quan trọng trong nềnkinh tế phát triển như hiện nay
Với đặc điểm hoạt động xây lắp là một lĩnh vực hoạt động tương đối phức tạpnên mặc dù công tác hạch toán chi phí tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh
đã thực hiện tốt chức năng của mình nhưng trong quá trình hạch toán vẫn không tránhkhỏi những hạn chế, tồn tại những điểm chưa hợp lý cần khắc phục trong việc hạchtoán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công,chi phí sản xuất chung để công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắphoàn thiện hơn
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toánchi phí xây dựng nên trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng ViệtAnh em đã lựa chọn tên đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Kế toán chi phí xây dựng côngtrình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh”
Trang 8Bài khóa luận này là một cách nhìn khách quan về kế toán chi phí xây dựng côngtrình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh Qua bàiviết công ty có thể thấy rõ hơn những ưu điểm cũng như một số mặt hạn chế trong tổ chức
và thực hiện công tác kế toán chi phí xây dựng của mình và có thể tham khảo một số giảipháp, kiến nghị được nêu ra để hoàn thiện hơn công tác kế toán của doanh nghiệp
2 Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài
• Về mặt lý luận: Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí xây
dựng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành nhằm cung cấp một cái nhìn tổngquan và hiệu quả nhất
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán chi phí xây dựng tại doanh nghiệp xâydựng, cụ thể là kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty
Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu kế toán chi phí xây dựng công trình Bưuđiện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh
Phạm vi về thời gian:
+ Thời gian thực tập từ tháng 02/2017 đến ngày 04/2017
+ Sử dụng số liệu năm 2016 tại công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh
- Phạm vi về không gian:
Tiến hành nghiên cứu công trình Bưu điện Đan Phượng tại công ty Cổ phần Tưvấn Xây dựng Việt Anh
Trang 9Địa chỉ: Đội 1, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
4 Phương pháp thực hiện đề tài
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu
Phương pháp quan sát: Thông tin được thu thập qua việc quan sát trực tiếpcách làm của các nhân viên kế toán từ khâu vào chứng từ chuyển chứng từ, tới khâunhập dữ liệu vào máy Những thông tin này giúp đánh giá được phần nào quy trìnhthực hiện các công việc Kết quả thông tin thu được khách quan, chính xác và có độ tincậy cao
Phương pháp điều tra trắc nghiệm: Phương pháp điều tra trắc nghiệm đượcthực hiện dựa trên việc lấy ý kiến trực tiếp từ các nhân viên phòng kế toán của Công ty
Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh thông qua những phiếu trắc nghiệm được lập sẵn.Những phiếu trắc nghiệm này bao gồm danh sách những câu hỏi chuyên môn và đãbao gồm các phương án trả lời để người được phỏng vấn lựa chọn Phiếu điều tra làmột bản câu hỏi dạng đóng mở và ghi rõ mục đích của phiếu điều tra Mục đíchphương pháp này được thực hiện để tìm hiểu về đối tượng, phương pháp tập hợp chiphí xây dựng, sổ kế toán chi phí áp dụng, một số chính sách kế toán chi phí khác ápdụng tại Công ty Tư vấn Xây dựng Việt Anh thông qua công trình Bưu điện ĐanPhượng Kết quả thu được của phương pháp này là toàn bộ chính sách kế toán nóichung và tổng quan kế toán chi phí xây dựng của đơn vị
Phương pháp phỏng vấn: Thu thập số liệu bằng việc hỏi trực tiếp các nhânviên kế toán và nhà quản trị công ty Các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước.Thờigian và địa điểm được hẹn trước, phỏng vấn tại phòng kế toán của công ty Nội dungcủa cuộc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác kế toán chi phí xây dựng tạicông ty Kết quả thu được là khá khả quan, số lượng thông tin thu được nhiều, việctrao đổi trực tiếp làm sáng tỏ kịp thời những vấn đề còn khúc mắc về số liệu kế toántrên các chứng từ sổ sách của công ty
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đây là phương pháp sử dụng tài liệu có sẵntrong nghiên cứu để thu thập thông tin mong muốn, từ đó có cái nhìn tổng quan về kếtoán nguyên vật liệu Sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải nghiên cứu nhiều tài liệu
và phân loại thông tin để mang lại hiệu quả như các chứng từ, sổ sách, các BCTC củacông ty; các tài liệu liên quan từ bên ngoài qua phương tiện truyền thông như website
Trang 10của công ty, truyền hình, internet hoặc các sách chuyên ngành kế toán, các luận văncủa khóa trước cũng giúp ích rất nhiều cho việc nghiên cứu.
4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phương pháp tổng hợp dữ liệu: Qua các dữ liệu thu thập được từ phòng kế toán,
số liệu từ các sổ tổng hợp, sổ chi tiết và qua các đối tượng được phỏng vấn, em đã tiếnhành tổng hợp các dữ liệu để có thể nhận định, đánh giá thực trạng kế toán chi phí xâydựng tại công ty; tìm hiểu những hạn chế, nguyên nhân tồn tại và đề xuất một số giảipháp.Các dữ liệu thu thập được tập hợp lại và sắp xếp theo hệ thống có chọn lọc
Phương pháp so sánh: Là phương pháp phân tích được thực hiện thông qua đốichiếu các sự vật, hiện tượng với nhau để thấy những điểm giống và khác nhau Trongquá trình nghiên cứu kế toán chi phí xây dựng nội dung này được cụ thể hóa bằng việcđối chiếu lý luận với thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí xây dựng tại công ty Đốichiếu chứng từ gốc với các số liệu liên quan, đối chiếu số liệu cuối kỳ giữa sổ cái và cácbảng tổng hợp chi tiết để có kết quả chính xác khi lên báo cáo tài chính
Từ đó tiến hành so sánh, phân tích và đánh giá hiệu quả thu được và những mặttồn tại đi kèm nguyên nhân để đưa ra những giải pháp, kiến nghị mang tính khả thi caonhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty
5 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận của kế toán chi phí xây dựng trong các doanh nghiệp xây dựng.
Chương II: Thực trạng kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh.
Chương III: Các kết luận và đề xuất về kế toán chi phí xây dựng công trình Bưu điện Đan Phượng tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Việt Anh.
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG
TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1 Một số lý thuyết về kế toán chi phí xây dựng tại các doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Các khái niệm cơ bản về chi phí trong xây dựng
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công
trình, nhà ở Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo mộtlượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sảnphẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt Tại nhữngnước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nộiđịa Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thicông tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng
Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán
dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh cáckhoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho
cổ đông hoặc chủ sở hữu.( theo chuẩn mực kế toán Việt Nam – VAS 01 )
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định
Chi phí sản xuất xây lắp là quá trình chuyển biến của vật liệu xây dựng thành
sản phẩm dưới tác động của máy móc thiết bị cùng sức lao động của công nhân.Nóicách khác,các yếu tố về tư liệu lao động,đối tượng lao động dưới sự tác động có mụcđích của sức lao động qua quá trình thi công sẽ trở thành sản phẩm xây dựng.Tất cảnhững hao phí này được thể hiện dưới hình thái giá trị thì đó là chi phí sản xuất.Chiphí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau,công dụng và mục đích khác nhau songchung quy gồm có chi phí về lao động sống như chi phí về tiền lương và các khoảntrích theo lương;chi phí về lao động vật hoá như nguyên vật liệu,khấu hao vềTSCĐ…
+ Chi phí sản xuất xây lắp là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợinhuận,do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết.Để có thểgiám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loai chi phí theo các tiêu thức thích hợp
Trang 12 Phân biệt giữa chi phí và chi tiêu:
+ Chi tiêu là sự giảm đi thuần túy các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanhnghiệp, bất kể nó dùng vào mục đích gì
+ Chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết vớinhau Chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí.Chiphí và chi tiêu có sự khác nhau về số lượng và thời điểm phát sinh, có những khoảnchi tiêu ở kỳ này nhưng chưa được tính vào chi phí (chi mua nguyên vật liệu chưa sửdụng) và có nhũng khoản tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa chi tiêu (chi phítrích trước)
1.1.2 Một số lý thuyết về kế toán chi phí xây dựng tại các công ty xây lắp 1.1.2.1 Phân loại chi phí xây dựng
Việc quản lý sản suất,chi phí sản xuất không chỉ dựa vào các số liệu tổng hợp vềchi phí sản xuất mà còn căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí theo từng côngtrình ,hạng mục công trình theo từng thời điểm nhất định
Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung của chi phí
Theo cách phân loai này,các yếu tố có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chungvào một yếu tố không phân biệt chi phí sản xuất được phát sinh ở đâu hay dùng vàomục đích gì trong sản xuất nhằm tổng hợp và cân đối mọi chỉ tiêu kinh tế và kế hoạchcủa doanh nghiệp.Toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đối với doanh nghiệp xây lắpđược chia thành các yếu tố sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Là những chi phi nguyên vật liệu không phân biệtđược trực tiếp hay gián tiếp như xi măng,sắt thép…
+ Chi phí sử dụng nhân công:Là những chi phí về tiền lương và các khoản tríchtheo lương
+Chi phí khấu hao TSCĐ:Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụngcho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
+Chi phí dịch vụ mua ngoài:Là số tiền phải trả về các dịch vụ mua ngoài sử dụngcho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như tiền điện,tiền nước,tiền tưvấn,…
+Chi phí khác bằng tiền:Bao gồm các chi phí dùng chi hoạt động sản xuất kinhdoanh ngoài bốn yếu tố chi phí đã nêu trên
Trang 13Việc phân loại chi phí theo yếu tố có ý nghĩa lớn trong quản lý.Nó cho biết cơcấu chi phí theo nội dung kinh tế để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chiphí sản xuất.Nó là cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất ,lập kế hoạch cung ứng vật tư ,kếhoạch quỹ tiền lương,tính toán nhu cầu sử dụng vốn lưu động định mức.Đối với côngtác kế toán nó là cơ sở để lập các báo cáo tài chính ,giám đốc tình hình thực hiện dựtoán chi phí sản xuất,ngoài ra nó còn là cơ sở để tính thu nhập quốc dân(c+v+m),đánhgiá khái quát tình hình tăng năng suất lao động
Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và đối tượng ,trong xây lắp cơbản giá thành sản phẩm được chia thành các khoản mục chi phí sau :
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:Phản ánh toàn bộ về nguyên vật liệuchính,phụ,nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc tạo nên thực thể của công trình.+ Chi phí nhân công trực tiếp:Là toàn bộ tiền lương chính,lương phụ,phụ cấp củanhân công trực tiếp xây lắp công trình;công nhân vận chuyển ,bốc dỡ vật tư trongphạm vi mặt bằng thi công Khoản mục này không bao gồm tiền lương và các khoảnphụ cấp có tính chất lương của công nhân điều khiển máy thi công ,công nhân vậnchuyển vật liệu ngoài phạm vi công trình và các khoản trích theo lương của công nhântrực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công
+ Chi phí sử dụng máy thi công:là các chi phí liên quan tới việc sử dụngmáy thicông sản phẩm xây lắp ,bao gồm chi phí nhiên liệu động lực cho máy thi công,tiềnkhấu hao máy, tiền lương công nhân điều khiển máy thi công
Do hoạt động của máy thi công trong xây dựng cơ bản mà chi phí sử dụng máythi công chia làm hai loại:
Chi phí tạm thời:Là những chi phí liên quan đến việc lắp ráp,chạy thử ,vậnchuyển máy phục vụ sử dụng máy thi công trong từng thời kỳ
Chi phí thường xuyên:Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử dụngmáy thi công bao gồm tiền khấu hao máy móc thiết bị,tiền thuê máy,tiền lương côngnhân điều khiển máy,nhiên liệu,động lực ,vật liệu dùng cho máy,chi phí sửa chữathưòng xuyên
+Chi phí sản xuất chung :Bao gồm các khoản chi phí trực tiếp phục vụ cho sảnxuất đội,công trình xây dựng nhưng không tính cho từng đối tượng cụ thể được.Chi
Trang 14phí này gồm:Tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý đội,công
nhân trực tiếp sản xuất,công nhân điều khiển máy thi công,khấu hao TSCĐ dùng cho
quản lý đội,chi phí công cụ ,dụng cụ và các chi phí khác phát sinh trong kỳ liên quanđến hoạt động của đội
Cách phân loại này giúp nhà quản lý xác định được cơ cấu chi phí nằm trong giáthành sản phẩm từ đó thấy được mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí tới giáthành công trình xây dựng từ đó có thể đưa ra dự toán về giá thành sản phẩm
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Cách phân loại này chi phí xây lắp được phân thành các loại chi phí sau:
+ Chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh:Là những chi phí dung cho hoạtđông sản xuất kinh doanh chính và phụ phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công vàbàn giao công trình cùng các khoản chi phí quản lý
+ Chi phí hoạt động tài chính:Là các chi phí về vốn và tài sản đem lại lơị nhuậncho doanh nghiệp như chi phí cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh nhưng không tínhvào giá trị vốn góp
+ Chi phí hoạt đông bất thường:Là những khoản chi phí phát sinh không thườngxuyên tại doanh nghiệp và ngoài dự kiến của doanh nghiệp như chi phí bồi thường hợpđồng, hao hụt nguyên vật liệu ngoài định mức được phép ghi tăng chi phí bất thường.Cách phân loại này giúp nhà quản lý biết được cơ cấu chi phí để đánh gía hiệuquả của các hoạt động.Ngoài ra nó còn giúp kế toán sử dụng tài khoản phù hợp vàhạch toán đúng chi phí theo từng hoạt động
Phân loại theo chức năng của chi phí
Cách phân loại này dựa vào chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh như thế nào
+ Chi phí tham gia vào quá trình sản xuất:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chiphí nhân công trực tiếp,chi phí máy thi công,chi phí sản xuất chung
+ Chi phí tham gia vào chức năng bán hàng:Chi phí bán hàng(không làm tăng giátrị sử dụng nhưng làm tăng giá trị của hàng hoá)
+ Chi phí tham gia vào chức năng quản lý:Chi phí quản lý doanh nghiêp
Cách phân loại này giúp ta biết chức năng của chi phí tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh,xác định chi phí tính vào giá thành hoặc trừ vào kết quả của doanhnghiệp
Trang 15Cách phân loại chi phí và phân theo khoản mục tính giá thành được áp dụngnhiều nhất.
1.1.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí xây dựng
1.1.2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí xây dựng
+ Đối tượng kế toán chi phí xây dựng là phạm vi giới hạn chi phí sản xuất xây
lắp cần được tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tínhgiá thành Trong các doanh nghiệp xây lắp, với tính chất phức tạp của công nghệ vàsản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạngmục công trình có dự toán thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sảnxuất có thể là công trình, hạng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bộ phậnthi công hay từng giai đoạn công việc Tuy nhiên trên thực tế các đơn vị xây lắpthường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình
Hạch toán chi phí xây dựng theo đúng đối tượng đã được quy định hợp lý có tácdụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý chi phí sản xuất và phục vụ cho công táctính giá thành sản phẩm được kịp thời
Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từngcông trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dựtoán xây lắp, gồm:
+ Chi phí vật liệu;
+Chi phí nhân công;
+ Chi phí sử dụng máy thi công;
+ Chí phí chung
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh
dở dang
Trang 16Bên Nợ:
+ Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuấtsản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;
+ Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí
sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giáthành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;
+ Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Bên Có:
+ Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đibán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB;
+ Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn
bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấptrên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;
+ Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;+ Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;
+ Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;
+ Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường
và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàngtồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán Đối với doanh nghiệpsản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài màhàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khisản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định khôngđược tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK
Trang 171.1.3 Yêu cầu quản lí chi phí xây dựng và nhiệm vụ kế toán
1.1.3.1.Yêu cầu quản lý chi phí xây dựng tại doanh nghiệp.
Quản lý về đối tượng chịu chi phí:
+ Chi phí sản xuất xây dựng công trình: là chi phí sản xuất phát sinh trực tiếptrong lĩnh vực hoạt động sản xuất xây lắp, những chi phí này bao gồm: Chi phí nguyênliệu, vật tư trực tiếp sản xuất tạo nên sản phẩm xây lắp, chi phí nhân công trực tiếptham gia xây lăp công trình, chi phí công cụ dụng cụ trực tiếp phục vụ thi công Đây là
bộ phận cơ bản hình thành nên giá thành sản phẩm
+ Chi phí sản xuất ngoài xây lắp: Là những chi phí phát sinh ngoài hoạt động sảnxuất xây lắp Những chi phí này có thể là những chi phí liên quan gián tiếp đến quátrình sản xuất xây dựng công trình như: chi phí vé tàu xe đi công tác, chi phí ăn ở chocán bộ đi công tác tại các công trường…
Quản lý về tổng mức chi phí: Mỗi công trình, hạng mục công trình cần phảiđược lập dự toán chi tiết theo từng khoản mục, từng yếu tố chi phí… một cách chínhxác và hợp lý
Quản lý theo khoản mục chi phí:
+ Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị các loại NVL, nhiên liệu, phụtùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ mà doanh nghiệp đã thực sự
sử dụng cho hoạt độn xây lắp thi công công trình
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ số tiền công phải trả, tiền trích bảohiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của toàn bộ công nhân tham gia trựctiếp xây lắp, thi công công trình của doanh nghiệp Ngoài ra còn bao gồm tiền ăn ca,tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này.+ Chi phí máy thi công: bao gồm chi phí thường xuyên sử dụng MTC và chi phítạm thời sử dụng MTC
+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở đội, bộ phận sản xuấtngoài các chi phí sản xuất trực tiếp kể trên, đó là:
* Chi phí nhân viên quản lý đội sản xuất gồm: lương chính, lương phụ và cáckhoản phải trích theo lương của nhân viên quản lý đội
* Chi phí vật liệu gồm: giá trị NVL dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định,các chi phí công cụ dụng cụ… ở đội xây lắp
Trang 18* Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng tại đội xây lắp hoặc bộ phận sản xuất.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện nước, điện thoại, sử dụng cho sản xuất làquản lý ở đội xây lắp…
Quản lý theo từng nghiệp vụ chi phí: Thường xuyên đối chiếu chi phí thực tếvới chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân làm vượt chi hay giảm chi so với dự toán, từ
đó tìm ra hướng khắc phục
1.1.3.2.Nhiệm vụ của kế toán chi phí xây dựng
Nhằm đáp ứng được các yêu cầu về quản lý chi phí xây dựng thì nhiệm vụ đặt rađối với kế toán chi phí xây dựng là:
+ Phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong thực tế.+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chiphí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoảnchênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mấtmát, hư hỏng…trong xây dựng để đề xuất những biện pháp ngăn chặn kịp thời
+ Tính toán hợp lý giá thành công tác xây lắp, các sản phẩm lao vụ hoàn thànhcủa doanh nghiệp
+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp theo từng côngtrình, hạng mục công trình từng loại sản phẩm lao vụ, vạch ra khả năng và các biệnpháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả
+ Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng công tác xâydựng đã hoàn thành Định kỳ kiểm kê và đánh giá khối lượng thi công dở dang theonguyên tắc quy định
+ Đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở từng công trình,hạng mục công trình, từng bộ phận thi công tổ đội sản xuất…trong từng thời kỳ nhấtđịnh, kịp thời lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây lắp, cungcấp chính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí xây lắp và giá thành phục vụcho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp
1.2 Kế toán xây dựng theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
1.2.1 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành
Theo chuẩn mực số 01: Chuẩn mực chung
Kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí xây dựng nói riêng luôn luôn phảituân thủ theo các nguyên tắc kế toán căn bản: cơ sở dồn tích, hoạt động liên tục, giá
Trang 19gốc, phù hợp, nhất quán, thận trọng và trọng yếu Trong đó những nguyên tắc sau chiphối lớn đến kế toán chi phí xây dựng:
Hoạt động liên tục: báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh
nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trongtương lai gần
Giá gốc: tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc của tài sản được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lýcủa tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận
Phù hợp: việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau Khi ghi nhận
một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đếnviệc tạo ra doanh thu đó
Nhất quán: các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải
được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
Thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các
ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn
Kế toán chi phí xây dựng phải có trách nhiệm ghi chép trực tiếp và gián tiếp liênquan đến chi phí xây dựng mỗi công trình do đơn vị cung cấp Thông tin, số liệu kếtoán cung cấp phải đảm bảo tính trung thực, phản ánh đúng thực tế về hiện trạng, bảnchất sự việc, nội dung và giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình xâydựng công trình
Theo chuẩn mực số 02: Hàng tồn kho
+ Quy định về những chi phí được tính vào chi phí công trình: Đối với hoạt độngxây lắp thì hàng tồn kho chủ yếu của các doanh nghiệp này là nguyên liệu, vật liệu,công cụ dụng cụ đế sử dụng trong quá trình thi công công trình Theo nội dung quyđịnh về giá gốc NVL, CCDC sử dụng trong quá trình thi công công trình là toàn bộ chiphí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đượcNVL ở địa điểm và trạng thái hiện tại
+ Quy định về tính giá trị vật liệu sử dụng cho xây dựng:
Vật liệu được sử dụng cho xây dựng được luân chuyển theo hai hướng: trườnghợp mua đưa thẳng đến công trình và trường hợp xuất kho chuyển đến công trình.Các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho đối với hoạt động xây dựng là nhữngphương pháp sử dụng để tính giá trị NVL, CCDC xuất dùng để thi công công trình xây
Trang 20lắp Các phương pháp này bao gồm: Phương pháp tính theo giá đích danh, phươngpháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước, xuất trước Và sử dụng phươngpháp nào tùy thuộc vào chính sách kế toán của từng đơn vị áp dụng.
Theo chuẩn mực số 03: Tài sản cố định hữu hình
+ Khấu hao: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có
hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng Phương pháp khấu hao phải phùhợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp Số khấu hao của từng kỳđược hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vàogiá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt độngtrong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình(theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hìnhdùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác
+ Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phụchoặc duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêuchuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ
Theo chuẩn mực số 04: Tài sản cố định vô hình
Khấu hao:
+ Thời gian tính khấu hao: Giá trị phải khấu hao của TSCĐ vô hình được phân
bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó.Thời gian tính khấu hao của TSCĐ vô hình tối đa là 20 năm Việc trích khấu hao đượcbắt đầu từ khi đưa TSCĐ vô hình vào sử dụng
+ Phương pháp khấu hao: Phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình được sử dụngphải phản ánh cách thức thu hồi lợi ích kinh tế từ tài sản đó của doanh nghiệp Phươngpháp khấu hao được sử dụng cho từng TSCĐ vô hình được áp dụng thống nhất quanhiều thời kỳ và có thể được thay đổi khi có sự thay đổi đáng kể cách thức thu hồi lợiích kinh tế của doanh nghiệp Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận làchi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh, trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tàisản khác
Theo chuẩn mực số 15: Hợp đồng xây dựng
- Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
(a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng;
Trang 21(b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổcho từng hợp đồng cụ thể;
(c) Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng
- Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
(a) Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình; (b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình;
(c) Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng; (d) Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vậtliệu đến và đi khỏi công trình;
(đ) Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng;
(e) Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng;
(g) Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình;
(h) Các chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thunhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng
+ Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợpđồng như chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí triển khai mà khách hàng phải trả lạicho nhà thầu đã được quy định trong hợp đồng
+ Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổcho hợp đồng xây dựng thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng -Chi phí của hợp đồng bao gồm chi phí liên quan đến hợp đồng trong suốt giai đoạn kể
từ khi ký hợp đồng cho đến khi kết thúc hợp đồng Các chi phí liên quan trực tiếp đếnhợp đồng phát sinh trong quá trình đàm phán hợp đồng cũng được coi là một phần chiphí của hợp đồng nếu chúng có thể xác định riêng rẽ, có thể ước tính một cách đáng tincậy và có nhiều khả năng là hợp đồng sẽ được ký kết Nếu chi phí phát sinh trong quátrình đàm phán hợp đồng đã được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳkhi chúng phát sinh thì chúng không còn được coi là chi phí của hợp đồng xây dựngkhi hợp đồng được ký kết vào thời kỳ tiếp sau
Theo chuẩn mực số 16: Chi phí đi vay
+ Nội dung chi phí đi vay: Chi phí đi vay phải ghi nhận vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hoá theo quy định, chi phí đi vay
Trang 22liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tínhvào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩnmực này
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản
dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó Các chi phí đi vay được vốn hoá khidoanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản
đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy
+ Vốn hóa chi phí đi vay: Việc xác định chi phí đi vay được vốn hoá trongtrường hợp khoản vốn vay riêng biệt chỉ sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựnghoặc sản xuất một tài sản dở dang thì chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tàisản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoảnvay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của cáckhoản vay này Trường hợp phát sinh các khoản vốn vay chung, trong đó có sửdụng cho mục đích sản xuất tài sản dở dang thì số chi phí đi vay có đủ điều kiệnvốn hóa trong mỗi kỳ kế toán
Theo chuẩn mực số 18: “Chi phí dự phòng, bảo hành sản phẩm xây lắp”+ Chi phí dự phòng phải trả được lập mỗi năm một lần vào cuối niên độ kếtoán Nếu đơn vị phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được điều chỉnh dựphòng phải trả vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ nếu có sự biên động lớn Nếu số dựphòng phải trả lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch dự phòngphải trả cần lập thêm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ kếtoán đó Ngược lại nếu số dự phòng phải trả lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn kỳ trước,
số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh của
kỳ kế toán đó
+ Đối với dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từngcông trình xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toánnăm Nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phíthực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác
+ Chỉ những khoản chi phí liên quan đến khoản dự phòng phải trả đã lập ban đầumới được bù đắp bằng khoản dự phòng phải trả đó
Trang 231.2.2 Nội dung kế toán chi phí xây dựng
1.2.2.1 Theo chứng từ kế toán
+ Chứng từ kế toán là các giấy tờ chứng minh cho các hoạt động kinh tế xảy ra,
là phương tiện thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và trật tự hoànthành và là cơ sở để ghi sổ kế toán
Cụ thể ở đây là các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình xây lắp nên có cácchứng từ như:
+Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sáchngười lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu báo làm thêm giờ: Các chứng từ nàythuộc chỉ tiêu lao động tiền lương nên các chứng từ này được lập để cung cấp nhữngthông tin nhằm mục đích theo dõi tình hình sử dụng thời gian lao động; theo dõi cáckhoản phải thanh toán cho người lao động trong đơn vị như: tiền lương, tiền công cáckhoản phụ cấp, tiền thưởng, tiền làm thêm ngoài giờ; theo dõi các khoản thanh toáncho bên ngoài, cho các tổ chức khác như: thanh toán tiền thuê ngoài, thanh toán cáckhoản phải trích nộp theo lương, và một số nội dung khác có liên quan đến lao động,tiền lương
+ Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bảnkiểm kê vật tư: Các chứng từ này thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho nên các chứng từ nàyđược lập để cung cấp những thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư, công cụ,dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, làm căn cứ kiểm tra tình hình sử dụng, dự trữ vật tư,công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lýhàng tồn kho
+ Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn thu mua hàng, hoá đơn dịch vụ thuê tài chính:cung cấp thông tin về số lượng và giá trị hàng hóa bán ra, mua vào
+ Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảngkiểm kê kiểm quĩ: Các chứng từ này thuộc chỉ tiêu tiền tệ, được lập để cung cấp nhữngthông tin về tình hình thu, chi, tồn quỹ các loại tiền mặt, ngoại tệ và các khoản tạmứng, thanh toán tạm ứng của đơn vị, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho kếtoán và người quản lý của đơn vị trong lĩnh vực tiền tệ
+Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ: Các chứng từ nàythuộc chỉ tiêu tài sản cố định, được lập để cung cấp những thông tin theo dõi tình hình
Trang 24biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của TSCĐ nhằm giám đốc chặt chẽ tìnhhình sử dụng, thanh lý và sửa chữa lớn tài sản cố định.
1.2.2.2 Kế toán chi phí xây dựng:
Từ yêu cầu quản lý chi phí xây dựng và những thông tin cần cung cấp, kếtoán chi phí xây dựng cần:
+Theo dõi và quản lý từng hợp đồng xây dựng, cần nắm bắt được được chi tiếttừng Hợp đồng xây dựng về giá trị, thời gian và các hạng mục hoàn thành…
+ Cần đọc kỹ dự toán công trình để nắm bắt được chính xác định mức chi phí,khi xuất vật tư phải phù hợp với định mức theo dự toán từng công trình (Bám sát vàobảng bóc tách chi phí để theo dõi việc đưa chi phí nguyên vật liệu vào có theo địnhmức quy định)
+Theo dõi chi phí máy, nhân công máy theo từng công trình
+ Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, chiphí sử dụng máy thi công và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoảnchênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, các khoản thiệt hại, mấtmát, hư hỏng… đồng thời có những báo cáo về sự phù hợp giữa tình trạng thực tế vớiđịnh mức có trong dự toán
+ Giá của công trình xây dựng phụ thuộc vào địa điểm xây dựng, thế nên kế toánxây dựng phải biết áp dụng đúng giá cho mỗi công trình ở mỗi tỉnh có công trình xâydựng đó
+ Mỗi hạng mục, công trình đi kèm một dự toán riêng Do vậy khi hạch toán chiphí của công trình nào thì kế toán phải tập hợp vào giá trị công trình đó
+ Lập và theo dõi bảng lương nhân công theo tiến độ thi công thực tế, nhật ký thicông đối với các máy thi công nhằm xác định chính xác mức tiêu hao nhiên liệu cụ thểđối với các máy phục vụ cho công trình xây dựng
+Tập hợp, phân bổ chi phí và tính ra giá thành từng công trình, hạng mục côngtrình Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành hạng mục công trình, đề xuất khảnăng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả
+ Việc công trình xây dựng kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, điều đó đòi hỏi kế toánxây dựng phải có những cách thức quản lý, theo dõi để có thể kiểm soát được tiến độthi công và sự phân bổ chi phí cho từng giai đoạn hoàn thành Bên cạnh đó phải theo
Trang 25dõi chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tính giá thành cho từng công trình,hạng mục công trình khi hoàn thành nhằm phục vụ cho việc quyết toán giá trị côngtrình xây dựng trong tương lai.
+ Lập báo cáo về chi phí sản xuất, tính giá thành công trình xây dựng, cung cấpchính xác kịp thời các thông tin hữu dụng về chi phí sản xuất và giá thành phục vụ choyêu cầu quản lý của Ban Giám đốc
+ Lập báo cáo thuế tháng, quý, và lập báo cáo tài chính cuối năm
Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:Chi phí nguyên vật liệu, vật liêu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi
Chi phí sản xuất chung
KẾT CẤU TK 154:
Bên Nợ:
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuấtsản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sửdụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ có liên quan đến giáthành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Trang 26Bên Có:
Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển
đi bán
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn
bộ tiêu thụ trong kỳ hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp hoặc giá thànhsản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ
Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bìnhthường không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng báncủa kỳ kế toán
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanhnghiệp hạch toán hàng tôn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
Số Dư Bên Nợ:
Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
Cách hạch toán tài khoản 154
1 Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sảnxuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, hạch toán:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
+Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn
Có TK 242- Chi hí trả trước dài hạn
2 Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) chohoạt động sản xuất sản phẩm hạch toán:
Trang 27Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 331, 111, 112,
3 Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt độngsản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, hạch toán:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
4 Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viênquản lý phân xưởng, ghi:
Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 334 - Phải trả người lao động
5 Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (phần tính vàochi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả cho côngnhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
7 Chi phí điện, nước, điện thoại, thuộc phân xưởng, bộ phận, sản xuất, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331
8 Nhập kho sản phẩm hoàn thành (đối với các công ty sản xuất), ghi:
Nợ TK 155-Thành phẩm
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
9 Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyểngiao thẳng cho người mua hàng hoặc các công ty về dịch vụ khi hoàn thành dịch vụ, kếtoán hạch toán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Trang 2810 Khi xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trức tiếp vượttrên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phínguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường (khôngđược tính vào trị giá hàng tồn kho) vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1.2.3 Hệ thống sổ kế toán:
Các hình thức ghi sổ kế toán theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm 4 phương pháp sau:
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái;
Trình tự của hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký - sổ cái
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xácđịnh tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu củamỗi chứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên mộtdòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lậpcho những chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập…) phátsinh nhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày
Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi SổNhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệucủa cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần
Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các thángtrước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu quý đến cuối thángnày Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng (trong quý) kếtoán tính ra số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái.Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - Sổ Cáiphải đảm bảo các yêu cầu sau:Tổng số tiền của cột phát sinh ở phần nhật ký bằng vớitống số phát sinh nợ của tất cả các tài khoản và bằng tổng số phát sinh có của tất cả cáctài khoản Tổng số dư nợ của các tài khoản bằng tổng dư có của các tài khoản
Trang 29Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khoá sổ để cộng số phát sinh Nợ,
số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệukhoá sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết" cho từng tài khoản Số liệu trên
“Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dưcuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái
Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổđược kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính
Sơ đồ trình tự của hình thức ghi sổ kế toán nhật ký sổ cái
Sơ đồ 2.1: Hình thức ghi sổ kế toán - nhật ký sổ cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ;
Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ kế toán - Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở những chứng từ kế toán hoặc BảngTổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
Trang 30Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán kèm theo, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức ghi sổ kế toán - Chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ kế toán sau:
Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;
Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết;
Trình tự của hình thức ghi sổ kế toán - Chứng từ ghi sổ
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán hoạc Bảng Tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đóđược dùng để ghi vào Sổ cái Các Chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từghi sổ được ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan
Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chínhphát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ,Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái Căn cứ vào Sổ Cáilập Bảng Cân đối số phát sinh
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết(được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng sốphát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau vàbằng Tổng số phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số
dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và số dư củatừng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư cuả từng tài khoảntương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết
Trang 31Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán - Chứng từ ghi sổ
Sơ đồ2.2:Sơ đồ ghi sổ theo hình thức ghi sổ chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trình tự của hình thức ghi sổ kế toán máy theo Nhật ký chung
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, hợp lệ đã được định khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung , một định khoản có bao nhiêu tài khoản thì phải ghi vàonhật ký chung bấy nhiêu dòng
Căn cứ vào nhật ký chung kế toán ghi sổ ghi vào sổ cái tài khoản liên quan theo từng nghiệp vụ
Trang 32Riêng những chứng từ có liên quan đến tiền mặt hằng ngày, thủ quỹ ghi vào sổ quỹ.Những chứng từ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì đồng thờiđược ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
Cuối tháng cộng sổ, thẻ kế toán chi tiết để lấy số liệu lập các báo cáo tổng hợpchi tiết
Cuối tháng cộng sổ cái tài khoản, số liệu trên sổ cái đối chiếu với các bảng tổnghợp chi tiết có liên quan Sổ cái sau khi đối chiếu khớp đúng được dùng để lập bảngcân đối số phát sinh các tài khoản
Cuối tháng căn cứ vào bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản, bảng tổng hợpchi tiết, sổ Nhật ký đặc biệt để lập bảng báo cáo kế toán ( bảng cân đối kế toán, báocáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính
Sơ đồ2.3:Sơ đồ trình tự ghi sổ trên máy tính