- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc (Mai Văn Nam, 2008).
Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Có các loại so sánh:
Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.
∆T=T1– T0
Trong đó:
T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.
Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.
0 0 1 T T T T Trong đó:
T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng hay theo địa điểm phát sinh chi phí, hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm,… Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định, hàng tháng, quý tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.
(2.17)
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ