Phân tích tình hình thực hiện giá thành đơn vị thực tế so với giá thành

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 72)

giá thành định mức tháng 07/2014

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các công ty đều chú trọng vào vấn đề kiểm soát chi phí đầu vào để có thể hoàn thành sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng với mức giá thành thấp nhất có thể, để có thể dễ dàng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất nên hầu hết các công ty đều lập kế hoạch chi phí sản xuất nhằm kiểm soát chi phí sản xuất phát sinh trong kì. Từ việc phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét về sự biến động của các khoản chi phí sẽ giúp cho nhà quản trị có thể dự báo được biến động của chi phí sản xuất và từ đó có những kế hoạch nhằm giảm bớt biến động xấu của chi phí.

Để thấy được thực tế sản xuất của mình có đi đúng theo kế hoạch đã lập ra hay không thì công ty phải đi phân tích, đánh giá lại thực tế so với kế hoạch một cách khách quan để thấy được những gì đã làm được và chưa làm được, những gì còn khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kỳ sau.

Đề tài sẽ đi phân tích, đánh giá tình hình thực hiện giá thành thực tế so với giá thành định mức trong tháng 07 năm 2014 sản phẩm cá tra phi lê loại 1.

4.4.1.1 Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí sản xuất. Vì vậy, kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu đầu vào là hết sức quan trọng. Sau đây là biến động CPNVLTT thực tế và định mức tháng 07/2014.

Bảng 4.12: Bảng biến động chi phí nguyên vật liệu cá tra phi lê loại 1 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Thực hiện Biến động P Q P Q P Q Tổng Cá tra kg 23.300 170.104,23 23.015 172.943,23 (49.288.820,55) 66.148.699,79 16.859.879,24 Hóa chất kg 50.000 1.187,56 50.012 1.199,56 14.394,73 600.050,01 614.444,74 Bao bì kg 125.000 1.468,85 125.140 1.473,96 206.353,80 638.213,04 844.566,84 Cộng (49.068.072,02) 67.386.962,84 18.318.890,82

Tổng biến động về giá là biến động tốt, ngoại trừ biến động của bao bì, hóa chất. Tổng biến động về giá giảm 49.068.072,02 đồng, trong đó biến động giá cá tra nguyên liệu giảm 49.288.820,55 đồng. Nguyên nhân là do công tác tổ chức thu mua của công ty tốt, mua được nguyên liệu rẻ, chất lượng tốt. Bên cạnh đó thì biến động giá của hóa chất và bao bì không tốt, tăng tương ứng 14.394,73 đồng và 206.353,80 đồng.

Tổng biến động về lượng là biến động không tốt so với định mức, điều đó không có lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh về giá bán, biến động lượng tăng 67.386.962,84 đồng, trong đó biến động lượng nguyên vật liệu cá tra mua vào chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 66.148.699,79 đồng, hóa chất là 600.050,01 đồng, bao bì là 638.213,04 đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu sản xuất tăng, nên sản lượng sản xuất tăng.

Nhìn chung thì biến động giá có chiều hướng tốt nhưng do biến động lượng tăng cao nên làm cho tổng biến động CPNVLTT không tốt, tăng 18.318.890,82 đồng so với định mức.

 Nhận xét: Nhìn chung biến động giá của cá tra phi lê loại 1 là biến động tốt. Điều này chứng tỏ rằng, công tác tổ chức thu mua của công ty tốt, kiểm soát tốt giá cả đầu vào. Bên cạnh đó, biến động lượng là biến động không tốt, do công ty không kiểm soát được lượng nguyên vật liệu trong sản xuất làm cho chi phí thực tế tăng cao nhưng để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tăng thì đây là cũng là một dấu hiệu tốt.

4.4.1.2 Biến động chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tạo nên sản phẩm. Đây là một khoản mục quan trọng cấu thành nên giá thành sản phẩm. Vì vậy, phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp là việc làm cần thiết.

Bảng 4.13: Bảng biến động chi phí nhân công trực tiếp

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Thực hiện Biến động P Q P Q P Q Tổng Cá tra phi lê loại 1 kg 4.742,59 88.000 4.742,59 88.400 0 1.897.036 1.897.036 Tổng 0 1.897.036 1.897.036

Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng biến động CPNCTT là biến động không tốt, tăng 1.897.036 đồng. Nguyên nhân là do biến động lượng, do sản lượng thực tế tăng 400 kg so với định mức. Công ty thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm với đơn giá tiền lương đã được định trước nên không xảy ra biến động về giá. Bên cạnh đó, công ty không có trích lập quỹ khen thưởng cho nhân viên khi đạt được số lượng sản phẩm nhiều. Từ đó, không làm khuyến khích khả năng thi đua sản xuất của công nhân.

4.4.1.3 Biến động chi phí sản xuất chung

Trong thực tế, chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố. Chính vì vậy việc tính toán việc tiêu hao định phí hoặc biến phí sản xuất chung trên một đơn vị sản phẩm là một việc hết sức phức tạp và mất thời gian. Đây cũng là nguyên nhân mà công ty phân chia chi phí sản xuất chung theo từng loại sản phẩm đến mức độ định phí và biến phí.

 Phân tích biến động biến phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất chung gồm các chi phí phát sinh như chi phí điện, nhiên liệu, vận chuyển… Biến phí sản xuất chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tỷ lệ sản phẩm làm ra nếu dòng sản phẩm nào làm ra nhiều thì sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, ngoài ra biến phí sản xuất chung còn phụ thuộc vào giá cả nhiên liệu, chi phí vận chuyển,…

Bảng 4.14: Tổng biến động biến phí sản xuất chung tháng 07/2014 Đơn vị tính: Đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex

Qua bảng phân tích ta thấy, biến phí sản xuất chung biến động không tốt so với định mức. Các khoản mục biến phí sản xuất chung đều biến động tăng so với định mức làm cho tổng biến phí sản xuất chung tăng 3.543.851 đồng. Trong đó, biến động cao nhất là biến động chi phí điện, tăng 1.794.817 đồng. Đây là biến động không tốt cho thấy lượng điện thực tế sử dụng vượt hơn nhiều so với kế hoạch mặc dù sản lượng sản xuất có tăng thêm. Các chi phí khác tuy có biến động nhưng không đáng kể. Đây là những biến động có chiều hướng xấu vì tỷ lệ chi phí tăng thêm lớn tỷ lệ sản phẩm tăng thêm nên sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.

Chỉ tiêu Định mức Thực hiện Chênh lệch

Điện 173.768.000 175.562.817 1.794.817

Nhiên liệu 13.776.349 14.501.420 725.071

Vận chuyển 48.985.803 49.807.629 821.826

CP kiểm mẫu 4.592.631 4.794.768 202.137

 Phân tích biến động định phí sản xuất chung:

Định phí sản xuất chung của công ty bao gồm các chi phí như khấu hao TSCĐ, lương NVPX, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí thuê đất, chi phí bảo hành, công tác phí,…

Bảng 4.15: Tổng biến động định phí sản xuất chung tháng 07/2014

Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Định mức Thực hiện Chênh lệch Khấu hao TSCĐ 103.716.621 104.441.735 725.114 CP thuê đất 3.506.204 3.506.204 0 Công tác phí 15.150.000 15.356.368 206.368 CP vệ sinh, y tế 14.255.632 14.521.215 265.583 Trang phục, BHLĐ 9.435.447 9.613.859 178.412 CP sửa chữa nhỏ 21.400.378 21.702.625 302.247 CP công cụ 35.528.107 36.253.170 725.063 CP bảo hành 1.550.240 1.606.628 56.388 Lương NVPX 17.439.781 17.439.781 0

Tiền ăn giữa ca 26.350.051 26.450.738 100.687 CP bằng tiền khác 29.862.529 30.199.153 336.624

Tổng 278.194.989 281.091.476 2.896.487

Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex

Qua số liệu phân tích trên ta nhận thấy, trong tháng 07/2014 các khoản mục định phí sản xuất chung của cá tra phi lê loại 1 đều cao hơn so định mức nên làm cho tổng định phí sản xuất chung thực tế cao hơn định mức 2.896.487 đồng. Trong đó, chi phí tăng nhiều nhất là chi phí công cụ, chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa. Đây là những biến động có chiều hướng xấu vì tỷ lệ chi phí tăng thêm lớn tỷ lệ sản phẩm tăng thêm nên sẽ làm tăng giá thành sản phẩm.

4.4.1.4 Biến động giá thành

Qua việc phân tích biến động giá thành sản phẩm để thấy được tình hình thực hiện giá thành so với định mức đề ra. Sự biến động của từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành, tác động đến giá thành đơn vị thế nào. Sau đây là bảng biến động giá thành sản phẩm cá tra phi lê loại 1 so với định mức.

Bảng 4.16: Bảng biến động giá thành Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Đơn vị tính Định mức Thực hiện Biến động P Q P Q P Q Tổng Cá tra phi lê loại 1 kg 50.215,92 88.000 50.264,38 88.400 4.283.864 20.086.368 24.370.232 Tổng 4.283.864 20.086.368 24.370.232

Nguồn: Phòng kế toán công ty Caseamex

Biến động về giá là biến động không tốt, tăng 4.238.864 đồng so với định mức đề ra. Đây là biến động xấu làm tăng giá thành sản phẩm. Công ty chưa kiểm soát tốt chi phí đầu vào, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi khác làm cho giá thành sản phẩm tăng.

Biến động lượng là biến động không tốt, tăng 20.086.368 đồng, mặc dù sản lượng sản xuất của công ty đã vượt 400 kg sản phẩm so với định mức đề ra. Tuy nhiên, sản lượng tăng thêm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ tăng thì đây không phải hoàn toàn là biến động xấu.

Biến động giá và biến động lượng đều tăng nên làm cho tổng biến động tăng thêm 24.370.232 đồng.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)