TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 33)

3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Công tác tổ chức kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vốn và là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các quyết định kinh tế. Tổ chức bộ máy sao cho thuận tiện, hiệu quả là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Caseamex nói riêng. Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo tổ chức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán chung của công ty. Hàng tuần, tháng tập hợp số liệu ở các phân xưởng và văn phòng sau đó chuyển lên phòng kế toán.

Nguồn: Phòng Kế toán công ty CASEAMEX

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CASEAMEX - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Thủ quỹ

công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

- Kế toán thanh toán: Thực hiện việc kiểm tra các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán và tiến hành lập chứng từ thanh toán

- Kế toán tổng hợp: Là trợ lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán phần hành, lập báo cáo, quyết toán theo định kỳ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để báo cáo kế toán trưởng. Ngoài ra được quyền ký thác vào một số chứng từ khi kế toán trưởng vắng mặt.

- Kế toán vật tư: Theo dõi toàn bộ vật tư hàng hóa, về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm xuất ra, nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. Kế toán chỉ có thể tiến hành xuất kho khi có giấy đề nghị xuất kho hoặc các chứng từ có liên quan đến việc xuất kho đã được chấp thuận của bộ phận có thẩm quyền.

- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty.

- Kế toán TSCĐ: Quản lý và theo dõi tình hình biến động tài sản cố định: Tăng giảm tài sản và thực hiện khấu hao tài sản đúng quy định.

- Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung.

- Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là thực hiện theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu 01/01 và kết thúc vào 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.

- Các giao dịch ngoại tệ: Các nghiệp vụ phát sinh đồng tiền khác ngoài tiền Việt Nam thì được chuyển đổi thành tiền Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Trường hợp không quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại ngày kết thúc tài chính. Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận vào chi phí hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong năm tài chính.

Ghi chú:

Ghi hằng ngày (hoặc định kỳ) Ghi vào cuối tháng (hoặc định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ của công ty Trình tự ghi sổ như sau:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái.

Cuối tháng, phải khoá sổ ra tính tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.

Sau khi đối chiếu đúng khớp, số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ sổ kế toán chi tiết), bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký ghi sổ được dùng để lập báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và số dư của từng tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết.

3.4.3 Phương pháp kế toán

- Phương pháp tính trị giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn.

3.5 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

* Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013

Nhìn chung doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty có sự biến động mạnh. Tổng doanh thu và chi phí của Công ty liên tục giảm giai đoạn 2011 đến 2013. Lợi nhuận cũng giảm mạnh năm 2012 nhưng đến năm 2013 có xu hướng tăng trở lại. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế cùng với những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài nên hoạt động kinh doanh của Công ty cũng bị ảnh hưởng.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2011 - 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Caseamex, 2011, 2012, 2013

STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Chênh lệch

2011 - 2012 2012 - 2013

+/- % +/- %

1 Tổng doanh thu 943.648 721.976 608.499 (221.672) (23,49) (113.477) (15,71) Doanh thu thuần bán hàng và CCDV 928.932 713.691 602.352 (215.241) (23,17) (111.339) (15,60) Doanh thu từ hoạt động tài chính 14.542 5.045 5.885 (9.497) (65,31) 840 16,65

Doanh thu khác 174 3.240 262 3.066 1762,07 (2.978) (91,91)

2 Tổng chi phí 896.152 720.314 600.698 (175.838) (19,62) (119.616) (16,61) Giá vốn hàng bán 771.249 621.139 530.906 (150.110) (19,46) (90.233) (14,53) Chi phí tài chính 36.622 26.918 14.813 (9.704) (26,50) (12.105) (44,97) Chi phí bán hàng 72.492 65.873 46.216 (6.619) (9,13) (19.657) (29,84) Chi phí quản lí doanh nghiệp 15.615 5.872 8.763 (9.743) (62,40) 2.891 49,23

Chi phí khác 174 512 - 338 194,25 (512) (100,00)

3 Tổng lợi nhuận 47.496 1.662 7.801 (45.834) (96,50) 6.139 369,37

Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 47.496 (1.066) 7.539 (48.562) (102,24) 8.605 (807,22)

Lợi nhuận khác - 2.728 262 2.728 - (2.466) (90,40)

4 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 2.253 67 725 (2.186) (97,03) 658 982,09

 Doanh thu

Doanh thu của Công ty liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2011 tổng doanh thu đạt cao nhất 943.648 triệu đồng. Đây là năm ghi nhận dấu ấn tăng trưởng khá rõ rệt của Công ty trên con đường phát triển do thị trường được mở rộng kéo theo doanh thu bán hàng của Công ty tăng cao, đạt 928.932 triệu đồng và doanh thu hoạt động tài chính là 14.542 triệu đồng. Sang năm 2012 tổng doanh thu giảm còn 721.976 triệu đồng, giảm 23,49%, tương đương giảm 221.672 triệu đồng. Đến năm 2013 thì tổng doanh thu chỉ còn 608.499 triệu đồng, giảm 15,71% tương đương giảm 113.477 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những khó khăn chung của ngành thủy sản đã ảnh hưởng tới các công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản nói chung. Trong năm 2013 nhu cầu nhập khẩu cá tra của hai thị trường chính chiếm 43,5% tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam là Mỹ và châu Âu vẫn chưa được phục hồi, sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết, khủng hoảng tín dụng gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn nên sức mua ở thị trường này giảm đáng kể và kéo theo giá cá tra liên tục giảm sút. Ngoài ra, Công ty liên tục phải hứng chịu những đòn đánh từ bên ngoài như thuế chống bán phá giá ở thị trường Mỹ, thị trường này ngày càng đặt ra nhiều chính sách thắt chặt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam như thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra philê đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam. Mức thuế chống phá giá ngày tăng rất cao gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và công ty CASEAMEX nói riêng do đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty. Bên cạnh với việc nhu cầu ở các thị trường tiêu thụ giảm thì việc đối mặt với cạnh tranh từ đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài cũng là nguyên nhân làm cho tổng doanh thu của Công ty sụt giảm mạnh.

 Chi phí

Các khoản chi phí của Công ty cũng giảm liên tục. Cụ thể năm 2011, tổng chi phí là 896.152 triệu đồng. Đến năm 2012, 2013 thì tổng chi phí của công ty liên tục giảm đáng kể chỉ còn 720.314 triệu đồng ở năm 2012 và 600.698 triệu đồng năm 2013, tương đương giảm 19,62% và 16,61% so với năm 2011. Chi phí liên tục giảm là do tình hình kinh tế cùng những chính sách bảo hộ của thị trường nước ngoài làm cho nhu cầu xuất khẩu của công ty gặp khó khăn, sản lượng đầu ra và doanh thu liên tục giảm điều này tạo sức sép công ty phải giảm các chi phí để góp phần tạo ra lợi nhuận cho công ty. Nếu như năm 2011 chi phí tài chính là 36.622 triệu đồng thì đến năm 2012, 2013 lần lượt còn 26.918

triệu đồng và 14.813 triệu đồng, tương đương giảm 26,50% và 44,97% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm chi phí tài chính là do doanh nghiệp đã trả bớt các khoản nợ vay nên lãi suất vay giảm dẫn đến chi phí lãi vay cũng giảm đều xuống qua các năm. Nguyên nhân khách quan làm cho giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng giảm là do Công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu dẫn đến sản lượng đầu ra giảm mạnh. Công ty đã mạnh dạn thu hẹp một số thị trường xuất khẩu không phải là tiềm năng của Công ty lại nên các khoản chi phí đóng gói, vận chuyển, chi phí chào hàng sản phẩm cũng giảm đáng kể. Công ty cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với những chi phí không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí. Khi tình hình thị trường bất ổn chiến lược của Công ty cũng có nhiều thay đổi, Công ty cắt giảm các khoản chiết khấu bán hàng nên các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Chiết khấu chỉ ưu tiên áp dụng cho các hợp đồng lớn và khách hàng có thiện chí hợp tác lâu dài với Công ty. Với sự nổ lực và những kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cộng với sự nhạy bén trên thương trường, tổng chi phí của Công ty đã giảm đáng kể.

 Lợi nhuận

Nhu cầu nhập khẩu ngày càng giảm sút cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các rào cản thương mại làm cho tình hình xuất khẩu thủy sản nói chung và Công ty CASEAMEX nói riêng ngày càng gặp khó khăn. Cụ thể năm 2012, tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm một cách đột biến, giảm tới 96,50% so với năm 2011, tương đương 45.834 triệu đồng, kéo theo lợi nhuận sau thuế còn 1.595 triệu đồng. Nguyên nhân khách quan là do tổng doanh thu giảm mạnh, các khoản mục chi phí tuy có giảm nhưng không đáng kể, nên làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh. Trong năm 2012, nền kinh tế không mấy khả quan, tuy Công ty vẫn cố gắng để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho hoạt động của Công ty nhưng do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản nên vấn đề về nguồn nguyên liệu cũng làm tác động đến kết quả kinh doanh của Công ty. Năm 2012 là một năm thật sự hết sức khó khăn đối với Công ty CASEAMEX. Sang năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty có sự khởi sắc. Tuy nhiên, việc xác định cạnh tranh để tồn tại và trưởng thành, Công ty luôn tạo uy tín và giữ chữ tín với khách hàng nên lượng khách hàng luôn ổn định và phối hợp tốt trong quan hệ cung cấp và tiêu thụ, đó là cơ sở để Công ty sản xuất ổn định và phát triển trở lại với lợi nhuận trước thuế là 7.801 triệu đồng, tăng 369,37% so với năm 2012 và lợi nhuận sau thuế là 7.076 triệu đồng

* Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 2014 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014 là điều cần thiết để nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán công ty Caseamex

Qua bảng 3.2 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty trong sáu tháng đầu năm 2014 có nhiều khởi sắc so với sáu tháng đầu năm 2013. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2014 tăng 9,08% so với cùng kỳ năm ngoái do sản lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể. Do đó, các khoản chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí bán hàng cũng tăng theo tỷ lệ lần lượt là 8,37%, 6,43% và 9,13%....Tuy nhiên, sự gia tăng của chi phí không đáng kể so với doanh thu cho nên dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 66,49% tương đương tăng 2.434 triệu đồng so với năm 2013 và lợi nhuận sau thuế tăng 2.403 triệu đồng, tương đương 71,90%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 6Th/2013 - 6Th/2014 6Th/2013 6Th/2014 +/- % 1. Tổng doanh thu 300.540 327.823 27.283 9,08 DT thuần bán hàng và CCDV 297.648 324.771 27.123 9,11 Doanh thu từ hoạt động TC 2.774 2.913 139 5,01

Thu nhập khác 118 139 21 17,80

2. Tổng chi phí 296.882 321.731 24.849 8,37 Giá vốn hàng bán 264.303 286.413 22.110 8,37

Chi phí tài chính 7.416 7.893 477 6,43

Chi phí bán hàng 20.944 22.857 1.913 9,13 Chi phí quản lí doanh nghiệp 4.219 4.568 349 8,27 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 3.658 6.092 2.434 66,49 Lợi nhuận từ hoạt động KD 3.540 5.953 2.412 68,12

Lợi nhuận khác 118 139 21 17,80

4. Thuế TNDN hiện hành 317 347 30 9,46

đối với toàn thể Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty CASEAMEX, chứng tỏ rằng tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng tốt.

Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CASEAMEX giai đoạn 2012 - 06/2014, ta thấy hoạt động kinh doanh của Công ty chưa có thật sự bền vững, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh thì Ban lãnh đạo Công ty cần có nhiều biện pháp tích cực trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn trong kinh doanh để có thể khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính, nhất là tình trạng thiếu vốn lưu động và bộ phận thu mua nên kiểm soát tốt giá cả nguyên liệu đầu vào. Đồng thời, Công ty cũng cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại chi phí, mạnh dạn cắt giảm đối với

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)