PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 27)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) gồm:

- Chứng từ: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, bảng phân bổ khấu hao tài sản, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, …

- Sổ sách: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết. Biến động do khối lượng thay đổi = Khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế - Khối lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch x Chi phí chung đơn vị định mức (2.22) Biến động so

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tổng hợp giá thành.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc (Mai Văn Nam, 2008).

Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp. Có các loại so sánh:

 Phương pháp số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc so sánh giữa kết quả thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước.

∆T=T1– T0

Trong đó:

T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.

 Phương pháp số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu.

0 0 1 T T   T T Trong đó:

T1: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ phân tích. T0: Là chỉ tiêu kinh tế của kỳ gốc.

- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp như phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết bộ phận của sản phẩm, hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng hay theo địa điểm phát sinh chi phí, hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất sản phẩm,… Nội dung chủ yếu của các phương pháp này là kế toán mở sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có liên quan đến đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định, hàng tháng, quý tổng hợp chi phí theo từng đối tượng.

(2.17)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiền thân là Xí nghiệp Chế biến thực phẩm xuất khẩu trực thuộc Công ty Nông Súc Sản Xuất nhập khẩu Cần Thơ – CATACO (1985) với lĩnh vực kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu cá tra đông lạnh. Công ty CASEAMEX được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua vào ngày 29/11/2005. Các hoạt động của CASEAMEX tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty đã được Đại Hội Đồng Cổ Đông thông qua. Theo chủ trương của Chính phủ về việc đổi mới Doanh nghiệp Nhà nước, kể từ ngày 01/07/2006 CASEAMEX được tách ra từ CATACO và chuyển đổi sang Công ty Cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 28 tỷ đồng. Từ đó, Công ty ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên trị trường trong nước và quốc tế trong ngành hàng thủy sản đông lạnh.

Cùng với sự phát triển sản phẩm cá tra trên thị trường thế giới kết hợp với kinh nghiệm và tầm nhìn chiến lược của Ban lãnh đạo, CASEAMEX không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng quản lý và quy mô xuất khẩu của mình. Mặt hàng chủ yếu của Công ty hiện nay là chế biến cá tra (Pangasius Hypophthalmus). Ngoài ra, còn có tôm sú, tôm càng HOSO/HLSO, PD, CPTO và PUD, cùng một số sản phẩm từ các loại thủy sản khác như đùi ếch, bạch tuộc, mực, lươn.

Vào tháng 3/2008, Công ty thành lập Nhà máy chế biến CAFISH tại Lô 4, khu Công nghiệp Trà Nóc 1 chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm từ tôm và các mặt hàng thủy hải sản khác. Sau bốn năm hoạt động độc lập, Công ty đã trở thành một trong mười doanh nghiệp mạnh của Việt Nam về xuất khẩu cá tra trên thị trường EU và Mỹ với chất lượng sản phẩm đáp ứng được các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà xuất khẩu cũng như thị hiếu tiêu dùng của thị trường quốc tế.

Với sự đầu tư đồng bộ và liên tục trong lĩnh vực chế biến và quản lý chất lượng, CASEAMEX luôn chủ động tìm kiếm thị trường và đã thành công ở nhiều thị trường trên thế giới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Âu và khu vực Trung Đông. Bên cạnh đó, Công ty còn xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Canada, Thái Lan, Pakistan và một số thị trường khác.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

- Nuôi trồng thủy sản nội địa. - Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.

- Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống. - Bán buôn thực phẩm.

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

- Chế biến các mặt hàng thủy hải sản, gia súc, gia cầm đông lạnh xuất khẩu. Chế biến các loại thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm khác từ các nguyên liệu: nông sản, thủy sản, súc sản phục vụ sản xuất và tiêu dung. Chế biến và kinh doanh phụ phẩm thủy sản, gia súc, gia cầm.

- Sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi: thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, thức ăn gia cầm. Sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, gia súc, gia cầm.

- Kinh doanh thuốc thú y thủy sản, vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Công ty tổ chức bộ Bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến, Giám đốc có thể trực tiếp kiểm tra trong toàn Công ty một cách thuận tiện, các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng có thể báo cáo kết quả trực tiếp đến Ban lãnh đạo Công ty. Vì thế, việc xử lý các vấn đề được nhanh chóng, hiệu quả. Từng phòng ban, từng cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp về công việc được giao. Với cơ cấu tổ chức linh hoạt, phù hợp góp phần giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ của công ty có thể hoàn thành nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty CASEAMEX

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban trong Công ty CASEAMEX Đại Hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty có các quyền hạn sau: Bổ sung sửa đổi điều lệ, định hướng phát triển Công ty, thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị và kiểm toán viên; Quyết định mức cổ tức được thanh toán hàng năm cho mỗi loại cổ phần. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; bổ nhiệm Tổng giám đốc; Quyết định số lượng thành viên của Hội đồng quản trị và các quy định khác được quy định tại điều lệ của Công ty.

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty. Trừ những thẩm quyền thuộc về Đai hội đồng cổ đông không được ủy quyền, Hội đồng quản trị của Công ty CASEAMEX gồm 5 thành viên. Tổng giám đốc Công ty TNHH CAFISH (Công ty con) doanhdoanh) Phòng Cơ điện lạnh Ban quản đốc phân xưởng Phòng Kinh doanh XNK Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kế toán tài vụ Phó tổng giám đốc Phòng Cung ứng Phòng Kỹ thuật vi sinh Hội đồng Quản trị Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

Công ty CP Đông Nam (Công ty liên kết)

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Có các quyền và nhiệm vụ: lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; Triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông; Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định.

Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng cổ đông và Ban Tổng giám đốc.

Ban Giám đốc Công ty: Phụ trách các công việc khác nhau và định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh, chỉ đạo công việc của các bộ phận chức năng. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài Công ty, cơ cấu nhân sự, ổn định tổ chức, giải quyết các xung đột nội bộ trong phạm vi quản lý của Công ty. Tổ chức sắp xếp việc sản xuất và xuất hàng theo các đơn hàng đã ký kết với khách hàng. Ban giám đốc là cơ quan đầu não điều hành Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty và Nhà nước.

Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức phân công lao động một cách hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách kịp thời đối với Cán bộ công nhân viên. Thực hiện quản lý về lao động, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ quy định của Nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của Công ty, tích cực tham gia các phong trào của liên đoàn lao động khu chế xuất và của Thành Phố.

Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu: Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác nguồn hàng. Đồng thời có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện các hợp đồng đó. Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại sản phẩm của Công ty và quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của Công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới.

Phòng Kế toán tài vụ : Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu cho Công ty, Bộ thương mại, cơ quan thuế. Lập báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý. Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và các thông tin tài chính của Công ty theo đúng quy định hiện hành giúp cho Ban giám đốc quản lý, theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của Công ty về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của Cán bộ công nhân viên.

thiết bị của Công ty, quản lý kỹ thuật cơ điện lạnh, kiểm tra vi sinh nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất hàng hóa đúng quy định về chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu phân tích những nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất, xây dựng và cải tiến các tiêu chuẩn cho phù hợp với thị trường. Kiểm tra chất lượng các loại nguyên vật liệu và thành phẩm trước khi nhập khẩu và đưa ra thị trường xuất khẩu.

Phòng Cung ứng: Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lượng, giá. Tổ chức đào tạo, huấn luyện Cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng nhu cầu của Công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của Công ty.

Phòng Cơ điện lạnh: Tổ chức quản lý, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của Công ty.

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán 3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán

Công tác tổ chức kế toán có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý vốn và là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các quyết định kinh tế. Tổ chức bộ máy sao cho thuận tiện, hiệu quả là nhiệm vụ cần thiết đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty Caseamex nói riêng. Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo tổ chức kế toán tập trung. Công việc kế toán của công ty được tập trung giải quyết toàn bộ ở phòng kế toán chung của công ty. Hàng tuần, tháng tập hợp số liệu ở các phân xưởng và văn phòng sau đó chuyển lên phòng kế toán.

Nguồn: Phòng Kế toán công ty CASEAMEX

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán trong Công ty CASEAMEX - Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc

Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán ngân hàng Kế toán TSCĐ Thủ quỹ

công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

- Kế toán thanh toán: Thực hiện việc kiểm tra các chứng từ thanh toán và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ thanh toán và tiến hành lập chứng từ thanh toán

- Kế toán tổng hợp: Là trợ lý của kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán phần hành, lập báo cáo, quyết toán theo định kỳ về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để báo cáo kế toán trưởng. Ngoài ra được quyền ký thác vào một số chứng từ khi kế toán trưởng vắng mặt.

- Kế toán vật tư: Theo dõi toàn bộ vật tư hàng hóa, về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm xuất ra, nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ. Kế toán chỉ có thể tiến hành xuất kho khi có giấy đề nghị xuất kho hoặc các chứng từ có liên quan đến việc xuất kho đã được chấp thuận của bộ phận có thẩm quyền.

- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi, lập các ủy nhiệm chi thanh toán các khoản tiền liên quan đến công ty.

- Kế toán TSCĐ: Quản lý và theo dõi tình hình biến động tài sản cố định: Tăng giảm tài sản và thực hiện khấu hao tài sản đúng quy định.

- Thủ quỷ: Thực hiện kiểm tra theo dõi các phiếu thu, phiếu chi nguồn vốn hoạt động kinh doanh của công ty, bảo quản tiền tồn quỹ và thực hiện thu chi các khoản liên quan đến hoạt động của công ty.

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung.

- Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là thực hiện theo quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kỳ kế toán năm: bắt đầu 01/01 và kết thúc vào 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.

Một phần của tài liệu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 27)