1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco

107 745 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 761,02 KB

Nội dung

Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển của cả nước, phát triển ĐBSCL thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tra

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành Kinh Doanh Quốc Tế

Mã số ngành: 52340120

12- 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG MSSV/HV: 4118651

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

Mã số ngành: 52340120

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths BÙI THỊ KIM THANH

12- 2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập và rèn luyện trên ghế giảng đường trường Đại học Cần Thơ, em đã học hỏi và tiếp thu được những kiến thức vô cùng quý báu và bổ ích từ quý thầy cô truyền đạt, để em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn này Em xin kính gửi lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa Kinh tế - quản trị kinh doanh và các thầy cô khoa Phát triển Nông Thôn cùng tất

cả các thầy cô trường Đại học Cần Thơ Đặc biệt, em chân thành cảm ơn cô Bùi Thị Kim Thanh đã tận tình hướng dẫn, sữa chữa những sai sót, khuyết điểm cho

em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài

Em xin cảm ơn ban lãnh đạo, tập thể nhân viên công ty cổ phần Docimexco,

đặc biệt các cô chú anh chị phòng Kinh doanh và Marketing và phòng nhân sự

hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu làm cơ sở hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này

Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người thân yêu đã luôn giúp đỡ ủng hộ tinh thần giúp em vượt qua những khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Do hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, Ban lãnh

đạo và tập thể nhân viên công ty cổ phần Docimexco

Cuối lời, em kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo và tập thể nhân viên công

ty cổ phần Docimexco dồi dào sức khỏe, công tác tốt và luôn thành đạt trong công việc cũng như trong cuộc sống

Cần Thơ, Ngày……tháng…….năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hằng

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Đồng Tháp, ngày tháng năm 2014

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên và đóng dấu)

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…… tháng… năm 2014

Giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ tên)

BÙI THỊ KIM THANH

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2014

Giáo viên phản biện

(ký và ghi rõ họ tên)

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu 4

2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế 4

2.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp 5

2.1.4 Nội dung của hoạt động xuất khẩu 5

2.1.5 Mục tiêu của xuất khẩu 10

2.1.6 Nhiệm vụ của xuất khẩu 10

2.1.7 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10

2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 13

2.1.9 Các vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo 18

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 20

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 20

Trang 9

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

DOCIMEXCO 23

3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO 23

3.1.1 Lịch sử hình thành 23

3.1.2 Tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Docimexco 24

3.1.3 Cơ cấu nhân sự của công ty cổ phần Docimexco 28

3.1.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Docimexco 29

3.1.5 Thành tựu trong kinh doanh của công ty cổ phần Docimexco 30

3.1.6 Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh chính của công ty 30

3.2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 6T2014 31

3.2.1 Thị trường hoạt động chính của công ty 31

3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 32

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO GIAI ĐOẠN 2011 – 6T2014 37

4.1 NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 37

4.2 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO 40

4.2.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty giai đoạn 2011- 6T2014 40

4.2.2 Phân tích các hình thức xuất khẩu gạo của công ty Docimexco 42

4.2.3 Phân tích cơ cấu các loại gạo xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 - 6T2014 46

4.2.4 Phân tích tình hình xuất khẩu gạo theo thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2011 - 6T2014 54

4.2.5 Phân tích sự biến động giá của các loại gạo xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011- 6T2014 61

4.2.6 Phân tích sự biến động giá gạo ở các thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011- 6T2014 64

Trang 10

4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY 66

4.3.1 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong 66

4.3.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài 67

CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO 77

5.1 PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO GIAI ĐOẠN 2011 – 6T2014 77

5.1.1 Điểm mạnh 77

5.1.2 Điểm yếu 78

5.1.3 Cơ hội 78

5.1.4 Thách thức 79

5.2 PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐỀ XUẤT 81

5.2.1 Chiến lược SO 81

5.2.2 Chiến lược ST 81

5.2.3 Chiến lược WO 82

5.2.4 Chiến lược WT 82

5.3 DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 83

5.3.1 Tiềm năng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 83

5.3.2 Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty 84

5.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 85

5.4.1 Tăng cường nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu 85

5.4.2 Xây dựng vùng nguyên liệu 86

5.4.3 Giải pháp về marketing 86

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

6.1 KẾT LUẬN 89

6.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 89

Trang 11

6.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 900

TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Docimexco năm 2014 25

Hình 3.2 Tỷ lệ trình độ nhân sự của công ty cổ phần Docimexco năm 2013 28

Hình 3.3 Địa bàn hoạt động của công ty cổ phần Docimexco 32

Hình 3.4 Cơ cấu doanh thu của công ty cổ phần Docimexco năm 2013 33

Hình 4.1 Qui trình nghiệp vụ xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco, 2014 37 Hình 4.2 Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011- 6T2014 41

Hình 4.3 Tỉ trọng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo theo hình thức xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011- 6T2014 45

Hình 4.4 Tỉ trọng sản lượng các loại gạo xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011-2013 49

Hình 4.5 Tỉ trọng kim ngạch các loại gạo xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011-2013 49

Hình 4.6 Tỉ trọng sản lượng các loại gạo xuất khẩu của Công ty, 6T2013 và 6T2014 50

Hình 4.7 Tỉ trọng kim ngạch các loại gạo xuất khẩu của Công ty, 6T2013 và 6T2014 50

Hình 4.8 Tỉ trọng sản lượng gạo xuất khẩu ở các thị trường của Công ty giai đoạn 2011-6T2014 57

Hình 4.9 Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo ở các thị trường của công ty giai đoạn 2011-6T2014 57

Hình 4.10 Giá trung bình các loại gạo xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2011- 6T2014 62

Hình 4.11 Giá gạo xuất khẩu ở các thị trường của Công ty giai đoạn 2011- 6T2014 64

Trang 13

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1 Ma trận SWOT 22 Bảng 3.1: Danh sách các công ty con của công ty cổ phần Docimexco năm 2014 27 Bảng 3.2: Danh sách công ty liên kết của công ty cổ phần Docimexco năm 2014 28 Bảng 3.3: Cơ cấu cổ đông góp vốn của công ty cổ phần Docimexco năm 2013 29

Bảng 3.4: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011-

6T2014 34 Bảng 4.1: Sản lượng gạo xuất khẩu của công ty theo hình thức xuất khẩu giai

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

HHLTVN : Hiệp Hội Lương thực Việt Nam

BCT-XNK : Bộ Công Thương –Xuất nhập khẩu

QĐ-BNN-CB : Quyết định - Bộ Nông Nghiệp - Công bố

TT-BTC : Thông Tư- Bộ công Thương

TB-VPCP : Thông báo- Văn phòng chính phủ

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

L/C : Letter of Credit (Thư tín dụng)

USD : United States dollar

INCOTERM : International Commerce Terms

VFA : VietNam Food Assosiasion (Hiệp Hội Lương thực Việt

Nam) ISO : The International Organization for Standardization (Tổ

chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa) VASEP : TheVietnam Association of Seafood Exporters and

Producers (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)

HACPP : Hazard Analysis and Critical Control Point (Hệ thống phân

tích mối nguy hiểm và kiểm soát điểm tới hạn)

BRC : BRC Global Standard for Food Safety (Tiêu chuẩn kiểm

soát chất lượng và an toàn thực phẩm của British Retailer Consortium)

CIF : Cost, Insurance and Freight (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

FOB : Free on Board (Giao trên tàu)

Trang 15

ICT : Information and Communications Technology (Công nghệ

thông tin và truyền thông)

TT : Telegraphic Transfer (Chuyển tiền bằng điện)

GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

ASEAN : Association of South East Asian Nation (Hiệp Hội các nước

Đông Nam Á)

APEC : Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn hợp tác

Châu Á - Thái Bình Dương) FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực

Liên Hợp Quốc) GAP : Good Agriculture Production (Thực hành Nông nghiệp tốt) VCD : video Compact Disc (Đĩa chứa video)

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm

của cả nước và giữ vai trò chính trong việc đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của Việt Nam Vùng ĐBSCL sản xuất hàng năm trên 51% sản lượng lúa gạo của cả nước và đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Mỗi năm, việc xuất khẩu gạo mang lại cho ĐBSCL một nguồn ngoại tệ đáng kể,

đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của vùng này và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, 6 tháng đầu năm

2014, Việt Nam đã xuất khẩu gạo trên 3,2 triệu tấn, đạt giá trị kim ngạch hơn 1,47

tỉ USD Điều này phù hợp với mục tiêu phát triển của cả nước, phát triển ĐBSCL thành vùng trọng điểm về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; sản phẩm xuất khẩu chính của cả nước với hai mặt hàng chiến lược là lúa gạo và thủy sản; hình thành các khu, vùng chuyên canh sản xuất lớn ứng dụng công nghệ cao, gắn với việc phát triển nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo định hướng của thị trường Trong đó xác định cây lúa là cây trồng chủ lực, tiếp tục đầu tư khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; khuyến khích phát triển các vùng cây ăn quả theo hướng tập trung chuyên canh (mô hình cánh đồng mẫu lớn), nhất là các địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa gạo như An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ cuối năm 2006, bên cạnh những cơ hội tiếp cận thị trường mới, tiếp thu những khoa học kỹ thuật tiên tiến thì cũng có không ít những khó khăn mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải đối mặt Theo HHLTVN, hiện nay có 150 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong đó trên địa bàn Đồng Tháp có 29

doanh nghiệp (14 doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp trong đó có công ty cổ phần Docimexco và 15 doanh nghiệp ngoài tỉnh có chi nhánh đóng trên địa bàn) Tuy nhiên, xuất khẩu gạo ở Việt Nam chỉ tập chung về số lượng chứ chưa thật sự chú

ý đến chất lượng vì thế gạo Việt Nam khó xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: EU, Mỹ Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu giảm liên tục làm cho người trồng

Trang 17

lúa gặp nhiều khó khăn Điều đó làm cho hiệu quả của xuất khẩu gạo thiếu bền vững, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia,… Đứng trước tình hình này các doanh nghiệp phải tự thân vận động để có thể tồn tại, phát triển ổn định và bền vững

Công ty cổ phần Docimexco có trụ sở chính đặt tại tỉnh Đồng Tháp và đã có

nỗ lực rất lớn góp phần đưa Đồng Tháp trở thành một trong các tỉnh đứng đầu về sản lượng gạo xuất khẩu ở vùng ĐBSCL Công ty chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, phân bón, thuốc BVTV, Trong đó, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Công ty Do đó việc tìm hiểu thực trạng xuất khẩu gạo ở công ty cổ phần Docimexco là cần thiết Chính vì vậy đề tài

“Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần Docimexco” được thực hiện nhằm tìm ra những thuận lợi, những khó khăn của Công ty và đề xuất các giải pháp giúp Công ty có thể khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu gạo nói riêng

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của đề tài là dựa trên cơ sở phân tích tình hình xuất khẩu gạo nói riêng và tình hình xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco nói chung, để đưa ra kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho Công ty để có thể thực hiện tốt hơn hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới

• Đề xuất ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nói chung và

xuất khẩu gạo của Công ty nói riêng trong thời gian tới

Trang 18

Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Do lĩnh vực hoạt động của công ty cổ phần Docimexco tương đối rộng nên

đề tài chỉ tập trung phân tích hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Hoàng Thị Doan (2009) “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh gạo của công ty cổ phần Docimexco”, trường Đại học Đồng Tháp Đề tài đã nghiên cứu

cơ bản về tình hình kinh doanh mặt hàng gạo của công ty cổ phần Docimexco,

đồng thời đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho Công ty Trên cơ sở

tham khảo đề tài trên, điểm giống của đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh gạo của công ty cổ phần Docimexco” với đề tài trên là cùng

phân tích tình hình xuất khẩu của công ty rồi đưa ra giải pháp Điểm khác nhau giữa đề tài này với đề tài trên là đề tài này đi phân tích sâu, cụ thể về tình hình xuất khẩu gạo trong quá trình phân tích Chẳng hạn trong quá trình phân tích tình hình xuất khẩu gạo, đề tài phát triển và phân tích thêm giá gạo trung bình theo cơ cấu các loại gạo và giá gạo thay đổi theo từng thị trường, đề tài này còn cập nhật thêm số liệu của Công ty trong 6 tháng đầu năm 2014, thời điểm gần nhất hiện nay

Trang 19

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu

Trong lý luận thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu (xuất cảng) là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay cả hai quốc gia Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực và mọi

điều kiện kinh tế: từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hóa tư liệu sản xuất

và từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao Tất cả hoạt động đó đều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia

Cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng hóa là hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa trong nước Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi chuyên môn ngày càng cao nên số sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người ngày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên Nói cách khác, chuyên môn hóa thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc gia không thể chuyên môn hóa sản xuất nếu không có hoạt động mua bán trao đổi với các nước khác Chính chuyên môn hóa quốc tế là biểu hiện sinh động của quy luật lợi thế

so sánh Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất và được coi như là chìa khóa của phương thức thương mại Đối với Việt Nam, một quốc gia

đang chuyển dịch sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy

phát triển toàn bộ nền kinh tế xã hội Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, đất đai màu mỡ Bởi vậy, nếu Việt Nam tận dụng tốt các lợi thế này để sản xuất hàng xuất khẩu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật thương mại quốc tế

2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế

Như chúng ta đã biết, xuất khẩu hàng hoá xuất hiện từ rất sớm, với mục tiêu

là tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp nói riêng cả quốc gia nói chung

Theo Nguyễn Quang Hạnh (2013), một quốc gia chỉ sản xuất các loại hàng hoá, mà việc sản xuất này sử dụng tốt nhất, hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có

Trang 20

của quốc gia đó Đây là một trong những giải thích đơn giản về lợi ích của thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng Nhưng trên thực tế việc tiến hành trao đổi phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Nếu trong trường hợp một quốc gia có lợi và một quốc gia khác bị thiệt hại họ sẽ từ chối tham gia vào hợp

đồng trao đổi này

Theo Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013), hoạt động xuất khẩu luôn là cơ hội để các quốc gia ổn định và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ổn định thị trường tài chính và tỷ giá hối đoái Ngoài ra, luồng ngoại tệ thặng dư từ xuất siêu còn là điều kiện và là nguồn lực đáng kể và quan trọng đóng góp vào quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia – là nguồn ngoại tệ giúp các quốc gia sử dụng trong việc chi trả

nợ công mà quốc gia đang hiện hữu Hơn thế nữa, nền kinh tế thặng dư về giá trị xuất khẩu khẳng định sức mạnh, năng lực cạnh tranh và tiến bộ công nghệ của quốc gia trên thương trường quốc tế Điều này đóng góp đáng kể vào sự trang trưởng thu nhập quốc nội và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

2.1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Ngày nay xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Theo Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013) đối với cộng đồng doanh nghiệp, xuất nhập khẩu luôn là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng trưởng thị phần, quy mô kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp Đồng thời, xuất nhập khẩu còn là động lực quan trọng để doanh nghiệp không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ và quy trình quản lý trong sản xuất kinh doanh, là động lực thúc đẩy doanh nghiệp luôn luôn hướng mục tiêu, kế hoạch và chiến lược kinh doanh vào nhu cầu, sở thích và lợi ích khách hàng theo cơ chế thị trường

2.1.4 Nội dung của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân Ta có thể hiểu thị trường theo hai cách Thị trường là tổng thể các quan hệ lưu thông hàng hóa – tiền tệ Theo cách khác, thị trường là tổng khối lượng cung có thể đáp ứng theo mỗi mức giá nhất định Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu tạo nên những vòng quay kinh doanh Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu đầy đủ,

Trang 21

kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Trong hệ thống thương mại thế giới năm 2011, xuất khẩu bao gồm các hoạt động sau:

2.1.4.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu

Để nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động của

thị trường nhằm ứng xử kịp thời mỗi nhà kinh doanh điều đầu tiên các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là quá trình điều tra để tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, phân tích những số liệu đó, so sánh và rút ra kết luận Những kết luận này

sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “Chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn” theo quan điểm marketing của Laura Mazur and Lovella Miles (2009)

Nghiên cứu thị trường thế giới tốt nhất là nghiên cứu toàn bộ quá trình tái sản xuất của một ngành sản xuất hàng hóa, tức là việc nghiên cứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn cả lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nghiên cứu thị trường phải

trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên xuất khẩu cái gì? Dung lượng thị trường đó

ra sao? Sự biến động của hàng hóa trên thị trường như thế nào? Thương nhân giao dịch là ai? Phương thức giao dịch nào? Chiến thuật kinh doanh cho từng giai

đoạn cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra?

2.1.4.2 Nhận biết mặt hàng xuất khẩu

Việc nhận biết hàng xuất khẩu, trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất

và tiêu dùng về quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng nước, từng lĩnh vực sản xuất Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hóa thị trường thế giới Về khía cạnh thương phẩm, phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã Nắm bắt đầy đủ các mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chất hàng hóa, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnh tranh, các hoạt

động dịch vụ cho hàng hóa như bảo hành, sửa chữa, cung cấp thiết bị Để lựa

chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố quan trọng là phải tính toán được tỷ

Trang 22

suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Đó là số lượng bản tệ phải chi ra để có thể thu về một đồng ngoại tệ Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái thì việc xuất khẩu có hiệu quả

2.1.4.3 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu của khách hàng, kể cả lượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng, các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu từng khu vực, từng lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng Cùng với việc xác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắt khả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất, khả năng sản xuất hàng thay thế, khả năng lựa chọn mua bán

Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng hàng hóa đó trên thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợp cho từng giai đoạn đảm bảo cho việc xuất khẩu có hiêu quả

Dung lượng thị trường là không cố định, có thay đổi tùy theo diễn biến của thị trường, do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định Các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có thể chia làm 3 loại, căn cứ vào thời gian chúng ảnh hưởng tới thị trường

Loại nhân tố thứ nhất, đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, là các nhân tố

làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính chất chu kỳ Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tất cả các thị trường hàng hóa thế giới Sự ảnh hưởng này có thể trên phạm vi toàn thế giới, khu vực và phải phân tích sự biến động đó trong các nước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơi vào khủng hoảng, tiêu điều thì dung lượng thị trường thế giới bị co hẹp và ngược lại Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thi trường hàng hóa trong khâu sản xuất phân phối và tiêu dùng Do đặc điểm sản xuất, lưu thông các loại hàng hóa này nên sự tác động của các nhân tố này rất

đa dạng và ở mức độ khác nhau

Loại nhân tố thứ hai, là nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị

trường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhà nước

và các tập đoàn tư bản lủng đoạn, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, ảnh hưởng của khả năng sản xuất hàng thay thế

Trang 23

Loại nhân tố thứ ba, là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng

thị trường như hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây ra các đột biến về cung cầu, các yếu tố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất , các yếu tố về chính trị xã hội Nắm vững dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trong từng thời

kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng Nó giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc các đề nghị, ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp thời cơ, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất Cùng với nghiên cứu dung lượng thị trường người kinh doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thị trường, các

đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các điều kiện về chính trị, thương mại pháp luật,

tập quán buôn bán quốc tế, khu vực để có thể hòa nhập với thị trường, tránh được những sơ suất trong giao dịch

2.1.4.4 Nghiên cứu về giá cả hàng hóa

Nghiên cứu về giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới là vấn đề quan trọng

đối với bất cứ đơn vị kinh doanh xuất khẩu nào, đặc biệt là đối với những doanh

nghiệp bắt đầu tham gia vào kinh doanh chưa đủ mạng lưới nghiên cứu và cung cấp thông tin Xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế rất phức tạp và chịu sự chi phối của các nhân tố sau:

+ Nhân tố chu kì: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế, đặc biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước lớn

+ Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia: là nhân tố quan trọng

ảnh hưởng đến sự hình thành và giá cả của các loại hàng hóa trên thị trường quốc

tế

+ Nhân tố cạnh tranh bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua, người bán và người mua Trong thực tế cạnh tranh thường làm cho giá rẻ hơn

+ Nhân tố cung – cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cung hoặc khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường, do vậy có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá cả hàng hóa

+ Nhân tố lạm phát: giá cả của hàng hóa không những phụ thuộc vào giá trị của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ Do vậy sự xuất hiện của lạm phát

sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa của một quốc gia trong trao đổi thương mại quốc tế

Trang 24

+ Nhân tố thời vụ: là những nhân tố tác động đến giá cả theo tính chất thời

vụ của sản xuất và lưu thông

Ngoài những nhân tố chủ yếu trên, giá cả quốc tế của hàng hóa còn chịu tác

động của các nhân tố khác như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh,

chính trị của các quốc gia

Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả là một công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng đó lại là một nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu

2.1.4.5 Nghiên cứu về cạnh tranh

Thị trường nước ngoài hiếm khi là một không gian tinh khiết cho mọi sự hiện diện thương mại Bởi vì thương trường có thể được ví như là chiến trường, trong kinh doanh các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các đối thủ có thể là đối thủ hiện tại và cả đối thủ tiềm ẩn: Ai có thể là đối thủ cạnh tranh? Cơ cấu cạnh tranh như thế nào? Cạnh tranh như thế nào? Vì vậy, nghiên cứu về cạnh tranh là rất tốt cho mỗi doanh nghiệp, nó có thể giúp doanh nghiệp dự phòng trước và có những chiến lược để có thể cạnh tranh, đứng vững

và tồn tại trên thị trường

2.1.4.6 Lựa chọn bạn hàng giao dịch

Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là những người hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh tế hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hóa Việc lựa chọn các đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết để thực hiện thắng lợi các hợp đồng xuất khẩu, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của người làm công tác giao dịch, có thể dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề sau: + Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa

Trang 25

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn đối tác trực tiếp tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm

2.1.5 Mục tiêu của xuất khẩu

Mục tiêu quan trọng nhất của hoạt động xuất khẩu nói chung đối với nền kinh tế quốc dân là tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh

tế Còn một mục tiêu quan trọng khác là doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu là để thu ngoại tệ và hưởng lợi nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới

2.1.6 Nhiệm vụ của xuất khẩu

Nhiệm vụ của xuất khẩu là phải ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Bên cạnh đó, xuất khẩu còn có nhiệm vụ tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực đáp ứng những đòi hỏi của thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh

cao

2.1.7 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau Theo Quan Minh Nhựt và cộng sự (2013) có trình bày một số hình thức xuất khẩu thường được các doanh nghiệp lựa chọn như:

2.1.7.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu

ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình

Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà kinh đơn vị kinh doanh xuất

khẩu thường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâu trung gian Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nâng cao uy tín của mình Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốn khá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro

Trang 26

2.1.7.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hóa ra thị trường nước ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đó có thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty ủy thác xuất nhập khẩu… Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu, đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẽ một phần lợi nhuận cho người trung gian Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:

+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà

kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm

được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn

+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải

2.1.7.3 Xuất khẩu ủy thác

Xuất khẩu ủy thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng

để xuất khẩu cho một đơn vị (bên ủy thác) Trong hình thức xuất khẩu ủy thác,

đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn

vị sản xuất Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người

đứng ra xuất khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là

không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục

2.1.7.4 Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập

khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau Mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hóa có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuất khẩu Buôn bán

đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trong đó sớm nhất

là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ Ngày nay ngoài hai hình thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời Trong hai hình thức truyền thống

đó, đã có nhiều hình thức mới ra đời Trong vòng thập niên 90 của thế kỷ XX,

trong buôn bán quốc tế, gần 37% là mua đối lưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toán bình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển

nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng

Trang 27

2.1.7.5 Xuất khẩu theo nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường trả nợ) được ký theo nghị định

thư giữa hai Chính phủ Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, mặt khác không có sự rủi ro trong thanh toán Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCN trước kia

2.1.7.6 Xuất khẩu tại chổ

Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Đặc điểm của hình thức

này là hàng hóa không bắt buộc vượt biên giới quốc gia mới tới tay khách hàng

Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng hóa Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trong nhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vận tải, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan

2.1.7.7 Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của

nhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá

rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhân gia công Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao

động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm

xây dựng một nền công nghiệp dân tộc Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà còn có được một nền công nghiệp hiện

đại, chẳng hạn như: Hàn Quốc, Thái Lan,…

2.1.7.8 Tạm nhập tái xuất

Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất Nhiều nước Tây Âu và Mỹ Latinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan, chưa qua chế biến ở nước mình Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó

đã qua lưu thông nội địa Như vậy, các nước đề thống nhất quan niệm tái xuất là

Trang 28

lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu chưa chế biến ở nước tái xuất

Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một

số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn luôn thu hút được ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn

2.1.7.9 Tạm xuất tái nhập

Ngược lại với hình thức tạm nhập tái xuất, hình thức này là hàng hóa đưa đi triển lãm, đi sửa chữa rồi lại mang về

2.1.7.10 Chuyển khẩu

Chuyển khẩu là hình thức mua hàng của các nước này bán cho nước khác

mà không phải làm thủ tục xuất nhập khẩu

2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.1.8.1 Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yêu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể

a) Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đợn

vị tiền tệ của nước kia Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh giá trị hàng hóa trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc

tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của cộng đồng Việt Nam giảm so với

ngoại tệ mạnh (USD;…) thì doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt

động xuât khẩu và ngược lại Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thông qua

nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra biện pháp xuất khẩu phù hợp, lựa chọn thị trường có lợi, lựa chọn nguồn hàng, đồng tiền thanh toán… Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như “một chiếc

Trang 29

gậy vô hình” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu

b) Mục tiêu và chiến lược phát triển xã hội

Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì Chính phủ có thể

đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu Chẳng hạn chiến

lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục

vụ sản xuất; mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…

c) Chính sách thuế

Một số chính sách chủ yếu cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu:

+ Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào

từng đơn vị hàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước

và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dung trong nước giảm xuống Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng

đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho

nguồn thu của ngân sách

+ Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện

chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng sản lượng và mức xuất khẩu

+ Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế

quan, nó được hiêu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay một nhóm hàng được pháp xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…

Trang 30

2.1.8.2 Các yếu tố xã hội

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất

định Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con

người, các yếu tố xã hội này ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa,

đặc biệt là trong ký kết hợp đồng

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức

tiêu dung, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó Chính vì vậy, văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu

2.1.8.3 Các yếu tố chính trị pháp luật

Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu Các công ty kinh doanh xuất khẩu đề phải tuân thủ các quy định của các Chính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu (thuế,

thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ…)

+ Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia

+ Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ

làm ăn

+ Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (Công ước Viên 1980, INCOTERM 1990…)

Ngoài những quy định nói trên, Chính phủ còn thực hiện các chính sách

ngoại thương khác như: hàng rào thuế quan, ưu đãi thuế quan…

Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi

Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết

được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước

2.1.8.4 Các yếu tố tự nhiên và công nghệ

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm kí kết hợp đồng do vậy, nó

ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất

khẩu…Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị

Trang 31

trường tiêu thụ Ví dụ: Việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển Bên cạnh đó, thời gian hợp

đồng có thể bị kéo dài do bị thiên tai nhu: bão, động đất,…

Sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép

các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo

điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, điều kiện hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm

chi phí, nang cao hiệu quả họat động xuất khẩu Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực

khác có liên quan như vận tải, ngân hàng…

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như:

+ Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệ

thống xếp dỡ, kho hàng… Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu + Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

+ Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra

2.1.8.6 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế – xã hội thế giới và các quan hệ

kinh tế quốc tế

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày cang tăng Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới

đền ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước Lĩnh

vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất Ở

đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế Khi xuât

khóa từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đối mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu

Trang 32

Ngày nay, thế giới đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác nhau, nhiều hiệp định thương mai song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình Ngược lại, đó chính là rào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó

2.1.8.7 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp

a) Tiềm lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:

+ Vốn chủ sở hữu;

+ Vốn huy động;

+ Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận;

+ Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn;

+ Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

b) Tiềm lực con người

Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ,… một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội

c) Tiềm lực vô hình

Tiềm lực vô hình đã tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có Tuy có thể được hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả cá hoạt động của doanh nghiệp Tiềm lực doanh nghiệp có thể là:

+ Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường;

+ Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa;

Trang 33

+ Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp

d) Khả năng kiểm soát chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và

dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ

đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản

phẩm Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

e) Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa được đựa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước

f) Trình độ tổ chức quản lý

Mỗi một doanh nghiệp là môt hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhâu hướng tới mục tiêu Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì

đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng Khả năng tổ chức

quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp

g) Cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở cật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng,… Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả

2.1.9 Các vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạo

2.1.9.1 Các văn bản, chính sách liên quan đến xuất khẩu gạo

Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo

Công văn số 232/CV/HHLTVN của VFA đề nghị các thương nhân xuất khẩu gạo đã có đủ điều kiện kho chứa, cơ sở xay xát, theo quy định của Nghị định

Trang 34

109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 khẩn trương gửi hồ sơ đăng ký để Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận theo quy định Kể từ ngày 01/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không

được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo

Công văn số 3088/BCT-XNK ngày 08/04/2011 của Bộ Công Thương, quyết

định số 560/QĐ-BNN - CB ngày 24/03/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn và Công văn số 211/CV/HHLTVN của VFA về việc triển khai thực hiện Nghị định số 109/2010/NĐ - CP của Chính phủ

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 89/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu làm căn cứ để VFA xác

định và công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ và để thương nhân kinh

doanh xuất khẩu gạo có cơ sở ký kết hợp đồng hoặc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo

Công văn số 252/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan quản lý cần nhanh chóng phê duyệt quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo theo hướng ưu tiên cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với người sản xuất lúa được làm đầu mối xuất khẩu gạo

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2013/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2013

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 109/2013/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013 Công văn

số 12017/BCT - XNK của Bộ Công Thương về chương trình "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2013 để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương trong thời gian tới

2.1.9.2 Phân loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam thường xuất khẩu các loại gạo: gạo trắng, gạo thơm và nếp Trong

Trang 35

+ Hạt gạo trung bình: hạt gạo có chiều dài 5,8 mm – < 6,2 mm;

+ Hạt gạo ngắn: hạt gạo có chiều dài < 5,8 mm;

+ Tấm: phần gạo gãy có chiều dài từ 3/10 – 6/10 chiều dài trung bình của hạt gạo cùng loại còn đầy đủ, nhưng không nhỏ hơn 2 mm

2.1.9.3 Phân loại gạo trong giao dịch quốc tế

Trên thị trường thế giới có nhiều cách phân loại gạo khác nhau, thông thường tạo ra 1 sản phẩm gạo sẽ được kết hợp theo 2 cơ sở cơ bản sau:

-Theo tỷ lệ tấm gồm 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 20% tấm, v.v Gạo càng

ít tấm, chất lượng và giá thành sẽ cao hơn

-Theo chủng loại giống lúa canh tác: gồm gạo Jabonia, Indica, gạo chiêm, gạo mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo thường, gạo thơm đặc sản, v.v Hiện nay có rất nhiều giống lúa khác nhau, tuy nhiên chỉ có một số giống đạt được giá trị kinh tế cao và được gieo trồng phổ biến

- Theo hình dáng và kích cỡ: gạo hạt dài, gạo hạt tròn, gạo hạt trung bình, gạo hạt ngắn,…

-Theo quy trình công nghệ và độ xát trắng: gồm gạo lứt, gạo đồ, gạo xát trắng

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập và sử dụng trong đề tài này chủ yếu từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2011 -2013

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh của các chỉ tiêu kinh tế và thống kê mô

tả để làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh lệch cũng như tốc độ phát triển của các chỉ tiêu, từ đó nhận định và đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu gạo hiện nay của công ty Đồng thời, đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được

- Phương pháp so sánh: dùng để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc Có 2 phương pháp

so sánh:

Trang 36

+ So sánh số tuyệt đối: cho thấy mức độ hoàn thành kế hoạch, qui mô phát triển của chỉ tiêu kinh tế nào đó Nó là hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc

Với F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ

F 1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích

F 0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc

+ So sánh số tương đối: cho thấy xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế nào đó Nó được tính bằng cách lấy hiệu số của chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc đem chia cho chỉ tiêu kỳ gốc

Với F: Phần trăm tăng trưởng

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu

+ Thống kê tóm tắt mô tả dữ liệu

- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp gặp phải trong việc xuất khẩu gạo cùng với các kết quả phân tích trong đề tài nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cho công ty trong thời gian tới

Ma trận SWOT là ma trận phân tích các điểm mạnh (S - Strengths), điểm yếu (W - Weaknesses), những cơ hội (O – Opportunities) và thách thức (T –Threats) đối với doanh nghiệp Nó là công cụ quan trọng, giúp kết hợp các yếu tố

đó lại với nhau để phát triển 4 loại chiến lược: (1) chiến lược SO: chiến lược điểm

mạnh - cơ hội; (2) chiến lược WO: chiến lược điểm yếu - cơ hội; (3) chiến lược

(2.2)

%100(%)

(2.1) 0

F

Trang 37

ST: chiến lược điểm mạnh - nguy cơ; (4) chiến lược WT: chiến lược điểm yếu - nguy cơ (Bảng 2.1)

Trang 38

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO 3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

DOCIMEXCO

3.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Docimexco là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến đông lạnh và nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh bất động sản Công ty cổ phần Docimexco (Dong Thap Trading Corporation) tiền thân là công ty Thương nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp Đồng Tháp có trụ sở chính tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi tập trung lượng lúa gạo lớn nhất Việt Nam

Logo của công ty:

Docimexco là một trong 3 doanh nghiệp có quy mô và công suất lớn nhất ở tỉnh Đồng Tháp về xuất khẩu gạo, liên tục trong 3 năm qua Công ty luôn nằm trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước sản lượng xuất khẩu hàng năm của chi nhánh Docifood đạt khoảng 113 nghìn tấn gạo (ngoài ra còn có 40 nghìn tấn gạo cung cấp cho thị trường trong nước) Riêng công ty cổ phần Docifish là công ty thành viên của Docimexco được các nhà nhập khẩu và

Trang 39

phân phối đánh giá là một trong 10 nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra có uy tín

và chất lượng nhất

Thêm vào đó, mặc dù mặt hàng phân bón, thuốc BVTV của công ty Dasco (công ty con của Docimexco) mới thâm nhập thị trường nhưng đã đạt được những thành công bước đầu khi doanh thu liên tục tăng trưởng, từ đó Công ty đang phấn

đấu đưa Dasco nằm trong top 5 công ty sản xuất và kinh doanh phân vi sinh, phân

hữu cơ lớn nhất ở ĐBSCL, chiếm đến 10% thị phần phân bón dành cho sản xuất lúa ở ĐBSCL Sau nhiều năm hoạt động và hơn 4 năm kể từ khi Công ty được chuyển thành công ty cổ phần, Docimexco đã có những bước phát triển vượt bậc Ngày 20/4/2011 sự kiện cổ phiếu Docimexco chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình phát triển của Công ty Với 13,2 triệu cổ phần của FDG (Docimexco) chính thức giao dịch trên Hose Niêm yết trên thị trường chứng khoán là bước đi tất yếu đưa Docimexco nhắm đến mục tiêu cao hơn là đưa Docimexco trở thành thương hiệu việt hội nhập toàn cầu Ngày 10/10/2012 công ty cổ phần Docimexco long trọng

tổ chức lễ đón nhận huân chương lao động hạng nhì của chủ tịch nước tặng thưởng cho tập thể công ty cổ phần Docimexco và cho cá nhân ông Phạm Văn

Được – chủ tịch HĐQT Từ khi được cổ phần hóa, Docimexco đã mở rộng và phát triển mạnh mẽ như: cải cách bộ máy quản lý công ty một cách hiện đại, phát triển những sản phẩm mới, đa dạng hóa ngành nghề

3.1.2 Tổ chức hoạt động của công ty cổ phần Docimexco

3.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Docimexco

Công ty cổ phần Docimexco có cơ cấu tổ chức rõ ràng được tổ chức theo thứ tự cấp bậc với các nhiệm vụ cụ thể được quy định cho từng phòng ban Hình 3.1 thể hiện cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Docimexco

Trang 40

Nguồn: Phòng nhân sự hành chính công ty cổ phần Docimexco, 2014

Hình3.1 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần Docimexco năm 2014

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TP.HCM

PHÒNG NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH

PHÒNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

CHI NHÁNH

DOCIFOOD

CHI NHÁNH DOCIFISH

CHI NHÁNH DOCITRADE

CHI NHÁNH DOCILAND

CÔNG TY CP

DOCIFISH

CÔNG TY TNHH HỒNG TÂN

CÔNG TY TNHH DASCO

CÔNG TY CP DOCITRANS

CÁC CÔNG TY CON VÀ CÔNG TY LIÊN KẾT CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC

Ngày đăng: 24/11/2015, 10:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w