Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty giai đoạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 55 - 57)

4.2.1 Phân tích sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty giai đoạn 2011- 6T2014 đoạn 2011- 6T2014

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty được thể hiện qua sản lượng gạo xuất đi và kim ngạch đạt được có thể cho ta một cái nhìn tổng quát về kết quả xuất khẩu gạo của Công ty. Sản lượng gạo bán ra nhiều không có nghĩa là kim ngạch phải tăng lên và ngược lại vì điều này phụ thuộc vào giá yếu tố giá cả trên

thị trường. Hình 4.2 thể hiện tình hình xuất khẩu gạo thông qua hai chỉ tiêu là sản lượng và kim ngạch của Công ty trong giai đoạn 2011 - 6T2014.

Hoạt động xuất khẩu gạo của công ty có xu hướng giảm dần kể cả về sản lượng và kim ngạch trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (Hình 4.2).

Nguồn: Phòng kinh doanh và marketing công ty cổ phần Docimexco, 2014

Hình 4.2 Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của công ty cổ phần Docimexco giai đoạn 2011- 6T2014

Năm 2011, sản lượng gạo xuất khẩu của công ty đạt 160.814 tấn chiếm 2,3% tổng sản lượng của cả nước (7,105 triệu tấn) tương đương với kim ngạch là 75,636 triệu USD. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do sựổn định về sản lượng thu mua và giá xuất khẩu, thêm vào đó trong năm 2011 ngành nông nghiệp nước ta đã có những bước tiến nhảy vọt và thành công vượt trội, làm điểm tựa cho công ty phát triển trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn.

Năm 2012, sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Công ty đạt được 123.965 tấn, với giá trị 54,078 triệu USD, so với năm 2011 sản lượng và kim ngạch giảm lần lượt là 22,9% và 28,5%. Mặc dù số lượng hợp đồng và khách hàng của Công ty trong năm 2012 có tăng lên đáng kể, tuy nhiên sản lượng và giá trị trong mỗi hợp đồng thấp nên tổng sản lượng và kim ngạch đạt thấp hơn so với năm 2011. Số lượng hợp đồng trong năm 2012 là 102 hợp đồng và 29 khách hàng, trong khi đó năm 2011 Công ty chỉ có 72 hợp đồng và 18 khách hàng. Bên cạnh đó, công ty không giành được nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo trực tiếp cho thương nhân Philippines mà chỉ được ủy thác với số lượng ít nên ảnh hưởng đến

Sản lượng (Tấn) 160.814 123.965 72.118 33.175 36.059 10.000 50.000 90.000 130.000 170.000 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Năm

Kim ngạch (Triệu USD)

13,482 14,575 29,15 54,078 75,636 0 20 40 60 80 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Năm

sản lượng và kim ngạch chung của Công ty. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan hạ giá gạo xuất khẩu để đưa lượng gạo tồn kho trong năm 2011 ra thị trường thế giới nên gạo Việt Nam không cạnh tranh được với gạo chất lượng cao nhưng giá rẻ của Thái Lan.

Đến năm 2013, tình hình xuất khẩu của Công ty tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn bằng chứng là so với năm 2012 sản lượng gạo xuất khẩu chỉ đạt 72.118 tấn, giảm 41,8% và kim ngạch chỉ đạt 29,15 triệu USD, giảm 46,1%. Nguyên nhân trong năm Công ty dần mất đi thị trường truyền thống Philippines thay vào đó là thị trường Trung Quốc, một thị trường giá rẻ nên kim ngạch của Công ty giảm. Đồng thời Công ty còn phải cạnh tranh giá với thị trường Thái Lan đang giải quyết lượng tồn kho gạo chất lượng cao nhưng giá thấp.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của công ty đạt lần lượt là 33.175 tấn và 13,482 triệu USD, giảm 8% về lượng và 7,5% về giá trị so với 6 tháng đầu năm 2013. Do tình hình xuất khẩu gạo của cả nước giảm (trong 6 tháng đầu năm 2014 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 36.059 tấn, kim ngạch đạt 14,575 tỷ USD). Đồng thời, công ty phải chịu sự áp lực hạ giá bán của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở Châu Á nên xu hướng giá còn tiếp tục giảm.

Nhìn chung, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty đang sụt giảm dần trong giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 (Hình 4.2). Nguyên nhân của kết quả xuất khẩu gạo không tốt là do nguồn tài chính của Công ty không ổn định trong khi nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng trong khi đó giá bán xuất khẩu có xu hướng giảm. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp ở nước khác đặc biệt là Thái Lan và Ấn Độ. Qua phân tích kết quả xuất khẩu gạo của Công ty giúp cho ta hiểu rỏ hơn và tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty và từ đó đề xuất những giải pháp, chiến lược hợp phù hợp nhằm giúp Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)