PHÂN TÍCH CÁC CHIẾN LƯỢC ĐÃ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 96)

Các chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp để

tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu

Sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế suất, tín dụng cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của các ngành phụ trợ và tình hình chính trị ổn định tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ hội rất tốt để công ty khai thác năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh về giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụở

những thị trường hiện có.

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu

Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, các thế mạnh về nguồn lực và khả năng cạnh tranh về giá cùng với hệ thống thông tin được trang bị

khá tốt để nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng nhằm tận dụng các cơ hội từ việc hợp tác quốc tế của Việt Nam với các nước được phát triển để

mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới. 5.2.2Chiến lược ST

Các chiến lược ST sử dụng những điểm mạnh bên trong doanh nghiệp nhằm vượt qua các nguy cơ bên ngoài.

Chiến lược kết hợp về phía sau

Yêu cầu về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao và sự

biến đổi khí hậu ảnh hưởng chất lượng nguồn cung. Do đó, với thế mạnh về tài chính, Công ty có thể thực hiện hợp tác với nông dân, hợp tác xã xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng. Sau đó sử dụng năng lực sản xuất, quản lý chất lượng và thiết bị tiên tiến chế biến ra gạo thành phẩm đạt chất lượng cao theo nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược đầu tư liên kết với nông dân để xây dựng nguồn nguyên liệu riêng

Nhu cầu ngày càng cao nhưng song song là chất lượng hàng hóa cũng ngày càng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty, đòi hỏi công ty cũng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vì lợi nhuận nên những nhà cung cấp nguyên liệu rất có thể sẽ cung cấp cho Docimexco những nguyên liệu không đảm bảo tiêu chuẩn, điều này sẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất. Liên kết với nông dân xây dựng nguồn nguyên liệu riêng là biện pháp tốt nhất để cải thiện tình hình này, tạo sự thuận tiện cho hai bên để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm cho Công ty vừa giúp nông dân không phải lo đầu ra trong quá trình sản xuất.

5.2.3Chiến lược WO

Các chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong doanh nghiệp để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu

Tận dụng hỗ trợ của Chính phủ với lãi suất tín dụng ưu đãi, đồng thời căn cứ vào diễn biễn thị trường, công ty có kế hoạch tổ chức thu mua, tạm trữ

lúa nhằm tạo chân hàng ổn định. Bên cạnh đó, công ty cần cung cấp thêm nhiều mặt hàng để tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, mở rộng kênh phân phối để sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng, tăng cường xây dựng và quảng bá thương hiệu để tăng nhanh thị phần tại các thị trường hiện có.

5.2.4Chiến lược WT

Các chiến lược WT là những chiến lược phòng thủ nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong doanh nghiệp và tránh khỏi những nguy cơ từ môi trường bên ngoài.

Chiến lược phát triển sản phẩm

Hoạt động kinh doanh trong ngành hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh, cùng với sức ép cạnh tranh cả trong và ngoài nước, yêu cầu về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi Công ty phải đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Chế biến các sản phẩm gạo cao cấp đóng bịch, gạo chứa vi lượng, gạo dành cho người bệnh và các sản phẩm được chế biến từ gạo nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của thị trường.

Chiến lược kết hợp về phía trước

Thành lập văn phòng đại diện ở thị trường xuất khẩu mục tiêu để nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường, khách hàng. Đồng thời hợp tác với các nhà bán lẻđể cung cấp các sản phẩm gạo thơm đóng bịch cho họ. Qua đó, rút ngắn kênh phân phối và quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng.

5.3DỰ BÁO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 5.3.1Tiềm năng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Về sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu nhưđược quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹn thành một trung tâm trồng và chế biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở:

5.3.1.1Vđất đai

Đất nông nghiệp của nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất lượng đất Việt Nam có tầng dầy, đất tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất là đất sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu như được quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹn thành một trung tâm trồng và chế

biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở: phù sa ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Đây là ưu thế giúp Việt Nam có điều kiện sản xuất nông nghiệp, đưa hạt gạo Việt Nam đi xa hơn trên thị trường quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3.1.2V khí hu

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á ở ngã tư

nơi gặp gỡ của những luồng gió xuất phát từ các trung tâm lớn bao quanh. Thêm vào đó là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiệt độ trung bình từ 220 - 270C, lượng mua hàng năm lớn (trên 1.500mm) và độ ẩm không khí luôn trên 80% nên quanh năm cây lúa có điều kiện phát triển tốt, một năm có thể thu hoạch từ 2-4 vụ.

5.3.1.3V nhân lc

Với dân số là hơn 8 triệu người, 70% là sản xuất nông nghiệp, có thể nói nguồn nhân lực Việt Nam rất dồi dao. Người Việt Nam có đặc điểm cần cù thông minh, chịu khó, sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Lao động chính là yếu tố có lợi thế so sánh mà Việt Nam cần phải khai thác trong thời gian tới.

5.3.1.4Các chính sách ca nhà nước

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta coi nông nghiệp là mặt trận hàng

đầu và gạo là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy, trong các chính sách phát triển kinh tế Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, chú trọng đến việc sản xuất và chế

biến lúa gạo, phục vụ an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

Như vậy, dù rằng chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn bất lợi trong việc sản xuất lúa gạo như: giống lúa có năng suất chưa cao, chất lượng chưa ổn định, thủy lợi chưa được phát triển, công nghệ chế biến thấp và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng các nguồn lực mà Việt Nam có lợi thế trên đã mở ra cho nước ta một con đường phát triển mới: đẩy mạnh xuất khẩu. Sản xuất lúa gạo cho phép tận dụng được lợi thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên,

đồng thời hạn chế những khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ. Chính vì vậy, phát triển sản xuất lúa gạo ở Việt Nam để xuất khẩu là bước đi đúng đắn của

Đảng và Nhà nước ta.

5.3.1.5D báo hot động xut khu go trong thi gian ti

Trong năm 2014, dự báo kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro; thương mại toàn cầu phục hồi chậm, tăng trường kinh tế không cao hơn nhiều so với năm 2013. Thương mại gạo sẽ sụt giảm do các nước nhập khẩu chính tăng sản lượng, duy trì tồn kho lớn ở các nước xuất khẩu. Do đó xu hướng giá cũng sụt giảm do cạnh tranh gay gặt giữ

nguồn cung cấp: Thái Lan và Ấn Độ vẫn tích cực cạnh tranh bán ra với giá thấp để giải quyết tồn kho lớn; Việt Nam xuất khẩu chậm do nhu cầu bão hòa nên tồn kho cũng tăng; Campuchia dự kiến tăng xuất khẩu 300.000 tấn. Về

nhập khẩu, dự báo theo FAO dự báo lượng gạo nhập khẩu Philippines sẽ giảm 700.000 tấn và cũng dự báo giảm nhập khẩu ở Banglades và Nga.

5.3.2Phương hướng phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, các nước nhập khẩu gạo đều thực hiện chính sách tự túc lương thực. Docimexco đã tiến hành điều chỉnh các mục tiêu trong định hướng phát triển để phù hợp với diễn biến của thị

trường. Theo đó, công ty sẽ tăng cường mở rộng các thị trường tiềm năng, đa dạng hóa các kênh phân phối để thúc đẩy bán hàng; giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống đặc biệt là Trung Quốc; tập trung năng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó sẽ tiến hành thực hiện các biện pháp

đồng bộ để tinh gọn bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

để tạo lợi thế cạnh tranh.

5.3.2.1Chiến lược kinh doanh

Đối với các mặt hàng lương thực và thủy sản phải tập trung phát triển và nâng cao chất lượng đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các thị trường xuất

khẩu. Song song đó, Công ty cần xây dựng chiến lược phù hợp để mở rộng thị

trường nội địa nhằm đa dạng hóa các kênh bán hàng.

5.3.2.2Chiến lược công ngh

Thường xuyên theo dõi và nâng cấp hệ thống dây chuyền sản xuất, máy móc và phương tiện làm việc theo hướng hiện đại để tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả làm việc cho cán bộ nhân viên góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Song song đó cần phải tiến hành triển khai hệ thống đồng bộ hạ tầng dữ liệu

để hỗ trợ công tác quản lý điều hành và kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả

nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.3.2.3Chiến lược nhân s

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nền tảng cho các nhóm chiến lược đạt mục tiêu đề ra. Chuẩn mực hóa các quy trình tuyển dụng để thu hút nhân tài, xây dựng kế hoạch đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cho phù hợp với từng vị trí công tác để

từng bước hiện đại hóa tác phong và văn hóa doanh nghiệp tiến đến xây dựng một thương hiệu Docimexco phát triển bền vững. Ngoài ra, Công ty còn thực hiện hàng loạt các chính sách đồng bộđể nâng cao sự gắn kết của cán bộ nhân viên nhằm đạt được các mục tiêu chung.

5.4MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI TY TRONG THỜI GIAN TỚI

5.4.1Tăng cường nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu

Từ trước đến nay, khách hàng chủ yếu của công ty cổ phần Docimexco là do nhân viên bán hàng độc lập mà có, vì Công ty chưa xây dựng hoàn thiện hệ thống marketing để thực hiện việc nghiên cứu thị trường một cách hiệu quả, nên khi thị trường diễn biến bất lợi thì Công ty đã mất một số thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, nên công ty bị cạnh tranh gay gắt. Đầu tư nghiên cứu thị trường, đây là một giải pháp hữu hiệu để tìm kiếm thị trường mới. có thể chi phí trung gian hoặc môi giới khách hàng nhưng đổi lại Công ty có

được thị trường mới và có thể chiếm lĩnh được thị trường. Hơn nữa, công ty cũng có thể tránh những rủi ro khi các thị trường truyền thống mất đi thì còn các thị trường mới. Có hai hướng để Công ty đầu tư nghiên cứu thị trường: Thứ nhất, nghiên cứu thị trường để tìm ra các thị trường mới, nơi mà gạo xuất khẩu được biết đến rộng rãi; Thứ hai, nghiên cứu thị trường để tìm hiểu phong tục tập quán cũng như các thói quen trong cách thức ăn, uống, sở thích về sản

phẩm như thế nào. Để thực hiện việc nghiên cứu thị trường, Công ty có thể

thành lập bộ phận chuyên trách về nghiên cứu và phát triển thị trường, bộ phận bày có trách nhiệm thực hiện các cuộc khảo sát, nhận diện sự biến động của thị trường, tìm kiếm cơ hội của thị trường mới để từđó Công ty có chiến lược xuất khẩu thích hợp. Bên cạnh đó, công ty có thể thuê các Công ty nghiên cứu thị trường để khảo sát như cầu các sản phẩm của công ty mình ở các thị trường

5.4.2Xây dựng vùng nguyên liệu

Đểđảm bảo khả năng cung cấp ổn định với các sản phẩm gạo chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, Công ty cần thiết phải tự xây dựng vùng nguyên liệu hoặc liên kết với các Hợp tác xã và Nông trường, tiến tới đầu tư

chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP. Giống lúa do Viện lúa ĐBSCL và Trung tâm Giống Nông nghiệp TPCT cung cấp, lao động trồng lúa được các kỹ sư hướng dẫn

đào tạo về kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn GAP.

Đây là hướng đi chung cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới theo yêu cầu của Chính phủ. Hiện tại, đã có một số

doanh nghiệp thực hiện thí điểm mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”. Mô hình này

được Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn khuyến khích thực hiện nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định và các lợi ích cho người nông dân về khâu tiêu thụ.

5.4.3Giải pháp về marketing

5.4.3.1Sn phm

Duy trì xuất khẩu mặt hàng gạo trắng 5%, 15%, 25% và 100% tấm, đóng bao PP 25 kg và 50 kg phục vụ cho phần lớn các quốc gia ở Châu Phi và một số nước ở Châu Á như Philippines, Singapore, v.v. Đây là thị trường mà doanh nghiệp đã khẳng định được ưu thế trong thời gian qua.

Tuy nhiên, để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, công ty cần đầu tư nhiều hơn vào xuất khẩu mặt hàng gạo trắng cấp cao, 5%, 15% tấm đóng bao PP 25 kg và 50 kg và mặt hàng gạo lức, nếp thơm, gạo thơm đóng bịch 2 kg, 5 kg và 10 kg sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, châu

Đại Dương và một số nước châu Á như Malaysia, Singapore, Hong Kong, Đài Loan. Bên cạnh đó, phát triển thêm các sản phẩm mới cao cấp đóng bịch như

gạo pha sắt, gạo dành cho người bệnh tiểu đường và các sản phẩm chế biến từ

gạo như bún khô, miến gạo, v.v từng bước đa dạng hóa sản phẩm và tăng dần tỷ trọng gạo cấp cao xuất khẩu.

5.4.3.2Giá c

Việc định giá của Công ty trong thời gian qua chủ yếu dựa vào hướng dẫn giá sàn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và tình hình thực tế của thị

trường. Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của Công ty về giá gạo xuất khẩu tương đối tốt. Tuy nhiên, việc tuân thủ theo đúng giá hướng dẫn của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam trong một số thời điểm giá thị trường biến động liên tục cũng làm giảm sức cạnh tranh của đơn vị so với các Công ty tư nhân xuất khẩu. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần nâng cao khả năng dự báo về giá thị trường và dựa trên giá cả các loại gạo của những đối thủ cạnh tranh như

Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan đểđưa ra mức giá bán phù hợp với từng thị trường mà không sợ bị ép giá, thiệt thòi trong kinh doanh quốc tế. Ngoài ra, Công ty còn có thể xem xét đến các yếu tố khác nhưđiều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, điều kiện thanh toán, v.v làm cơ sởđịnh giá.

5.4.3.3Phân phi

Tiếp tục duy trì xuất khẩu gạo theo hai hình thức: xuất khẩu trực tiếp và

ủy thác xuất khẩu. Đối với xuất khẩu trực tiếp, ngoài việc phân phối thông qua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 96)