Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 28 - 33)

2.1.8.1 Các yếu t kinh tế

Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, hơn nữa các yêu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu tố thiết thực nhất đểđưa ra các biện pháp tác động cụ thể.

a)Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một sốđợn vị tiền tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh giá trị hàng hóa trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của cộng đồng Việt Nam giảm so với ngoại tệ mạnh (USD;…) thì doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động xuât khẩu và ngược lại. Chính vì vậy, các doanh nghiệp có thể thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái để đưa ra biện pháp xuất khẩu phù hợp, lựa chọn thị trường có lợi, lựa chọn nguồn hàng, đồng tiền thanh toán… Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như “một chiếc

gậy vô hình” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu.

b)Mục tiêu và chiến lược phát triển xã hội

Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu. Chẳng hạn chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi xuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất; mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng…

c)Chính sách thuế

Một số chính sách chủ yếu cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu:

+ Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tếđối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dung trong nước giảm xuống. Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách.

+ Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng trong nước nhưng sản lượng và mức xuất khẩu.

+ Hạn ngạch: Được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế quan, nó được hiêu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay một nhóm hàng được pháp xuất khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy phép. Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểm soát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu do nhu cầu trong nước còn thiếu…

2.1.8.2 Các yếu t xã hi

Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định. Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của con người, các yếu tố xã hội này ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt là trong ký kết hợp đồng.

Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thức tiêu dung, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thỏa mãn và cách thỏa mãn của con người sống trong đó. Chính vì vậy, văn hóa là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ở các thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.

2.1.8.3 Các yếu t chính tr pháp lut

Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Các công ty kinh doanh xuất khẩu đề phải tuân thủ các quy định của các Chính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu (thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ…).

+ Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia.

+ Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn.

+ Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (Công ước Viên 1980, INCOTERM 1990…).

Ngoài những quy định nói trên, Chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoại thương khác như: hàng rào thuế quan, ưu đãi thuế quan…

Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.

2.1.8.4 Các yếu t t nhiên và công ngh

Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phí vận tải, tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm kí kết hợp đồng do vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuất khẩu…Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị

trường tiêu thụ. Ví dụ: Việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. Bên cạnh đó, thời gian hợp đồng có thể bị kéo dài do bị thiên tai nhu: bão, động đất,…

Sự phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, điều kiện hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí, nang cao hiệu quả họat động xuất khẩu. Đồng thời yếu tố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng…

2.1.8.5 Yếu t h tng cho hot động xut khu

Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu, chẳng hạn như:

+ Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho hàng… Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thời gian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng nhưđảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất khẩu.

+ Hệ thống ngân hàng: sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép các nhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn. Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

+ Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra...

2.1.8.6 nh hưởng ca tình hình kinh tế – xã hi thế gii và các quan h kinh tế quc tế

Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày cang tăng. Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới đền ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước. Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh mẽ nhất. Ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Khi xuât khóa từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đối mặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước nhập khẩu và xuất khẩu.

Ngày nay, thế giới đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tếở các mức độ khác nhau, nhiều hiệp định thương mai song phương, đa phương được ký kết với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế. Nếu quốc gia nào tham gia vào các liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ gặp nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình. Ngược lại, đó chính là rào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó.

2.1.8.7 Các nhân t thuc v doanh nghip

a)Tiềm lực tài chính

Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu:

+ Vốn chủ sở hữu; + Vốn huy động; + Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận; + Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn; + Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi. b)Tiềm lực con người

Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệ,… một cách có hiệu quảđể khai thác và vượt qua cơ hội.

c)Tiềm lực vô hình

Tiềm lực vô hình đã tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thương mại. Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có. Tuy có thể được hình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạo dựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềm lực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả cá hoạt động của doanh nghiệp. Tiềm lực doanh nghiệp có thể là:

+ Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường; + Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa;

+ Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.

d)Khả năng kiểm soát chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng tới đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

e)Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệ của doanh nghiệp

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng hóa được đựa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước.

f)Trình độ tổ chức quản lý

Mỗi một doanh nghiệp là môt hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ với nhâu hướng tới mục tiêu. Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình thì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng. Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tập trung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thể tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp.

g)Cơ sở vật chất - kỹ thuật của doanh nghiệp

Cơ sở cật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng,… Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũng như việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)