Các vấn đề liên quan đến xuất khẩu gạ o

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 33 - 35)

2.1.9.1 Các văn bn, chính sách liên quan đến xut khu go

Nghịđịnh số 109/2010/NĐ-CP ngày 4 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Công văn số 232/CV/HHLTVN của VFA đề nghị các thương nhân xuất khẩu gạo đã có đủ điều kiện kho chứa, cơ sở xay xát, theo quy định của Nghịđịnh

109/2010/NĐ-CP ngày 04/11/2010 khẩn trương gửi hồ sơ đăng ký để Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận theo quy định. Kể từ ngày 01/10/2011, thương nhân không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Công văn số 3088/BCT-XNK ngày 08/04/2011 của Bộ Công Thương, quyết định số 560/QĐ-BNN - CB ngày 24/03/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Công văn số 211/CV/HHLTVN của VFA về việc triển khai thực hiện Nghịđịnh số 109/2010/NĐ - CP của Chính phủ.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 89/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 hướng dẫn phương pháp xác định giá sàn gạo xuất khẩu làm căn cứđể VFA xác định và công bố giá sàn gạo xuất khẩu trong từng thời kỳ và để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ sở ký kết hợp đồng hoặc đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.

Công văn số 252/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan quản lý cần nhanh chóng phê duyệt quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo theo hướng ưu tiên cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với người sản xuất lúa được làm đầu mối xuất khẩu gạo.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 50/2013/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụĐông Xuân năm 2013.

Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 109/2013/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2013. Công văn số 12017/BCT - XNK của Bộ Công Thương về chương trình "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2013 để thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương trong thời gian tới.

2.1.9.2 Phân loi go xut khu ca Vit Nam

Việt Nam thường xuất khẩu các loại gạo: gạo trắng, gạo thơm và nếp. Trong đó, gạo trắng có hàm lượng 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 20% tấm, 25% tấm, 100% tấm.

+ Gạo hạt nguyên: hạt gạo còn đầy đủ hoặc gạo gãy có chiều dài 7/10 hạt còn đầy đủ;

+ Hạt gạo trung bình: hạt gạo có chiều dài 5,8 mm – < 6,2 mm; + Hạt gạo ngắn: hạt gạo có chiều dài < 5,8 mm;

+ Tấm: phần gạo gãy có chiều dài từ 3/10 – 6/10 chiều dài trung bình của hạt gạo cùng loại còn đầy đủ, nhưng không nhỏ hơn 2 mm.

2.1.9.3 Phân loi go trong giao dch quc tế

Trên thị trường thế giới có nhiều cách phân loại gạo khác nhau, thông thường tạo ra 1 sản phẩm gạo sẽđược kết hợp theo 2 cơ sở cơ bản sau:

-Theo tỷ lệ tấm gồm 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 20% tấm, v.v. Gạo càng ít tấm, chất lượng và giá thành sẽ cao hơn.

-Theo chủng loại giống lúa canh tác: gồm gạo Jabonia, Indica, gạo chiêm, gạo mùa, gạo tẻ, gạo nếp, gạo thường, gạo thơm đặc sản, v.v. Hiện nay có rất nhiều giống lúa khác nhau, tuy nhiên chỉ có một số giống đạt được giá trị kinh tế cao và được gieo trồng phổ biến.

- Theo hình dáng và kích cỡ: gạo hạt dài, gạo hạt tròn, gạo hạt trung bình, gạo hạt ngắn,…

-Theo quy trình công nghệ và độ xát trắng: gồm gạo lứt, gạo đồ, gạo xát trắng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần docimexco (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)