Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 2012 sản lượng muối của cả nước đạt 807.000 tấn, trong đó sản lượng muối thủ công đạt 571.000 tấn, muối sản xuất công nghiệp c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--HỒ THỊ NGỌC GIÀU MSSV: 4105193
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU
THỤ MUỐI CỦA DIÊM DÂN
Tháng 8 – Năm 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, em vô cùng cảm ơn sự dạy dỗ và dìu dắt tận tình của quý thầy cô của khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh nói riêng và của trường Đại Học Cần Thơ nói chung đã cống hiến hết mình
vì sự nghiệp giáo dục để mang đến cho em những kiến quý hết sức quý báu mà sẽ theo em trong suốt cuộc đời sau này, đây là khối tài sản quý báu mà không gì có thể sánh được Nhờ những kiến thức quý giá này đã giúp em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học Đặc biệt em vô cùng biết ơn thầy Mai Văn Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua những khó khăn và vướn mắc trong suốt quá trình thực hiện đề tài Em cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của các cô chú Phòng Thống Kê, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Sở Công Thương Trà Vinh đã nhiệt tình hỗ trợ em trong quá trình thực hiện đề tài
Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm…… Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Ngọc Giàu
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm…… Sinh viên thực hiện
Hồ Thị Ngọc Giàu
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Chương 1:GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết của nghiên cứu 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4.1 Không gian nghiên cứu 2
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 2
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.5 Lược khảo tài liệu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Phương pháp luận 7
2.1.1 Một số khái niệm về muối 7
2.1.1.1 Muối ăn 7
2.1.1.2 Muối công nghiệp 10
2.1.1.3 Các phương pháp sản xuất muối 11
2.1.2 Tổng quan về nhập khẩu 13
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và hàm sản xuất 14
2.1.4 Một số khái niệm được sử dụng trong phân tích 15
2.1.4.1 Chi phí 15
2.1.4.2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm 17
2.1.4.3 Lợi nhuận 17
Trang 62.1.4.4 Nguồn lực lao động 18
2.1.4.5 Nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp 18
2.1.5 Các chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất 19
2.1.6 Hệ thống kênh phân phối (Market Channel) 21
2.1.6.1 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm 21
2.1.6.2 Vai trò của kênh phân phối và các kênh trung gian 22
2.1.6.3 Chức năng của các kênh marketing 23
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 26
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 27
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 36
3.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Trà Vinh 36
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 36
3.1.2 Tình hình dân số 37
3.1.3 Tình hình kinh tế-xã hội 38
3.1.3.1 Về kinh tế 38
3.1.3.2 Về xã hội 39
3.1.4 Tình hình sử dụng đất của tỉnh Trà Vinh 40
3.2 Giới thiệu về nghề muối và tình hình sản xuât muối tại tỉnh Trà Vinh 41
3.2.1 Nguồn gốc của nghề muối tại Trà Vinh 41
3.2.2 Đặc điểm sản xuất muối tại tỉnh Trà Vinh 42
3.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối tại Trà Vinh 43
3.2.3.1 Diện tích sản xuất muối phân theo xã của huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 43
3.2.3.2 Diện tích thu hoạch, năng suất, sản lượng muối 45
3.2.3.3 Tình hình tiêu thụ muối của diêm dân huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh 45
Trang 7Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI CỦA
DIÊM DÂN TRÀ VINH 47
4.1 Thực trạng sử dụng muối nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 47
4.1.1 Thực trạng nhập khẩu muối trên cả nước 47
4.1.2 Thực trạng sử dụng muối nhập khẩu tại Trà Vinh 49
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của diêm dân Trà Vinh 50
4.2.1 Những thông tin chung về hộ sản xuất muối 50
4.2.1.1 Tuổi và số năm kinh nghiệm 50
4.2.1.2 Trình độ học vấn 51
4.2.1.3 Tình hình hoạt động sản xuất của diêm dân 52
4.2.2 Nguồn lực sản xuất muối của diêm dân 52
4.2.2.1 Đất đai 52
4.2.2.2 Lao động 53
4.2.2.3 Vốn 54
4.2.2.4 Công nghệ sản xuất 56
4.2.3 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân 57
4.2.3.1 Lý do chọn nghề sản xuất muối 57
4.2.3.2 Tính chất hộ 57
4.2.3.3 Năng suất 58
4.2.4 Tình hình tiêu thụ muối 59
4.2.4.1 Hình thức bán sản phẩm 59
4.2.4.2 Hình thức thanh toán 60
4.2.4.3 Thời gian tiêu thụ sản phẩm 61
4.3 Phân tích kênh tiêu thụ muối của diêm dân Trà Vinh 62
4.4 Phân tích hiệu quả tài chính của diêm hộ sản xuất muối 64
4.4.1 Phân tích chi phí sản xuất muối trên 1000m2 của diêm dân 64
4.4.1.1 Chi phí lao động 64
Trang 84.4.1.2 Chi phí khấu hao 65
4.4.1.3 Chi phí nhiên liệu 66
4.4.1.4 Chi phí vận chuyển 66
4.4.1.5 Chi phí lãi vay 66
4.4.1.6 Chi phí khác 66
4.4.2 Phân tích các chỉ số tại chính của diêm dân sản xuất muối ở Trà Vinh 68
4.4.2.1 Doanh thu trên 1000m2 68
4.4.2.2 Chi phí trên 1000m2 69
4.4.2.3 Lợi nhuận trên 1000m2 69
4.4.2.4 Thu nhập trên hộ 70
4.4.2.5 Thu nhập trên doanh thu 70
4.4.2.6 Thu nhập trên chi phí 70
4.4.2.7 Thu nhập trên lao động 70
4.4.2.8 Thu nhập trên vốn 71
4.4.2.9 Lợi nhuận trên chi phí 71
4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất muối của diêm dân Trà Vinh 71 4.6 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân Trà Vinh 74
4.7 Những thuận lợi và khó khăn của nghề làm muối ở Trà Vinh 78
4.7.1 Thuận lợi 78
4.7.2 Khó khăn 80
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MUỐI Ở TRÀ VINH ĐỂ THAY THẾ MUỐI NHẬP KHẨU 82
5.1 Cơ sở đề ra giải pháp 82
5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 82
5.1.2 Phân tích SWOT mô hình sản xuất muối truyền thống của diêm dân huyện Duyên hải tỉnh Trà Vinh 82
5.2 Giải pháp trong sản xuất 87
Trang 95.3.1 Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch vùng sản xuất muối tại tỉnh Trà Vinh 87
5.3.2 Tăng cường áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất 87
5.4 Giải pháp trong tiêu thụ 88
5.4.1 Đẩy mạnh tiến độ hoạt động của Nhà máy sx muối công nghiệp, Nhà máy bao tiêu sản phẩm cho diêm dân 88
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
6.1 Kết luận 89
6.2 Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 1 93
PHỤ LỤC 2 97
PHỤ LỤC 3 102
PHỤ LỤC 4 104
PHỤ LỤC 5 115
Trang 10DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Yêu cầu kỹ thuật cho muối phơi nước 8
Bảng 2.2: Yêu cầu kỹ thuật cho muối phơi cát 9
Bảng 2.3: Chỉ tiêu hóa lý của muối công nghiệp 11
Bảng 2.4: Bảng phân phối mẫu 27
Bang 2.5: Quy tắc kiểm định 29
Bảng 2.6: Ma trận SWOT 34
Bảng 3.1: Số lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2009-2012 37
Bảng 3.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế 38
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của tỉnh Trà Vinh 2012 40
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31.12.2012 phân theo loại đất và phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh 41
Bảng 3.5: Diện tích sản xuất muối phân theo xã của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2012 44
Bảng 3.6: Số hộ sản xuất muối phân theo xã của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2012 44
Bangr 3.7: Diện tích, sản lượng, năng suất của huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2012 45
Bảng 4.1: Số liệu tổng hợp về lượng muối nhập khẩu thực tế và hạn ngạch nhập khẩu, lượng muối tồn kho giai đoạn 2010-2012 49
Bảng 4.2: Độ tuổi của chủ hộ sản xuất muối 50
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ sản xuất muối 51
Bảng 4.4: Cơ cấu các mô hình sản xuất của diêm dân Trà Vinh 52
Bảng 4.5: Diện tích sản xuất muối của diêm dân Trà Vinh 53
Bảng 4.6: Số lao động nhà phục vụ trong vụ muối 54
Trang 11Bảng 4.7: Số lao động thuê phục vụ trong vụ muối 54
Bảng 4.8: Cơ cấu vốn của diêm dân 55
Bảng 4.9: Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng 55
Bảng 4.10: Lý do diêm dân không vay vốn ngân hàng 56
Bảng 4.11: Đánh giá mức độ hiện đại về công nghệ sản xuất muối của diêm dân 57 Bảng 4.12: Lý do chọn nghề sản xuất muối của diêm dân 57
Bảng 4.13: Năng suất muối của diêm dân niên vụ 2012-2013 59
Bảng 4.14: Lý do hộ sản xuất muối bán sản phẩm tại chỗ 60
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ thuận lợi của việc tiêu thụ sản phẩm tại chỗ 60
Bảng 4.16: Hình thức thanh toán 61
Bảng 4.17: Thời gian tiêu thụ muối 61
Bảng 4.18: Kiểm định T-Test về sự khác biệt của giá muối 62
Bảng 4.19: Chi phí sản xuất muối trung bình tính trên 1000m2(1 công) 67
Bảng 4.20: Các chỉ số tài chính của hộ sản xuất muối tại Trà Vinh 68
Bảng 4.21: Kiểm định t về sự khác biệt doanh thu giữa hộ chuyên và hộ kiêm 69
Bảng 4.22: Kiểm định t sự khác nhau về lợi nhuận giữa hộ chuyên và hộ kiêm 69
Bảng 4.23: Kiểm định t sự khác biệt về thu nhập trung bình giữa hộ chuyên và hộ kiêm 70
Bảng 4.24: Thu nhập trung bình trên lao động trên ngày 71
Bảng 4.25: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy hàm năng suất 72
Bảng 4.26: Hệ số ƣớc lƣợng các biến trong mô hình hồi quy 72
Bảng 4.27: Diễn giải các biến trong mô hình hàm lợi nhuận 75
Bảng 4.28: Hệ số ƣớc lƣợng các biến trong mô hình hồi quy 76
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định Spearman 77
Bảng 4.30: Những thuận lợi trong quá trình sản xuất muối của diêm dân 79
Bảng 4.31: Những khó khăn trong quá trình sản xuất muối của diêm dân 81
Bảng 4.32: Phân tích ma trận SWOT 86
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ sản xuất muối theo phương pháp phơi cát 12
Hình 2.2:Sơ đồ công nghệ sản xuất muối theo phương pháp phơi nước 13
Hình 2.3:Các dạng kênh phân phối hàng tiêu dùng 24
Hình 2.4: Các dạng kênh phân phối tư liệu sản xuất 25
Hình 2.5: Các dạng kênh phân phối muối tiêu dùng 25
Hình 2.6: Các dạng kênh phân phối muối công nghiệp 26
Hình 3.1: Bảng đồ hành chính tỉnh Trà Vinh 36
Hình 3.2: Tỷ trọng tổng sản phẩm phân theo loại hình kin tế tỉnh Trà Vinh 2012 39 Hình 3.3: Giá muối trên giạ của diêm dân Trà Vinh giai đoạn 2010-2012 46
Hình 4.1: Tình hình nhập khẩu muối và sản lượng muối tồn kho 2010-2012 49
Hình 4.2: Kênh phân phối muối nhập khẩu tại Trà Vinh 49
Hình 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn của diêm dân 51
Hình 4.4: Cơ cấu hộ chuyên và hộ chuyên 58
Hình 4.5: Kênh phân phối muối 62
Hình 4.6 Cơ cấu chi phí lao động nhà và lao động thuê mướn 65
Hình 4.7: Cơ cấu chi phí trong tổng chi phí sản xuất muối trung bình tính trên 1000 m2 68
Trang 13DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
BNN-PTNN: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn THPT : Trung Học Phổ Thông
THCS : Trung Học Cơ Sở
Trang 14
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một quốc gia có địa hình giáp biển với gần 3.200km đường bờ biển trải dải từ Bắc đến Nam tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp Tuy nhiên, ngoài nông nghiệp và ngư nghiệp thì nền diêm nghiệp của nước ta hiện vẫn chưa phát triển, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập Các khu vực sản xuất muối của nước ta chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển, có thể chia làm ba khu vực là khu vực sản xuất muối ở các tỉnh miền bắc, miền trung và miền nam Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn năm 2012 sản lượng muối của cả nước đạt 807.000 tấn, trong đó sản lượng muối thủ công đạt 571.000 tấn, muối sản xuất công nghiệp chỉ đạt 236.000 tấn, hầu hết sản lượng muối sản xuất theo phương thức truyền thống (thủ công) chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng cấp thấp nên giá thành tương đối thấp, sản lượng tồn động lớn làm cho đời sống diêm dân hết sức khó khăn điều này dẫn đến nhiều người dân phải bỏ nghề nên diện tích sản xuất muối hàng năm đều sụt giảm đáng
kể Ngoài ra, hàng năm nước ta phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối phần lớn đây
là muối phục vụ công nghiệp, nguyên nhân là do tuy nước ta có diện tích sản xuất muối lớn nhưng hầu hết sản xuất theo phương thức thủ công, thô sơ cho ra hạt muối không có chất lượng, lẫn nhiều tạp chất nên chủ yếu để phục vụ tiêu dùng của người dân, nên bắt buột các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng muối cho công nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài
Cũng giống như nhiều tỉnh sản xuất muối khác trong địa bàn Đồng Bằng Sông Cửu Long, Trà Vinh có hơn 300 ha đất dùng để sản xuất muối tập trung ở huyện Duyên Hải, hiện nông hộ sản xuất muối nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ muối làm nhiều hộ chuyển sang nuôi trồng thủy sản Một vấn đề đáng trăn trở hiện nay là trong khi muối của diêm dân sản xuất không tiêu thụ được hoặc được tiêu thụ với giá thấp, thì hàng năm tỉnh Trà Vinh nói riêng và cả nước nói chung phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối Vậy tình hình sản xuất muối của diêm dân, cũng như tình hình nhập khẩu muối công nghiệp của tỉnh Trà Vinh hiện nay như thế nào? Hiệu quả sản xuất muối của người dân ra sao? Làm thế nào để có thể phát triển muối nội nhằm hạn chế muối nhập khẩu để giải quyết khó khăn cho diêm dân?
Trang 15Chính vì những vấn đề nan giải trên nên tôi quyết định thực hiện bài nghiên
cứu “Đánh Giá Thực Trạng Sản Xuất, Tiêu Thụ Muối Của Diêm Dân Trà
Vinh”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của diêm dân ở Trà Vinh nhằm
đề xuất một số giải pháp tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ muối của diêm dân ở Trà Vinh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh
Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất muối và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của người dân sản xuất muối ở tỉnh Trà Vinh
Mục tiêu 3: Phân tích hệ thống kênh tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh Trà Vinh Mục tiêu 4: Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ muối của diêm dân để thay thế muối nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính sản xuất muối của người dân huyện Duyên Hải như thế nào?
Thực trạng nhập khẩu muối và tình hình sử dụng muối trên địa bàn tỉnh Trà Vinh như thế nào?
Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của diêm dân?
Hệ thống kênh tiêu thụ muối của người dân ra sao?
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ muối của người dân
để thay thế muối nhập khẩu?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Địa bàn khảo sát tại 2 xã Dân Thành, Đông Hải thuộc huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Trang 16Thời gian nghiên cứu đề tài là từ ngày 5 tháng 8 năm 2013 đến ngày 01 tháng
12 năm 2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ diêm dân ở huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh
1.4.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ muối của diêm dân,
để từ đó rút ra được những thuận lợi và khó khăn để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ muối để thay thế nhu cầu sử dụng muối nhập khẩu ở địa bàn Trà Vinh
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình phân tích về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nông
hộ, đề tài đã tham khảo các tài liệu sau đây để hoàn thiện hơn về hình thức cũng như nội dung của đề tài:
Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Viện Cơ Điện Và Công Nghệ Sau Thu Hoạch, 2005: “Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung” Nội dung của đề tài phân tích các số liệu khí tượng thủy văn, và hiện trạng
tình hình sản xuất muối phơi nước tập trung của Việt Nam giai đoạn 2005-2010, xây dựng và thực nghiệm quy trình sản xuất muối phơi nước tập trung gắn với hệ thống thiết bị cơ giới hóa; nghiên cứu lựa chọn mẫu, thiết kế chế tạo trong nước hệ thống thu hoạch muối nhiều công đoạn, hệ thống thiết bị đã được thử nghiệm trong sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm nhẹ cường độ lao động trong khu thu hoạch muối.; nghiên cứu chế tạo hệ thống rửa muối sau thu hoạch,
hệ thống giúp loại bỏ phần lớn các hợp chất tan và không tan trong muối thô sau thô hoạch; xây dựng được mô hình sản xuất muối phơi nước tập trung với hệ thống thiết bị cơ giới hóa các khâu, mô hình đạt mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, giảm cường độ lao động cho người sản xuất và có hiệu quả kinh tế
Phương pháp thu thập số liệu và xử lý số liệu điều tra khảo sát Các thông tin trên cơ sở điều tra thực tế địa phương đóng vai trò chính kết hợp với lượng thông tin truy cập từ các nguồn trong và ngoài nước; phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Trang 17để lựa chọn đánh giá các công nghệ; chú trọng phương pháp sử dụng chuyên gia trực tiếp sản xuất với những ý kiến đề suất từ cơ sở Theo phương pháp lấy ý kiến trực tiếp, phát phiếu thăm dò và tổ chức các buổi sinh hoạt học thuật đầu bờ, tại các cơ sở sản xuất; phương pháp tính hiệu quả kinh tế xã hội trong ứng dụng công nghệ mới kết hợp với hệ thống thiết bị máy móc để cơ giới hóa và tự động hóa toàn phần hoặc từng khâu trong sản xuất muối phơi nước tập trung Chú trọng đến hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất lao động, chất lượng muối và giảm nhẹ cường độ lao động thủ công; phương pháp khảo nghiệm máy nông nghiệp đánh giá các thông số kỹ thuật và chất lượng mẫu máy nhập ngoại, hệ thống thiết bị chế tạo trong nước hoạt động trên ruộng muối phơi nước tập trung ở nước ta Phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá các thông số và lựa chọn các thông số thiết kế các mẫu máy; phương pháp thiết kế chép mẫu, ứng dụng các chương trình tính toán chép mẫu kết hợp với thiết kế chế tạo máy; phương pháp nghiên cứu ứng dụng bằng thực nghiệm, thí nghiệm trong các điều kiện sản xuất là chính, thông qua có mức độ hợp lý nghiên cứu lý thuyết để định hướng và kiểm tra
Lê Thị Tuyết Hạnh, (2011): “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề muối ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu” Đề tài tập trung phân tích thực
trạng phát triển làng nghề muối ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu thông qua phỏng vấn trực tiếp 35 hộ sản xuất muối trong làng nghề thấy được có đến 74,3% số hộ khảo sát chuyên sản xuất muối tức thu nhập của hộ từ sản xuất muối, còn lại 25,7% hộ sản xuất kiêm tức ngoài sản xuất muối thì hộ còn sản xuất thêm các hoạt động khác nhưng 60% thu nhập của hộ xuất phát từ sản xuất muối Do hầu hết các
hộ đều sản xuất muối theo phương thức truyền thống còn thô sơ, lạc hậu nên cho
ra sản phẩm muối chỉ đạt chất lượng trung bình, độ tinh khiết của muối khá thấp nên các hộ chưa chủ động được việc tiêu thụ sản phẩm của mình, tất cả các hộ được khảo sát đều thực hiện bán thành phẩm tại cơ sở sản xuất tức sau khi sản xuất thương lái và các vựa đến tận nơi để thu mua chính vì vậy các hộ sản xuất phải chịu sự mặc cả về giá cả rất lớn Ngoài ra, tác giả còn ứng dụng mô hình SWOT nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của làng nghề sản xuất muối để đề ra những chiến lược và giải pháp nhằm phát triển làng nghề muối
ở Đông Hải một cách hiệu quả như thực hiện chương trình khuyến diêm tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất muối, đẩy manh công tác marketing tham gia chương trình quảng bá thương hiệu của làng nghề bằng cách tham gia hội chợ triển lảm, nhưng giải pháp quan trọng nhất là cần tích cực nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất muối của người dân nhằm
Trang 18nâng cao chất lượng hạt muối được sản xuất ra mới có thể đáp ứng được không những nhu cầu muối tiêu dùng mà còn cung cấp nguồn muối phục vụ công nghiệp nhu cầu mà mỗi năm nước ta phải nhập khẩu hàng ngàn tấn muối để phục vụ các ngành công nghiệp
Võ Minh Chí, 2011: “ Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam-tỉnh Bến Tre” Đề tài tập trung phân tích tình hình
sản xuất và tiêu thụ dừa của nông dân trồng dừa, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi 40 hộ trồng dừa và các đối tượng thu mua dừa trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình trồng dừa của nông hộ thông qua phân tích các chỉ số tài chính như chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông hộ, đồng thời sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu thu thập được nhằm ước lượng các mối quan hệ, hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như lợi nhuận của nông hộ trồng dừa Qua phân tích đề tài cho thấy các nhân tố làm giảm lợi nhuận của nông hộ trồng dừa là chi phí phân bón, chi phí thuốc, chi phí lao động do đó các hộ sản xuất cần phải thực hiện những mô hình sản xuất nhằm tiết kiệm công lao động, phân bón và thuốc hóa học nhằm tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất thông qua các hình thức trồng xen canh cây ăn trái hoặc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc Ngoài ra, đề tài cũng cho thấy được quá trình tiêu thụ dừa của người dân khá dễ dàng vì có nhiều thương lái thu mua tự do và các cơ sở sản xuất phần lớn nằm trên địa bàn của huyện Từ những phân tích trên, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam-tỉnh Bến Tre
Lê Thị Kim Loan, 2010: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre” Đề tài phân
tích hiệu quả sản xuất và thị trường tiêu thụ của chôm chôm được sản xuất trái vụ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, thông qua mô hình phân tích cho năng suất và thu nhập để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình này Ngoài ra, đề tài còn phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc tiêu thụ chôm chôm sản xuất theo mô hình trái mùa này, so sánh hiệu quả sản xuất và khả năng tiêu thụ giữa hai mô hình sản xuất chôm chôm từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả cho các mô hình Phương pháp được sử dụng trong đề tài tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp 64 hộ gia đình trồng chôm chôm ở huyện chợ Lách, tỉnh Bến Tre Tác giả sử dụng các chỉ số tài chính như doanh thu, lợi nhuận, chi phí để đánh giá hiệu quả sản xuất trồng chôm chôm nghịch mùa và thuận mùa để thấy được hiệu
Trang 19quả sản xuất của từng mô hình thông qua phân tích thấy được lợi nhuận đem lại của mô hình chôm chôm nghịch mùa cao gấp 1,5 lần so với mô hình sản xuất ra hoa tự nhiên, mặc dù chi phí của mô hình chôm chôm nghịch mùa cao hơn gấp 1,7 lần mô hình sản xuất tự nhiên nhưng đem lại hiệu quả kinh tế rất cao Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn sử dụng phần mềm Stata để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất chôm chôm nghịch mùa như chi phí thuốc, lao động tác động thuận chiều với năng suất chôm chôm Thông qua phân tích hệ thống kênh tiêu thụ tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chôm chôm nghịch mùa
về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu nên đề tài nghiên cứu vẫn còn
kế thừa nhiều điểm của các đề tài trước:
Tính kế thừa
Nội dung: đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất, tiêu thụ của hộ làm muối ở tỉnh Trà Vinh, đồng thời nghiên cứu khải quát về kênh phân phối muối tại Trà Vinh, để từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của quá trình sản xuất muối của diêm dân nhằm đưa ra giải pháp giúp cải thiện hiệu quả sản xuất muối của diêm dân
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu phỏng vấn trực tiếp 70 hộ sản xuất muối bằng bảng câu hỏi, do có nhiều hạn chế về thời gian và không gian nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Phương pháp phân tích số liệu đánh giá hiệu quả sản xuất của các hộ làm muối thông qua phân tích các chỉ số tài chính, sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất muối, áp dụng ma trận SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó làm cơ sở đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất và tiêu thụ của diêm dân
Tính trùng lấp
Cũng giống như những đề tài nghiên cứu trước đề tài cũng tập trung phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ, cũng như phân tích hiệu quả sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy những thuận lợi cho việc sản xuất muối của diêm dân Trà Vinh
Trang 20Điểm mới của đề tài
Nghiên cứu khái quát về thực trạng sử dụng muối công nghiệp tại Trà Vinh, phân tích tại sao sản phẩm muối của diêm dân Trà Vinh không đáp ứng đƣợc nhu cầu muối nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, mỹ phẩm, dƣợc phẩm tại địa bàn tỉnh, đề ra giải pháp khắc phục những nhƣợc điểm hay hạn chế của sản phẩm muối của diêm dân để có thể thay thế đƣợc nguồn muối nguyên liệu
có nguồn gốc nhập khẩu
Trang 21CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm về muối
2.1.1.1 Muối ăn
Muối ăn hay trong dân gian còn gọi đơn giản là muối (tuy rằng theo đúng thuật ngữ khoa học thì không phải muối nào cũng là muối ăn) là một khoáng chất, được con người sử dụng như một thứ gia vị tra vào thức ăn Có rất nhiều dạng muối ăn: muối thô, muối tinh, muối iốt Đó là một chất rắn có dạng tinh thể, có màu từ trắng tới có vết của màu hồng hay xám rất nhạt, thu được từ nước biển hay các mỏ muối Muối thu được từ nước biển có các tinh thể nhỏ hoặc lớn hơn muối
mỏ Trong tự nhiên, muối ăn bao gồm chủ yếu là Natri Clorua (NaCl), nhưng cũng
có một ít các khoáng chất khác (khoáng chất vi lượng) Muối ăn thu từ muối mỏ
có thể có màu xám hơn vì dấu vết của các khoáng chất vi lượng Trước đây, theo cách sản xuất thông thường diêm dân lấy nước biển lên, sau khi kết tinh thành muối là bán ra làm muối ăn Ngày nay, văn minh hơn nước biển được lọc sạch, kết tinh thành muối và cho thêm iốt vào
Muối ăn là cần thiết cho sự sống của mọi cơ thể sống, bao gồm cả con người Muối ăn tham gia vào việc điều chỉnh độ chứa nước của cơ thể (cân bằng lỏng) Vị của muối là một trong những vị cơ bản Muối ăn là tối thiết cho sự sống, nhưng việc sử dụng quá mức có thể làm tăng độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh cao huyết áp Trong việc nấu ăn, muối ăn được sử dụng như là chất bảo quản cũng như là gia vị
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN-3974-84 do Cục Công Nghiệp Muối, bộ Công Nghiệp Thực Phẩm biên soạn có hiệu lực từ ngày 1/1/1986 ban hành những tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật của muối ăn (Solar Salt Technical Requirements)
Trang 22Bảng 2.1: Yêu cầu kỹ thuật cho muối phơi nước
Trắng xám, trắng nâu
2 Mùi vị Không mùi; Dung dich muối 5% có vị mặn
thuần khiết không có vị lạ
3 Dạng bên ngoài và cỡ hạt
Khô ráo, sạch; Dạng cỡ hạt bên ngoài 15mm
4 Hàm lượng NaCl tính theo khối lượng khô, không nhỏ hơn:
5 Hàm lượng chất không tan trong nước, tính theo phần trăm khối lượng khô, không lớn hơn:
6 hàm lượng ẩm tính theo %, không lớn hơn:
7 Hàm lượng ion tính theo % khối lượng khô, không lớn hơn:
Trang 23Bảng 2.2: Yêu cầu kỹ thuật cho muối phơi cát
Trắng xám, trắng nâu
2 Mùi vị Không mùi; Dung dich muối 5% có vị mặn
thuần khiết không có vị lạ
3 Dạng bên ngoài và cỡ hạt
Khô ráo, sạch; Dạng cỡ hạt bên ngoài 1-5mm
4 Hàm lượng NaCl tính theo khối lượng khô, không nhỏ hơn:
5 Hàm lượng chất không tan trong nước, tính theo phần trăm khối lượng khô, không lớn hơn:
6 hàm lượng ẩm tính theo %, không lớn hơn:
7 Hàm lượng ion tính theo % khối lượng khô, không lớn hơn:
Trang 24
2.1.1.2 Muối công nghiệp
Muối công nghiệp là muối dùng để sản xuất những sản phẩm công nghiệp
Về mặt kỹ thuật, yêu cầu của muối công nghiệp rất khắc khe: muối sử dụng trong công nghiệp và y tế cần độ tinh khiết rất cao, không bị lẫn tạp chất, cụ thể là chất lượng muối công nghiệp cho sản xuất NaOH theo công nghệ điện phân màng trao đổi ion như sau: Hàm lượng NaCl trên 98%, hàm lượng ion Ca++ dưới 0,05%, hàm lượng Mg++ dưới 0,04%, hàm lượng SO4- dưới 0,2%, độ ẩm dưới 3,5% Muối ăn (NaCl) sản xuất ở đồng muối, về thực chất chưa đạt tiêu chuẩn dùng làm thực phẩm và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất Trên thực tế muối sản xuất tại đồng muối ở Việt Nam không sạch, độ tinh khiết thấp, lẫn nhiều tạp chất tan như magiê sunfat (MgSO4), magiê clorua (MgCl2), kali clorua (KCl), canxi sunfat (CaSO4) và các tạp chất không tan như: bùn, cát, tạp chất hữu cơ, …lẫn vào trong quá trình sản xuất và thu hoạch nên bán rất rẻ, không dùng được trong công nghiệp Điều này là do phần lớn các hộ sản xuất muối ở nước ta theo phương pháp thủ công, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nên làm cho chất lượng muối sản xuất ra chưa cao Nên nhiều doanh nghiệp phải nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn muối để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất
Theo tiêu chuẩn 10TCN 572 – 2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn sản phẩm muối sử dụng cho các ngành sản xuất công nghiệp phải đáp
ứng các tiêu chí sau đây
* Về yêu cầu kỹ thuật
- Nguyên liệu để sản xuất muối dùng cho công nghiệp là: Nguồn nước biển, nguồn nước mặn khác sạch và không bị ô nhiễm
- Chỉ tiêu cảm quan
+ Màu sắc: Trắng, trắng trong, trắng ánh xám, trắng ánh vàng và trắng ánh hồng
+ Mùi vị: Không mùi, dung dịch muối 5 % có vị mặn thuần khiết, không có
vị lạ
+ Dạng bên ngoài: Khô ráo, sạch
Trang 25Bảng 2.3: Chỉ tiêu hóa lý của muối công nghiệp
Chỉ tiêu Thượng
Hạng
Hạng 1 Hạng 2
1 Hàm lượng NaCL, tính theo % khối lượng
chất khô, không nhỏ hơn
3 Hàm lượng chất không tan trong nước, tính
theo % khối lượng chất khô, không lớn hơn
Nguồn: Tiêu chuẩn 10TCN 572 – 2003, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2003
2.1.1.3 Các phương pháp sản xuất muối
Sản xuất muối theo phương pháp phơi cát:
Phương pháp này được ứng dụng ở các tỉnh phía Bắc Loại hình công nghệ này lạc hậu, năng suất thấp, chi phí lao động cao dẫn đến chi phí sản xuất cao, giá thành cao Do đặc thù của sản xuất phơi cát nên khó áp dụng cơ giới hóa vào quá trình sản xuất
Sản xuất muối phơi cát có quy trình công nghệ như sau: dẫn nước vào kênh nội đồng; sân phơi cát; dùng cát làm môi giới để bay hơi nước biển nâng cao nồng
độ và kết tinh muối; cát mặn chứa muối kết tinh được thu lại qua chạt lọc để lọc lấy nước cái có nồng độ khoảng 18-200Be’ Nước chạt nồng độ dưới 100Be’ được gọi là nước chạt con được dùng với nước biển cho lần lọc chạt sau Nước chạt cái được trãi mỏng trên sân kết tinh (vẫy bằng công cụ múc nước chuyên dụng) để kết tinh muối Muối kết tinh trên sân ô cứng được gom lại bằng trang thu muối Muối thô sản xuất theo phương pháp phơi cát chứa 80-85% NaCl Các tạp chất tan và không tan cao Phương pháp phơi cát phù hợp với thời tiết mưa nắng xen kẽ ở các tỉnh phía Bắc
Trang 26Nguồn: Viện Cơ Điện và Kỹ Thuật Sau Thu Hoạch, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2010
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất muối theo phương pháp phơi cát
Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước
Đây là phương pháp sản xuất muối chủ yếu ở các tỉnh phía Nam Sản xuất muối theo phương pháp phơi nước là đưa nước biển lên phơi ở các ô phơi nước ngoài trời nhờ nắng gió, hay làm bay hơi nước biển để nâng dần nồng độ muối trong nước biển và muối sẽ kết tinh ở đáy ô Việc sản xuất muối thô theo phương pháp phơi nước có được hay không là tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của vùng sản xuất quyết định
Các điều kiện sản xuất muối phơi nước là: có nắng liên tục nhiều ngày, độ ẩm tương đối thấp, sức gió trung bình tương đối lớn, nước biển phải có độ mặn cao, không bị nước sông rạch pha loãng (khu vực lấy nước không gần cửa sông, rạch), địa hình thoáng, đất nền khu vực phơi nước có thành phần sét vừa phải thuận tiện cho việc thi công sân phơi và ít bị thẩm lậu nguyên liệu
Cát đen Văng cát
Hệ thống cấp nước
Các loại kênh nội đồng(cấp I, II,…)
Sân phơi cát Nước biển
Thu cát
Nước chạt con Chạt lọc
Nước biển
Chạt cái Sân kết tinh
Thu hoạch muối Bảo quản
Trang 27Nguồn: Viện Cơ Điện và Kỹ Thuật Sau Thu Hoạch, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn,
2010
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuât muối theo phương pháp phơi nước
2.1.2 Tổng quan về nhập khẩu
*Khái niệm: nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi
quốc tế Nó không phải là một hành vi mua bán đơn lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền kinh tế có tổ chức cả bên trong và bên ngoài một quốc gia
Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến hiện đại cho sản xuất và các hàng hóa tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được yêu cầu Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập
Nước biển
Cống bơm cấp nước biển
Hồ chứa Mương dẫn
Ô bay hơi sơ cấp
Ô bay hơi trung cấp
Ô bay hơi cao cấp
Các ô điều tiết Nước chạt
Ô kết tinh Muối thô
Nước ót
Công đoạn cung
cấp nước biển
Công đoạn chế hoạt
Công đoạn kết tinh muối thô
Trang 28khẩu, làm được như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học kỹ thuật Chính vì vậy, nhập khẩu có vai trò:
- Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất, kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa đất nước
- Nhập khẩu làm đa dạng hóa các loại mặt hàng, quy cách cho phép thỏa mãn hơn nhu cầu trong nước, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
- Tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và hàng hóa ngoại, tạo ra động lực cho các nhà sản xuất trong nước không ngừng vươn lên để tồn tại, tạo ra sự phát triển thực chất của sản xuất xã hội, thanh lọc các tổ chức yếu kém
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, tạo sự phát triển vượt bậc của sản xuất hàng hóa
- Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để chế độ tự cung tự cấp của nền kinh tế đóng
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt thị trường trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của một đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa
*Hạn ngạch nhập khẩu (import quota): tức là giới hạn về số lượng một loại
hàng hóa nhất định vào một thị trường nhất định trong một khoảng thời gian xác định (thường là 1 năm) Hạn ngạch là một loại rào cản thương mại để bảo vệ nhà sản xuất trong nước với chi phí của người tiêu dùng loại hàng hoá đó trong nước
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả sản xuất và hàm sản xuất
* Hiệu quả sản xuất bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân phối Nhưng do đề tài chỉ tập trung đánh giá hiệu quả sản xuất hay nói chính xác hơn là giới hạn ở chỗ chỉ xét hiệu quả kinh tế của mô hình, cho nên không cần thiết phải đưa vào phân tích hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
* Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao
động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra cao nhất Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu tố sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả
Trang 29Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng
hơn là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan
giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư và tài chính Là chỉ tiêu phản
ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất-kinh doanh nhằm đạt được
kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu Tùy theo mục đích đánh giá, có thể
đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao động,
hiệu quả sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với đồng vốn
đã bỏ ra Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ tiêu hiệu quả là tỷ trọng thu
nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội Trong nhiều trường hợp để phân tích
các vấn đề kinh tế có liên quan chặt chẽ với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả
kinh tế phải coi trọng hiệu quả xã hội như tạo thêm việc làm để giảm thất nghiệp,
tăng cường an ninh chính trị - tệ nạn xã hội, cũng cố đoàn kết giữa các dân tộc, các
tầng lớp nhân dân…
* Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất kinh doanh là hiệu
quả kinh tế xét trong một phạm vi một doanh nghiệp Hiệu quả tài chính phản ánh
mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để có được lợi ích kinh tế
* Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Hàm sản xuất Cobb-Douglas là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản
lượng vào các yếu tố đầu vào như vốn, lao động, kinh nghiệm và trình độ sản xuất
Hàm sản xuất Cobb-Douglas tổng quát có dạng:
Hay: LnY=lnA+1lnX1+2lnX2+…+ilnXi+1D1 +2D2+…+nDn (2.2)
Trong đó: Y biểu thị lượng đầu ra của quá trình sản xuất, Xi (i=1,2,3,…n) là
các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như vốn, lao động, những tham số I đo
lường hệ số co giản của sản lượng Y theo các yếu tố đầu vào là Xi Hệ số A được
gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những
yếu tố có trong hàm sản xuất Với cùng lượng đầu vào Xi A càng lớn thì sản lượng
tối đa đạt được có thể càng lớn, hệ số ei.Di biểu hiện sự co giản của sản lượng đầu
ra Y theo yếu tố đầu vào là kinh nghiệm sản xuất, trình độ quản lý, kỹ thuật…
2.1.4 Một số khái niệm được sử dụng trong phân tích
2.1.4.1 Chi phí
Y= A.XiieiDi (2.1)
Trang 30Là các hao phí về nguồn lực để các doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục tiêu cụ thể Nói một cách khác hoặc theo phân loại của kế toán tài chính thì
đó là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dịch,…nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh
Tổng chi phí được tính theo công thức:
Trong đó: TC là tổng chi phí
X: là chi phí của một khoản mục đầu vào thứ i
Q: sản lượng đầu vào thứ i
P: Giá của một đơn vị đầu vào
Hoặc chi phí được tính theo công thức:
Trong đó:
TC: tổng chi phí
TVC: tổng chi phí cố định
TFC: tổng biến phí
Chi phí bao gồm 5 loại cơ bản sau đây:
* Chi phí sản xuất: bao gồm tất cả số tiền mà nhà sản xuất hay doanh nghiệp
bỏ ra để có được các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất để thu lại lợi nhuận Chi phí sản xuất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng lên Có nhiều loại chi phí sản xuất như: chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…Đối với các hộ gia đình sản xuất thì chi phí sản xuất là tất cả các chi phí bỏ ra để tạo ra sản phẩm như: chi phí nhân công, chi phí nhiên liệu, chi phí vật tư nông nghiệp…
* Chi phí tiêu dùng: Theo quan điểm của người tiêu dùng thì chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà nhà tiêu dùng phải bỏ ra để có được lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó mang lại Họ phải chi ra tiền bạc, sức lực, thời gian
Trang 31và thậm chí các chi phí do khắc phục những hậu quả phát sinh bởi việc tiêu dùng một sản phẩm Chi phí tiêu dùng ảnh hưởng quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
* Chi phí giao dịch: là chi phí cần thiết để tiến hành trôi chảy các giao dịch kinh tế Chi phí giao dịch gồm chi phí tiềm kiếm thông tin, chi phí thương thảo, đàm phán hợp đồng,…
* Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buột chúng ta phải thực hiện sự lựa chọn đó buột chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó Như vậy chi phí cơ hội của một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó (và những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác; phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn Do đó, chi phí luôn tồn tại ở hình thưc này hay hình thức khác
* Chi phí xã hội là phần mà xã hội phải bỏ ra để chi trả cho việc giải quyết những vấn đề do cá nhân gây ra nhưng họ không chịu giải quyết hay không có khả năng giải quyết
2.1.4.2 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh) là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định Trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả phần trợ cấp, trợ giá doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện cung cấp hàng hóa dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và trị giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ và đem làm quà tặng, quà biếu cho các đơn
vị
Trong đó:
DT: doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ
Qi: số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ
Gi: giá bán đơn vị sản phẩm loại i
1
)
* ( (2.5)
Trang 322.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa doanh thu và tất cả mọi chi phí (bao gồm cả chi phí cơ hội) của đơn vị sản xuất Lợi nhuận là mục tiêu, là động cơ cơ bản của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh Công thức tính lợi nhuận:
Tối đa hóa lợi nhuận là lợi ích cuối cùng của mỗi đơn vị kinh doanh Có 3 cách cơ bản để giúp tối đa hóa lợi nhuận: tăng doanh thu trong khi chi phí không đổi, hoặc tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí, hoặc giữ nguyên doanh thu và chi phí
Lợi nhuận của một đơn vị sản xuất kinh doanh gồm có:
- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu và trừ đi giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận thuần thu được từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ
đã cung cấp trong kỳ báo cáo
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này
- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc do khách quan đưa tới
2.1.4.4 Nguồn lực lao động
Nguồn lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động Lượng của nguồn nhân lực không chỉ bao gồm cả những người trong độ tuổi lao động mà còn những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao
LN = TR – TC (2.6)
Trang 33động Chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động (Vũ Đình Thắng, 2006)
Lao động gia đình: chỉ nguồn lực được các thành viên trong hộ sử dụng trong
hệ thống sản xuất, tính bằng ngày công lao động
Lao động thuê: chỉ nguồn lực lao động được hộ sản xuất thuê bằng tiền để tham gia sản xuất, tính bằng ngày công lao động
2.1.4.5 Nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp Đó là số tiền dùng để thuê mua ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông
cụ, và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…) Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động (Đinh Phi Hổ, 2008)
Trang 34 Vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định.Tài sản
cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn như: máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản… (Đinh Phi
Hổ, 2008)
Vốn lưu động
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động Tài sản lưu động là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm xuất ra như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu… (Đinh Phi Hổ, 2008)
2.1.5 Các chỉ số tài chính được sử dụng trong đánh giá hiệu quả sản xuất
Để đánh giá hiệu quả sản xuất muối của nông hộ đề tài đã sử dụng các chỉ số tài chính sau đây:
Tổng chi phí sản xuất
Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo
ra sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất (chi phí vật tư và trang thiết bị) + Chi phí lao
động (bao gồm lao động thuê và lao động gia đình) + Chi phí khác (2.7)
Trang 35Là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra
Tỷ suất thu nhập
Phản ánh hiệu quả đầu tư, nghĩa là khi người sản xuất đầu tư một đồng vào chi phí sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập tương ứng
Tỷ suất lợi nhuận
Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng
Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập
Lợi nhuận/ngày ( tính cho suốt vụ )
Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Thu nhập/Vốn
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng
thu nhập
Thu nhập/Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu nhận được thì có bao nhiêu đồng thu nhập
TN/Vốn = Thu nhập/Vốn (2.15)
LNR/ngày = Lợi nhuận/ngày (2.14) TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình (2.13)
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất (2.12)
Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất (2.11) Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình (2.10)
Trang 36TN/DT = Thu nhập/ Doanh thu (2.16)
Trang 372.1.6 Hệ thống kênh phân phối (Market Chanels)
2.1.6.1 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm
Lưu thông phân phối hàng hóa sản phẩm là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau Trong nền kinh tế thị trường, trình độ phát triển của sản xuất ngày càng cao, thị ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông phân phối trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình, tổ chức sử dụng hiệu quả các kênh đó được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược Marketing-Mix
Hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện thông qua các kênh phân phối Đó là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Hay nói khác đi kênh phân phối hàng hóa là tập hợp các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu Như vậy, trên kênh phân phối nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian như nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chế biến, nhà phân phối…
Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thương nghiệp lớn, tập trung lượng hàng nhiều từ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu, tiến hành bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất công nghiệp Nhà bán lẻ phần đông là những nhà buôn bán nhỏ thường mua hàng trực tiếp
từ những người sản xuất hoặc nhận hàng từ những nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng Ngày nay, đối với một số sản phẩm khó tích trữ lớn hoặc lâu dài thì xuât hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất và nhà cung ứng để bán cho người tiêu dùng cuối cùng
Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh phân phối trên thị trường công nghiệp Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp với số lượng người sử dụng hàng công nghiệp và
số lượng hàng cần mua đã xác định trước
Trang 38Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phân phối nhưng không phải là những pháp nhân kinh doanh Đại lý là người được nhà sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và được hưởng hoa hồng theo số lượng bán theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lãi lỗ như đơn vị kinh doanh độc lập Còn môi giới có chức năng chỉ dẫn cho người bán và người mua gặp nhau, tiến hành giao dịch thương mại và được hưởng một khoản do người bán hoặc người mua chi trả
Các khâu trung gian này kết nối với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu với người sản xuất và người tiêu dùng tạo thành kênh phân phối đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng (Lưu Thanh Đức Hải, Võ Thị Thanh Lộc, 2000)
2.1.6.2 Vai trò của kênh phân phối và các kênh trung gian
Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện, phát triển gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị thị trường Sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, chuyên môn hóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng càng lớn về địa điểm, thời gian, số lượng sản phẩm cần đáp ứng Do quan hệ cung ứng giữa người sản xuất và người tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nên tốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng quy mô, kìm hãm nền kinh tế phát triển Chính cuộc sống kinh tế-xã hội đã dần lựa chọn cho mình phương thức kết hợp gián tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng bằng cách thông qua các kênh phân phối sản phẩm có sự tham gia của nhiều chủ thể Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hình như càng làm tách rời giữa người sản xuất và người tiêu dùng, làm cho giá trị hàng hóa tăng thêm, nhưng thực tế đó là phương thức tiến bộ, thiết yếu đem lại cho người tiêu dùng và người sản xuất nhiều lợi ích hơn Nhờ sự xuất hiện của các trung gian mối quan giữa người sản xuất và người tiêu dùng được giảm thiểu nhiều lần từ đó đem lại:
- Tiết kiệm thời gian cho người sản xuất, người tiêu dùng và toàn xã hội
- Đối với người sản xuất, mối quan hệ được làm rõ từ đó chỉ còn tập trung vào một số trung gian khách hàng, nhờ đó họ nắm được tổng hợp và cụ thể cầu của thị trường về số lượng, chất lượng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản xuất thích ứng với thị trường
- Còn người tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, họ được tiếp cận nhiều loại mặt hàng, lựa chọn những mặt hàng cần thiết mà không cần phải mất thời gian tìm trực tiếp đến nhà sản xuất
Trang 39- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lưu thông luôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông người mua, nắm chắt được khả năng và thế mạnh của người sản xuất và thấy được những ách tắt trong phân phối hàng hóa Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấp buôn bán của mình như đặt hàng với người sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng, cải tiến
cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động trong công ty, doanh nghiệp và cửa hàng
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng được tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lượng cầu của xã hội về sản phẩm dịch vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tóm lại vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả
2.1.6.3 Chức năng của các kênh marketing
Kênh phân phối được hình thành và phát triển trong nền sản xuất hàng hóa Song từ khi sản xuất hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường thì kênh phân phối được hoạt động và tổ chức theo quan điểm marketing, để thực hiện tốt chức năng marketing về mặt phân phối trong kinh doanh của các doanh nghiệp Cũng từ đây các kênh marketing xuất hiện và không ngừng được hoàn thiện
Chức năng tổng quát của kênh marketing là làm cho dòng chảy sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí
vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn, doanh lợi
cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toán trở lại đúng giá, dứt điểm và thuận tiện
Trang 40Nguồn: Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh, Lưu Thanh Đức Hải, 2000
Hình 2.3: Các Dạng Kênh Phân Phối Hàng Tiêu Dùng
Kênh cấp không (kênh marketing trực tiếp): gồm nhà sản xuất bán hàng
trực tiếp cho người tiêu dùng Ba phương pháp bán hàng trực tiếp là bán hàng lưu động, bán qua bưu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất
Kênh cấp một bao gồm một người trung gian Trên các thị trường người tiêu
dùng người trung gian này là người bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu sản xuất tì người trung gian là đại lý tiêu thụ hay người môi giới
Kênh hai cấp bao gồm hai người trung gian Trên các thị trường người tiêu
dùng, những người trung gian này là người bán sỉ hay bán lẻ, còn trên thị trường hang tư liệu sản xuất thì có thể là người phân phối hay đại lý công nghiệp
Kênh ba cấp bao gồm ba người trung gian Theo quan điểm của người sản
xuất, kênh phân phối càng nhiều cấp càng ít khả năng kiểm soát
Người sản xuất
Khách hàng
Người sản xuất
Khách hàng
Người bán lẻ
Người sản xuất
Khách hàng
Người bán lẻ
Người bán sỉ
Người sản xuất
Khách hàng
Người bán lẻ
Người bán sỉ