Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng sản xuất, ảnh hưởng của làng nghề sản xuất đến môi trường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường làng nghề tại xã Giới Phiên,
Trang 1VŨ THỊ LAN PHƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
VŨ THỊ LAN PHƯỢNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LÀNG NGHỀ SẢN XUẤT MIẾN ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI XÃ GIỚI PHIÊN THÀNH PHỐ YÊN BÁI - TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60 44 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Thị Thu Hằng
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát và phân tích từ thực tiễn dưới sự hướng dẫn khoa học của
TS Phan Thị Thu Hằng
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào Phần trích dẫn tài liệu tham khảo đều được chỉ rõ nguồn gốc
Yên Bái, ngày tháng năm 2015
Người cam đoan
Vũ Thị Lan Phượng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Khoa đào tạo sau đại học, Khoa Tài nguyên và Môi trường, tập thể các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Thị Thu Hằng đã hết lòng tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ động viên tôi hoàn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Yên Bái, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thị Lan Phượng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 2
3 Yêu cầu của đề tài 2
4 Ý nghĩa của đề tài 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1 Khái niệm làng nghề 4
1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề 5
1.1.3 Phân loại và phân bố làng nghề 6
1.1.4 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội 8
1.1.5 Mục tiêu phát triển làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 9
1.2 Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới 10
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề ở Việt Nam 12
1.3 Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề 16
1.3.1 Sức ép từ hoạt động của làng nghề 16
1.3.2 Những tác động đến môi trường của làng nghề chế biến lương thực thực phẩm 18
1.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con người, kinh tế- xã hội 20
Trang 6Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1 Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 22
2.2 Nội dung nghiên cứu 22
2.3 Phương pháp nghiên cứu 23
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp tài liệu 23
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm 23
2.3.3 Phương pháp phỏng vấn 26
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 26
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28
3.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế- xã hội của làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 31
3.2 Thực trạng sản xuất tại làng nghề sản xuất miến xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 36
3.2.1 Lịch sử phát triển làng nghề 36
3.2.2 Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 36
3.2.3 Hiện trạng môi trường và các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất làng nghề 41
3.2.4 Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền và cộng đồng làng nghề 44
3.3 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 48
3.3.1 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi trường nước của làng nghề xã Giới Phiên 48
3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi trường đất của làng nghề xã Giới Phiên 54
Trang 73.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động làng nghề đến chất lượng môi
trường không khí của làng nghề xã Giới Phiên 56
3.4 Một số tác động khác của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường 57
3.4.1 Ô nhiễm tiếng ồn 57
3.4.2 Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống quanh khu vực làng nghề 58
3.5 Thực trạng thu gom chất thải, nước thải của làng nghề 59
3.6 Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường làng nghề 60
3.6.1 Giải pháp chính sách 60
3.6.2 Giải pháp về kỹ thuật 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63
1 Kết luận 63
2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt Diễn giải đầy đủ nội dung
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 17
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước mặt 23
Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu nước ngầm 24
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu đất 24
Bảng 2.4 Phương pháp phân tích của một số chỉ tiêu ô nhiễm 25
Bảng 3.1 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 29
Bảng 3.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm 2015 của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 32
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 3 năm 2013-2015 34
Bảng 3.4: Các công trình phúc lợi của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 35
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo ngành của xã Giới Phiên năm 2015 40
Bảng 3.6: Khối lượng nước thải trung bình mỗi ngày tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 42
Bảng 3.7: Khối lượng phân và nước tiểu của gia súc trong 1 ngày đêm 43
Bảng 3.8: Khối lượng rác thải rắn trung bình mỗi ngày tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái 44
Bảng 3.9: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số điểm tại làng nghề lần 1 - tháng 11/2014 48
Bảng 3.10: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại một số điểm tại làng nghề lần 2 - tháng 1/2015 49
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng nghề lần 1- tháng 11/2014 52
Trang 10Bảng 3.12: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại một số điểm của làng
nghề lần 2- tháng 1/2015 53 Bảng 3.13: Kết quả phân tích mẫu đất lần 1 – tháng 11/2014 55 Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu đất lần 2 – tháng 1/2015 55 Bảng 3.15: Đánh giá mức độ ảnh hưởng từ mùi của chất thải, nước thải
qua thăm dò ý kiến người dân 57 Bảng 3.16: Các nguồn phát sinh và mức độ ảnh hưởng của nguồn gây tiếng ồn 57 Bảng 3.17: Một số bệnh tại làng nghề 59
Trang 11DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 7
Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng 8
Hình 3.1: Bản đồ hành chính xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 28
Hình 3.2: Cơ cấu kinh tế của xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái năm 2015 32
Hình 3.3 Quy trình sản xuất bột từ củ dong kèm dòng thải 38
Hình 3.4: Quy trình sản xuất miến kèm dòng thải 39
Hình 3.5: Cân bằng vật chất trong chế biến bột dong 43
Hình 3.6: Biểu đồ nồng độ COD trong các mẫu nước mặt một số điểm tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 50
Hình 3.7: Biểu đồ nồng độ BOD5 trong các mẫu nước mặt một số điểm tại làng nghề xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái tỉnh, tỉnh Yên Bái 51
Hình 3.8 Mô hình xử lý nước thải cho làng nghề 62
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề thủ công truyền thống là nét đặc trưng của nhiều vùng nông thôn Việt Nam Trong những năm qua cùng với sự phát triển của kinh
tế, xã hội nhiều làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát triển khá mạnh Đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động Tuy nhiên sự phát triển làng nghề còn mang tính chất tự phát, tùy tiện, quy mô sản xuất nhỏ, trang thiết bị còn lạc hậu Tất cả những mặt hạn chế trên không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất của làng nghề, tiêu tốn nguyên liệu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường làng nghề và sức khỏe của cộng đồng dân cư
Một trong những loại hình làng nghề phổ biến nhất ở nông thôn Việt Nam
là làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm (bún, miến, bánh đa, chế biến tinh bột ) Đây là loại hình sản xuất có nhu cầu sử dụng nước lớp và hầu hết nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài môi trường mà không qua bất kỳ khâu xử lý nào nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học, vì vậy, chất lượng môi trường nước tại đây là rất đáng lo ngại Nước thải tồn đọng ở cống rãnh thường bị phân huỷ yếm khí gây nhiễm môi trường đất và suy giảm chất lượng nước ngầm
Ở Yên Bái một trong những tỉnh có nhiều làng nghề chế biến lương thực trong đó có truyền thống lâu năm là làng nghề làm miến thuộc xã Giới Phiên tại thành phố Yên Bái, là làng nghề sản xuất miến trọng điểm của tỉnh Yên Bái đã
có lịch sử hình thành và phát triển trên 40 năm Hoạt động sản xuất và tiêu thụ miến của làng nghề xã Giới Phiên đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, tạo việc làm một phần đáng kể lao động tại địa phương Tuy nhiên việc phát triển sản xuất còn
Trang 13mang tính tự phát, các hộ dân sản xuất với quy mô hộ gia đình, đa số tận dụng nhà, bếp để sản xuất nên việc đảm bảo vệ sinh còn hạn chế; nơi sản xuất còn gần khu vực chăn nuôi, nước thải chưa được xử lý; vấn đề về môi trường chưa được quan tâm nhiều Hiện tại môi trường khu vực này đang bị ảnh hưởng do các hoạt động sản xuất của làng nghề
Từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực trạng sản xuất và
ảnh hưởng của làng nghề sản xuất miến đến môi trường tại xã Giới Phiên - thành phố Yên Bái- tỉnh Yên Bái" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng sản xuất, ảnh hưởng của làng nghề sản xuất đến môi trường và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường làng nghề tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường của làng nghề sản xuất miến tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Xác định được các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường; hiện
trạng quản lý và xử lý nước thải, chất thải tại các cơ sở
- Đánh giá các tác động của hoạt động làng nghề sản xuất miến đến môi trường đất, nước và không khí tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ môi trường của làng nghề
3 Yêu cầu của đề tài
- Số liệu điều tra và phân tích phải đảm bảo tính khách quan và đảm
bảo độ tin cậy Đưa ra các đánh giá đảm bảo tính khách quan với thực trạng môi trường ở làng nghề
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
4 Ý nghĩa của đề tài
4.1 Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là tài liệu góp phần bổ sung để hoàn thiện cơ sở lý luận cho việc đánh giá tác động môi trường của hoạt động sản xuất của làng nghề
Trang 14- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khoa học, điều tra về công tác quản lý chất thải làng nghề và giúp cho các nhà quản lý về môi trường có những chính sách và công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý hoạt động sản xuất và quản lý môi trường tại làng nghề xã Giới Phiên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung
- Qua đề tài này, học viên sẽ tích lũy được thêm nhiều kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm có liên quan đến việc xác định mức độ ô nhiễm môi trường, kiến thức về làng nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học
Trang 15Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm làng nghề
Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề Dưới đây là một số quan niệm
Quan niệm thứ nhất: Theo Trần Minh Yến (2003) thì “Làng nghề là
một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố ngành
và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế văn hóa và xã hội” [22
Quan niệm thứ hai: Dựa theo đề tài “Khảo sát một số làng nghề truyền
thống – chính sách và giải pháp” của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, 1996
thì “Làng nghề là một cộng đồng dân cư, một cộng đồng sản xuất nghề TTCN
và nông nghiệp ở nông thôn”.[21
Quan niệm thứ 3: Một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm làng nghề
kèm theo tiêu chí cụ thể về lao động và thu nhập Theo đó “làng nghề là
những làng đã từng có 50 hộ hoặc từ 1/3 tổng số hộ hay lao động của địa phương trở lên làm nghề chiếm phần chủ yếu trong tổng thu nhập của họ trong năm”.[7
Quan niệm thứ 4: Theo Đặng Kim Chi (2005), có thể hiểu làng nghề “
là làng nông thôn Việt Nam có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phi nông
nghiệp chiếm ưu thế về số lao động và thu nhập so với nghề nông”.[4]
Có rất nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau khi đề cập đến tiêu chí để một làng ở nông thôn được coi là một làng nghề Nhưng nhìn chung, các ý kiến thống nhất ở một số tiêu chí:
Trang 16- Giá trị sản xuất và thu nhập từ phi nông nghiệp ở làng nghề đạt trên 50% so với tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng nghề trong năm; hoặc doanh thu hàng năm từ ngành nghề ít nhất đạt trên 300 triệu đồng
- Số hộ và số lao động tham gia thường xuyên hoặc không thường xuyên, trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nghề phi nông nghiệp ở làng ít nhất đạt 30% so với tổng số hộ hoặc lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động
- Sản phẩm phi nông nghiệp do làng sản xuất mang tính đặc thù của làng và do người trong làng tham gia
Như vậy, làng nghề là làng trong đó có phần lớn dân cư sống bằng các nghề phi nông nghiệp và thường cùng một nghề chủ yếu Thu nhập của người dân trong làng phần lớn từ tiểu thủ công nghiệp Đây trở thành một lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của dân cư nông thôn
1.1.2 Đặc điểm chung của làng nghề
Ở mỗi làng nghề tuy bao giờ cũng có sự khác nhau về quy mô sản xuất, quy trình công nghệ, tính chất sản phẩm nhưng đều có chung một số đặc điểm sau:
- Lực lượng lao động trong làng nghề đa số là người dân sống trong làng Các ngành nghề phi nông nghiệp trong làng sẽ tạo ra sản phẩm giúp cho người dân tăng thu nhập trong lúc nông nhàn
- Hộ gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất với nguồn nhân lực từ thành viên trong gia đình và cơ sở hạ tầng tự có Nhờ vào nhân lực gia đình đã tạo cho các hộ gia đình khả năng thu nhập không phân biệt lứa tuổi và giới tính vì
nó đáp ứng nhu cầu chung của các thành viên trong gia đình Do đó, nó có thể huy động mọi người trong gia đình tham gia tích cực vào việc tăng sản phẩm, sản xuất của gia đình
- Cơ sở sản xuất dịch vụ tại làng xã là nơi có nhiều hộ gia đình cùng tham gia Điều này tạo nên tính chất riêng biệt của làng nghề, dẫn đến xu thế độc quyền những nghề nghiệp, sản phẩm
- Phần lớn kỹ thuật- công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn
sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã được cải tiến một phần, đa
Trang 17số mua lại từ các cơ sở công nghiệp quốc doanh, các thiết bị này đã cũ, không đồng bộ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Công nghệ sản xuất đơn giản (đôi khi còn lạc hậu), cần nhiều sức lao động
1.1.3 Phân loại và phân bố làng nghề
*Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế và môi trường nông thôn Việt Nam với đặc thù hết sức đa dạng Cần phải nhìn nhận theo nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau mới có thể hiểu rõ được bản chất cũng như sự vận động của loại hình kinh tế này
và các tác động của nó gây ra đối với môi trường Để giúp cho công tác quản lý hoạt động sản xuất cũng như quản lý, bảo vệ môi trường và làm cơ sở thực tiễn
để thấy được bức tranh tổng thể về làng nghề Việt Nam, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
(1) Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới: dựa trên đặc thù văn hóa, mức độ bảo tồn các làng nghề đặc trưng cho các vùng văn hóa lãnh thổ khác nhau
(2) Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm: nhằm xác định nguồn và khả năng đáp ứng nguyên liệu cho hoạt động sản xuất cũng như phần nào thấy được xu thế và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội
(3) Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ: nhằm xác định trình độ công nghệ sản xuất và quản lý sản xuất của làng nghề qua đó có thể xem xét tiềm năng phát triển đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng cho các nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
(4) Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm: nhằm phục vụ mục tiêu đánh giá đặc thù, quy mô nguồn thải từ hoạt động sản xuất của làng nghề
(5) Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu: nhằm xem xét, đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên tài các làng nghề, tiến tới có được giải pháp quản
lý và kinh tế trong sản xuất nhằm giảm lượng tài nguyên sử dụng cũng như hạn chế tác động đến môi trường
Trang 18(6) Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển: nhằm xem sét tới các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng nhất đối với sự phát triển của làng nghề
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Trên cơ sở tiế cận vấn đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả Vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đến môi trường
Làng nghề nông thôn Việt Nam hiện được phân loại theo 6 nhóm ngành nghề sản xuất chính: thủ công mỹ nghệ (gốm, sứ, thủy tinh mỹ nghệ, chạm khắc, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ), chạm mạ vàng, bạc, thêu, ren; chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da; vật liệu xây dựng và khai thác đá; tái chế phế liệu; nghề khác (sản xuất nông cụ như cày, bừa, đóng thuyền, làm quạt giấy )
Hình 1.1: Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014 - Môi trường nông thôn
Trang 19* Phân bố làng nghề
Cùng với sự ra đời của các CCN, nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo được việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2014,
số làng nghề và làng có nghề nước ta là 5.096, trong đó số làng nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748 Các làng nghề thu hút khoảng 10 triệu lao động [2] Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê (2012), số xã có làng nghề tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSH (50%), tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Thái Bình, Nam Định… Tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và DHMT chiếm khoảng 25% số xã có làng nghề của cả nước Số xã có làng nghề còn lại là ở ĐBCL
và các vùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ
Hình 1.2: Tỷ lệ xã có làng nghề phân theo vùng
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường nông thôn
(tr.19/2014))[2]
1.1.4 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế-xã hội
* Làng nghề với sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn
Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một yếu tố cực kỳ quan trọng hỗ trợ phát triển các làng nghề Khả năng tiếp cận thông tin, điện, nước sạch, giao
Trang 20thông và các yếu tố khác về cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt sẽ góp phần mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo ở nước ta thông qua việc phát triển các ngành nghề tại các làng nghề Ngược lại, sự phát triển kinh tế của các làng nghề cũng góp phần đổi mới bộ
mặt nông thôn, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại đây
* Làng nghề và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn
Làng nghề đóng vai trò rất quan trọng, trực tiếp giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động ở khu vực nông thôn Bên cạnh, việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động ở khu vực nông thôn còn tạo thêm việc làm cho lao động phụ nữ như người già, trẻ em, người khuyết tật
- 100% các cơ sở sản xuất còn tồn tại trong các làng nghề chưa được công nhận có biện pháp xử lý chất thải theo quy định hoặc lập kế hoạch và di dời vào khu, cụm công nghiệp làng nghề hay chấm dứt hoạt động
- Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất thuộc nhóm tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa, nhuộm, giết mổ gia súc và các cơ sở gây ô nhiễm môi
Trang 21trường nghiêm trọng hoạt động trong khu dân cư vào khu, cụm công nghiệp làng nghề
- Xử lý ô nhiễm tại 57 làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Danh mục do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định
- Triển khai nhân rộng các mô hình xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên phạm vi cả nước
* Định hướng đến năm 2030[3]
- Tiếp tục phát triển làng nghề theo định hướng bảo tồn làng nghề truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc; bảo đảm 100% các làng nghề trên phạm vi toàn quốc được công nhận, thống nhất quản lý và tuân thủ đầy đủ các điều kiện
1.2 Một số kết quả nghiên cứu môi trường tại các làng nghề
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề trên thế giới
Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX cũng có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến làng nghề như: “Nhà máy làng xã” của Bành Tử (1922); “Mô hình sản xuất làng xã” và “Xã hội hóa làng thủ công” của N.H.Noace (1928) Năm 1964, tổ chức WCCI (World crafts council International – Hội đồng Quốc tế về nghề thủ công thế giới) được thành lập, hoạt động phi lợi nhuận vì lợi ích chung của các quốc gia có nghề thủ công truyền thống [12]
Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống
là giải pháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn Thực tế nhiều quốc gia trong khu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan
Trang 22Trung Quốc sau thời kỳ cải cách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì
Xí nghiệp Hương Trấn, tăng trưởng với tốc độ 20 – 30 % đã giải quyết được
12 triệu lao động dư thừa ở nông thôn Hay Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp
khôi phục và phát triển ngành nghề có tính truyền thống dựa theo “Luật nghề
truyền thống”…[22]
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, phát triển làng nghề còn tồn tại những mặt tiêu cực, đặc biệt là làng nghề làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí Tình trạng ô nhiễm đã xảy ra ở hầu hết các làng nghề trên
thế giới và cần thiết phải có các biện pháp quản lý, khắc phục Đặc biệt, “việc
sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau” [11]
Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh bột để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác (như chạy động
cơ diezel) Theo các tác giả Thery và Dang (1979); sau này là Chen và Lee (1980), Trung Quốc đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4 , trong đó có khoảng 20.000 bể lớn tạo khí chạy động cơ điezel khí sinh học với khoảng 4.000.106 m3 khí/năm [10]
Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương
Trang 23Ở In-đô-nê-xia, dưới áp lực của cộng đồng địa phương bằng việc phát đơn kiện các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát
ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền
bù cho cộng đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm [11]
Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa nhà nước, xã hội dân sự và cộng đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường Đây
là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội
1.2.1 Một số kết quả nghiên cứu môi trường làng nghề ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề làng nghề được đề cập đến qua nhiều thời kỳ, với những khía cạnh và các mục đích khác nhau
Trên khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội có nhiều công trình nghiên cứu
về làng nghề ở nhiều cấp:
Về đề tài nghiên cứu: Đề tài khoa học về việc “Hoàn thiện các giải pháp
kinh tế tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” (Học viện tài chính, 2004); “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm 2010” (Bộ Thương Mại, 2003) Đặc biệt phải kể đến là đề tài
“Nghiên cứu về quy hoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng CNH nông thôn ở nước CHXHCN Việt Nam” của Bộ NN & PTNT hợp tác cùng với tổ chức
JICA của Nhật (2002), đã điều tra nghiên cứu tổng thể các vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công nước ta về tình hình phân bố, điều kiện KT-XH của làng nghề, nghiên cứu đánh giá 12 mặt hàng thủ công của làng nghề Việt Nam (về nguyên liệu, thị trường, công nghệ, lao động…)
Nhìn chung các tác giả đã làm rõ về khái niệm, lịch sử phát triển, đặc điểm, thực trạng sản xuất và xu hướng phát triển của các làng nghề
Ở khía cạnh môi trường: Gần đây, trong các nghiên cứu về làng nghề,
vấn đề môi trường đang được nhiều tác giả quan tâm, thực tế thì vấn đề này đang gây nhiều bức xúc và nan giải đối với kinh tế xã hội nói chung:
Trang 24Cuốn sách “Làng nghề Việt Nam và môi trường” Đây là một công trình
nghiên cứu tổng quát nhất về vấn đề làng nghề và thực trạng ô nhiễm môi trường các làng nghề hiện nay Qua nghiên cứu của tác giả, “100% mẫu nước thải ở các làng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép Môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) và ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu than củi Tỷ lệ người dân làng nghề mắc bệnh cao hơn các làng thuần nông, thường gặp ở các bệnh về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da Nhiều dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm không khí từ làng nghề”.[4]
Nghiên cứu của Đặng Kim Chi cùng các cộng sự tại 3 làng nghề Bắc Ninh cho thấy môi trường xung quanh các làng nghề đã bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng Tại làng nghề sản xuất giấy Dương Ô (Phòng Khê-Bắc Ninh): nồng độ CO cao hơn 5mg/l so với TCCP (28-36mg/l) Bụi ở khu vực dân cư
có nồng độ cao hơn TCCP từ 1,3 đến 3 lần dbA; tại làng nghề tái chế sắt thép
Đa Hội: Không khí xung quanh khu vực hộ gia đình sản xuất cao hơn TCCP
12 lần, tiếng ồn lớn hơn 28 lần TCCP, bụi lớn hơn 6 lần, nhiệt độ HCl cao hơn TCCP 1,6 lần [15]
Trong Báo cáo môi trường quốc gia 2008: Môi trường làng nghề Việt Nam đã khái quát về sự phát triển, sự ô nhiễm môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, hiện trạng quản lý môi trường làng nghề cũng như các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số làng nghề điển hình tại Việt Nam, trong đó có làng nghề chế biến nông sản thực phẩm.[1]
Bên cạnh đó còn có rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả khác về tình trạng môi trường và sức khỏe tại các làng nghề:
Nghiên cứu khoa học về “Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề
chế biến thực phẩm Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Tây” của tác giả Phạm Thị
Trang 25Linh, 2007 Báo cáo cũng tập trung vào hiện trạng sản xuất CBNSTP của làng nghề, một số nguyên nhân gây ô nhiễm, phân tích tình trạng ô nhiễm và có đưa ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm Nhìn chung báo cáo đã phác thảo được thực trạng ô nhiễm môi trường tại Dương Liễu song việc đánh giá mức
độ ô nhiễm chưa cụ thể
Cuốn “Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh
phía Bắc và giải pháp can thiệp” cho thấy tình trạng sức khỏe các làng nghề
phía Bắc đều trong tình trạng báo động Tỷ lệ người lao động có phương tiện bảo hộ đạt TCVSLĐ thấp (22,5%); 100% các hộ sản xuất CBLT-TP nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cống rãnh Nồng độ các chất khí gây ô nhiễm trong môi trường (H2S, NH3…) có đến 3/5; 1/5 mẫu không đạt yêu cầu Tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp chiếm 34,7%, bệnh về da chiếm tới 37,3% [16]
Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về các khu vực làng nghề địa phương như nghiên cứu về môi trường lao động một số các làng nghề Nam Định của Trần Văn Quang và các cộng sự (2001); Nghiên cứu về môi trường, sức khỏe làng nghề chế biến thuốc nam Thiết Trụ (Hưng Yên) của Đan Thị Lan Hương…
Những đề tài này nhìn chung đã giải quyết được vấn đề lý luận cơ bản
về các làng nghề, hiện trạng và xu hướng phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường và một số giải pháp Nhưng các đề tài đi sâu vào một làng nghề nào đó thì hầu như chưa nghiên cứu một cách toàn diện nhất Mỗi khu vực làng nghề
có những điều kiện và thực tế khác nhau cho sự phát triển và bảo tồn Hơn nữa, mỗi khu vực bị ô nhiễm cũng có những nguồn gây ô nhiễm không giống nhau, vì vậy việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết để có thể đánh giá toàn diện về tiềm năng, thực trạng cũng như xu hướng của các làng nghề có ý nghĩa quan trọng cả về khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu về các giải pháp: Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên
cứu về vấn đề môi trường làng nghề ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp
khác nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững
Tổng quát nhất có lẽ phải đề cập đến cuốn “Làng nghề Việt Nam và
môi trường” của Đặng Kim Chi và các cộng sự Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu
Trang 26tổng quan về đặc điểm cũng như thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác giả đã đi đến các giải pháp chung nhất cho từng loại hình làng nghề Ở đây cũng đề cập đến việc định hướng xây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững (như các chính sách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môi trường…) Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các làng
nghề [4] Các giải pháp này được đề cập cụ thể hơn trong “ĐTNC cơ sở khoa
học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn
đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” (KC.08.09, 2005), cụ thể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường” cho các làng nghề
nhựa; chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm.[6]
Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Minh Yến… đã nêu trên đều có đề cập đến các giải pháp can thiệp
Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công nghệ xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu hiện đang lưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều kiện của Việt Nam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch Về khía cạnh này có một số
nghiên cứu, bài viết điển hình như: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát
triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng” [14];
“Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững” [9]; Đặc biệt trong
đó có nghiên cứu về “Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng
nghề ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi” [11] Nghiên
cứu đã đề cập đến tình trạng xung đột môi trường hiện nay tại các làng nghề Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sông Hồng Các tác giả đã nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tính cộng đồng với xung đột môi trường tại khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng và đã đi đến những kết luận khá rõ
ràng có liên quan như: chất lượng môi trường tại các làng nghề hiện nay là rất
xấu; nhận thức đối với việc bảo vệ môi trường của cộng đồng còn hạn chế; Tâm
lý phổ biến của chính quyền và cộng đồng trước thực trạng ô nhiễm là sự trông
Trang 27chờ vào các cấp cao hơn, chưa có ý thức tự giác; mô hình ứng xử cơ bản của người dân đối với vấn đề môi trường là không biết làm gì và không có những hành vi cụ thể để bảo vệ môi trường…
Các nghiên cứu cũng tập trung vào vấn đề ô nhiễm của làng nghề, song vẫn chưa có những giải pháp thỏa đáng và hiện nay mức độ ô nhiễm vẫn ngày càng nghiêm trọng hơn
1.3 Những vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề
1.3.1 Sức ép từ hoạt động của làng nghề
Hiện nay, kinh tế làng nghề phát triển mạnh, nhưng cơ bản vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp cộng thêm ý thức người dân làng nghề trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ sức khoẻ con người còn hạn chế Chính những yếu
tố nêu trên đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của chính làng nghề và cộng đồng xung quanh Trung bình mỗi ngày, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn bã, hơn 15.000 m3 nước thải, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy rửa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra những mùi hôi thối [2]
Chất thải từ các làng nghề đặc trưng theo hoạt động sản xuất của mỗi loại hình làng nghề (Bảng 1.1) và tác động đến môi trường nước, không khí
và đất trong khu vực ở những mức độ khác nhau Các làng nghề đang có xu hướng bị ô nhiễm nặng nề do nước thải từ làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, đặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng
Trang 28Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
tổng P,Colifom
và trong nước ngầm là COD,
Cr6+(thuộc da)
Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, cặn và bao
bì hóa chất
Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn
Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hóa chất
Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ)
- COD, SS, dầu
mỡ, CN-, kim loại
BOD5, COD, tổng
- Bụi giấy, tạp chất từ
liệu, bao bì hóa chất
- Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng
Ô nhiễm nhiệt
Trang 29HCl, THC, hơi dung môi
N, tổng P, độ màu, dầu mỡ, độ mầu, tổng N, hóa chất, thuốc tẩy,
Cr6+ (thuộc da)
(Cr6+,
Zn2+ )
- Nhãn mác, tạp không tái sinh, cao
ồn, độ rung
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia 2014- Môi trường nông thôn(tr.43/2014))[2]
1.3.2 Những tác động đến môi trường của làng nghề chế biến lương thực thực phẩm
1.3.2.1 Tác động đến môi trường không khí
Nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm là mùi hôi thối của vật liệu tồn đọng lâu ngày và do sự phân hủy yếm khí của các hợp chất hữu cơ có trong chất thải rắn và nước thải từ các cống rãnh, kênh mương Quá trình phân giải yếm khí các chất hữu cơ sinh ra các khí gồm H2S, CH4, NH3, mùi hôi bốc lên rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí [5]
Một nguồn gây ô nhiễm không khí nữa ở làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm là bụi nguyên liệu phân tán trong không khí Ngoài ra, cũng như phần lớn các làng nghề, nguyên liệu chủ yếu phục vụ sản xuất là than, củi làm chất đốt Với nhu cầu nguyên liệu rất lớn đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2 là nguồn gây ô nhiễm chính tới môi trường không khí Tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu vực sản xuất đa số đều không vượt tiêu chuẩn cho phép.[5]
Mặt khác phần lớn trong khu vực các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm thường có thêm ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa Chất thải ngành chăn nuôi gia
Trang 30súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi khó chịu Nếu không xử được xử lý sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và không khí
1.3.2.2 Tác động đến môi trường nước
Chế biến lương thực, thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về
sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu hữu cơ, dễ phân hủy sinh học Đặc trưng chất thải của một số làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm cho thấy chất lượng môi trường nước tại các làng nghề là rất đáng lo ngại Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đều thải ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào mà xả thẳng ra các nguồn nước mặt gây suy giảm chất lượng nước mặt Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh và ngấm xuống lòng đất gây suy giảm chất lượng nước ngầm
Điển hình như các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Minh Khai, Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Kỳ Thủy, Thanh Lương, Cự Đà, Bích Hòa (Thanh Oai), Phú Đô (Từ Liêm) Nước thải phát sinh do quá trình tẩy rửa các nguyên liệu, các khâu chế biến trong sản xuất, lượng nước sử dụng lớn, có nơi lên tới 7.000 m3/ngày, nhưng không được xử lý, mà các cơ
sở sản xuất xả thải trực tiếp ra môi trường Các thông số COD, BOD5 , tổng
N tại làng này đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,15 đến 2,6 lần, trong khi các mẫu Phospho vượt từ 9-11,9 lần, thông số NH3 vượt từ 1,29 đến 7,1 lần [2]
1.3.2.3 Tác động đến môi trường đất
Các chất thải không được các làng nghề xử lý hợp lý đang là nguồn gây
ô nhiễm đất Các loại hóa chất có trong nước thải ở các làng nghề có thể ngấm sâu xuống lòng đất, chảy ra đồng ruộng làm giảm độ mùn của đất, từ đó làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi
Làng nghề chế biến tinh bột sắn, tinh bột dong thải ra lượng chất thải rắn như vỏ, sơ Hiện nay bã thải sắn được tận dụng làm thức ăn cho cá và
Trang 31chăn nuôi Bã dong chứa hàm lượng sơ cao, một phần được đem phơi khô làm nhiên liệu, phần lớn được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế Nguồn thải này góp phần chính làm ô nhiễm môi trường đất
và trực tiếp ô nhiễm môi trường không khí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở các làng nghề
Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm đều thải ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào Nước thải này tồn đọng ở cống rãnh và ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất
1.3.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con người, kinh tế- xã hội
1.3.3.1 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe con người
ÔNMT làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó Yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người
từ làng nghề sản xuất truyền thống là vi sinh vật gây bệnh, hơi khí độc, nước thải và chất thải rắn Đặc biệt, lượng nước thải của làng nghề chứa hàm lượng lớn các chất hữu cơ và mật độ vi khuẩn Coliform cao, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước Các chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất của làng nghề gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người Sự phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, chất thải rắn tạo nên các khí như SO2, NO2, H2S, CH4, và các khí ô nhiễm gây mùi tanh thối khó chịu Chất thải khí gây bệnh đường hô hấp, mùi khó chịu đến sức khỏe cho người dân … Các chất thải trong môi trường nước ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, nguy cơ gây lây lan dịch bệnh từ vật nuôi sang người (trứng, giun, sán, vi khuẩn Ecoli, ruồi, muỗi Việc thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm sẽ khiến con người mệt mỏi, đau đầu, có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh về đường ruột, đường hô hấp cao
Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm cho thấy rõ những ảnh hưởng từ sản xuất nghề tới sức khỏe người dân Các bệnh phổ biến mà người dân làng nghề mắc phải là bệnh phụ khoa ở phụ nữ (13-38%), bệnh về đường tiêu hóa (8-30%), bệnh viêm da (4,5-23%), bệnh đường hô hấp
Trang 32(6-18%), đau mắt (9-15%) Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trường sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nguồn nước sạch khan hiếm Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng nghề sản xuất miến Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô.[10]
1.3.3.2 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến kinh tế -xã hội
- Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao động và cộng đồng dân cư, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau và chết non
- Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm sức thu hút đối với du lịch, giảm lượng khách du lịch và dẫn tới các thiệt hại về kinh tế
- Ô nhiễm môi trường làng nghề làm nảy sinh xung đột môi trường
Sự hình thành các cơ sở sản xuất nghề nằm trong các khu dân cư, đặc thù hơn là tổ chức sản xuất ngay tại hộ gia đình làm phát sinh các chất thải, khí thải độc hại…gây ô nhiễm môi trường không khí (khói, bụi, tiếng ồn ); làm nhiễm bẩn nguồn nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu cho cây trồng của các
hộ xung quang, gây ra xung đột dẫn đến những khiếu kiện
Đặc biệt, những xung đột này càng trở nên gay gắt hơn giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề, giữa hoạt động làng nghề và hoạt động sản xuất nông nghiệp Khi các cộng đồng làm nghề thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất của mình thì tại các cộng đồng lân cận, năng suất cây trồng giảm, vật nuôi chết và mất đất sản xuất nông nghiệp
Trong khi đó, khí thải, nước thải, chất thải rắn từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thường ngày của người dân và cộng đồng không làm nghề lại là yếu tố gây cản trở cho phát triển du lịch làng nghề Mùi hôi do chất thải, rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình xung quanh khu vực làng nghề….đã ảnh hưởng đến hoạt động phát triển
du lịch làng nghề Ô nhiễm môi trường khiến khách đến thăm quan và mua sắm tại làng nghề giảm, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của cộng đồng làng nghề
Trang 33Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Môi trường đất, nước, không khí ở làng nghề sản xuất miến xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian
Phạm vi không gian nghiên cứu: Làng nghề miến xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2014 đến tháng 9/2015
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá thực trạng sản xuất tại làng nghề sản xuất miến
của xã Giới Phiên
+ Thực trạng sản xuất miến
- Nguyên liệu sử dụng sản xuất miến
- Quy trình sản xuất miến
+ Nguồn gốc phát sinh chất thải
+ Thực trạng môi trường và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng làng nghề
- Nhận thức của người sản xuất về công tác bảo vệ môi trường
- Công tác quản lý môi trường làng nghề sản xuất miến
Nội dung 2:
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất của làng nghề đến môi trường đất, nước, không khí ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
+ Ảnh hưởng đến môi trường đất
+ Ảnh hưởng đến môi trường nước
+ Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Trang 34- Một số tác động khác của hoạt động sản xuất làng nghề đến môi trường + Ô nhiễm tiếng ồn
+ Tác động của hoạt động sản xuất và chất thải phát sinh đến sức khỏe người lao động và người dân sinh sống quanh khu vực làng nghề
- Thực trạng thu gom, xử lý rác thải, nước thải của làng nghề sản xuất
miến xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Nội dung 3: Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi
trường tại làng nghề
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phân tích, tổng hợp tài liệu
Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu
Các tài liệu thu thập trên internet, báo chí
Các giáo trình và tài liệu liên quan
2.3.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm
Tiến hành khảo sát thực địa, xác định vị trí lấy mẫu, lấy mẫu để phân tích đánh giá hiện trạng môi trường Việc lấy mẫu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định Các mẫu mang tính đại diện cho khu vực lấy mẫu
* Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu đất và nước tại địa điểm tiếp nhận nguồn
thải từ các cơ sở sản xuất
Bảng 2.1: Vị trí lấy mẫu nước mặt
STT Ký hiệu
1 NM1, NM7 Nước mặt tại ao khu vực đầu làng nghề
2 NM2, NM8 Nước mặt tại khu vực sông Hồng ven các hộ chế biến bột dong
3 NM3, NM9 Nước mặt tại khu vực sông Hồng ven các hộ sản xuất miến
4 NM4, NM10 Nước mặt tại kênh mương dẫn nước tưới của xã
5 NM5, NM11 Nước mặt tại ao sau nhà ông Dương Văn Tài
Trang 35Tổng số mẫu: 12 mẫu Trong đó: đợt 1 tháng 11/2014: 06 mẫu; đợt 2 tháng 1/2015: 06 mẫu
Bảng 2.2 Vị trí lấy mẫu nước ngầm
1 NN1, NN3 Nước ngầm tại giếng nhà ông Tăng Kế Tôn
2 NN2, NN4 Nước ngầm tại giếng nhà bà Trần Thị Ánh
Tổng số mẫu: 4 mẫu Trong đó: đợt 1 tháng 11/2014 : 02 mẫu; đợt 2 tháng 1/2015: 02 mẫu
Bảng 2.3 Vị trí lấy mẫu đất
STT Ký hiệu
1 MĐ1, MĐ4 Mẫu đất lấy tại vườn nhà ông Nguyễn Sỹ Lâm
2 MĐ2, MĐ5 Mẫu đất lấy tại vườn nhà bà Nguyễn Thị Lựu
3 MĐ3, MĐ6 Mẫu đất lấy tại vườn nhà ông Phạm Như Hổ
Tổng số mẫu: 06 mẫu Trong đó: đợt 1 tháng 11/2014: 03 mẫu; đợt 2 tháng 1/2015: 03 mẫu
*Thời gian lấy mẫu: Mẫu được lấy 2 đợt: đợt 1 vào tháng 11/2014 và
đợt 2 vào tháng 1/2015
* Phương pháp lấy mẫu:
+ Mẫu đất: Mẫu đất tại khu vực nghiên cứu được lấy ở tầng mặt có độ
sâu 0-20cm Các mẫu đất sau khi lấy được đựng vào các túi riêng,
có ghi ký hiệu ngoài bao bì
+ Mẫu nước thải:
Lấy và bảo quản bằng chai nhựa, có ghi ký hiệu và giữ lạnh ở điều kiện nhiệt độ từ 0oC đến 40C và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích
Các mẫu đất và nước sau khi được lấy sẽ được gửi đến phân tích tại
Trang 36phòng thí nghiệm của Trung tâm công nghệ và phân tích môi trường – Viện
da giầy Hà Nội Tại đây, các mẫu được phân tích theo đúng các tiêu chuẩn quốc gia đối với các loại chỉ tiêu
* Các chỉ tiêu phân tích
- Mẫu đất: pH, OM%, N%, P2O5%,
- Mẫu nước mặt : pH, BOD5, COD, TSS, N tổng, P tổng
- Mẫu nước ngầm: pH, Độ cứng, COD, NO3- , NO2- , NH4+ , Colifom
* Phương pháp xử lý mẫu
- Mẫu đất: Sau khi lấy về loại bỏ rễ cây, tạp chất, hong khô trong không
hí ở nhiệt độ phòng sau đó đem nghiền qua rây 1mm
- Mẫu nước: Sau khi lấy mẫu được axit hóa bằng HNO3 đặc (5ml axit/mẫu) và bảo quản ở 4oC trong vòng 1- 3 ngày
*Phương pháp phân tích
Bảng 2.4 Phương pháp phân tích của một số chỉ tiêu ô nhiễm
STT Chỉ tiêu quan trắc Phương pháp phân tích
2
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Pha loãng và cấy bổ sung Allylthiourea theo TCVN 6001-1:2008
3 Nhu cầu hóa học (COD) Phương pháp oxi hóa bằng K2Cr2O7
4 Colifom Phương pháp nhiều ống TCVN
6187-2; 1996
5 Nito tổng số Phương pháp trắc phổ
6 Photpho tổng số Phương pháp trắc phổ
10 TSS Phương pháp trọng lượng
11 Độ cứng Phương pháp chuẩn độ Complexon
Trang 372.3.3 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn các đối tượng là người dân sinh sống và sản xuất tại làng nghề để biết được các khâu sản xuất, thực trạng môi trường và sự ảnh hưởng của việc sản xuất tới chất lượng cuộc sống của người dân
Đề tài tiến hành phỏng vấn 30 hộ sản xuất và 30 hộ dân sống gần khu vực làng nghề, chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên
- Điều tra 30 hộ trực tiếp làm nghề về các thông tin như: Số nhân công trực tiếp lao động; số lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất; lượng chất thải phát sinh trong ngày; phương pháp xử lý đang được áp dụng đối với các loại chất thải ; gia đình có kết hợp làm nghề gì khác; hiện trạng hạ tầng thoát nước thải sản xuất và sinh hoạt; điểm thoát nước thải; mùi phát sinh từ hoạt động sản xuất; tình hình bệnh tật; nhận thức về vấn đề môi trường; giải pháp cải thiện môi trường làng nghề Cỡ mẫu phiếu điều tra đạt 100% nhóm đối tượng cần điều (30/30 hộ sản xuất)
- Điều tra 30 hộ dân không làm nghề về các thông tin như: Chất thải của hộ gia đình và hiện trạng xử lý; nguồn tiếp nhận chất thải, nước thải; thái
độ đối với việc xả thải của các cơ sở sản xuất; giải pháp cải thiện môi trường làng nghề Cỡ mẫu phiếu điều tra đạt 100% (30/30 hộ) nhóm đối tượng cần điều tra
- TCVN 7377-2004 : Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị pH trong đất Việt Nam
- TCVN 7373 - 2004: Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị về hàm lượng Nitơ tổng số trong đất Việt Nam
Trang 38- TCVN 7374 - 2004: Chất lượng đất- Giá trị chỉ thị về hàm lượng Phốtpho tổng số trong đất Việt Nam
+ Kết quả phân tích mẫu nước:
- QCVN 08: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
Trang 39KẾT QU 3.1 Điều kiện tự nhiên
+ Phía Bắc giáp sông H
+ Phía Nam giáp xã B
+ Phía Đông giáp x
+ Phía Tây giáp xã H
Điều kiện tự nhiên
i Phiên nằm bên hữu ngạn sông Hồng, nằm yên Bái, cách thành phố Yên Bái 10km Di
ng Hoàng Quốc Việt chạy dọc qua xã dài 4 km, g
c giáp sông Hồng, + Phía Nam giáp xã Bảo Hưng huyện Trấn Yên,
ông giáp xã Phúc Lộc + Phía Tây giáp xã Hợp Minh
đồ hành chính xã Giới Phiên, t hành phố Yên Bái
ịa chất
i Phiên là một xã miền núi của thành phố Yên Bái,
ng cây công nghiệp lâu năm, cây lấy gỗ thay đổi liên t
u đồi: Dạng địa hình này chỉ thích hợp cho vi
n xuất,bình độ rừng thấp 15%-20%
O LUẬN
xã hội của làng nghề xã Giới Phiên,
m ở phía Đông, Tây Yên Bái 10km Diện tích khoảng 5,4
c qua xã dài 4 km, gồm 6 thôn
ên Bái , tỉnh Yên Bái
Yên Bái, địa hình chủ yếu
i liên tục
p cho việc trồng rừng
Trang 40Địa hình đồi đất: Dạng địa hình này hợp cho việc trồng cây Nông – Lâm kết hợp và Nông nghiệp phát triển các loại cây lâm nghiệp để tạo cho
độ che phủ, chống xói mòn của đất
Địa hình đồi: phân bổ chủ yếu ở các dãy đồi đất và xen kẽ ở các khu vực sản xuất nông nghiệp Đây chính là diện tích canh tác chính của nhân dân trong xã
Địa hình tương đối phức tạp là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong xã; việc quy hoạch bố trí các khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu dân cư
Tài nguyên đất: Có diện tích tự nhiên 529,95 ha, trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 368,51 ha
+ Đất phi nông nghiệp là: 160,12 ha,
+ Đất chưa sử dụng : 1,32 ha
Bảng 3.1 : Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng xã Giới Phiên,
thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
Đơn vị tính : ha
Diện tích TK năm
2014
So với TK năm 2013
So với KK năm 2010 Diện tích
TK năm
2013
Tăng (+) giảm (-)
Diện tích
KK năm
2010
Tăng (+) giảm (-)
(4)-(5) (7)
(8) = (7)