1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc

53 762 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 832,5 KB

Nội dung

Đặc trưng của điếc nghề nghiệp là giảm sức nghe của người lao động ởcùng một tần số ứng với tần số các tiếng ồn của môi trường lao động.. Qua kết quả khảo sáttrên 259 công nhân được khám

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

-*** -ĐỖ THÁI SƠN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾNG ỒN

VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC NGHE CỦA CÔNG NHÂN

TẠI MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Ô TÔ Ở VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Khóa 2007 – 2013

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

-*** -ĐỖ THÁI SƠN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TIẾNG ỒN

VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC NGHE CỦA CÔNG NHÂN

TẠI MỘT NHÀ MÁY SẢN XUẤT

Ô TÔ Ở VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA

Khóa 2007 – 2013

Hướng dẫn khoa học PGS TS VŨ THỊ BÍCH HẠNH

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp

đỡ của nhiều thầy cô, các anh chị và tập thể Tôi xin gửi tới các thầy cô, anh chị

và tập thể lòng biết ơn sâu sắc:

Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Thị Bích Hạnh, giảng viên bộ môn Phục hồi chứcnăng, trường Đại học Y Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa và đóng góp ýkiến quý báu trong suốt thời gian em thực hiện luận văn này

Các thầy cô trong Bộ môn Phục hồi chức năng Trường Đại học Y Hà Nội

đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian em thực hành lâm sàng tại khoa

Phòng đào tạo đại học Trường Đại học Y Hà Nội, cô chủ nhiệm khối đãtạo điều kiện thuận lợi cho em học tập và rèn luyện tại trường trong 6 năm học

Cảm ơn các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thựchiện luận văn

Hà Nội ngày 25 tháng 5 năm 2013

Sinh viên Đỗ Thái Sơn

Trang 4

Tôi xin cam đoan những số liệu, tài liệu mà tôi sử dụng trong luận vănnày là hoàn toàn chính xác và có thật Nếu sai, tôi xin chịu trách nhiệm.

Hà Nội ngày 25 tháng 5 năm 2013

Người làm luận văn

Sinh viên Đỗ Thái Sơn

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.3 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC 5

1.7 DỰ PHÒNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP 14

3.2 KẾT QUẢ ĐO TIẾNG ỒN Ở CÁC BỘ PHẬN CỦA NHÀ MÁY 233.3 KẾT QUẢ KHÁM TAI MŨI HỌNG VÀ ĐO THÍNH LỰC 25

4.3 KHÁM TAI MŨI HỌNG VÀ SỨC NGHE CỦA CÔNG NHÂN 35

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH, ẢNH

Trang 8

Biểu đồ 2 Phân bố công nhân ở các khu vực sản xuất 23Biểu đồ 3.Tỷ lệ phần trăm bệnh tai mũi họng của công nhân 25Biểu đồ 4 Tỷ lệ phần trăm chung sức nghe của công nhân 26 Biểu đồ 5 Tỷ lệ nghe kém ở các tần số theo khu vực sản xuất 28

Hình 3 Biểu đồ ngưỡng nghe điếc nghề nghiệp 12

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện vềthể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không cóbệnh và thương tật Trong đó năm giác quan là món quà quý giá của tạo hóa, nóđảm bảo cho con người khả năng cảm nhận cuộc sống một cách toàn diện, vànhờ vào đó con người mới có thể thích nghi tốt với môi trường xung quanh và

có thể phát triển

Thính giác là một trong năm giác quan, và là một trong những giác quanquan trọng nhất Trong thời đại ngày nay, thính giác càng đóng vai trò quantrọng, đóng góp vào khả năng và tốc độ thu nạp thông tin của con người, giúp họphát triển, học hành, chọn nghề và gây dựng sự nghiệp Tổn thương thính giácảnh hưởng tới khả năng nghe là một khuyết tật nặng nề, ảnh hưởng lớn tới khảnăng giao tiếp, sức khỏe và chất lượng sống của con người, mất đi khả năng độclập, khả năng tự nuôi sống bản thân

Điếc nghề nghiệp là một trong những mối đe dọa to lớn đối với sức khỏethính giác của người lao động Điếc (còn gọi là nghe kém, khiếm thính…) làtình trạng giảm sức nghe ở các tần số thông thường mà tai người bình thường cóthể có thể cảm nhận được khi đo ở điều kiện qui chuẩn Đó là tình trạng giảmsức nghe xảy ra khi người lao động bị phơi nhiễm tiếng ồn lớn và trong thời giandài Đặc trưng của điếc nghề nghiệp là giảm sức nghe của người lao động ởcùng một tần số ứng với tần số các tiếng ồn của môi trường lao động Thời gianphơi nhiễm tiếng ồn càng dài, cường độ tiếng ồn càng lớn và điều kiện vệ sinhlao động càng kém thì tình trạng điếc nghề nghiệp càng nặng và càng khó hồiphục

Trong quá trình phát triển công nghiệp, số người lao động trong môitrường có tiếng ồn ở mức gây hại ngày một tăng Tỷ lệ người chịu tác động củatiếng ồn gây hại ở các nước công nghiệp phát triển khoảng 25% đến 30% trongtổng số những người lao động Do vậy số người bị điếc nghề nghiệp ngày càngtăng và trở nên phổ biến [1]

Trang 10

Ở nhiều nước tỷ lệ điếc nghề nghiệp chiếm tới 40% trong số các bệnhnghề nghiệp được bảo hiểm Ở nước ta tỷ lệ bệnh nhân điếc nghề nghiệp đượcbảo hiểm chỉ đứng sau bệnh bụi phổi - silic nghề nghiệp Qua kết quả khảo sáttrên 259 công nhân được khám và đo điếc nghề nghiệp tại Bệnh viện Tai mũihọng TP.HCM trong năm 2011, là thợ đứng máy, thợ bảo trì máy, làm việc ởmôi trường tiếng ồn thường xuyên trên 85dB, có 44/259 công nhân (chiếm tỉ lệ17%) bị điếc nghề nghiệp [22] Điếc nghề nghiệp là loại bệnh lý tổn thương vĩnhviễn, không bao giờ hồi phục ngay cả khi không tiếp xúc với tiếng ồn nữa dotiếng ồn tác động tạo nên những biến đổi ở tai trong, tập trung ở cơ quan cortivới tổn thương của tế bào nghe.

Một trong những nội dung quan trọng của Phục hồi chức năng dựa vàocộng đồng là phòng ngừa tàn tật Việc khảo sát và đánh giá những ảnh hưởngcủa tiếng ồn trong môi trường lao động đến thính lực của người lao động là cầnthiết nhằm đưa ra những đề xuất kịp thời Bởi vậy, em tiến hành nghiên cứu đềtài này nhằm hai mục đích:

1 Mô tả thực trạng phơi nhiễm tiếng ồn tại một nhà máy sản xuất ô tô tại Vĩnh Phúc.

2 Đánh giá ảnh hưởng của tiếng ồn tới sức nghe của công nhân trong nhà máy.

Trang 11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ SỨC NGHE VÀ ĐIẾC

1.1.1 Sức nghe bình thường.

Người có sức nghe bình thường là người có ngưỡng nghe ở điều kiện âmthanh chuẩn dưới 20dB (điều kiện âm thanh nền chuẩn ở phòng cách âm có âmthanh nền là 5dB Ngưỡng nghe một miền âm thanh ở trong phạm vi đó taingười có thể nghe thấy: trong dải tần số từ 16 Hz đến 20000Hz nhưng nghe rõnhất ở khoảng tần số 500-4000Hz

1.1.2 Định nghĩa giảm thính lực

Mọi ngưỡng nghe lớn hơn 25dB đo ở điều kiện chuẩn được coi là nghekém, dù cho là bằng đường xương hay đường khí [6], [11] Theo chương trìnhquốc gia sàng lọc giảm thính lực Mỹ, giảm thính lực (còn gọi là điếc, khiếmthính) là mất khả năng nghe một hoặc hai tai ở cường độ từ 30 – 40 dB trở lên

và ở tần số từ 500 – 4000 Hz, là vùng quan trọng đối với nhận biết ngôn ngữ vàhiểu ngôn ngữ [11]

Ngưỡng gây đau

Vùng nghe âm nhạcNghe lời nói

Vùng nghe thấy

Hình 1 Ngưỡng nghe bình thường [27]

Trên biểu đồ, vùng xanh đậm là ngưỡng nghe âm thanh lời nói, mở rộnghơn là ngưỡng nghe các âm thanh khác: âm nhạc, các âm thanh khác …

Trang 12

1.2 DỊCH TỄ HỌC BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

1.2.1 Thực trạng điếc nghề nghiệp trên thế giới.

Năm 2000, WHO đưa ra con số 250 triệu người bị điếc trên toàn thế giới,chiếm 4,2% dân số Còn ở riêng khu vực Đông Nam Á có 63 triệu người điếc từ

14 tuổi trở lên Năm 2005, WHO thống kê có khoảng 276 triệu người bị suy yếuhoặc mất thinh giác trên toàn thế giới

Theo thống kê của Hiệp hội chống tiếng ồn quốc tế (A.I.C.B), tại cácnước công nghiệp phát triển, có 1/4-1/3 số người lao động phải làm việc trongmôi trường tiếng ồn Điếc nghề nghiệp từ chỗ xếp hàng cuối danh sách bệnhnghề nghiệp đến nay đã luôn đứng đầu và có xu hướng ngày càng tăng.[8]

Ở Mỹ, có khoảng mười triệu người khiếm thính có liên quan đến tiếng ồn

Có khoảng hai mươi hai triệu người lao động có nguy cơ bị phơi nhiễm tiếng ồnmỗi năm Năm 2008, có khoảng 2 triệu người lao động Mỹ bị phơi nhiễm tiếng

ồn nơi làm việc và có nguy cơ bị điếc.[25]

Còn ở Úc, tiếng ồn nghề nghiệp chiếm khoảng 10% các ca mới mắc điếc

ở người lớn[26] Trong khoảng từ 7 năm 2002 đến tháng 6 năm 2007 có khoảng

16500 trường hợp người lao động đòi được đền bù do điếc nghề nghiệp Trong

đó, sản xuất, xây dựng, giao thông và công nghiệp kho bãi chiếm tới 65% các cađền bù này

1.2.2 Thực trạng điếc nghề nghiệp ở Việt Nam.

Năm 2001, Trung tâm Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh và Viện TaiMũi Họng thực hiện điều tra “Bệnh tai và nghe kém” tại 6 tỉnh trên cả nước,trong đó chọn 3 tỉnh phía Bắc và 3 tỉnh phía Nam, thấy tỷ lệ điếc rất cao, khoảng6% số người được điều tra

Trong 259 công nhân đến khám bệnh nghề nghiệp ở Bệnh viện TMH Tp

Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ điếc nghề nghiệp là 17%[22] Qua cuộc khảo sát hơn

260 bệnh nhân đến điều trị điếc nghề nghiệp trong năm 2012 cho thấy điếc nghềnghiệp xếp thứ tư về số lượng người mắc bệnh trong số 21 bệnh nghề nghiệp,

Trang 13

nhưng chiếm đến 64,9% các trường hợp được bảo hiểm xã hội bồi thường thiệthại do bệnh nghề nghiệp gây ra [5]

1.3 GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC

1.3.1 Giải phẫu.

Tai là cơ quan thính giác giữ vai trò về nhận cảm thính giác và thăngbằng Cấu tạo của tai gồm có ba phần là tai ngoài, tai giữa và tai trong

1.3.1.1 Tai ngoài.

Tai ngoài gồm có hai thành phần, đó là loa tai và ống tai ngoài

Loa tai là một sụn xơ mỏng được che phủ bởi da và được nối với nhữngphần xung quanh bởi các dây chằng và các cơ Loa tai từ mặt bên của đầu nhôlên để thu nhận sóng âm

Ống tai ngoài từ loa tai đi vào trong để dẫn truyền các rung động âmthanh tới màng nhĩ [7]

1.3.1.2 Tai giữa

Ống tai ngoài Tai trong

Vành tai Màng nhĩ Tai giữa Vòi nhĩ

Hình 2 Cấu tạo của tai [27]

Phần chính của tai giữa là hòm nhĩ Hòm nhĩ là một khoang không đều,dẹt, nằm trong phần đá của xương thái dương Hòm nhĩ được giới hạn ở ngoàibởi màng nhĩ và ở trong bởi thành ngoài tai trong Nó thông ở sau với hangchũm và ở trước với vòi tai

Trang 14

Hòm nhĩ chứa một chuỗi ba xương nhỏ di động được nối các thành ngoài

và trong của hòm nhĩ để truyền các rung động của màng nhĩ ngang qua hòm nhĩtới cửa sổ bầu dục ở tai trong Chuỗi xương nhỏ gồm ba xương là xương búa,xương đe và xương bàn đạp Vòi tai nối thông hòm nhĩ với tỵ hầu có tác dụnglàm cân bằng áp lực không khí trên cả hai mặt của màng nhĩ, nó dài khoảng36mm [7]

1.3.1.3 Tai trong

Gồm có mê đạo xương và mê đạo màng

- Mê đạo xương bao gồm tiền đình, các ống bán khuyên và ốc tai.

Tiền đình là một hốc xương có sáu thành, nằm phía trong so với hòm nhĩ,phía sau ốc tai và phía trước các ống bán khuyên

Các ống bán khuyên gồm ba ống nằm vuông góc với nhau và mở vào tiềnđình

Ốc tai có hình một con ốc xoắn hai vòng rưỡi nằm trước tiền đình, đáyhướng vào trong Trong lòng ống xoắn ốc tai có một mảnh chạy xoắn ốc gọi làmảnh xoắn xương Mảnh xoắn xương và ống ốc tai chia ống xoắn ốc tai thànhhai thang: thang tiền đình ở trên và thang nhĩ ở dưới

- Mê đạo màng gồm mê đạo tiền đình và mê đạo ốc tai.

Mê đạo tiền đình gồm soan nang và cầu nang và các ống bán khuyênmàng nằm trong các ống bán khuyên xương

Mê đạo ốc tai là một ống màng chứa nội dịch có tên là ống ốc tai, hay làthang giữa [7]

1.3.1.4 Mạch máu nuôi dưỡng

Động mạch tai trong tách ra từ động mạch tiểu não trước dưới, thuộc hệđốt sống thân nền, động mạch này lại chia thành ba nhánh chính:

- Động mạch tiền đình cấp máu cho phần tiền đình

- Động mạch ốc tai cấp máu cho ¾ trước ốc tai

- Động mạch tiền đình - ốc tai cấp máu cho một phần tiền đình và ¼ sau ốctai [7]

Trang 15

1.3.1.5 Thần kinh ốc tai và đường dẫn truyền thính giác

Thần kinh ốc tai bao gồm hai loại sợi: li tâm và hướng tâm

Các sợi hướng tâm (cảm giác) của thần kinh ốc tai bắt nguồn từ các nơronhai cực của hạch xoắn ốc tai nằm trong trụ ốc tai Sợi gai (mỏm ngoại vi) củanơron hai cực đi tới cơ quan xoắn (cơ quan Corti) và tiếp xúc synap với các tếbào lông trong và các tế bào lông ngoài, các sợi trục tạo nên thần kinh ốc tai

Các sợi li tâm có nguồn gốc từ phức hợp nhân trám trên của cầu nào.Chúng chi phối các tế bào lông ngoài của cơ quan xoắn, kiểm soát các đặc tínhđáp ứng cảm giác của cơ quan xoắn [7]

Đường thính trung ương: Thần kinh ốc tai đi vào thân não tại rãnh hành

cầu, sau đó đi tiếp vào các nhân ốc bụng và lưng, phức hợp trám trên, củ nãosinh tư dưới, rồi tập trung tại thùy thái dương 1 và 2 của vỏ não, đó chính làtrung khu phân tích thính giác [7]

1.3.2 Sinh lý quá trình nghe

Loa tai tập trung sóng âm trong không khí và hướng sóng âm đi dọc ốngtai ngoài để tới được màng nhĩ Sóng âm làm rung màng nhĩ, và rung động nàylại được chuỗi xương con truyền từ màng nhĩ đến cửa sổ tiền đình Chuyển độngcủa xương bàn đạp trên cửa sổ tiền đình gây ra sóng rung động của ngoại dịchtrong thang tiền đình Sóng rung động từ ngoại dịch trong thang tiền đình tiếptục truyền đến ngoại dịch trong thang nhĩ rồi trở về tai giữa qua cửa sổ ốc tai.Rung động của ngoại dịch ấn lõm ống ốc tai, gây nên rung động của nội dịch,kích thích các tế bào thượng mô của cơ quan xoắn tạo nên xung động thần kinh.Xung động này được phần ốc tai của thần kinh sọ VIII truyền về não [7]

1.4 PHÂN LOẠI GIẢM THÍNH LỰC (ĐIẾC)

Có nhiều cách phân loại giảm thính lực dựa trên các tiêu chí khác nhau[10], [13]

Trang 16

1.4.1 Phân loại theo kiểu giảm thính lực

1.4.1.1 Giảm thính lực dẫn truyền:

Do cản trở sự dẫn truyền âm thanh đến ốc tai Khả năng nghe khi đo bằngđường khí giảm đi nhưng khi đo bằng đường xương thì lại bình thường Nguyênnhân gây ra sự cản trở ở đây nằm ở tai ngoài hoặc tai giữa Mức độ thường nhẹ

1.4.2.3 Mức độ nặng:

Ngưỡng nghe 71- 90 dB, chỉ nghe được tiếng nói to sát tai Khó khăntrong học ngôn ngữ và giao tiếp Cần máy trợ thính

1.4.2.4 Mức độ điếc sâu:

Ngưỡng nghe từ 90 dB trở lên Hầu như không nghe được âm thanh (trừ

âm thanh thật to như tiếng sấm,…) Khó khăn trong học ngôn ngữ Cần cấy điệncực ốc tai

Trang 17

1.4.3 Phân loại theo vị trí tai bị tổn thương

- Giảm thính lực một bên tai

- Giảm thính lực cả hai tai

1.4.4 Phân loại giảm thính lực liên quan đến ngôn ngữ

- Giảm thính lực trước khi có ngôn ngữ: khó khăn trong việc phát triển kỹnăng ngôn ngữ nói

- Giảm thính lực sau khi có ngôn ngữ

1.5 TIẾNG ỒN

1.5.1 Định nghĩa

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắpxếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng xấu đếnquá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người Tiếng ồn là một trong những yếu

tố gây ô nhiễm môi trường Theo HIệp hội chống tiếng ồn Quốc tế [1], mức độgây hại của tiếng ồn là 85 ± 2,5dBA Ở Việt Nam, giới hạn tiếng ồn cho phép là85dBA Nếu tiếp xúc với tiếng ồn trên mức gây hại trong một thời gian dài (3tháng) mà không có các biện pháp bảo vệ sẽ dẫn đến điếc nghề nghiệp Tiếng ồn

là một khái niệm tương đối, tùy từng người sẽ có cảm nhận về tiếng ồn khácnhau, và chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn khác nhau

Các yếu tố gây hại của tiếng ồn: có 4 yếu tố chính

- Cường độ tiếng ồn

- Tần số của tiếng ồn

- Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong ngày

- Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong nhiều ngày, nhiều năm

Cả tính chất vật lý lẫn thời gian tiếp xúc tiếng ồn đều quan trọng như nhau

1.5.2 Nguyên nhân gây tiếng ồn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiếng ồn khác nhau Một số tiếng ồnthường gặp trong cuộc sống như là tiếng ồn do giao thông, tiếng ồn do xâydựng, tiếng ồn trong công nghiệp và sản xuất, tiếng ồn do sinh hoạt

Trang 18

Nguyên nhân gây điếc nghề nghiệp cũng như các rối loạn sinh lý ở người tiếpxúc với tiếng ồn không những phụ thuộc vào bản chất tiếng ồn, các yếu tố độchại kết hợp mà còn bởi khả năng đáp ứng của cơ thể người tiếp xúc có tính mẫncảm, cơ địa nhìn chung những người bị các bệnh ở tai dễ bị điếc nghề nghiệp,trừ các trường hợp bị xốp xơ tai, cứng khớp bàn đạp trong hệ thống dẫn truyền

âm của tai Những người lao động trong môi trường luyện cán thép, các máynghiền quay và rèn búa máy đều có thể bị tác động gây hại của tiếng ồn Ởnước ta, các ngành sản xuất như dệt, cơ khí, điện máy, luyện kim đều xuất hiệnmột tỷ lệ điếc nghề nghiệp cao

1.5.3 Đơn vị đo tiếng ồn

Thường sử dụng đơn vị là dB (đê – xi – ben)

1.5.4 Tác hại của tiếng ồn

- Tiếng ồn 50dB: làm mất tập trung, giảm năng suất lao động

- Tiếng ồn 70dB: Gây tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng huyết áp, mệt mỏi, giảmsức tập trung và hứng thú với công việc

- Tiếng ồn 90dB: mệt mỏi, mất ngủ, mất cân bằng cơ thể, tổn thương thầnkinh thính giác

- Tiếp xúc với tiếng ồn cường độ lớn trong thời gian dài gây nhiều tác độngxấu đến sức khỏe, gây suy kiệt cơ thể, tổn thương thần kinh, có thể để lạihậu quả không thể hồi phục được

1.6 BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

Điếc nghề nghiệp là điếc do tổn thương không hồi phục ở cơ quan Cortitai trong, dẫn đến điếc vĩnh viễn ngay cả khi thôi không tiếp xúc với tiếng ồnnữa Đây là bệnh xếp thứ hai trong số các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ởViệt Nam [24]

Trang 19

1.6.1 Đặc điểm của bệnh điếc nghề nghiệp

- Điếc đối xứng hai bên

- Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000Hz

- Điếc do tổn thương ốc tai: điếc tiếp nhận

- Điếc không hồi phục: trừ trường hợp mệt mỏi thính lực

- Điếc không tự tiến triển: ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, điếc không tăngthêm (trừ khi tăng lên do tuổi già)

1.6.2 Cơ chế bệnh sinh của điếc nghề nghiệp

Về cơ chế bệnh sinh của bệnh điếc nghề nghiệp đến nay được người ta

đưa ra hai vấn đề chính là cơ chế thần kinh và cơ học: cơ chế thần kinh đã được

các tác giả nghiên cứu từ cuối thế kỷ XI Năm 1880, Habermann quan sát thấytiếng ồn gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác,ngày nay người ta quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡngđáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thôngthường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp

Cơ chế cơ học Từ năm 1918 Vitmark đã xác định ở cơ quan thính giác

người bệnh có tổn thương hệ tế bào lông tại cơ quan Corti trong giai đoạn đầusau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti Nguyên nhâncủa hiện tượng này là do các tế bào chịu áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bàocũng như các sợi lông chịu tác động thường xuyên mà dày lên và dần dần mấtcảm ứng, gây nên hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh và đó là điếcnghề nghiệp trong thực tế đã xảy ra Một đặc điểm chung của điếc nghề nghiệp

là bao giờ cũng thấy sự thiếu hụt thính lực ở tần số cao, đặc biệt là ở tần số 4096Hertz sau đó mới dẫn đến các âm tần khác, tiếng ồn trong sản xuất thường là từ2.000 Hertz trở lên Đây sẽ là tần số chính gây tổn thương vùng đáy của loa đạo,thường thì tiếng ồn có tần số thấp sẽ gây tổn thương vùng đỉnh của loa đạo (ốctai) [1]

Trang 20

1.6.3 Biểu hiện và tiến triển của bệnh điếc nghề nghiệp [24]

1.6.3.1 Giai đoạn đầu (mệt mỏi thính lực)

- Xảy ra sau vài tháng, ù tai, suy nhược, có thể hồi phục được

- Giảm thính lực ở 4000 Hz

1.6.3.2 Giai đoạn tiềm tàng

- Kéo dài 1 – 7 năm

(Hình bên: cả hai đường biểu diễn

thính lực hai tai đều có ngưỡng nghe

cao ở tần số 4000 Hz ở 80dB Đỉnh

chữ V ở tần số 4000 Hz và 80 dB

[25] )

Hình 3 Biểu đồ ngưỡng nghe điếc nghề nghiệp

1.6.3.3 Giai đoạn tiềm tàng gần hoàn toàn

- Kéo dài 10 – 15 năm

- Không nghe được tiếng nói thầm

- Khuyết chữ V mở rộng đến 2000 Hz

1.6.3.4 Giai đoạn điếc rõ rệt

- Ù tai, nghe khó khăn

- Khuyết chữ V ở nhiều tần số, mở rộng đến 250 Hz

- Ngưỡng đau hạ thấp (bình thường ngưỡng đau > 120dB)

Trang 21

1.6.3.5 Thể không điển hình

- Không khuyết ở 4000 Hz

- Đốt cháy giai đoạn

- Điếc không đối xứng

1.6.4 Chẩn đoán xác định điếc nghề nghiệp

Để chẩn đoán xác định điếc nghề nghiệp cần dựa trên 3 cơ sở:

1.6.4.1 Khám lâm sàng:

Cần khám về tai mũi họng đầy đủ để chứng tỏ không có tổn thương gì vềmàng tai, tai giữa và xương chũm, cũng như không có tổn thương ở tiền đình vìđiếc nghề nghiệp chỉ gây nên tổn thương ở ốc tai của tai trong

1.6.4.2 Có yếu tố tiếp xúc

- Tiếng ồn tại nơi làm việc vượt quá tiêu chuẩn cho phép, theo tiêu chuẩncủa Bộ Y tế là trên 85dB

- Tiếp xúc hơn 3 tháng, mỗi ngày trên 6 giờ

1.6.4.3 Đo thính lực âm hoàn chỉnh

- Biểu đồ thính lực hình V đáy ở 4000 Hz

- Nghe kém cả hai tai

- Đường khí trùng đường xương

- Sau một thời gian thính lực đồ phải không khá lên ngay cả khi nghỉ ngơikhông tiếp xúc với tiếng ồn

1.6.5 Chẩn đoán phân biệt:

- Tai nạn lao động: những trường hợp bị điếc ngay khi mới tiếp xúc với tiếng

ồn là do chấn thương âm, do quá mẫn, thiếu phản ứng thích nghi của cơ thể,được coi là tai nạn lao động

- Viêm nhiễm: ở màng tai không bị tổn thương cũng gây nên điếc, nhưng biểu

đồ thính lực thể hiện một điếc truyền âm hay điếc hỗn hợp

Trang 22

- Xốp xơ tai: màng tai không bị tổn thương, vòi nhĩ thông nhưng thính lực đồ

biểu hiện một điếc hỗn hợp (có thể có trường hợp nặng về tai trong) nghiệmpháp Gelée dương tính

- Chấn thương: có thể gặp do chấn thương âm: có tiền sử, bị đột ngột, cũng là

điếc tiếp âm có thể một hay hai tai nhưng thường diễn biến nhanh, điếc nặnghay điếc đặc ngay và thường có kèm theo tổn thương tiền đình

- Nhiễm độc tai trong: thường gặp do hóa chất hay do thuốc như

Streptomycin, quinin không có tổn thương thực thể, điếc tiếp âm, tiến triểnnhanh chóng, nhưng đôi khi cũng kéo dài hàng tháng hay lâu hơn làm choviệc chẩn đoán khó khăn Chủ yếu dựa vào khai thác tiền sử và các biện pháptrên ngưỡng; Phòng hộ và giám định điếc nghề nghiệp; Cần có nhữngphương pháp dự phòng và xử trí sớm cho người bệnh gồm hai lĩnh vựcphòng hộ: kỹ thuật và y tế

1.7 DỰ PHÒNG VÀ GIẢI QUYẾT ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

1.7.1 Phòng hộ kỹ thuật

Giảm tiếng ồn từ nguồn gây tiếng ồn Cách ly khu vực làm việc và nguồngây tiếng ồn Sử dụng các biện pháp cách âm, hấp thụ tiếng ồn Đảm bảo đạttiêu chuẩn cho phép về tiếng ồn ở môi trường lao động Các biện pháp phòng hộ

kỹ thuật nhằm giảm nguồn sinh ra tiếng ồn như chống và chạm, ma sát, sử dụngcác vật liệu, công cụ mềm thay kim loại cứng Thu hồi, triệt tiêu nguồn âm:được thực hiện qua các ống, hộp giảm âm để làm bớt cường độ nguồn âm đãsinh ra

Cách ly, chống phản hồi, cộng hưởng âm: bao gồm các biện pháp về kỹthuật và thiết kế nhằm cô lập, cách ly nguồn âm hay hấp thụ bớt âm đã sinh ra.Tuy nhiên hiện nay các biện pháp kỹ thuật trên thường ít có hiệu quả vì thựchiện khó khăn phức tạp và nhất là thường không phù hợp, ảnh hưởng tới quytrình sản xuất

Trang 23

1.7.2 Phòng hộ cá nhân

Hiện đang được tập trung nghiên cứu Dụng cụ phòng hộ: có nhiều loạinhưng tập trung trong hai loại hình chính Nút tai có định hình hay không địnhhình Loa che tai đơn giản hay phức tạp như một mũ che cả tai và đầu Các loạidụng cụ này thường làm giảm từ 20 đến 45dB, như vậy sẽ đưa cường độ có hạixuống dưới mức gây hại Một yêu cầu cơ bản là các dụng cụ trên phải khít chặtnhưng không gây khó chịu, kích thích tai và không ảnh hưởng gì đến khả nănglao động Tổ chức lao động nghỉ ngơi nhằm làm cho tai thích ứng được với tiếng

ồn, không bị tình trạng quá mệt mỏi Hiện nay người ta thống nhất là nên rútngắn thời gian lao động trong một ngày hơn là rút ngắn thời gian trong mộttháng hay một năm, nhưng số lần và thời gian nghỉ ngơi trong một ngày thì cònchưa thống nhất cụ thể Vai trò của thể dục, thể thao trong phòng hộ tiếng ồn làkhá quan trọng vì nó là cơ sở cho các cơ ở vùng tai to khỏe ra nên sẽ có lợi choviệc bảo vệ tai trong khi tiếng ồn quá mạnh Việc tạo thời gian cho tai thích ứng,không bị co cứng các cơ bảo vệ tai trong trước tiếng ồn quá đột ngột cũng là cầnthiết

1.7.3 Phòng hộ y tế

Phát hiện sớm biểu hiện của bệnh, đưa ra lời khuyên về sức khỏe, hướngdẫn cách tiếp xúc với tiếng ồn, lời khuyên về môi trường làm việc, thuyênchuyển công tác Chế độ nghỉ ngơi cần được tạo điều kiện để sau giờ lao độngcông nhân có thể nghỉ ngơi yên tĩnh, hoặc nghe nhạc nhẹ, có cường độ thích hợpnhằm cho tai được phục hồi trở lại nhanh sau những giờ tiếp xúc với tiếng ồn.Các trường hợp suy giảm thính lực, điếc nghề nghiệp cần được lập hồ sơ chogiám định khả năng lao động vì bệnh này không hồi phục Trước hết phải đánhgiá sức nghe sau đó mới đánh giá khả năng lao động do mất khả năng nghe

Kiểm tra, giám sát môi trường lao động

Tuyên truyền giáo dục

Trang 24

1.7.4 Phòng chống điếc nghề nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam

1.7.4.1 Phòng chống điếc nghề nghiệp trên Thế giới

Năm 1985, WHO ra nghị quyết WHA 38.19 về vấn đề điếc và nghe kémtrên toàn thế giới và lập kế hoạch để phòng chống Đến năm 1987, WHO đãthành lập chương trình phòng chống điếc và nghe kém

Năm 1991, WHO/WP tổ chức hội nghị tại New Dehli chuyên đề phòngchống điếc và nghe kém ở Châu Á

Tháng 11/ 1994, Hội nghị chuyên đề về điếc và nghe kém của các nướcASEAN được tổ chức tại Manila [17]

Ngày 25/4/1995, WHO quyết định lấy ngày 25/4 hàng năm làm ngày

“Quốc tế phòng chống tiếng ồn”

Ngày 18/10/2006, WHO bắt tay với nhiều tổ chức từ thiện trên toàn thếgiới để khuyến khích sản xuất máy trợ thính với giá phải chăng, tạo điều kiệncho người nghe kém được tiếp cận với máy trợ thính, nhất là các nước đang pháttriển hay khó khăn về kinh tế

WHO có những chương trình phòng chống điếc như:

- Phòng ngừa và chữa trị bệnh viêm tai trong

- Giảm thiểu tiếng động quá mạnh

- Giảm thiểu sử dụng các dược chất có hại tới thính lực

1.7.4.2 Phòng chống điếc nghề nghiệp ở Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam đã sớm quan tâm đến bệnh nghề nghiệp, trong đó cóđiếc do tiếng ồn Thể hiện bằng việc ban hành Thông tư liên bộ: Bộ Y tế, BộLĐTB & XH, Tổng Công đoàn Việt Nam về danh mục bệnh nghề nghiệp và chế

độ đãi ngộ người lao động, trong đó có bệnh điếc nghề nghiệp [23]

Từ tháng 4 năm 1982 Bộ Y tế đã ra quyết định SỐ: 370 BYT/QĐ thành lập

Viện Y học Lao động trực thuộc Bộ Y tế Viện có chức năng nghiên cứu, đềxuất chính sách trong lĩnh vực sức khỏe nghề nghiệp [18]

Nhiều cơ quan, trung tâm nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp đã đưa ranhững khuyến cáo quan trọng về điếc do tiếng ồn và các biện pháp hạn chế điếc

Trang 25

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tất cả các công nhân đang làm việc tại một nhà máy lắp ráp ô tô T thuộcđịa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, được khám sức khỏe nghề nghiệp tháng 6 – 7/ 2012 tạiBệnh viện Đại học Y Hà Nội

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn:

- Các cán bộ, công nhân này có thâm niên ở nhà máy ít nhất 6 tháng, làmviệc ở xưởng sản xuất lắp ráp, nơi có phơi nhiễm tiếng ồn;

- Tất cả đều được khám Tai Mũi Họng và đo thính lực

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những công nhân trước khi vào làm việc tại nhà máy T có tiền sử bị mắcbệnh lý của tai mũi họng dẫn đến nghe kém (kết quả khám tuyển dụngđầu vào về tai mũi họng bình thường)

- Những người mới được tuyển dụng, làm việc ở nhà máy dưới 6 tháng

2.1.3 Cỡ mẫu

Phương pháp lấy mẫu: toàn bộ công nhân trực tiếp sản xuất hoặc công táctại bộ phận phơi nhiễm tiếng ồn như: lắp ráp, dập, hàn, gò rèn được đo thínhlực Tổng số 778 người thuộc mẫu nghiên cứu, do số nữ chỉ có 2 mẫu, khôngmang tính đại diện về giới nên nghiên cứu này chỉ khảo sát trên các đối tượng

phơi nhiễm là nam giới Do vậy, mẫu nghiên cứu là 776 nam công nhân.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1 Mô tả cắt ngang

- Mô tả cắt ngang tình trạng tiếp xúc tiếng ồn (điều kiện làm việc, côngviệc cụ thể của các phân xưởng), kết quả đo tiếng ồn ở các phân xưởng

Trang 26

- Mô tả tình trạng bệnh lý Tai mũi họng và sức nghe của người lao động ởcác phân xưởng có tiếp xúc tiếng ồn.

2.2.2 Phương pháp đo tiếng ồn nơi sản xuất

- Máy đo: đo tiếng ồn bằng máy Quest 2700 - Mỹ

- Cơ quan đo: Khoa Vệ sinh và An toàn lao động - Viện Y Học Lao Động

và Vệ sinh môi trường

- Ngày lấy mẫu: Ngày 11 và 12 tháng 01 năm 2011

- Tiêu chuẩn: theo tiêu chuẩn Vệ sinh lao động của Bộ Y tế theo thông tư3733/2002/QĐ-BY: tiếng ồn môi trường làm việc không vượt quá 85dB.Theo hướng dẫn của Thông tư liên Bộ (Bộ LĐTB và XH, Bộ Y tế vàTổng Công đoàn Việt Nam số 08/ TTLB ngày 19 tháng 5 năm 1976, phơinhiễm tiếng ồn là khi cường độ tiếng ồn từ 85dB thời gian tiếp xúc trên6h hoặc cường độ 80 dB nếu thời gian tiếp xúc trên 10h

2.2.3 Phương pháp khám Tai Mũi Họng, đo thính lực

Theo Thông tư Hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp 12/2006/TT-BYTngày 10 tháng 11 năm 2006, mỗi năm cơ sở sản xuất cần khám sức khỏe nghềnghiệp định kỳ cho cán bộ nhân viên 1-2 lần, có tư vấn phòng tránh bệnh nghềnghiệp

2.2.3.1 Khám Tai Mũi Họng

- Khám Lâm sàng: do bác sĩ chuyên khoa Tai

Mũi Họng của BVĐHY HN có trình độ thạc

sĩ trở lên thực hiện Việc khám nhằm đánh

giá tổng quát dị tật, bệnh lý về Tai Mũi

Họng, tiền sử bệnh và các bệnh lý tai mũi

họng hiện nay, kê đơn khi có bệnh lý cấp tính Việc khám lâm sàng đượcthực hiện đồng loạt cho tất cả cán bộ của nhà máy T khi đi khám sức khỏe

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Võ Tấn (1991), “Điếc”, Tai Mũi Họng thực hành tập II, nhà xuất bản Y học, tr. 222 – 226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điếc
Tác giả: Võ Tấn
Nhà XB: nhà xuất bản Yhọc
Năm: 1991
14. Nguyễn Thị Toán, 2012. Các bệnh nghề nghiệp thường gặp trong khai thác mỏ ; Tạp chí Y học thực hành http://khambenhnghe.com/userfiles/test%20lanh-halam.jpg © 2001-2012 Comsenz Inc Link
15. Nguyễn Thị Toán , Tình hình sức nghe của công nhân tại một số cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng . Viện YHLĐ và VSMT http://www.nioeh.org.vn/Vietnam/Hoinghi/Hoi%20nghi%205/Benh%20nghe%20nghiep.htm Link
22. Hội nghị khoa học Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh , 2011.17% công nhân bị điếc nghề nghiệp. L.T.T.H| 21/12/2012 06:06 (GMT + 7) Nguồn: bảo Tuổi trẻ online. http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/song-khoe/525983/17-cong-nhan-bi-diec-nghe-nghiep.html Link
24. Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp, Giới thiệu bệnh điếc nghề nghiệp http://khambenhnghe.com/Gioi-thieu-benh-diec-nghe-nghiep_c2_440.htmlTIẾNG ANH Link
25. A. Bernstein. 2011. 10 Facts & Myths About Hearing LossUnderstanding Your Audiogram.http://betterhearingblog.com/author/aibernstein/ Link
1. Vũ Cường, 2004. Bệnh điếc do tiếng ồn. Trang tin điện tử ngành Y tế. Giấy phép của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin số: 314/GP-BC ngày 09/7/2004 Khác
2. Nguyễn Đăng Quốc Chấn, Bùi Đại Lịch. 2008. Kiến thức thái độ, Hành vi phòng chống ô nhiễm tiếng ồn và điếc nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy, xí nghiệp có tiếng ồn cao (>85 dB) tại TP HCM. Y Hoc TP. Ho Chi Minh. Vol. 12 - No 4 –: 226 - 230 Khác
5. Đỗ Hồng Giang. 2012. Điếc nghề nghiệp chiếm gần 65% trường hợp bồi thường thiệt hại. Hội thảo Khoa học kỹ thuật năm 2012 của Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM Khác
6. Vũ Thị Bích Hạnh, Đặng Thái Thu Hương, 2004. Hướng dẫn thực hành âm ngữ trị liệu. NXB Y học, tr. 11 – 12, 24 – 30, 81 – 120 Khác
7. Nguyễn Văn Huy, 2005. Giải phẫu người. NXB Y học. Bài 15 : Tai và thần kinh tiền đình - ốc tai, tr. 161 – 171 Khác
10. Nguyễn Hữu Khôi (2007), Đo sức nghe và đánh giá kết quả, Bài giảng lâm sàng Tai – Mũi - Họng, NXB Y học, tr. 38 – 87 Khác
11. Ngô Ngọc Liễn (1960), Mức độ nghe kém, Giản yếu Tai – Mũi - Họng, tập 1, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 197 – 201 Khác
12. Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Vũ Thị Bích Hạnh. 2002. Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng. NXB Y học Khác
16. Trần Bích Thủy. 2010. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng nghe nói ở trẻ em khiếm thính sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu. Luận văn thạc sĩ y học.ĐHY HN Khác
17. Ngô Đức Xương (1997), Nghiên cứu tình hình suy giảm thính lực ở học sinh tiểu học Thành phố Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, tr. 1 – 2, 26 – 50 Khác
19. Bộ Y tế. 2004. Thận trọng với bệnh điếc nghề nghiệp. Trang tin điện tử ngành Y tế Giấy phép của Cục Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin số: 314/GP- BC ngày 09/7/2004 Khác
21. Bộ Y tế. 2010. Phục hồi chức năng năng cho người có khó khăn về nghe nói. Tài liệu phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. NXB Y học Khác
23. Thông tư liên Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Tổng Công đoàn Việt Nam số 08/ TTLB ngày 19/5/1976 về quy định một số Bệnh Nghề nghiệp và chế độ đãi ngô công nhân viên chức nhà nước mắc bệnh nghề nghiệp Khác
26. P.Timmins and O.Granger, 2010. Occupational noise-induced hearing loss in Australia: Overcoming barriers to effective noise control and hearing loss prevention. Commonwealth, Attorney-General’s Department, 3–5 National Circuit, Barton ACT 2600 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Ngưỡng nghe bình thường [27] - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Hình 1. Ngưỡng nghe bình thường [27] (Trang 11)
Hình 2. Cấu tạo của tai [27] - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Hình 2. Cấu tạo của tai [27] (Trang 13)
Hình 3. Biểu đồ ngưỡng nghe điếc nghề nghiệp - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Hình 3. Biểu đồ ngưỡng nghe điếc nghề nghiệp (Trang 20)
Bảng 3.1. Mô tả tiếng ồn ở khu vực dây chuyền lắp ráp - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.1. Mô tả tiếng ồn ở khu vực dây chuyền lắp ráp (Trang 31)
Bảng 3.2. Độ ồn khu vực hàn - dập – nén - lắp xe - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.2. Độ ồn khu vực hàn - dập – nén - lắp xe (Trang 31)
Bảng 3.3.Độ ồn chỗ  “cung ứng nội bộ” - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.3. Độ ồn chỗ “cung ứng nội bộ” (Trang 32)
Bảng 3.4. Độ ồn khu vực sơn- kiểm định – giám sát - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.4. Độ ồn khu vực sơn- kiểm định – giám sát (Trang 32)
Bảng 3.5. Sức nghe của công nhân ở các bộ phận sản xuất - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.5. Sức nghe của công nhân ở các bộ phận sản xuất (Trang 34)
Bảng 3.6. Sức nghe theo khu vực tiếng ồn - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.6. Sức nghe theo khu vực tiếng ồn (Trang 34)
Bảng 3.7. Sức nghe theo tần số - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.7. Sức nghe theo tần số (Trang 35)
Bảng 3.8. Giảm sức nghe theo khu vực sản xuất ở các tần số - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.8. Giảm sức nghe theo khu vực sản xuất ở các tần số (Trang 35)
Bảng 3.9. Tỷ lệ nghe kém theo khu vực sản xuất ở tần số 4000 Hz - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.9. Tỷ lệ nghe kém theo khu vực sản xuất ở tần số 4000 Hz (Trang 36)
Bảng 3.11. Sức nghe của công nhân thâm niên dưới và trên 5 năm - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.11. Sức nghe của công nhân thâm niên dưới và trên 5 năm (Trang 37)
Bảng 3.12. Phân bố nghe kém theo tần số và  thâm niên công tác - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.12. Phân bố nghe kém theo tần số và thâm niên công tác (Trang 38)
Bảng 3.14. Mức độ điếc và thâm niên công tác - đánh giá thực trạng tiếng ồn và ảnh hưởng tới sức nghe của công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở vĩnh phúc
Bảng 3.14. Mức độ điếc và thâm niên công tác (Trang 39)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w