Báo hiệu liên tổng đài( trung kế)

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 52 - 56)

VI. HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRONG TỔNG ĐÀ

6.2.2. Báo hiệu liên tổng đài( trung kế)

Báo hiệu liên tổng đài có thể được gửi đi theo mỗi đường trung kế liên tổng đài riêng. Các tín hiệu này có tần số nằm trong hoặc ngoài băng tần tiếng nói .

Dạng tín hiệu:

 Dạng xung: Tín hiệu được truyền đi là dạng xung.

 Dạng liên tục: Tín hiệu báo hiệu liên tục về thời gian nhưng thay đổi trạng thái đặc trưng về tần số.

 Dạng áp chế: Tương tự như kiểu truyền đi bằng dãy xung nhưng khoảng truyền dẫn tín hiệu không ổn định trước mà kéo dài cho tới khi có xác nhận của phía thu thông qua 1 tín hiệu xác định nhận truyền ngược lại từ đầu thu tới đầu

phát. Phương thức báo hiệu này có độ tin cậy cao vì nó tạo điều kiện cho việc truyền dẫn các tín hiệu phức tạp.

Các tín hiệu trong báo hiệu liên tổng đài có thể là : Tín hiệu chiếm, công nhận chiếm, số hiệu thuê bao bị gọi, tình trạng tắc nghẽn, xóa thuân, xóa ngược.... Báo hiệu liên tổng đài bao gồm:

 Các tín hiệu thanh ghi: Được sử dụng trong thời gian thiết lập cuộc gọi để chuyển giao địa chỉ và thông tin thể loại thuê bao.

 Các tín hiệu báo hiệu đường dây: Được sử dụng trong toàn bộ thời gian cuộc gọi để giám sát trạng thái đường dây.

Báo hiệu liên đài ngày nay sử dụng 2 phương pháp:  Báo hiệu kênh liên kết ( CAS)

 Báo hiệu kênh chung (CCS)

6.2.2.1. Báo hiệu kênh liên kết( CAS)

Khái quát

Báo hiệu kênh liên kết là báo hiệu gần và liên kết với kênh thoại, báo hiệu, truyền thoại trên cùng 1 tuyến qua mạng lưới.

Với hệ thống báo hiệu này mỗi kênh tiếng có một đường báo hiệu riêng được ấn định, các tín hiệu báo hiệu được truyền theo nhiều cách khác nhau: trong băng, ngoài băng hay trong khe thời gian 16 trong tổ chức đa khung của hệ thống PCM.

Có nhiều hệ thống báo hiệu CAS khác nhau được sử dụng: - Hệ thống báo hiệu xung thập phân.

- Hệ thống báo hiệu hai tần số. - Hệ thống báo hiệu xung đa tần.

- Hệ thống báo hiệu bị khống chế (Hệ thống báo hiệu CCITT R2).

Trong các hệ thống báo hiệu này, thông thường các tín hiệu được truyền dưới dạng xung hoặc tone, hoặc tổ hợp các tần số tone. Phương thức báo hiệu đa tần được sử dụng rộng rãi cho chức năng tìm chọn, bằng cách sử dụng 2 trong 5 hoặc 6 tần số nằm trong băng kênh thoại (300-3400 Hz). Hệ thống báo hiệu CAS được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là hệ thống mã đa tần R2 của CCITT.

Các hệ thống báo hiệu kênh kiên kết

a. Hệ thống báo hiệu CCITT 1: Sử dụng tần số 500 Hz và ngắt quãng 20 Hz. Ngày nay không còn sử dụng.

b. Hệ thống báo hiệu CCITT 2: Sử dụng tần số 600 Hz và ngắt quãng 750Hz. Ngày nay vẫn được sử dụng ở New Zealand, Nam Mỹ, Australia.

c. Hệ thống báo hiệu CCITT 3: Là hệ thống báo hiệu trong băng đầu tiên sử dụng tần số 2280 Hz cho cả cảnh báo đường dây và báo hiệu thanh ghi. Ngày nay được sử dụng ở Pháp, Áo, Hà Lan,Hungary.

d. Hệ thống báo hiệu CCITT 4: Là 1 biến thể của CCITT3 nhưng sử dụng tần số 2040 Hz và 2400Hz cho cả cảnh báo đường dây và báo hiệu thanh ghi.

e. Hệ thống báo hiệu CCITT 5: Báo hiệu đường dây sử dụng tần số 2400 Hz và 2600Hz, báo hiệu thanh ghi sử dụng 2 trong 6 tần số 700 Hz, 900 Hz, 1100 Hz, 1300 Hz, 1500Hz, 1700Hz.

f. Hệ thống báo hiệu R1: Gần giống với hệ thống báo hiệu số 5 nhưng chỉ sử dụng tấn số 2600 Hz cho báo hiệu đường dây, báo hiệu thanh ghi giống CCITT 5.

g. Hệ thống báo hiệu R2: Sử dụng tấn số 3825 Hz cho báo hiệu đường dây (phiên bản Analog), các tần số 540 Hz đến 1140 Hz cho hướng về, tần số 1380 Hz đến 1890 Hz cho hướng đi với bước tần số 120 Hz.

 Ưu nhược điểm của báo hiệu kênh kiên kết

Ưu điểm: Khi có sự cố ở 1 kênh báo hiệu thì các kênh còn lại ít bị ảnh hưởng. Nhược điểm:

 Thời gian thiết lập cuộc gọi lâu do tốc độ trao đổi thông tin chậm.  Dung lượng nhỏ do có số đường dây trung kế giới hạn.

 Độ tin cậy không cao do không có đường dây trung kế dự phòng.

6.2.2.2. Báo hiệu kênh chung ( CCS)

Báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu dùng để truyền thông tin báo hiệu giữa các tổng đài. Các kênh báo hiệu được truyền trên một đường trung kế riêng biệt tách rời khỏi đường trung kế truyền tín hiệu tiếng. Trong phương thức báo hiệu này, các đường số liệu cao giữa các bộ xử lý của tổng đài SPC được mang các thông tin báo hiệu. Các đường báo hiệu này tách rời với đường trung kế thoại, mỗi đường số liệu này có thể mang thông tin báo hiệu cho vài trăm kênh thoại.

Trong báo hiệu CCS thông tin báo hiệu cần chuyển thành được tạo thành các đơn vị tín hiệu gọi là các gói số liệu. Ngoài các thông tin báo hiệu đó còn có các chỉ thị

Các hệ thống báo hiệu kênh chung

Hệ thống báo hiệu số 6: Ra đời năm 1968, được sử dụng giành cho đường dây Analog và cho lưu thoại quốc tế.

Hệ thống báo hiệu số 7: Ra đời vào những năm 1979 – 1980, dùng cho các mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao.

Ưu điểm của báo hiệu kênh chung

 Thời gian thiết lập cuộc gọi nhanh do sử dụng đường truyền số tốc độ cao.  Dung lượng lớn.

 Độ tin cậy cao.  Độ linh hoạt cao.

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w