VI. HỆ THỐNG BÁO HIỆU TRONG TỔNG ĐÀ
6.4.1. Cấu trúc hệ thống báo hiệu SS
Báo hiệu số 7 có cấu trúc phân lớp giống như mô hình giao tiếp mở OSI báo hiệu số 7 có 4 lớp.
Lớp 1, 2, 3: Giống như lớp 1, 2, 3 của mô hình giao tiếp mở OSI tạo thành ba phần chuyển bản tin là MTP-1, MTP-2 và MTP-3.
Lớp 4 là lớp ứng dụng giống như lớp 7 của OSI ứng dựng cho các dịch vụ như: Truyền thoại TUP, Truyền số liệu DUP và đa dịch vụ số IUSP. Do không có 3 lớp trung gian là 4, 5, 6 nên tốc độ truyền báo hiệu nhanh nhưng khả năng ứng dụng dịch vụ có hạn vì vậy đưa thêm lớp con giữa lớp 3, 4 gọi là điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP cung cấp dịch vụ: Đo kiểm tra TCAP, vận hành bảo dưỡng OMAP.
6.4.1.1. Cấu trúc chức năng MTP-1:
MTP-1 gọi là đường số liệu báo hiệu tương đương với lớp 1 là lớp vật lý của OSI xác định các tham số điện đặc tính vật lý chức năng của đường báo hiệu số 7.
Đường số liệu báo hiệu là 1 đường truyền dẫn theo hai hướng gồm 2 kênh hoạt động có thể là 1 đường báo hiệu tương tự hoặc là đường báo hiệu số.
Đường báo hiệu số
Một đường báo hiệu gồm: Đường truyền dẫn số nối giữa hai hệ thống chuyển mạch số để truyền cho các thông tin báo hiệu giữa hai thiết bị đầu cuối báo hiệu.
Hình 23: Sơ đồ báo hiệu số Chú thích:
ST : Thiết bị đầu cuối báo hiệu DS : Chuyển mạch số
DCE: Thiết bị đầu cuối truyền dẫn số Đường truyền tương tự
Đường báo hiệu tương tự bao gồm một đường truyền dẫn tương tự nối giữa hai hệ thống chuyển mạch số để truyền các thông tin báo hiệu giữa hai thiết bị đầu cuối báo hiệu.
Modem: Dùng để biến đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại
Hình 24: Sơ đồ báo hiệu tương tự
6.4.1.2. Cấu trúc chức năng của MTP-2.
MTP-2 cùng với MTP-1 tạo thành một đường báo hiệu tin cậy không lỗi gồm 3 khuôn dạng bản tin.
Hình 25: Cấu trúc MPT-2 Chú thích:
F: Là cờ dùng để đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của một bản tin là từ mã đặc biệt gồm 8 bít.
CK: Trường kiểm tra dùng để kiểm tra lỗi của bản tin 16 bít.
SIF: Trường thông tin báo hiệu chứa thông tin báo hiệu gồm 8n trong đó N≥ 2. SIO: Trường chỉ thị dịch vụ để chỉ thị các dịch vụ của bản tin báo hiệu như các dịch vụ thoại ,truyền số liệu vận hành bảo dưỡng và di động.
LI: Là trường chỉ thị độ dài dùng để phân biệt 3 bản tin gồm 6 bit + Nếu LI = 0 là bản tin FISU.
+ Nếu LI = 1,2 là bản tin LSSU. + Nếu 2 < LI < 63 bản tin là MSSU.
EC: Là trường sửa chữa lỗi gồm 16 bit sửa lỗi bằng thủ tục tự động phát lại SF: Là trường chỉ thị trạng thái để chỉ thị trạng thái của đường truyền báo hiệu.
*Đơn vị tín hiệu bản tin MSSU
Để truyền các thông tin báo hiệu, các thông tin báo động và các thông tin định tuyến được đặt trong SIF.
Thông tin định tuyến còn gọi là nhãn bản tin gồm mã điểm báo hiệu phát OPC. + Mã điểm báo hiệu DPC.
+ Mã điểm báo hiệu lựa chọn đường báo hiệu SLS.
* Bản tin chỉ thị trạng thái đường LSSU.
Dùng chỉ thị trạng thái của đường truyền báo hiệu được đặt trong SF dùng 3 bit.
*Đơn vị báo hiệu thay thế FISU
Dùng để chỉ thị trạng thái của đường truyền dẫn một cách nhanh chóng nhất khi trên đường báo hiệu không truyền hai đơn vị bản tin MSSU và LSSU.
6.4.1.3. Cấu trúc chức năng MTP-3:
MTP-3 có chức năng xử lý và quản lý bản tin.
Chức năng xử lý bao gồm: Chức năng phân biệt bản tin dùng nhận biết bản tin
thuộc điểm báo hiệu hoặc điểm báo hiệu khác mà điểm báo hiệu phải làm nhiệm vụ chuyển tiếp, nếu bản tin thuộc điểm báo hiệu thì sẽ được đưa đến chức năng phân phối bản tin. Nếu bản tin báo hiệu không thuộc điểm báo hiệu sẽ được đưa đến chức năng định tuyến bản tin dựa vào mã điểm báo hiệu để phân biệt bản tin.
Chức năng định tuyến bản tin: Là phải định tuyến bản tin chuyển bản tin đến điểm báo hiệu thu dựa vào mã điểm báo hiệu và lựa chọn đường báo hiệu để định tuyến bản tin.
Chức năng phân phối bản tin: Chuyển bản tin tới người sử dụng thích hợp dựa vào mã dịch vụ đặt trong trường SIO. Mục đích của chức năng xử lý bản tin là chuyển bản tin báo hiệu đến đúng địa chỉ nhận đúng người sử dụng.
Chức năng quản lý: Bao gồm quản lý lưu lượng quản lý tuyến báo hiệu và quản
lý đường báo hiệu mục đích để khai thác mạng báo hiệu một cách hiệu quả bao gồm các công việc: Là phải thay thế các tuyến, các đường báo hiệu có sự cố sang các đường dự phòng phải điều khiển lưu lượng khi có tắc nghẽn, chuyển tạm thời các lưu lượng báo hiệu sang các hướng khác để tránh tắc nghẽn.