CÁC THÔNG TIN BÁO HIỆU TRONG ĐIỆN THOẠ

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 62 - 67)

2.1 Tổng quan

Trong mạng điện thoại, việc thiết lập và giải tỏa đường kết nối tạm thời tùy theo các chỉ thị và thông tin nhận được từ các đường dây thuê bao. Vì vậy các tín hiệu báo hiệu trong điện thoại có vai trò quan trọng trong việc hoạt động của toàn bộ mạng lưới cũng như ở trong một số loại hình dịch vụ của mạng.

2.2 Phân loại thông tin báo hiệu

2.2.1 Thông tin yêu cầu và giải tỏa cuộc gọi:

Thông tin yêu cầu cuộc gọi: khi đó thuê bao gọi nhấc tổ hợp và tổng đài sẽ kết nối đến thiếp bị thích hợp để nhận thông tin địa chỉ (số bị gọi).

Thông tin giải tỏa: khi đó cả hai thuê bao gác máy tổ hợp (on hook) và tổng đài sẽ giải tỏa tất cả các thiếp bị được làm bận cho cuộc gọi, và xóa sạch bất kỳ thông tin nào khác được dùng cho việc thiết lập và kềm giữ cuộc gọi.

2.2.2 Thông tin chọn địa chỉ:

Khi tổng đài đã sẵn sàng nhận thông tin địa chỉ, nó sẽ gửi một tín hiệu yêu cầu. Đó chính là âm hiệu quay số đến thuê bao.

2.2.3 Thông tin chấm dứt chọn địa chỉ:

Thông tin này chỉ dẫn tình trạng của đường dây bị gọi hoặc lý do không hoàn tất cuộc gọi

2.2.4 Thông tin giám sát:

Chỉ rõ tình trạng nhấc/gác tổ hợp của thuê bao gọi và tình trạng on-off hook của thuê bao gọi sau khi đường nối thoại đã được thiết lập.

 Thuê bao gọi nhấc tổ hợp

 Thuê bao bị gọi đã trả lời và việc tính cước đã bắt đầu.  Thuê bao bị gọi gác tổ hợp.

 Thuê bao bị gọi đã gác tổ hợp kết thúc cuộc gọi và ngắt đường kết nối cuộc gọi sau một thời gian nếu thuê bao gọi không gác máy.

2.3. Báo hiệu trên đường dây thuê bao2.3.1 Báo hiệu trên đường dây thuê bao gọi 2.3.1 Báo hiệu trên đường dây thuê bao gọi

Yêu cầu cuộc gọi: Khi thuê bao rỗi, trỡ kháng đường dây cao, trở kháng đường

dây xuống ngay khi thuê bao nhấc tổ hợp kết quả là dòng điện tăng cao. Dòng tăng cao này được tổng đài phát hiện như là một yêu cầu một cuộc gọi mới và sẽ cung cấp đến thuê bao âm hiệu mời quay số.

Tín hiệu địa chỉ: Sau khi nhận tín hiệu mời quay số, thuê bao sẽ gửi các chữ số

địa chỉ. Các chữ số địa chỉ có thể được phát đi bằng hai cách quay số, quay số ở chế độ Pulse và quay số ở chế độ Tone.

Tín hiệu chấm dứt việc lựa chọn: Sau khi nhận đủ địa chỉ, bộ phận địa chỉ

được ngắt ra. Sau đó việc kết nối được thiết lập.

Tín hiệu trả lời trở về: Ngay khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp, một tín hiệu đảo

cực được phát lên thuê bao gọi.Việc này cho phép sử dụng để hoạt động thiếp bị đặc biệt đã được gắn vào thuê bao gọi (như máy tín cước).

Tín hiệu giải tỏa: Khi thuê bao gọi giải tỏa có nghĩa là on hook, tổng trở đường

dây lên cao. Tổng đài xác nhận tín hiệu này giải tỏa tất cả các thiếp bị liên quan đến cuộc gọi và xóa các thông tin trong bộ nhớ đang được dùng để kềm giữ cuộc gọi.

2.3.3 Báo hiệu trên đường dây thuê bao bị gọi

Tín hiệu rung chuông: Đường dây thuê bao rỗi nhận cuộc gọi đến, tổng đài sẽ

gửi dòng điện rung chuông đến máy bị gọi. Dòng điện có tần số 20Hz,25Hz, 50Hz được ngắt khoảng thích hợp. Âm hiệu hồi âm chuông được gửi về thuê bao gọi.

Tín hiệu trả lời: Khi thuê bao bị gọi nhấc tổ hợp nhận cuộc gọi, tổng trở đường

dây xuống thấp, tổng đài phát hiện việc này sẽ cắt dòng điện rung chuông và âm hiệu hồi âm chuông bắt đầu gian đoạn đàm thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tín hiệu giải tỏa: Nếu sau khi giai đoạn đàm thoại, thuê bao bị gọi ngắt tổ hợp

trước thuê bao gọi sẽ thay đổi tình trạng tổng trở đường dây, khi đó tổng đài sẽ gởi tín hiệu đường dây lâu dài đến thuê boa gọi và giải tỏa cuộc gọi sau một thời gian.

Tín hiệu gọi lại bộ ghi phát: Tín hiệu gọi lại trong giai đoạn quay số trong

khoảng thời gian thoại được gọi là tín hiệu gọi lại bộ ghi phát.

2.4. Hệ thống âm hiệu tổng đài

2.4.1 Tín hiệu chuông (Ring signal)

Hình 26: Dạng tín hiệu chuông

Khi một thuê bao bị gọi thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu chuông đến để báo cho thuê bao đó biết có người bị gọi. Tín hiệu chuông là tín hiệu xoay chiều AC thường có tần số 25Hz tuy nhiên nó có thể cao hơn đến 60Hz hoặc thấp hơn đến 16Hz. Biên độ của tín hiệu chuông cũng thay đổi từ 40 VRMS đến 130 VRMS thường là 90 VRMS. Tín hiệu chuông được gửi đến theo dạng xung thường là giây có và 4 giây không (như hình vẽ). Hoặc có thể thay đổi thời gian tùy thuộc vào từng tổng đài.

2.4.2 Tín hiệu mời gọi (Dial signal):

Đây là tín hiệu liên tục không phải là tín hiệu xung như các tín hiệu khác được sử dụng trong hệ thống điện thoại. Tín hiệu này được tạo ra bởi hai âm thanh (tone) có tần số 350Hz và 440Hz.

2.4.3 Tín hiệu báo bận (Busy signal):

Khi thuê bao nhấc máy để gọi thì thuê bao sẽ nghe 1trong 2 tín hiệu:  Tín hiệu mời gọi cho phép thuê bao thực hiện ngay một cuộc gọi.

 Tín hiệu báo bận báo cho thuê bao biết đường dây đang bận không thể thực hiện cuộc gọi ngay lúc này. Thuê bao phải chờ đến khi nghe được tín hiệu mời gọi. Tín hiệu báo bận là tín hiệu xoay chiều có dạng xung tổng hợp bởi hai âm có tần số 480Hz và 620Hz. Tín hiệu này có chu kỳ 1s (0.5s có và 0.5s không).

2.4.4 Tín hiệu chuông hồi tiếp:

Thật là khó chịu khi bạn gọi đến một thuê bao nhưng bạn không biết đã gọi được hay chưa. Bạn không nghe một âm thanh nào cho đến khi thuê bao đó trả lời. Để giải quyết vấn đề này tổng đài sẽ gửi một tín hiệu chuông hồi tiếp về cho thuê bao gọi tương ứng với tiếng chuông ở thuê bao bị gọi. Tín hiệu chuông hồi tiếp này được tổng hợp bởi hai âm có tần số 440Hz và 480Hz. Tín hiệu này cũng có dạng xung như tín hiệu chuông gửi đến cho thuê bao bị gọi.

2.4.5 Gọi sai số:

Nếu bạn gọi nhầm một số mà nó không tồn tại thì bạn sẽ nhận được tín hiệu

xung có chu kỳ 1Hz và có tần số 200Hz–400Hz. Hoặc đối với các hệ thống điện thoại ngày nay bạn sẽ nhận được thông báo rằng bạn gọi sai số.

2.4.6 Tín hiệu báo gác máy

Khi thuê bao nhấc ống nghe khỏi điện thoại quá lâu mà không gọi cho ai thì thuê bao sẽ nhận được một tín hiệu chuông rất lớn (để thuê bao có thể nghe được khi ở

xa máy) để cảnh báo. Tín hiệu này là tổng hợp của bốn tần số 1400Hz + 2050Hz + 2450Hz + 2600Hz được phát dạng xung 0.1s có và 0.1s không.

2.4.7 Tín Hiệu Đảo Cực:

Tín hiệu đảo cực chính là sự đảo cực tính của nguồn tại tổng đài, khi hai thuê bao bắt đầu cuộc đàm thoại, một tín hiệu đảo cực sẽ xuất hiện. Khi đó hệ thống tính cước của tổng đài sẽ bắt đầu thực hiện việc tính cước đàm thoại cho thuê bao gọi. Ở các trạm công cộng có trang bị máy tính cước, khi cơ quan bưu điện sẽ cung cấp một tín hiệu đảo cực cho trạm để thuận tiện cho việc tính cước.

BẢNG TÓM TẮT TẦN SỐ TÍN HIỆU TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN THOẠI Vùng họat động

(Hz)

Chuẩn (Hz)

Dạng tín hiệu đvị Tín hiệu chuông 16 – 60 25 Xung 2s on 4s off Hz Tín hiệu mời gọi 350+440 Liên tục Hz Tín hiệu báo bận 480+620 Xung 0,5s on 0,5s off Hz Tín hiệu chuông hồi tiếp 440+480 Xung 2s on 4s off Hz Tín hiệu báo gác máy 1400+2060+

2450+2600

Xung 0,1s on 0,1s off Hz Tín hiệu sai số 200-400 Liên tục Hz

CHƯƠNG IV : TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐIỆN THOẠII. NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI: I. NGUYÊN LÝ THÔNG TIN ĐIỆN THOẠI: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Sơ đồ:

Ống nói. Ống nghe. Nguồn điện. Đường dây.

Hình 29: Nguyên lý máy điện thoại

1.2. Nguyên lý hoạt động:

Khi ta nói trước ống nói của máy điện thoại, dao động âm thanh của tiếng nói sẽ tác động vào màng rung của ống nói làm cho ống nói thay đổi, xuất hiện dòng điện biến đổi tương ứng trong mạch. Dòng điện biến đổi này được truền qua đường dây tới ống nghe của máy đối phương, làm cho màng rung của ống nghe dao động, lớp không khí trước màng rung dao động theo, phát ra âm thanh tác động đến tai người nghe và quá trình truyền dẫn ngược lại cũng tương tự.

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 62 - 67)