5.1.6.Thiết lập đường dẫn chuyển mạch.

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 39 - 43)

V. XỬ LÝ GỌ

5.1.6.Thiết lập đường dẫn chuyển mạch.

Lúc này hệ thống điều khiển biết được các danh định của mạch nhập và mạch xuất, sau đó chọn đường dẫn giữa chúng thông qua chuyển mạch của tổng đài bằng các giải thuật chọn đường dẫn tổng đài thích hợp. Mỗi điểm chuyển mạch trên đường đã chọn được kiểm tra để đảm bảo rằng không trong trạng thái phục vụ cho cuộc gọi khác và chiếm lấy nó nếu rảnh. Trong các tổng đài SPC được thực hiện bằng cách dò và chèn các entry trong các bảng đã được sắp xếp.

5.1.7. Dòng chuông và âm hiệu chuông

Một tín hiệu phải được gửi đến đầu ra xa để tiến hành cuộc gọi. Nếu thuê bao được gọi là cục bộ, điều này được thực hiện thông qua việc gửi dòng điện chuông đến kích hoạt chuông trong máy điện thoại được gọi. Nếu thuê bao không phải là cục bộ, một tín hiệu truy cập phải được gửi đến tổng đài kế tiếp nhằm kích hoạt nó tiến hành các thao tác riêng. Các thao tác này cũng tương tự như những thao tác trên, bao gồm cả các tín hiệu gửi lại tổng đài nguồn. Khi tất cả các kết nối đã được thiết lập cho phép cuộc gọi tiến hành trên mạng nội hạt hoặc mạng hợp nối hoặc mạng trung kế, dòng điện chuông được gửi đến thuê bao đầu xa và âm hiệu chuông được gửi đến thuê bao gọi.

5.1.8. Tín hiệu trả lời

Một tín hiệu trả lời nhận được từ thuê bao đầu xa hay từ tổng đài khác, được nhận biết bởi hệ thống điều khiển của tổng đài cục bộ. Sự truyền phải được chấp thuận trên đường dẫn chuyển mạch đã chọn xuyên qua tổng đài. Dòng điện chuông và âm hiệu chuông phải được xoá trên đường dây thuê bao đầu xa và thuê bao gọi.sau đó hai phần này được nối với nhau và công việc tính cước cuộc gọi này với thuê bao gọi được khởi động.

5.1.9. Giám sát

Trong khi cuộc gọi đang được tiến hành, công việc giám sát cũng được thực thi để tính cước và phát hiện tín hiệu xoá cuộc gọi. Công việc giám sát cũng thực hiện quét tất cả các dây kết cuối trên tổng đài để phát hiện tín hiệu truy cập của cuộc gọi mới.

5.1.10. Tín hiệu xoá kết nối

Khi nhận tín hiệu xoá kết nối(được phát hiện bởi thuê bao gọi hoặc thuê bao được gọi), thiết bị tổng đài hay bộ nhớ được dùng trong kết nối phải được giải phóng và sẵn sàng sử dụng cho các cuộc gọi mới.

5.2. Các chương trình xử lý gọi trong tổng đài SPC

Xử lý gọi trong tổng đài SPC được phần mềm thao tác điều khiển thực hiện. - Phát hiện sự bắt đầu của cuộc gọi

- Xử lý và trao đổi thông tin báo hiệu

- Xác lập tuyến nối qua trường chuyển mạch - Phiên dịch các chữ số địa chỉ

- Tính cước

- Giám sát cuộc gọi - Giải toả cuộc gọi

Kết luân: Đó là các công việc và các giai đoạn cơ bản của quá trình xử lý gọi trong

Hình 17: Sơ đồ chương trình xử lý gọi

5.2.1. Các chương trình xử lý gọi:

Ở một hệ thống tổng đài SPC nhiệm vụ xử lý gọi được hoàn thành chủ yếu nhờ phần mềm. Các thành phần của các chương trình xử lý được mô tả ở hình dưới. Chúng bao gồm: Bộ phối hợp chương trình, các chương trình dò thử trạng thái, các chương trình định liệu cuộc gọi, các chương trình điều khiển chuyển mạch ... và sử dụng các loại bảng số liệu cố định, bán cố định và tạm thời, các bộ đệm ghi phát, đệm trạng thái và các hàng nhớ.

5.2.2. Chương trình dò thử:

Các biến cố báo hiệu xuất hiện trong mạng điện thoại được phát hiện nhờ các chương trình dò thử . Trạng thái của một số điểm thử ở các mạch điện thuê bao hay trung kế được xem xét đồng thời và đều đặn qua từng khoảng thời gian. Thực tế số lượng điểm thử này là 16 hoặc 32 được ghép với nhau và được thử đồng thời.

Bộ điều khiển trung tâm so sánh kết quả dò thử giữa lần dò mới thực hiện và lần dò trước đó đã được lưu lại. Công việc so sánh này được thực hiện nhờ thuật toán và mạch điện logic. Nhờ công việc so sánh này mà bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra giữa hai lần dò thử đều được phát hiện.

5.2.3. Chương trình tìm tuyến nối:

Chương trình này dùng để tìm một tuyến đấu nối rỗi giữa một đầu vào và một đầu ra cho một cuộc gọi nội hạt hoặc là một tuyến rỗi giữa một đầu vào và một đầu ra của nhóm mạch trung kế đối với các cuộc gọi chuyển tiếp, gọi ra ...

Cấu tạo của chương trình tìm tuyến phụ thuộc vào loại cấu trúc của trường chuyển mạch. Hiện nay quá trình tìm tuyến trong các hệ thống tổng đài SPC dựa vào quá trình tổng hợp phần mềm nhờ kỹ thuật nhớ họa đồ. Đây là một trong các chương tư liệu quan trọng.

5.2.4. Chương trình điều khiển chuyển mạch:

Sau khi cuộc gọi đã được xác định, các chức năng phần cứng cần tác động tùy thuộc từng cuộc gọi cần được quyết định. Chương trình điều khiển chuyển mạch phát các lệnh cho thiết bị chuyển mạch tuyến nối qua thiết bị ngoại vi chuyển mạch. Nhờ các lệnh này mà tuyến nối cho các cuộc gọi được thiết lập qua trường chuyển mạch.

5.2.5. Hàng các cuộc gọi:

Khi có một biến cố xuất hiện như thuê bao nâng tổ hợp, đặt tổ hợp hoặc chọn số, các biến cố đó được phân tích ngay và đặt vào một hàng tương ứng phù hợp với loại xử lý cần thiết. Bộ xử lý liên tục phát hiện các biến cố trong các chu trình dò thử. Khi đến lượt xử lý biến cố đó trong hàng, một chương trình thích hợp tách biến cố đó ra khỏi hàng, thực hiện các chức năng logic cần thiết liên quan tới nó và đặt kết quả vào một hàng khác có liên quan đến công việc sẽ phải giải quyết tiếp để lấy ra (nếu kết quả ở dạng lệnh thao tác) hoặc tiếp tục xử lý (nếu kết quả là số liệu cần phải xử lý tiếp).

5.2.6. Gián đoạn (Ngắt):

Để xử dụng tối ưu các bộ xử lý, thời gian làm việc của nó được phân phối cho các công việc trên nhu cầu phù hợp với mức ưu tiên cho các công việc khác nhau. Nhờ vậy một việc cần thiết ở mức ưu tiên cao có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Mức ưu tiên giữa các chương trình được thông qua các mức gián đoạn. việc phân chia các mức gián đoạn tuỳ thuộc vào từng hệ thống tổng đài.

Nói chung có 3 mức gián đoạn được sử dụng :

Một phần của tài liệu Tổng đài Panasonic KX-TES824 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w