Tổng quan: Ngày nay, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin…phát triển rất
nhanh, số lượng người tham gia mạng viễn thông tăng cao. Mặc dù tổng đài số đã được đưa vào sử dụng nhưng trường chuyển mạch sử dụng một chuyển mạch thời gian đơn lẻ không thoả mãn được về mặt dung lượng.
Với mục đích thực hiện một chuyển mạch có dung lượng lớn bằng một tổng đài số ta cần phải có nhiều chuyển mạch thời gian.
Thông thường một chuyển mạch T sử dụng cho 125 đến 512 kênh và không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng hiện nay. Do vậy, để nâng cao chất lượng chuyển mạch người ta kết nối giữa các chuyển mạch thời gian ( T ) và các chuyển mạch không gian (S) để tạo thành trường chuyển mạch nhiều tầng, mỗi tầng được ghép từ một số ma trận chuyển mạch kích thước nhỏ.
Trường chuyển mạch ghép kết hợp có nhiều kiểu cấu khác nhau như: T-S, S-T, T-S-T, S-T-S, T-S-S-T, T-S-S-S-T….
Để đảm bảo khả năng tiếp thông hoàn toàn thì cần thiết chỉ sử dụng các trường chuyển mạch kiểu T hoặc kiểu S loại tiếp thông hoàn toàn.
Thực tế có thể chấp nhận một giới hạn tổn thất cuộc gọi ở mức cho phép cho nên các trường chuyển mạch kiểu tiếp thông hoàn toàn có cấu trúc kiểu T-T, T-T-T, T-T-T-T,…là không kinh tế.
Thông dụng nhất hiện nay là trường chuyển mạch có cấu trúc 3 đốt kiểu T-S-T, S-T-S được sử dụng cho các tổng đài có dung lượng trung bình và lớn. Để đảm bảo về mặt tổn thất ta phải chú ý nhiều đến tầng ra.
Do trường chuyển mạch không gian thường có cấu trúc kiểu tổn thất, vì vậy mà nó không thích hợp cho các tổng đài có dung lượng lớn.
Trường chuyển mạch T-S-T có cấu trúc không tổn thất hoặc tổn thất nhỏ, vì vậy mà chuyển mạch T-S-T thường được sử dụng cho các tổng đài có cấu trúc chuyển mạch lưu thoát lượng tải lớn.
Đối với các trường chuyển mạch cần lưu thoát lượng tải lớn hơn có thể sử dụng các loại chuyển mạch có cấu trúc T-S-S-T hoặc T-S-S-S-T.
Việc chọn trường chuyển mạch có cấu trúc loại nào ngoài việc căn cứ vào độ tổn thất, dung lượng, còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa như: tính phức tạp, độ linh hoạt, khả năng phát triển dung lượng…