Nguồn lực vốn trong sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 33)

Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tƣ, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để thuê mua ruộng đất, đầu tƣ hệ thống thủy nông, vƣờn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ, và tiền mua vật tƣ (phân bón, nông dƣợc, thức ăn gia súc…). Vốn trong nông nghiệp đƣợc phân thành vốn cố định và vốn lƣu động (Đinh Phi Hổ, 2008).

Vốn cố định

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tƣ vào tài sản cố định.Tài sản cố định là những tƣ liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó đƣợc chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn nhƣ: máy móc nông nghiệp, nhà kho, sân phơi, công trình thủy nông, gia súc làm việc, gia súc sinh sản… (Đinh Phi Hổ, 2008).

Vốn lưu động

Vốn lƣu động là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tƣ vào tài sản lƣu động. Tài sản lƣu động là những tƣ liệu lao động có giá trị nhỏ, đƣợc sử dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm xuất ra nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, nguyên vật liệu… (Đinh Phi Hổ, 2008).

2.1.5 Các chỉ số tài chính được sử dụng trong đánh giá hiệu quả sản xuất

Để đánh giá hiệu quả sản xuất muối của nông hộ đề tài đã sử dụng các chỉ số tài chính sau đây:

Tổng chi phí sản xuất

Là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm.

Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất (chi phí vật tƣ và trang thiết bị) + Chi phí lao động (bao gồm lao động thuê và lao động gia đình) + Chi phí khác (2.7)

Tổng doanh thu

Là giá trị thành tiền từ số lƣợng sản phẩm và đơn giá của mỗi sản phẩm đƣợc bán ra.

Lợi nhuận

Là phần còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí sản xuất.

Thu nhập

Lợi nhuân = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất (2.9) Tổng doanh thu = Tổng sản lƣợng x đơn giá sản phẩm (2.8)

Là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí lao động gia đình đã bỏ ra.

Tỷ suất thu nhập

Phản ánh hiệu quả đầu tƣ, nghĩa là khi ngƣời sản xuất đầu tƣ một đồng vào chi phí sản xuất sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập tƣơng ứng.

Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu này có ý nghĩa là một đồng chi phí sản xuất bỏ ra thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận tƣơng ứng.

Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ)

Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập.

Lợi nhuận/ngày ( tính cho suốt vụ )

Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Thu nhập/Vốn

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng vốn bỏ ra sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập.

Thu nhập/Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu nhận đƣợc thì có bao nhiêu đồng thu nhập.

TN/Vốn = Thu nhập/Vốn (2.15) LNR/ngày = Lợi nhuận/ngày (2.14) TN/NCLĐ = Thu nhập/ Ngày công lao động gia đình (2.13) Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất (2.12) Tỷ suất thu nhập = Thu nhập/Tổng chi phí sản xuất (2.11) Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình (2.10)

2.1.6 Hệ thống kênh phân phối (Market Chanels)

2.1.6.1 Khái niệm về kênh phân phối sản phẩm

Lƣu thông phân phối hàng hóa sản phẩm là khâu kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nối kết các ngành kinh tế với nhau, các doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế thị trƣờng, trình độ phát triển của sản xuất ngày càng cao, thị ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành mạng lƣới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lƣu thông phân phối trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Đối với các doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp nói riêng, việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm kinh doanh của mình, tổ chức sử dụng hiệu quả các kênh đó đƣợc coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc Marketing-Mix.

Hoạt động lƣu thông phân phối hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng đƣợc thực hiện thông qua các kênh phân phối. Đó là tổng hợp các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ vận động và phân phối hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Hay nói khác đi kênh phân phối hàng hóa là tập hợp các doanh thể gắn kết với nhau trong việc tổ chức kinh doanh dịch vụ đƣa hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến thị trƣờng mục tiêu và khách hàng mục tiêu. Nhƣ vậy, trên kênh phân phối nằm giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng cuối cùng là các nhà trung gian nhƣ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý và môi giới, nhà chế biến, nhà phân phối…

Nhà bán buôn là các doanh nghiệp thƣơng nghiệp lớn, tập trung lƣợng hàng nhiều từ các nhà sản xuất hoặc từ những nhà cung ứng hàng nhập khẩu, tiến hành bán, phân phối những hàng hóa đó cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất công nghiệp.

Nhà bán lẻ phần đông là những nhà buôn bán nhỏ thƣờng mua hàng trực tiếp từ những ngƣời sản xuất hoặc nhận hàng từ những nhà bán buôn rồi đem bán trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ngày nay, đối với một số sản phẩm khó tích trữ lớn hoặc lâu dài thì xuât hiện những nhà bán lẻ lớn trực tiếp mua hàng từ nhà sản xuất và nhà cung ứng để bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.

Nhà phân phối công nghiệp là doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh phân phối trên thị trƣờng công nghiệp. Nó phù hợp với tính kế hoạch cân đối chặt chẽ trong sản xuất công nghiệp với số lƣợng ngƣời sử dụng hàng công nghiệp và số lƣợng hàng cần mua đã xác định trƣớc.

Đại lý và môi giới là hai chủ thể trung gian phụ trợ tham gia trong kênh phân phối nhƣng không phải là những pháp nhân kinh doanh. Đại lý là ngƣời đƣợc nhà sản xuất ủy quyền bán hàng theo giá do nhà sản xuất quy định và đƣợc hƣởng hoa hồng theo số lƣợng bán theo doanh thu, không cần bỏ vốn và hạch toán lãi lỗ nhƣ đơn vị kinh doanh độc lập. Còn môi giới có chức năng chỉ dẫn cho ngƣời bán và ngƣời mua gặp nhau, tiến hành giao dịch thƣơng mại và đƣợc hƣởng một khoản do ngƣời bán hoặc ngƣời mua chi trả.

Các khâu trung gian này kết nối với nhau theo trình tự và chắp nối hai đầu với ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng tạo thành kênh phân phối đƣa hàng hóa từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng (Lƣu Thanh Đức Hải, Võ Thị Thanh Lộc, 2000).

2.1.6.2 Vai trò của kênh phân phối và các kênh trung gian

Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện, phát triển gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị thị trƣờng. Sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, chuyên môn hóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng càng lớn về địa điểm, thời gian, số lƣợng sản phẩm cần đáp ứng. Do quan hệ cung ứng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nên tốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng quy mô, kìm hãm nền kinh tế phát triển. Chính cuộc sống kinh tế-xã hội đã dần lựa chọn cho mình phƣơng thức kết hợp gián tiếp giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng bằng cách thông qua các kênh phân phối sản phẩm có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hình nhƣ càng làm tách rời giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, làm cho giá trị hàng hóa tăng thêm, nhƣng thực tế đó là phƣơng thức tiến bộ, thiết yếu đem lại cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất nhiều lợi ích hơn. Nhờ sự xuất hiện của các trung gian mối quan giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc giảm thiểu nhiều lần từ đó đem lại:

- Tiết kiệm thời gian cho ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. - Đối với ngƣời sản xuất, mối quan hệ đƣợc làm rõ từ đó chỉ còn tập trung vào một số trung gian khách hàng, nhờ đó họ nắm đƣợc tổng hợp và cụ thể cầu của thị trƣờng về số lƣợng, chất lƣợng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản xuất thích ứng với thị trƣờng.

- Còn ngƣời tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, họ đƣợc tiếp cận nhiều loại mặt hàng, lựa chọn những mặt hàng cần thiết mà không cần phải mất thời gian tìm trực tiếp đến nhà sản xuất.

- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lƣu thông luôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông ngƣời mua, nắm chắt đƣợc khả năng và thế mạnh của ngƣời sản xuất và thấy đƣợc những ách tắt trong phân phối hàng hóa. Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấp buôn bán của mình nhƣ đặt hàng với ngƣời sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng, cải tiến cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động trong công ty, doanh nghiệp và cửa hàng.

- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng đƣợc tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lƣợng cầu của xã hội về sản phẩm dịch vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.

Tóm lại vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả.

2.1.6.3 Chức năng của các kênh marketing

Kênh phân phối đƣợc hình thành và phát triển trong nền sản xuất hàng hóa. Song từ khi sản xuất hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trƣờng thì kênh phân phối đƣợc hoạt động và tổ chức theo quan điểm marketing, để thực hiện tốt chức năng marketing về mặt phân phối trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Cũng từ đây các kênh marketing xuất hiện và không ngừng đƣợc hoàn thiện.

Chức năng tổng quát của kênh marketing là làm cho dòng chảy sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ ngƣời sản xuất đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng đƣợc thông suốt, trật tự, nhanh chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và ngƣời nhận với chi phí vận chuyển trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn, tỷ lệ hao hụt nhỏ hơn, doanh lợi cao hơn cho toàn kênh và trong mỗi khâu của kênh đồng thời thực hiện thanh toán trở lại đúng giá, dứt điểm và thuận tiện.

Nguồn:Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh, Lưu Thanh Đức Hải, 2000

Hình 2.3: Các Dạng Kênh Phân Phối Hàng Tiêu Dùng

Kênh cấp không (kênh marketing trực tiếp): gồm nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho ngƣời tiêu dùng. Ba phƣơng pháp bán hàng trực tiếp là bán hàng lƣu động, bán qua bƣu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất.

Kênh cấp một bao gồm một ngƣời trung gian. Trên các thị trƣờng ngƣời tiêu

dùng ngƣời trung gian này là ngƣời bán lẻ, còn trên thị trƣờng hàng tƣ liệu sản xuất tì ngƣời trung gian là đại lý tiêu thụ hay ngƣời môi giới.

Kênh hai cấp bao gồm hai ngƣời trung gian. Trên các thị trƣờng ngƣời tiêu dùng, những ngƣời trung gian này là ngƣời bán sỉ hay bán lẻ, còn trên thị trƣờng hang tƣ liệu sản xuất thì có thể là ngƣời phân phối hay đại lý công nghiệp.

Kênh ba cấp bao gồm ba ngƣời trung gian. Theo quan điểm của ngƣời sản xuất, kênh phân phối càng nhiều cấp càng ít khả năng kiểm soát.

Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời bán lẻ Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời bán lẻ Ngƣời bán sỉ Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời bán lẻ Ngƣời bán sỉ Ngƣời bán sỉ nhỏ Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp

Nguồn:Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh, Lưu Thanh Đức Hải, 2000

Hình 2.4: Các dạng kênh phân phối tƣ liệu sản xuất

Từ các dạng kênh phân phối trên đề tài tổng hợp thành các dạng kênh phân phối của muối tiêu dùng và muối công nghiệp nhƣ sau:

Nguồn:Tác giả tự tổng hợp,2013

Hình 2.5: Các dạng kênh phân phối muối tiêu dùng

Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời sản xuất Khách hàng Ngƣời phân phối tƣ liệu sản xuất Ngƣời sản xuất Khách hàng Đại diện của

ngƣời sản xuất Ngƣời sản xuất Khách hàng Chi nhánh tiêu thụ của ngƣời sản xuất Ngƣời sản xuất Ngƣời tiêu dùng Ngƣời sản xuất Ngƣời tiêu dùng Ngƣời bán lẻ Ngƣời sản xuất Ngƣời tiêu dùng Ngƣời bán lẻ Thƣơng lái Ngƣời sản xuất Ngƣời tiêu dùng Ngƣời bán lẻ Thƣơng lái Chủ vựa Kênh không cấp Kênh một cấp Kênh hai cấp Kênh ba cấp

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, 2013

Hình 2.6: Các dạng kênh phân phối muối công nghiệp

Theo tiêu chuẩn 10TCN 572 – 2003 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn sản phẩm muối sử dụng cho công nghiệp – muối công nghiệp (industrial salt) là sản phẩm thu đƣợc sau khi làm khô nƣớc biển, khai thác từ mỏ muối hoặc nguồn nƣớc mặn tự nhiên, không bị nhiễm bẩn, đƣợc dùng trong ngành sản xuất công nghiệp, hóa chất, y tế và mỹ phẩm. Muối công nghiệp hiện nay đƣợc cung cấp bởi hai nguồn chính là muối do diêm dân trong nƣớc sản xuất và muối nhập khẩu từ các thị trƣờng nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp chế biến sản phẩm công nghiệp hay y tế có xu hƣớng nhập khẩu muối ngoại nhiều hơn vì chất lƣợng muối trong nƣớc không đáp ứng đủ cũng nhƣ giá muối nhập khẩu lại rẻ hơn giá muối trong nƣớc.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ngƣời sản xuất Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp sản xuất hóa chất Ngƣời sản xuất Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp sản xuất hóa chất Nhà phân phối Ngƣời sản xuất Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp sản xuất hóa chất Thƣơng lái Ngƣời sản xuất Doanh nghiệp chế biến Doanh nghiệp sản xuất hóa chất Thƣơng lái Chủ vựa Muối nhập

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu đƣợc thu thập qua các báo cáo tổng kết của Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải, Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Phòng Thống Kê huyện Duyên Hải, Sở Công Thƣơng Trà Vinh, Internet, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê…

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: sử dụng bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp 70 hộ sản xuất muối ở hai xã có sản xuất muối ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh là Dân Thành, Đông Hải theo phƣơng pháp chọn mẫu thuận tiện.

Bảng 2.4: Bảng phân phối mẫu

Dân thành Đông Hải

Ấp Cồn Cù Mù U Động Cao

Số hộ khảo sát (Hộ) 29 22 19

Tổng số hộ sản xuất (Hộ) 219 42

Tỷ trọng 23,29% 45,24%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân - thực trạng nhập khẩu muối và sử dụng muối nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, sử dụng phƣơng pháp so sánh, phân tích số tuyệt đối, tƣơng đối, thống kê mô tả (Descriptive Statistics), tần số, để phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ muối của ngƣời dân huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, cũng nhƣ tình hình nhập khẩu và sử dụng muối công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở.

Công thức: Δy=y1-y0 (2.17) Trong đó:

y1: chỉ tiêu năm sau y0: chỉ tiêu năm trƣớc

Δy: là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 33)