Dựa vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn các hộ sản xuất muối tại Trà Vinh các thông tin đƣợc đƣa vào mô hình SWOT đề tài nghiên cứu đƣa ra một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, giải quyết những thách thức cho diêm dân sản xuất muối.
5.2.1 Đẩy mạnh thực hiện quy hoạch vùng sản xuất muối tại Trà Vinh
Đẩy mạnh công tác thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020, để ổn định quỹ đất muối cho diêm dân, sản xuất muối của diêm dân mang tính chất tập trung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bám sát quá trình sản xuất của diêm dân để thấy đƣợc những tồn tại và khó khăn nhằm kịp thời giải quyết.
Để thực hiện đƣợc giải pháp này đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phƣơng và các ban ngành nắm đƣợc tổng diện tích sản xuất muối trên địa bàn tỉnh, độ phân tán của các vùng sản xuất muối, tình hình sản xuất và tiêu thụ để quy hoạch vùng muối Trà Vinh theo hình thức công nghiệp, ngoài ra cần phải có sự hợp tác của diêm dân thực hiện theo đúng chủ trƣơng chính sách của chính quyền địa phƣơng.
Thành lập các hợp tác xã, lấy sức mạnh của tập thể để hỗ trợ nhau trong sản xuất, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý và theo dõi tình hình sản xuất muối của diêm dân.
5.2.2 Tăng cƣờng áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất
Diêm dân cần tận dụng nguồn lực sản xuất sẵn có đó là đặc trƣng về thổ nhƣỡng của vùng đất ven biển, cùng với nguồn nhân công dồi dào tại địa phƣơng kết hợp với vốn kinh nghiệm phong phú của mình để đồng thời không ngừng trao dồi, học hỏi các phƣơng pháp sản xuất cũng nhƣ các kỹ thuật sản xuất muối sạch , cụ thể là phƣơng pháp sản xuất muối trãi bạc áp dụng cho ruộng muối để không ngừng nâng cao chất lƣợng hạt muối Trà Vinh.
Đồng thời cải thiện cơ sở hạ tầng ruộng muối về hệ thống kênh dẫn nƣớc, chất lƣợng nền đất trên ruộng muối đảm bảo độ nén cho nền đất, hạn chế tình trạng thoát nƣớc biển trên nền đất do quá trình làm nền chƣa kỹ nhằm nâng cao sản lƣợng muối.
Nâng cao trình độ dân trí trong diêm dân, thực hiện phổ cập giáo dục cho ngƣời mù chữ, diêm dân nên tham gia các buổi tập huấn, tham quan, hội thảo nhằm nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất muối, áp dụng phƣơng pháp mới vào sản xuất muối để sản xuất có hiệu quả hơn. Tăng cƣờng lực lƣợng có trình độ chuyên môn về sản xuất muối nhƣ kỹ sƣ để tích cực hỗ trợ diêm dân trong quá trình áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
5.3 GIẢI PHÁP TRONG TIÊU THỤ
5.3.1 Đẩy mạnh tiến độ hoạt động của Nhà máy sx muối công nghiệp, Nhà máy bao tiêu sản phẩm cho diêm dân
Đẩy mạnh mối liên kết giữa doanh nghiệp thu mua và diêm dân, để giảm thiểu các tác nhân trong kênh phân phối, nhằm đem lại hiệu quả tiêu thụ cao hơn cho diêm dân. Đẩy mạnh tiến độ xây dựng và hoạt động của công trình Nhà máy sản xuất muối tinh khiết thuộc khu kinh tế Định An, xã dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh nhằm giải quyết đầu ra cho diêm dân, giải quyết lƣợng muối chất lƣợng thấp còn tồn đọng, sản phẩm đƣợc Nhà máy mua với giá đề xuất của doanh nghiệp đảm bảo diêm dân có thu nhập ổn định, sản phẩm đầu ra của Nhà máy là muối sạch đạt tiêu chuẩn 10TCN 402-99 của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, với sản phẩm đầu ra là muối tinh khiết 100% đây là nguồn muối công nghiệp ổn định cho nhu cầu muối công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từ đó có thể phát triển ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
Thành lập doanh nghiệp chuyên thu mua muối trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo giá cả đầu ra cho diêm dân.
Thành lập hợp tác xã, làng nghề để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiêu thụ, giá cả ổn định, khẳng định thƣơng hiệu của muối Trà Vinh.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, công trình đƣờng giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu thụ của diêm dân
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Diêm nghiệp tuy vẫn là ngành chƣa đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh, tuy nhiên đây là một nghề truyền thống của địa phƣơng cần đƣợc lƣu giữ và từng bƣớc phát triển. Hơn thế nữa, đối với bà con diêm dân vùng ven biển thì nghề muối là một nghề đem lại nguồn thu nhập chính. Kết quả khảo sát thực tế 70 hộ sản xuất muối tại địa bàn huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh thì cho thấy thực tế rằng đời sống của diêm dân hết sức khó khăn. Thông qua phân tích các chỉ số tài chính thấy đƣợc thu nhập trên lao động trên ngày của diêm dân trung bình là 52,79 (1000 đồng), nhìn chung thì nguồn thu nhập này ở mức tƣơng đối thấp, nếu so với thu nhập của diêm dân ở Bạc Liêu hay Bến Tre thì mức thu nhập này vẫn còn rất thấp. Qua phân tích mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận thì cho thấy các yếu tố trình độ, tính chất hộ, dự trữ, diện tích, số ngày công lao động nhà, vốn cô định có tác động thuận chiều với lợi nhuận trung bình, ngoài ra đề tài nghiên cứu còn thấy đƣợc rằng có sự khác biệt giữa năng suất muối của hộ kiêm và hộ chuyên, các nhân tố nhƣ trình độ học vấn, vốn lƣu động và số ngày công lao động nhà làm việc trong vụ muối có tác động tích cực đến năng suất muối. Chính vì vậy, đây là cơ sở để diêm dân phát huy các yếu tố có tác động tích cực và tối thiểu các yếu tố có tác động ngƣợc chiều nhằm nâng cao năng suất và lợi nhuận. Nhìn chung đều quan trọng nhất nằm ở vấn đề sản xuất của diêm dân, thực trạng là diêm dân Trà Vinh vẫn áp dụng phƣơng thức muối truyền thống, ruộng muối chƣa đƣợc chú trọng nâng cấp nên chất lƣợng muối của diêm dân sản xuất ra khác thấp, độ tinh khiết kém, còn lẫn nhiều tạp chất và không tan, chất lƣợng muối không đồng đều.
Chính vì vậy mà làm cho quá trình tiêu thụ của diêm dân gặp khó khăn, nhìn chung trong những vụ trƣớc giá muối chỉ ở mức 8.000đ-15.000đ/giạ, với mức giá này nhiều ngƣời dân đã bỏ nghề chuyển sang nuôi tôm, cua. Đến niên vụ 2012- 2013 thì giá muối tăng cao lên đến 50.000đ/ giạ do nhiều ngƣời dân bỏ nghề tổng hộ sản xuất muối năm 2012 giảm 16% so với năm 2010, nên làm sản lƣợng muối giảm mạnh khi cầu lớn hơn cung thì làm cho giá múa tăng vọt. Do chất lƣợng muối kém phần lớn chƣa đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn để chế biến muối iot, hoặc muối tinh, do vậy mà kênh tiêu thụ chủ yếu là các công ty thủy sản sử dụng ƣớp
nguyên vật liệu, trong đó một phần nhỏ muối có chất lƣợng hơn thì cung cấp để chế biến các sản phẩm muối.
Ngoài ra đề tài còn khái quát về tình hình sử dụng muối nhập khẩu tại địa bàn tỉnh, cho thấy rằng muối nhập khẩu chủ yếu đƣợc sử dụng cho nhu cầu của các doanh nghiệp hóa chất, mỹ phẩm và dƣợc phẩm, cũng nhƣ các doanh nghiệp chế biến. Điều này cho thấy rằng, rõ ràng chất lƣợng muối của diêm dân Trà Vinh hoàn toàn không đáp ứng đƣợc nhu cầu cho nguồn muối nguyên liệu sử dụng trong công nghiệp.
6.2KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với chính quyền địa phƣơng
Chính quyền địa phƣơng cần đẩy mạnh công tác thực hiện Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất muối đến năm 2010 và năm 2020 nhằm ổn định quỹ đất sản xuất muối, khuyến khích diêm dân tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa nghề truyền thống của địa phƣơng, để đƣa quá trình sản xuất vào quy mô lớn, dễ dàng kiểm soát, và hạn chế thực trạng rớt giá mỗi khi thu hoạch cho diêm dân.
Chính quyền địa phƣơng cần đẩy mạnh tiến độ của Đề án xây dựng nhà máy SX muối công nghiệp của Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Trà Vinh chấp nhận chủ trƣơng đầu tƣ số 268/BQLKKT-KHXTĐT ngày 13/08/2012 tại vùng nguyên liệu muối xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, Nhà máy sản xuất muối tinh khiết tại khu kinh tế Định An, để nhanh chóng đem lại sự đảm bảo của quá trình tiêu thụ cho diêm dân.
Đẩy mạnh sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phƣơng về phía kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất muối, bằng cách tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo về công nghệ sản xuất muối sạch, tức phƣơng pháp sản xuất muối trãi bạt mà đƣợc áp dụng khá rộng rãi và thành công tại vùng muối Bạc Liêu đem lại hiệu quả sản xuất rất cao cho diêm dân, tổ chức các buổi giao lƣu của diêm dân đến nơi tham quan, học hỏi các phƣơng pháp sản xuất muối trãi bạt tại Bạc Liêu hay Bến Tre hoặc các vùng muối khác.
Thời gian gần đây tình hình thời tiết diễn ra khá phức tạp, mƣa sớm, và nhiều hơn trong khi đó yếu tố thời tiết là yếu tố hết sức quan trọng đối với năng suất muối của diêm dân, nên chính quyền địa phƣơng cần theo dõi tình hình thời tiết để thông tin đến diêm dân để diêm dân có cách ứng phó kịp thời.
Hỗ trợ về vốn để diêm dân đầu tƣ lại cơ sở vật chất, máy móc, đồng thời nâng cấp lại ruộng muối nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất muối.
Thành lập hợp tác xã để nâng cao tính tập thể trong sản xuất, một mặt có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất, một mặt khi hoạt động trong một tổ chức thì quyền lợi của diêm dân sẽ đƣợc bảo vệ, đảm bảo lợi ích của diêm dân trong quá trình tiêu thụ.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông tại địa phƣơng đặc biệt là hệ thống giao thông đƣờng bộ, kênh đào dẫn nƣớc biển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển, và đi lại của diêm dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, Viện Cơ Điện Và Công Nghệ Sau Thu Hoạch, 2005. Nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị để cơ giới hóa quá trình sản xuất muối phơi nước tập trung. Hà Nội, năm 2005.
2. Đinh Phi Hổ, 2008. Kinh tế học nông nghiệp bền vững. Tp.Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Phƣơng Đông
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp.Hồ Chí Minh: NXB Hồng Đức.
4. Lê Thị Kim Loan, 2010. Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
5. Lê Thị Tuyết Hạnh, 2011. Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề muối ở huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
6. Lƣu Thanh Đức Hải, Võ Thị Đông Lộc, 2000. Nghiên cứu marketing ứng dụng trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Thống Kê.
7. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình nguyên lý thống kê kinh tế. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin.
8. Mai Văn Nam, 2008. Giáo trình Kinh Tế Lượng. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông Tin.
9. Võ Minh Chí, 2011. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dừa của nông hộ huyện Mỏ Cày Nam-tỉnh Bến Tre. Luận văn đại học, Đại học Cần Thơ.
10. Võ Thị Thanh Lộc, 2001. Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế. Hà Nội: NXB Thống Kê.
11. Vũ Đình Thắng, 2006. Giáo Trình Kinh Tế Nông Nghiệp. Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
PHỤ LỤC 1
MUỐI ĂN TCVN 3974-84
Cơ quan biên soạn: Cuc Công Nghiệp Muối Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ Công Nghiệp Thực Phẩm
Cơ quan trình duyệt: Tổng cục tiêu chuẩn-Đo lƣờng-Chất lƣợng
Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy Ban Khoa Học Và Kỹ Thuật Nhà Nƣớc Quyết định ban hành số 107/QĐ ngày 20/11/1984.
MUỐI ĂN (Natri Clorua)
Yêu Cầu Kỹ Thuật
Solar salt
Technical Requirement
TCVN 3974-84
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1986 Tiêu chuẩn này áp dụng cho muối ăn (Natri clorua-NaCl) tinh thể loại thô, chƣa qua tinh chế, đƣợc sản xuất từ nƣớc biển theo phƣơng pháp phơi cát hoặc phơi nƣớc.
1. Phân hạng
1.1 Tùy theo phƣơng pháp sản xuất và chất lƣợng sản phẩm mà muối đƣợc xếp thành những hạng sau đây: 1.1.1 Muối phơi cát a. Thƣợng hạng b. Hạng 1 c. Hạng 2 1.1.2 Muối phơi nƣớc d. Thƣợng hạng e. Hạng 1 f. Hạng 2
2. Yêu cầu kỹ thuật
2.1 Các chỉ tiêu cần quan tâm và hóa lý của muối phải phù hợp với các yêu cầu ghi trong bảng sau:
Bảng 1: Cho muối phơi nƣớc Chỉ tiêu c ảm qu an Tên chỉ tiêu Thƣợng hạng Hạng 1 Hạng 2 1. Màu sắc Trắng trong, trắng Trắng ánh xám, ánh hồng, ánh vàng Trắng xám, trắng nâu
2. Mùi vị Không mùi; Dung dich muối 5% có vị mặn thuần khiết không có vị lạ
3. Dạng bên
ngoài và cỡ hạt Khô ráo, sạch; Dạng cỡ hạt bên ngoài 10-15mm
Chỉ tiêu
hóa lý
4. Hàm lƣợng NaCl tính theo khối lƣợng khô, không nhot hơn:
97,0 95,0 93,0 5. Hàm lƣợng chất không tan trong nƣớc, tính theo phần trăm khối lƣợng khô, không lớn hơn: 0,25 0,40 0,80 6. hàm lƣợng ẩm tính theo %, không lớn hơn: 9,50 10,0 10,50 7. Hàm lƣợng ion tính theo % khối lƣợng khô, không lớn hơn: Ca++ 0,3 0,45 0,55 Mg++ 0,4 0,70 1,00 SO4 1,40 1,80 2,35
Bảng 2: Cho muối phơi cát Chỉ ti êu c ảm qu an Tên chỉ tiêu Thƣợng hạng Hạng 1 Hạng 2 1. Màu sắc Trắng trong, trắng Trắng ánh xám, ánh hồng, ánh vàng Trắng xám, trắng nâu
2. Mùi vị Không mùi; Dung dich muối 5% có vị mặn thuần khiết không có vị lạ
3. Dạng bên ngoài và cỡ hạt
Khô ráo, sạch; Dạng cỡ hạt bên ngoài 1-5mm
Chỉ tiêu
hóa lý
4. Hàm lƣợng NaCl tính theo khối lƣợng khô, không nhot hơn:
97,0 92,0 90,0 5. Hàm lƣợng chất không tan trong nƣớc, tính theo phần trăm khối lƣợng khô, không lớn hơn: 0,25 0,30 0,40 6. hàm lƣợng ẩm tính theo %, không lớn hơn: 9,50 13,0 13,50 7. Hàm lƣợng ion tính theo % khối lƣợng khô, không lớn hơn: Ca++ 0,3 0,65 0,80 Mg++ 0,4 1,30 1,60 SO4 1,40 2,70 3,50
2.2 Muối phải đƣợc sản xuất theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn này và mỗi lô hàng xuất phải kèm theo giấy chứng nhận chất lƣợng.
3.1 Muối dùng để ăn và chế biến thực phẩm phải đƣợc đóng bao. Đối với các mục đích sử dụng khác, muối có thể để rời hoặc đóng bao tùy theo yêu cầu nhƣng vẫn phải đảm bảo yêu cầu của các điều 3.4 và 3.5 về bảo quản và vận chuyển.
3.2 Bao bì có thể là bao bì cói, bao đay, bao sợi tổng hợp bền chắc.Bao muối đƣợc đóng gói kín, đảm bảo không bị rơi vãi (phải sạch bền, không có mùi lạ, không gây màu cho muối).
3.3 Khuyến khích ghi nhãn các bao gói với nội dung sau: g. Tên cơ sở sản xuất
h. Tên cơ quan quản lý cơ sở sản xuất
i. Tên sản phẩm (muối phơi cát, muối phơi nƣớc). j. Hạng chất lƣợng.
k. Khối lƣợng tịnh. l. Ngày, tháng sản xuất.
m. Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn này.
3.4 Khi vận chuyển phải che đậy, giữ gìn sach sẽ, không để giảm chất lƣợng muối.
3.5 Nơi chứa và bảo quản muối cần đảm bảo những yêu cầu sau: sạch, khô ráo, thoáng nƣớc, không đƣợc để hàng hóa hay sản phẩm khác có ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng muối.
PHỤ LỤC 2
BỘ Y TẾ