Kênh phân phối và các trung gian xuất hiện, phát triển gắn liền với kinh tế hàng hóa và kinh tế thị thị trƣờng. Sự phân công lao động xã hội ngày càng cao, chuyên môn hóa sản xuất càng sâu thì sự cách biệt giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng càng lớn về địa điểm, thời gian, số lƣợng sản phẩm cần đáp ứng. Do quan hệ cung ứng giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng ngày càng khó thực hiện, trở nên tốn kém và hạn chế các nhà sản xuất mở rộng quy mô, kìm hãm nền kinh tế phát triển. Chính cuộc sống kinh tế-xã hội đã dần lựa chọn cho mình phƣơng thức kết hợp gián tiếp giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng bằng cách thông qua các kênh phân phối sản phẩm có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nhìn vẻ ngoài các kênh phân phối hình nhƣ càng làm tách rời giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng, làm cho giá trị hàng hóa tăng thêm, nhƣng thực tế đó là phƣơng thức tiến bộ, thiết yếu đem lại cho ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất nhiều lợi ích hơn. Nhờ sự xuất hiện của các trung gian mối quan giữa ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng đƣợc giảm thiểu nhiều lần từ đó đem lại:
- Tiết kiệm thời gian cho ngƣời sản xuất, ngƣời tiêu dùng và toàn xã hội. - Đối với ngƣời sản xuất, mối quan hệ đƣợc làm rõ từ đó chỉ còn tập trung vào một số trung gian khách hàng, nhờ đó họ nắm đƣợc tổng hợp và cụ thể cầu của thị trƣờng về số lƣợng, chất lƣợng và giá cả của sản phẩm để tiến hành sản xuất thích ứng với thị trƣờng.
- Còn ngƣời tiêu dùng qua các chợ, các cửa hàng, họ đƣợc tiếp cận nhiều loại mặt hàng, lựa chọn những mặt hàng cần thiết mà không cần phải mất thời gian tìm trực tiếp đến nhà sản xuất.
- Các chủ thể tham gia, các nhà buôn chuyên hoạt động trong khâu lƣu thông luôn hiểu rõ những mong muốn, những nhu cầu thực sự của số đông ngƣời mua, nắm chắt đƣợc khả năng và thế mạnh của ngƣời sản xuất và thấy đƣợc những ách tắt trong phân phối hàng hóa. Nhờ đó họ không ngừng cải tiến cung cấp buôn bán của mình nhƣ đặt hàng với ngƣời sản xuất, xúc tiến bán với khách hàng, cải tiến cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động trong công ty, doanh nghiệp và cửa hàng.
- Nhìn tổng thể trên bình diện xã hội, hoạt động sôi động nhộn nhịp của từng kênh và cả mạng kênh phân phối không ngừng kích thích sản xuất phát triển, vừa tăng đƣợc tổng cung hàng hóa sản phẩm và hàng hóa dịch vụ của xã hội vừa kích thích tiêu dùng, nâng cao tổng sản lƣợng cầu của xã hội về sản phẩm dịch vụ, đồng thời giúp cho cung và cầu nhanh chóng gặp nhau phù hợp với nhau, cuối cùng góp phần tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế.
Tóm lại vai trò chính của kênh phân phối là làm cho sản xuất và tiêu dùng gặp nhau, cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả.