Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất muối của diêm dân Trà Vinh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 90)

CỦA DIÊM DÂN TRÀ VINH

Năng suất là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến lợi nhuận của diêm dân, chính vì vậy đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất sản xuất muối của diêm dân, nhằm tìm ra những yếu tố sâu xa ảnh hƣởng đến năng suất của hộ sản xuất muối để có thể có biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của hộ làm muối. Do một số giới hạn nên phƣơng trình hồi quy chỉ phân tích các yếu tố có thể coi là nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của hộ sản xuất muối nhƣ sau: trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, số ngày công lao động nhà.

Bảng 4.25: Diễn giải các biến trong mô hình hồi quy hàm năng suất

Biến độc lập X Diễn giải

Trình độ học vấn (D1)

Biến giả: Nhận giá trị 0 nếu hộ là mù chữ, 1 trình độ tiểu học, 2 là trình độ THCS, 3 là trình độ THPT

Tính chất hộ (D2) Biến giả: Nhận giá trị 1 nếu là hộ chuyên, giá trị 0 nếu là hộ kiêm

Số năm kinh nghiệm (D3) Số năm kinh nghiệm tham gia sản xuất muối (Năm)

Vốn cố định (lnX1)

Nguyên giá của máy móc, thiết bị sản xuất mà hộ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất (1000 đồng/công/)

Vốn lƣu động (lnX2)

Vốn dùng để mua nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, lao động trong quá trình sản xuất trên vụ (1000 đồng/công/vụ)

Số ngày công lao động nhà (lnX3)

Số ngày công lao động của lao động nhà tham gia vào quá trình sản xuất muối trên vụ muối (Ngày/công/vụ)

Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013

Ta có phƣơng trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa năng suất của hộ sản xuất muối và các biến độc lập nhƣ sau:

lnY= β0+ β1D1+ β2D2 + β3D3+ β1lnX1+ β2lnX2+ β3lnX3

Từ số liệu thu thập đƣợc từ 70 hộ sản xuất muối tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh kết quả chạy hàm hồi quy trong chƣơng trình SPSS, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.26: Hệ số ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình hồi quy Biến độc lập Hệ số β Mức ý nghĩa (Sig.) VIF Hệ số chặn 1,513** 0,023 Trình độ học vấn (D1) 0,106** 0,043 1,156 Tính chất hộ (D2) 0,238** 0,005 1,067

Số năm kinh nghiệm (D3) 0,005ns 0,145 1,205

Vốn cố định (lnX1) 0,074ns 0,277 1,092

Vốn lƣu động (lnX2) 0,184*** 0,001 1,067

Số ngày công lao động nhà (lnX3) 0,307** 0,002 1,118

R square 0,411

Adjusted R square 0,355

F 7,240

Sig. 0,000

Durbin-watson 1,887

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013 Ghi chú: *, **, ***:ý nghĩa đến 10%,5%,1%; ns

: không có ý nghĩa.

Ta có mô hình hồi quy nhƣ sau:

Y=1,513** + 0,106** D1 + 0,238**D2 + 0,005nsD3 + 0,074nsX1+0,184**X2 + 0,307**X3

Mô hình hồi quy hàm năng suất đƣợc giải thích nhƣ sau: Hệ số xác định R2

(R square)=0,411, có nghĩa các biến đƣa vào mô hình có thể giải thích đến 41,1% sự biến động của năng suất (Y), còn lại 58,9% sự biến động của năng suất là do sự tác động của các yếu tố khác không đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó giá trị P-value của F rất nhỏ (P-value=0,000) nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa năng suất với một trong các biến độc lập của mô hình: trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, số ngày công lao động nhà.

Các giá trị kiểm định VIF của các biến đƣợc đƣa vào mô hình đều nhỏ hơn 10, nghĩa là không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình, thông qua kiểm định Durbin-Watson về hiện tƣợng tự tƣơng quan, thu đƣợc kết quả của d=1,887 giá trị này có thể kết luận rằng mô hình không vi phạm hiện tƣợng tự tƣơng quan, đồng thời do mô hình hồi quy sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb Douglass nên hạn chế sự ảnh hƣởng của hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi do các biến đƣợc logarit hóa thì sẽ làm độ lớn của các biến bị nén lại .

Kết quả cho thấy có hai biến không ảnh hƣởng đến mô hình là số năm kinh nghiệm (D3), vốn cố định (X1). Với mức ý nghĩa, 5%, 1% lần lƣợt có bốn biến có ý nghĩa thống kê là trình độ học vấn (D1), tính chất hộ (D2), số ngày công lao động nhà (X3), vốn lƣu động (X2).

Trình độ học vấn (D1): β1=0,106, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, số ngày công lao động nhà, thì mô hình trên chứng tỏ trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hƣởng đến năng suất muối trung bình của hộ, tức khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên một cấp thì năng suất trung bình sẽ tăng 0,106%.

Tính chất hộ (D2): β2=0,238, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, số ngày công lao động nhà, thì mô hình trên chứng tỏ có sự khác biệt về năng suất sản xuất muối giữa hộ kiêm và hộ chuyên, nếu hộ sản xuất là hộ chuyên thì năng suất trung bình sẽ tăng thêm 0,238% so với hộ sản xuất là hộ kiêm.

Vốn lƣu động (X2): 2 =0,184, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, số ngày công lao động nhà thì khi diêm dân đầu tƣ vào vốn lƣu động tăng thêm 1% thì năng suất trung bình sẽ tăng thêm 0,184% .

Số ngày công lao động nhà (X3): 3=0,307, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, thì khi số ngày công lao động nhà trên mỗi 1000 m2

đất tăng thêm 1% thì năng suất trung bình sẽ tăng thêm 0,307% .

Vậy: Thông qua mô hình nghiên cứu thì có thể thấy đƣợc rằng trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hƣởng lớn đến năng suất muối của hộ, trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật càng nhiều chính vì vậy làm tăng năng suất muối sản xuất ra, ngoài ra có sự khác biệt rõ rệt về năng suất giữa hộ chuyên và hộ kiêm, năng suất trung bình của hộ chỉ chuyên sản xuất muối làm nguồn thu nhập của gia đình cao hơn so với hộ kiêm là hộ mà ngoài sản xuất muối thì còn kết hợp với các hoạt động sản xuất khác để nâng cao thu nhập, kết quả này cho thấy dúng với thực tế khảo sát do hộ chuyên tập trung nguồn lực lao động và vốn vào hoạt động sản xuất muối nhiều hơn các hộ kiêm nên làm cho năng suất muối cao hơn, hơn thế để nâng cao năng suất ngoài các yếu khác chƣa đƣợc đƣa vào mô hình thì diêm dân cần chú ý phát triển các nhân tố có ảnh hƣởng tích cực đến năng suất của hoạt động sản xuất muối nhƣ chú trọng đầu tƣ vào vốn

lƣu động tức chú trọng đầu tƣ vào các khoảng chi phí nhƣ nguyên, vật liệu, chi phí lao động thuê mƣớn và các khoản chi phí khác giúp quá trình sản xuất đƣợc lƣu thông, tăng số ngày công lao động nhà phục vụ cho sản xuất, có nghĩa là nông hộ nên thƣờng xuyên thăm ruộng muối để theo dõi đƣợc tình hình nƣớc trong ruộng muối, tình hình thời tiết, tăng cƣờng cải thiện chất lƣợng đồng muối nhằm làm tăng năng suất muối.

4.6 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CỦA DIÊM DÂN TRÀ VINH

Lợi nhuận là chỉ số thể hiện hiệu quả tài chính của hộ sản xuất muối, nên đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận trên 1000m2 đất của diêm hộ, nhằm phát huy những yếu tố có tác động tích cực và khắc phục những yếu tố có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của diêm dân. Do một số giới hạn nên phƣơng trình hồi quy chỉ phân tích các yếu tố có thể coi là nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của hộ sản xuất muối nhƣ sau: trình độ, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, vốn cố định, vốn lƣu động, dự trữ, số ngày công lao động nhà trên 1000m2, vốn cố định trên 1000m2, vốn lƣu động trên 1000 m2, tỷ trọng vốn tự có trên tổng vốn.

Bảng 4.27: Diễn giải các biến trong mô hình

Biến độc lập X Diễn giải

Trình độ (X1) Biến giả: Nhận giá trị 0 nếu hộ là mù chữ, 1 trình độ tiểu học, 2 là trình độ THCS, 3 là trình độ THPT

Tính chất hộ X2) Biến giả: Nhận giá trị 1 nếu là hộ chuyên, giá trị 0 nếu là hộ kiêm

Dự trữ (X3)

Biến giả: Nhận giá trị 0 nếu hộ bán liền sau khi thu hoạch, giá trị 1 nếu hộ giữ lại một thời gian khi giá cao mới bán.

Số năm kinh nghiệm (X4)

Số năm kinh nghiệm của chủ hộ (Năm)

Diện tích (X5) Diện tích sản xuất muối của hộ sản xuất (1000m2) Số ngày công lao

động nhà/công (X6)

Số ngày công của lao động nhà tham gia sản xuất muối tính trên 1000m2

Vốn cố định (X7)

Nguyên giá của máy móc, thiết bị sản xuất mà hộ sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất (1000 đồng/1000m2)

Vốn lƣu động (X8)

Vốn dùng để mua nguyên vật liệu, chi phí nhiên liệu, chi phí lao động thuê và các chi phí hỗ trợ khác trong quá

trình sản xuất (1000 đồng/1000m2) Tỷ trọng vốn tự

có (X9)

Phần trăm vốn tự có trên tổng vốn (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

Ta có phƣơng trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận của hộ sản xuất muối và các biến độc lập nhƣ sau:

Y= β0+ β1 X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7+ β8X8+ β9X9

Từ số liệu thu thập đƣợc từ 70 hộ sản xuất muối tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh kết quả chạy hàm hồi quy trong chƣơng trình SPSS, thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.28: Hệ số ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình hồi quy

Biến độc lập Hệ số β Mức ý nghĩa (Sig.) VIF Hệ số chặn -8541,203*** 0,000 - Trình độ (X1) 704,339** 0,044 1,219 Tính chất hộ (X2) 1188,887** 0,041 1.308 Dự trữ (X3) 2095,319*** 0,001 1.335

Số năm kinh nghiệm (X4) 3,356ns 0,880 1.207

Diện tích (X5) 193,748** 0,007 1.241

Số ngày công lao động nhà/công (X6) 21,752* 0,077 1.327

Vốn cố định/công (X7) 0,572** 0,036 1.784 Vốn lƣu động/công (X8) 0,140ns 0,758 1.465 Tỷ trọng vốn tự có (X9) 7,709 0,376 1.289 R square 0,568 Adjusted R square 0,504 F 8,778 Sig. 0,000 Durbin-Watson 2,032

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

Ghi chú: *, **, ***:ý nghĩa đến 10%,5%,1%; ns : không có ý nghĩa.

Ta có mô hình hồi quy nhƣ sau:

Y= -8541,203*** + 704,339**X1 +1188,887**X2 + 2095,319**X3 +3,356nsX4 + 193,748**X5 + 21,752*X6 + 0,572**X7 + 0,140nsX8 + 7,709nsX9

Hệ số xác định R2 (R square)=0,568 có nghĩa các biến đƣa vào mô hình có thể giải thích đến 56,8% sự biến động của lợi nhuận (Y), còn lại 43,2% sự biến động của lợi nhuận là do sự tác động của các yếu tố khác không đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó giá trị P-value của F rất nhỏ (P-value=0,000) nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là tồn tại mối quan hệ giữa lợi nhuận với một trong các biến độc lập của mô hình: trình độ, tính chất hộ, dự trữ, số năm kinh nghiệm, diện tích, vốn cố định trên 1000m2, vốn lƣu động trên 1000m2, số ngày công lao động nhà trên 1000m2.

Giá trị của các biến trong mô hình đều nhỏ hơn 10 nghĩa là không có hiện tƣợng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình, thông qua kiểm định Durbin-Watson về hiện tƣợng tự tƣơng quan, thu đƣợc kết quả của d=2,032 giá trị này cho thấy rằng mô hình không vi phạm hiện tƣợng tự tƣơng quan. Thực hiện kiểm định tƣơng quan hạng Spearman cho các biến độc lập và trị tuyệt đối của phần dƣ với giả thuyết H0 là không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình dựa vào giá trị Sig. với mức ý nghĩa 5% ta chấp nhận H0 tức mô hình không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình.

Bảng 4.29: Kết quả kiểm định Spearman

Spearman’rho ABS_phandu Trình độ (X1) Sig. 0,198 Tính chất hộ (X2) Sig. 0,103 Dự trữ (X3) Sig. 0,439

Số năm kinh nghiệm (X4)

Sig. 0,667

Diện tích (X5)

Sig. 0,436

Số ngày công lao động nhà/công (X6)

Sig. 0,110 Vốn cố định/công (X7) Sig. 0,065 Vốn lƣu động/công (X8) Sig. 0,132 Tỷ trọng vốn tự có (X9) Sig. 0,206

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế, 2013

Mô hình hồi quy hàm lợi nhuận đƣợc giải thích nhƣ sau:

Kết quả cho thấy có ba biến không ảnh hƣởng đến mô hình là số năm kinh nghiệm (X4), vốn lƣu động/1000m2 (X8), tỷ trọng vốn tự có (X9); với mức ý nghĩa

=1% có một biến có ý nghĩa là dự trữ (X3); với mức ý nghĩa =5% có bốn biến có ý nghĩa thống kê là trình độ học vấn của chủ hộ (X1), tính chất hộ (X2), diện tích (X5), vốn cố định/1000m2 (X7); với mức ý nghĩa =10% có một biến có ý nghĩa là số ngày công lao động nhà/công (X6).

Trình độ học vấn (X1): β1=704,339, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến tính chất hộ, dự trữ, số năm kinh nghiệm, diện tích, số ngày công lao động nhà, vốn cố định, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có, nếu chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2 càng lớn, khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng lên một cấp thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2

tăng thêm 704,339 (1000đ).

Tính chất hộ (X2): β2=1188,887 với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến số trình độ học vấn, dự trữ, số năm kinh nghiệm, diện tích, số ngày công lao động nhà, vốn cố định, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có, với hộ sản xuất là hộ chuyên tức hộ chỉ sản xuất muối là nguồn thu nhập duy nhất của hộ thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2 tăng thêm 1.188,887 (1000đ) so với hộ kiêm tức hộ mà ngoài sản xuất muối ra còn nhiều hoạt động sản xuất khác đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Dự trữ (X3): β3=2095,319 với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến số trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, diện tích, số ngày công lao động nhà, vốn cố định, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có với hộ sản xuất sau khi thu hoạch muối xong không bán ngay mà dự trữ đến một thời gian đợi giá muối lên thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2 sẽ tăng lên 2095,319 (1000đ) so với hộ sản xuất bán liền ngay khi thu hoạch.

Diện tích (X5): β5=193,748, với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến số trình độ học vấn, tính chất hộ, dự trữ, số năm kinh nghiệm, số ngày công lao động nhà, vốn cố định, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có thì cho thấy khi diện tích của diêm hộ tăng thêm 1000m2

(1 công) thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2 sẽ tăng thêm 231,462 (1000đ).

Số ngày công lao động nhà/công (X6): β5=21,752 với mức ý nghĩa =10%, nếu cố định các biến số trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, diện tích, vốn cố định, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có thì khi số ngày công lao động nhà của diêm hộ tăng thêm trung bình 1 ngày thì lợi nhuận trung bình trên 1000m2 sẽ tăng thêm 21,752 (1000đ).

Vốn cố định (X7): β7=0,572 với mức ý nghĩa =5%, nếu cố định các biến số trình độ học vấn, tính chất hộ, số năm kinh nghiệm, diện tích, số ngày công lao động nhà, vốn lƣu động, tỷ trọng vốn tự có thì khi diêm hộ đầu tƣ thêm 1000 đồng trên 1000 m2 vào chi phí máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định thì lợi nhuận trung bình của hộ trên 1000m2

sẽ tăng thêm 0,572 (1000 đồng).

Vậy: qua kết quả phân tích từ khảo sát thực tế 70 hộ sản xuất muối trên địa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ muối của diêm dân tỉnh trà vinh (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)